... hiểu giới nhân vật nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già Nguyễn Bình Phương Phƣơng pháp nghiên cứu Trong trình thực đề tài Thế giới nhân vật tiểu thuyết Những đứa trẻ chết. .. giới nhân vật tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già Nguyễn Bình Phương 16 Chƣơng QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI VÀ CÁC DẠNG THỨC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH... dạng thức nhân vật tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già Nguyễn Bình Phương Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già Nguyễn Bình Phương PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG NHỮNG VẤN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***********
LÊ THỊ HẢI YẾN
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
HÀ NỘI - 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********
LÊ THỊ HẢI YẾN
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
TS Phùng Gia Thế
HÀ NỘI - 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới thầy giáo,
TS Phùng Gia Thế, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cho tôi hoàn
thành khoá luận này
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá luận
Mặc dù đã có những cố gắng tìm tòi nhất định, song chắc chắn trong quá trình hoàn thành luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và tất cả các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả khoá luận
Lê Thị Hải Yến
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
TS Phùng Gia Thế Tôi xin cam đoan rằng:
- Khoá luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi
- Những tư liệu được trích dẫn trong khoá luận là trung thực
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả khoá luận
Lê Thị Hải Yến
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục tiêu, nhiệm vụ của khoá luận 5
4 Giới hạn của đề tài 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của khoá luận 6
7 Cấu trúc của khoá luận 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC 8
1.1 Khái niệm nhân vật văn học 8
1.1.1 Phương diện từ ngữ, thuật ngữ 8
1.1.2 Một số quan niệm trong nghiên cứu phê bình về nhân vật văn học 8
1.2 Chức năng của nhân vật văn học 10
1.3 Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 11
1.3.1 Nhân vật tiểu thuyết 11
1.3.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới 13
CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC DẠNG THỨC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 17 2.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người và sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 17
2.1.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người 17
Trang 62.1.2 Vài nét về sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người
trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 19
2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương 22
2.2.1 Con người bị chi phối bởi tâm linh hoá 22
2.2.2 Con người tha hoá – biến dạng 23
2.3 Các dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương 26
2.3.1 Nhân vật con người tha hoá, con người dục vọng 26
2.3.2 Nhân vật ma quái 28
2.3.3 Nhân vật dị biệt, biến hình, hư ảo 33
2.3.4 Nhân vật đám đông 41
2.3.5 Nhân vật mang tính biểu tượng 43
CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 46
3.1 Ngôn ngữ nhân vật 46
3.2 Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật 49
3.2.1 Sử dụng yếu tố kỳ ảo 49
3.2.2 Tẩy trắng nhân vật 52
3.2.3 Xen cài các yếu tố ý thức, tiềm thức, vô thức 54
THƯ MỤC THAM KHẢO
Trang 71
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Bàn về tiểu thuyết, Milan Kundera, tiểu thuyết gia xuất sắc người
Pháp gốc Tiệp cho rằng: “Tiểu thuyết là một trong những vị trí cuối cùng mà ở
đó con người còn có thể giữ được những mối quan hệ của mình với cuộc sống trong tổng thể” [8; 102] Nhận định này đã nhấn mạnh đến một đặc trưng và cũng là ưu thế của tiểu thuyết so với các thể loại khác, đó là khả năng thể hiện cuộc sống một cách toàn vẹn, sinh động từ nhiều chiều kích thông qua những mối quan hệ đa dạng và phức tạp của con người
Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đã đứng trước nhu cầu “đổi mới tư duy tiểu thuyết” Nhìn từ thi pháp thể loại, tiểu thuyết đương đại Việt Nam đã có những cách tân đáng kể và những thành tựu đáng ghi nhận về đề tài, về cốt truyện, ngôn ngữ Đặc biệt, thế giới nhân vật là một trong những phương tiện biểu hiện rõ nhất những cách tân trong tư duy tiểu thuyết Việt Nam đương đại Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, nhân vật – số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn
1.2 So với các thể loại khác, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn Không những thế, nó “là một thể loại văn chương đang biến chuyển và còn chưa định hình” Việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết là một yêu cầu chủ yếu, luôn có tính thời
sự của văn học Một trong những thành phần quan trọng của tiểu thuyết là nhân vật Trong tiểu thuyết, vấn đề quan trọng phải là vấn đề nhân vật của tiểu thuyết, nhân vật vừa là cơ thể vừa là linh hồn Việc xác định vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết còn là vấn đề tuỳ thuộc vào quan niệm và phong cách sáng tác của mỗi nhà văn, nhưng quan niệm về sự hiện hữu quan trọng của nhân vật trong tiểu thuyết là một điều đã được khẳng định
Trang 82
Trong quan niệm của khoa nghiên cứu văn học, nhân vật là linh hồn, là yếu
tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, ở nhân vật có thể tìm thấy “bộ mặt con người”, hay nói cách khác nhân vật là chiếc cầu nối giữa “cuộc đời thực” với
“cuộc đời có vẻ thực” trong tiểu thuyết Qua thế giới nhân vật, người đọc sẽ tìm thấy những vấn đề nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm, muốn sẻ chia Vì vậy mà thế giới nhân vật trong tiểu thuyết là một vấn đề mà khi nghiên cứu về tiểu thuyết không thể không đề cập tới
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có những cách tân mạnh mẽ về tư duy tiểu thuyết, là một thế giới nghệ thuật cần được nghiên cứu, tìm hiểu Một trong những điểm đáng lưu ý, góp phần “giải mã” tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là thế giới nhân vật Trong quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết, bên cạnh các tác giả như Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Chu Lai, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt
Hà, Võ Thị Hảo, Dương Hướng,… tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã gây ấn tượng trong lòng độc giả bởi lối viết, cách kết cấu và đặc biệt là lối xây dựng nhân vật Vẫn được xây dựng bằng những phương thức chung, nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn có mối liên hệ với cuộc đời, vẫn là hình bóng của con người Những nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có sức lôi cuốn riêng xứng đáng trở thành một đối tượng khảo sát và nghiên cứu Tiếp
cận tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, tác giả khoá luận nhận thấy sự trăn trở và
ý thức cách tân mãnh liệt của nhà văn thể hiện đậm nét trong cách chọn lựa và xây dựng hệ thống nhân vật Nhân vật là tụ điểm phản ánh rõ lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương trên hành trình làm mới thể loại tiểu thuyết và khám phá, tái hiện những “ẩn mật bản ngã” trong chiều sâu tâm hồn con người
Vì những lí do nêu trên, có thể khẳng định: việc nghiên cứu đề tài “Thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương” là
việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực Đó cũng là con đường thuận lợi để tác giả khoá luận có thể tìm ra những nét độc đáo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và đánh giá đúng về những đóng góp của nhà văn vào tiến trình cách tân
Trang 93
tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Mặt khác, những khó khăn và kết quả bước đầu trong quá trình thực hiện đề tài này sẽ là bài học quý báu cho tác giả khoá luận khi tìm hiểu về văn xuôi đương đại nói chung và trong bước đường nghiên cứu khoa học sau này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Nguyễn Bình Phương là một tác giả xuất hiện trên văn đàn chưa lâu Bởi vậy, nguồn tư liệu nghiên cứu về nhà văn này còn ít ỏi Hơn nữa, với tinh thần sáng tác có tính chất “mở” như hiện nay tất yếu sẽ có những ý kiến khen chê khác nhau Trên cơ sở những hiểu biết ban đầu, chúng tôi sẽ cố gắng chọn lọc và tiếp thu những ý kiến được xem là xác đáng, sát hợp với những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
2.2 Những bài viết về Nguyễn Bình Phương và tiểu thuyết Những đứa trẻ
chết già được tìm thấy rải rác trên các tạp chí về văn học, nhiều hơn cả vẫn là
những bài viết trên các website văn học
Tác giả Trương Thị Ngọc Hân, trong bài viết “Một số điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương” đã đề cập đến những điểm độc đáo trong ngòi bút Nguyễn Bình Phương khi sử dụng yếu tố kì ảo để phản ánh hiện thực cũng như tạo dựng nhân vật: “Với Nguyễn Bình Phương, yếu tố kì ảo đã trở thành một công cụ đắc dụng trong việc chuyển tải ý tưởng Và ở tác phẩm của anh thì yếu tố kì ảo mang đậm màu sắc tâm linh… Đó cũng là nền phông cho những nhân vật đầy phức tạp của Nguyễn Bình Phương xuất hiện” [7] Đánh giá của tác giả bài viết sẽ là gợi ý để người nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của yếu tố
kì ảo đối với việc xây dựng các nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phương
Một số bài viết khác đưa ra nhận định chung hoặc tìm hiểu những nét độc đáo ở các phương diện khác nhau (hiện thực, ý thức, vô thức, giấc mơ, tâm linh, bản năng,…) trong từng tiểu thuyết cụ thể của Nguyễn Bình Phương như:
Trang 104
Đoàn Cầm Thi: “Người đàn bà nằm từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương” [24]
Hoàng Nguyên Vũ: “Lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương” [25]
Thuỵ Khê: “Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già” [9]
Đây là nguồn tư liệu tham khảo quý giá để tác giả khoá luận có thêm cơ sở
triển khai các thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết
già của Nguyễn Bình Phương
Gần đây, tác giả Phùng Gia Thế trong các bài viết về văn học đương đại [xem 20, 21, 22, 23] đã có sự quan tâm đáng kể đến tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Đặc biệt, trong các bài “Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” [20] và “Những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” [22], tác giả đã có nhận xét ban đầu
về nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: “Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là một đám đông những con người hao hụt nhân tính, méo
mó, đầy bản năng dục vong, nhiều thói tật, bệnh hoạn Họ miên man trong cõi sống mà không có lấy một điểm tựa Họ không có thủ lĩnh, sống trong sợ hãi, cô đơn và đáng thương”, “ngụp lặn miên man giữa hai bờ ảo thực, vật lộn đau đớn kiếp làm người” [22; 70], “tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương tràn ngập sự ám ảnh khủng hoảng niềm tin, sự đổ vỡ của những trật tự xã hội và gia đình, sự tha hoá, tối tăm của con người, sự đánh mất bản ngã, phương hướng, sự lạc lõng bơ vơ của kiếp người” [22; 35] Ý kiến này đã góp phần định hướng cho tác giả khoá luận trong quá trình phân loại các dạng thức nhân vật chủ yếu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Ngoài ra, tác giả khoá luận còn tham khảo một số bài giới thiệu về nhà văn
Nguyễn Bình Phương cũng như tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già được đăng tải
ở các website như:
Trang 11Qua tìm hiểu các bài viết về Nguyễn Bình Phương, chúng tôi rút ra kết luận:
- Tác giả các bài viết đều đi tới khẳng định nét độc đáo và ý thức cách tân mạnh mẽ trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
- Đây đó rải rác trong các bài viết đã có những nhận xét mang tính gợi mở
về thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương Tuy nhiên chưa có bài viết
nào thực sự đi vào tìm hiểu sâu vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ
chết già của nhà văn này Vì vậy, đề tài mà chúng tôi thực hiện không trùng lặp
với kết quả nghiên cứu của tác giả nào trước đó
Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước cùng với sự đánh giá, kiến giải của riêng mình, tác giả khoá luận sẽ mạnh dạn
triển khai khoá luận với đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa
trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương”
3 Mục tiêu, nhiệm vụ của khoá luận
3.1 Khoá luận hướng tới tìm ra những điểm độc đáo, nổi bật trong cách tiếp cận con người, những dạng thức nhân vật tiêu biểu và những biện pháp nghệ
thuật chủ đạo trong xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già
của Nguyễn Bình Phương, nhằm khẳng định giá trị của tác phẩm, tài năng
Trang 126
của nhà văn
3.2 Nhiệm vụ của khoá luận:
3.2.1 Học tập và nắm vững lí luận về nhân vật văn học nói chung, nhân vật tiểu thuyết nói riêng, chỉ ra những nét nổi bật về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
3.2.2 Chỉ ra được những điểm mới trong việc tiếp cận, cách khai thác
nhân vật, nắm được những dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Những
đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương và phân tích được nét độc đáo cũng
như hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật mà Nguyễn Bình Phương đã sử dụng trong tập truyện này
4 Giới hạn của đề tài
Với đề tài đã chọn, tác giả khoá luận sẽ tiến hành tìm hiểu thế giới nhân vật
và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của
Nguyễn Bình Phương
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương”, tác giả khoá luận đã vận
dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như:
5.1 Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
5.2 Phương pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật
5.3 Phương pháp hệ thống lịch sử - chức năng
5.4 Phương pháp thống kê, so sánh
6 Đóng góp của khoá luận
6.1 Khái quát lý thuyết về nhân vật văn học, nghệ thuật xây dựng nhân vật,
vận dụng để tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của
Trang 137
Nguyễn Bình Phương Nêu ra được những điểm cơ bản về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
6.2 Chỉ ra và phân tích những khía cạnh trong việc tiếp cận con người, tìm
hiểu những dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già
của Nguyễn Bình Phương, phân tích được những yếu tố độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả này Qua đó, góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp quan trọng của Nguyễn Bình Phương vào quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại
7 Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của khoá luận được triển khai thành ba chương sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về nhân vật văn học
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người và các dạng thức nhân vật
trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình
Phương
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ
chết già của Nguyễn Bình Phương
Trang 148
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC
1.1 Khái niệm nhân vật văn học
1.1.1 Phương diện từ ngữ, thuật ngữ
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện rất sớm (tiếng Hy Lạp: persona, tiếng Anh: personage, tiếng Nga: personaj) Hơn 2000 năm trước đây, trong tiếng Hy Lạp
cổ, “persona” vốn mang ý nghĩa “cái mặt nạ” – một dụng cụ biểu diễn của diễn viên Nhưng sau đó nó trở thành thuật ngữ để chỉ nhân vật văn học
Đôi khi, nhân vật văn học còn được người ta gọi bằng các thuật ngữ khác như: “vai” (actor) và “tính cách” (character) Tuy nhiên, các thuật ngữ này lại có nội hàm hẹp hơn so với “nhân vật” (persona)
Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá nhân, thích hợp với loại “nhân vật hành động” Còn thuật ngữ “tính cách” lại thiên về chỉ những nhân vật có tính cách Trong thực tế sáng tác, không phải nhân vật nào cũng hành động, đặc biệt là những nhân vật thiên về “suy tư”, và cũng không phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt Từ đó có thể thấy các thuật ngữ “vai”,
“tính cách” không bao quát được hết những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học
“Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và mọi cấp độ Như vậy, thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất
1.1.2 Một số quan niệm trong nghiên cứu phê bình về nhân vật văn học
Đã có khá nhiều những quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong giới nghiên cứu, phê bình Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số quan niệm về
Trang 159
nhân vật có trong các từ điển và giáo trình lí luận văn học
1.1.2.1 Định nghĩa về nhân vật trong giáo trình Lí luận văn học do tác
giả Phương Lựu chủ biên
Trong cuốn giáo trình này, Phương Lựu đã định nghĩa về nhân vật như sau:
“Nói đến nhân vật văn học là nói đến những con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ trong Truyện Kiều… Đó là những nhân vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩ như con người… Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra” [11; 277-278]
sư Hà Minh Đức chủ biên
Các tác giả của cuốn giáo trình này cho rằng “nhân vật văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ; đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình
về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên được khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người… Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [5; 126]
nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
Trang 1610
Về cơ bản, cách định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học giống với định nghĩa trong cuốn giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên “Nhân vật
văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha…) cũng có thể không
có tên riêng… Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [6; 202]
Có thể thấy, tính đến thời điểm này, nhân vật văn học là một khái niệm có tính ổn định tương đối trong nghiên cứu lí luận văn học Mặc dù trước nay giới nghiên cứu trong nước đã đưa ra những quan niệm cụ thể về nhân vật văn học trên cơ sở tìm hiểu những nét nổi bật về nhân vật, song tựu trung lại, có thể rút ra một cách hiểu phổ biến về vấn đề này như sau:
Nhân vật văn học là một đối tượng được miêu tả một cách tập trung đến mức có sức sống riêng nào đó ở bên trong theo nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó
Như vậy, với cách hiểu này, khái niệm nhân vật không bị bó hẹp trong phạm vi “con người” mà được mở rộng thành đối tượng với những đặc tính hết sức phong phú và đa dạng của nó Ở đây, đối tượng được miêu tả có thể là con người nhưng cũng có thể là đồ vật, loài vật, thiên nhiên, thần thánh hoặc cũng có khi là một hiện tượng nổi bật nào đó trong đời sống… Nhưng tất cả chúng đều được đặt trong mối quan hệ với con người
Những quan niệm về nhân vật văn học như trên là những chỉ dẫn cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật văn học nói chung và nhân vật trong tiểu
thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương nói riêng
1.2 Chức năng của nhân vật văn học
Ngay trong định nghĩa của Từ điển văn học, chúng ta đã nhận thấy một số
nét cơ bản về vai trò của nhân vật văn học Nhân vật không chỉ là “tiêu điểm để bộc lộ chủ đề” mà còn là nơi “tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm”, đóng vai trò tâm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác phẩm
Trang 1711
Xem xét vai trò của nhân vật đối với hình thức tác phẩm, trong cuốn Dẫn
luận nghiên cứu văn học, G.N Pospelov nhấn mạnh:
“Nhân vật là phương tiện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [17]
Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức tác phẩm Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự đánh giá – lí giải, sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu
và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả, chi phối mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm Có thể khái quát một số vai trò cơ bản của nhân vật như sau:
Thứ nhất: miêu tả và khái quát các loại tính cách trong xã hội
Thứ hai: là công cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác
phẩm, là chìa khoá để nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực đời sống vô cùng rộng lớn, đặt ra những vấn đề mới mẻ, sâu sắc
Thứ ba: biểu hiện tư tưởng, quan niệm về con người và cuộc sống
Thứ tư: quyết định hình thức tác phẩm và tạo mối liên kết giữa các yếu tố
thuộc hình thức tác phẩm
Hiểu được vai trò của nhân vật văn học, người viết sẽ có thêm cơ sở lí luận
để nghiên cứu đề tài này
1.3 Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết
Việt Nam thời kì đổi mới
1.3.1 Nhân vật tiểu thuyết
Tiểu thuyết là thể loại có sức bao chứa dung lượng hiện thực rộng lớn, có khả năng phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn từ nhiều chiều kích khác nhau Nhân vật tiểu thuyết, vì thế, cũng được xây dựng theo những cách riêng nhằm
Trang 1812
đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu nhận thức hiện thực theo chiều rộng và chiều sâu của thể loại này
M Bakhtin – tác giả của công trình nghiên cứu nổi tiếng “Lí luận và thi
pháp tiểu thuyết”, đã dành nhiều công sức để tìm hiểu về đặc trưng của tiểu
thuyết trên nhiều bình diện, trong đó có nhân vật Những nhận định của
M.Bakhtin về đặc trưng nhân vật tiểu thuyết rất xác đáng, có giá trị lí luận cao
và còn nguyên tính thời sự Theo nhà nghiên cứu, nhân vật tiểu thuyết cần phải được phân biệt với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại ở những đặc trưng cơ bản sau:
Trước hết, nhân vật tiểu thuyết được thể hiện trong thì hiện tại chưa hoàn thành, trong quá trình biến đổi, trưởng thành và chịu mọi tác động của đời sống
Do đó, nhân vật tiểu thuyết sẽ là những “con người nếm trải”, những “con người
chưa hoàn kết” [4; 290] và phải tự làm ra chính mình bằng hành động của mình
Trong khi đó, nhân vật trong các thể loại kia lại được thể hiện trong thì quá khứ,
là những nhân cách đã được hình thành
Nhân vật tiểu thuyết “không tương hợp với số phận và vị thế của nó”
[4; 80] Bởi trên thực tế, con người không thể hoá thân đến cùng vào cái thân xác lịch sử - xã hội hiện hữu Trong tiểu thuyết, tính thuần toàn của con người biến mất Thay vào đó, xuất hiện sự phân lập giữa con người bên ngoài và con người bên trong Ở nhân vật tiểu thuyết, luôn luôn tồn tại “một con người bên trong con người” Tuy nhiên, sự phân lập đó không làm giảm đi sức sống và tính
chân thực trong hình tượng nhân vật Ngược lại, “sự sống đích thực của các bản
ngã diễn ra dường như ở chính cái điểm con người không trùng hợp với bản thân mình ấy, ở cái điểm con người vượt ra ngoài giới hạn của toàn bộ cái hiện hữu của nó, như một vật thể sinh tồn mà ta có thể rình xem, có thể nhận định, tiên đoán ngoài ý muốn của nó, sau lưng nó” [4; 292]
M Bakhtin còn khẳng định: Nhân vật trong tiểu thuyết chủ yếu được khám phá từ chiều sâu tâm lí Tiểu thuyết truyền thống hay hiện đại đều hướng tới tìm
Trang 1913
tòi và thể hiện thế giới bên trong đầy ảo diệu của con người, cái được gọi là “sự thật ý thức bản thân” [4; 284], hay “ẩn mật bản ngã” Cái được khám phá và thể hiện ở nhân vật không phải là “hiện thực về nó” mà là “cái kết quả cuối cùng của nhân vật về bản thân và về thế giới của mình” [4; 267] Và đó mới là “trọng tâm xây dựng nhân vật” [4; 272]
Gần đây, xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về nhân vật tiểu thuyết như ý kiến của Alain Robbe Grillet, Milan Kundera, Nathalie Sarraute,… Quan niệm
của các nhà văn, nhà nghiên cứu nói trên không đối lập với những gì M.Bakhtin
đã chỉ ra mà là sự tiếp nối những quan niệm của ông Chúng tôi xin trích ra một
ý kiến tiêu biểu củaMilan Kundera Ông cho rằng: “Tiểu thuyết là một sự chiêm
nghiệm về cuộc đời được nhìn thấy thông qua những nhân vật tưởng tượng”
[8; 107] Theo Milan Kundera, nhân vật không phải là sự mô phỏng con người
thật mà hoàn toàn có thể là một con người tưởng tượng, một “cái tôi thử nghiệm” [8; 109] Song điều đó không có nghĩa là nhà văn xa rời thực tế mà vẫn phải bám sát các vấn đề đời sống trong quá trình xây dựng nhân vật Trên cơ sở một “chủ nghĩa hiện thực toàn vẹn”, “chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa cao nhất” [4; 295], nhà văn khám phá và miêu tả toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con người, nhìn thấy chiều sâu ấy ở ngoài mình, ở tâm hồn những người khác qua trải
nghiệm và qua thử nghiệm
Những đặc trưng trên đây của nhân vật tiểu thuyết được đúc kết từ thực tiễn sáng tác tiểu thuyết từ trước đến nay và sẽ quay lại để soi sáng, làm cho chúng ta hiểu sâu hơn về những sáng tác tiểu thuyết đương đại
1.3.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới
Văn học Việt Nam đang bước vào thời kỳ đổi mới Tiểu thuyết đương đại
bị chi phối mạnh mẽ bởi một kiểu cảm quan riêng Về cơ bản, có thể xem đây là một kiểu cảm nhận thế giới đặc biệt mang đậm dấu ấn của cơn khủng hoảng niềm tin vào tất cả những giá trị đã từng tồn tại trước đó Cùng với sự biến mất
Trang 2014
niềm tin vào chân lí tuyệt đích, người ta nói về sự biến mất của nhân vật trong
văn học: “Nhân vật đã bị phế bỏ mà không được thay thế… Trong cuộc viễn du
sang đầu mút của đêm khuya, nhân vật đã thải bỏ dần dần tất cả những gì khiến
nó nên người, để trở thành những bóng ma vô danh mà người ta chỉ nghe được giọng nói” [1; 75] Những nhân vật trong “tiểu thuyết siêu mới” đã không còn là
nhân vật theo đúng nghĩa của nó Nó chỉ là những mảnh vỡ manh mún, hay chỉ
là một suy nghĩ thoáng qua, một dòng ý thức, một sự ám ảnh… Các nhà văn thời
kỳ đổi mới không quan tâm đến cái gọi là nhân vật điển hình, tính cách điển hình Trung tâm hứng thú của họ là vạch ra và tái hiện một cách sinh động những chất liệu tâm lí mới mẻ, là khám phá những gì đang diễn ra trong miền nội tâm khuất tối, những bí mật sâu thẳm nhất của con người Nhân vật tiểu thuyết mới chỉ còn lại trong “cái tôi” Nó ám ảnh độc giả về “những ảo tưởng, mộng mơ, những ác mộng của chính tôi” [1; 76] Việc hướng tới khai thác đời sống ở khía cạnh hiện thực tâm lí đã khiến cho những cách thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết trước đây không còn phù hợp Các nhà văn đương đại đã bứt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống để đi tìm những yếu tố, chất liệu mới mẻ tiềm tàng khả năng trong
việc phản ánh đời sống ở bề sâu bí ẩn: “kết hợp trong tác phẩm những yếu tố
thực với những yếu tố bịa, ảo,… bóc trần tính ước lệ của văn học trong quá trình
sử dụng chúng” [1; 27], “ngôn từ như đang trong trạng thái sôi trào dưới sự chuẩn xác của các nỗi đam mê huyền ảo” [1; 406]
Trong thời đại công nghệ thông tin, mở cửa đón nhận những hiện đại và luồng văn hoá khác nhau trên thế giới, văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết Việt Nam trong thời kỳ đổi mới nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học đổi mới trên thế giới, đặc biệt là cảm quan về đời sống và các vấn đề kĩ thuật Tuy nhiên, sự cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay chưa đạt đến mức độ triệt để như tiểu thuyết đương đại thế giới Nhân vật vẫn tồn tại tính cách Các nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới thân phận
Trang 2115
của con người, quan tâm đến con người trong tính nhân loại phổ biến
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì sau 1975 kết đọng ở những thành tựu nổi bật của những tác giả đi tiên phong trong công cuộc cách tân thể loại như: Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Hảo, Thuận,… Chúng ta có thể nhận thấy những đổi mới cơ bản của các cây bút này trên nhiều lĩnh vực, song tập trung nhất vẫn là cách thức tiếp cận và xây dựng thế giới nhân vật để phản ánh đời sống
Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, về cơ bản có những điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, nếu như nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 (đặc
biệt là trong giai đoạn 1945 – 1975) được khai thác trong tư cách công dân đơn phiến, được nhìn nhận đánh giá theo quan điểm chính trị thì nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại được khai thác toàn diện, là con người đa trị, lưỡng cực với các mối quan hệ vô cùng phức tạp Nhà văn nhận diện con người đích thực trong nhu cầu tự ý thức, với nhiều biểu hiện phong phú, đa dạng, có sự hoà hợp giữa con người xã hội – con người tự nhiên - con người tâm linh, con người với sự thống nhất giữa ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp hèn, ý thức và vô thức, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát… Đặc biệt, các nhà văn chú trọng thể hiện con người trong đời sống bản năng tự nhiên và đời sống tâm linh bí ẩn, kỳ diệu, đầy ám ảnh
Thứ hai, nhân vật không có số phận tròn trịa như trong tiểu thuyết truyền
thống mà bị phân mảnh, đôi khi bị phá vỡ, chỉ còn là những mảnh nhỏ của tâm trạng, những khoảnh khắc cuộc đời ngắn ngủi, những dòng ý thức – tiềm thức –
vô thức kéo dài miên man không có điểm dừng
Thứ ba, nhân vật không có tính cách hay số phận điển hình mà chỉ là
những con người bình thường, vô danh trong cuộc sống Nhân vật là đủ mọi thứ
Trang 2216
hạng trong xã hội
Thứ tư, nhân vật là những cá thể đời thường, những con người đang trong
quá trình hình thành về nhân cách, được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ xã
hội, quan hệ ứng xử, thân phận, đời sống riêng của nó, với “đầy những vết dập
xoá trên thân thể và trong tâm hồn” [ 10; 231]
Thứ năm, nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết có nhiều cách tân
với những thử nghiệm táo bạo, thậm chí mạo hiểm, bởi nhà văn nhận thấy các thủ pháp truyền thống đã không còn đủ khả năng biểu hiện cái đa dạng, phức tạp của con người trong đời sống hiện đại Trong đó phải kể đến sự hồi sinh của thủ pháp huyền ảo, một thủ pháp quen thuộc của văn học dân gian giờ đây lại được khai thác ở những chiều sâu mới và phát huy tác dụng tối
đa ở tiểu thuyết đương đại
Đổi mới trong tiếp cận và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây là nhu cầu tất yếu Nó xuất phát từ ba nguyên nhân
Tìm hiểu những biểu hiện mới của nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay, tác giả khoá luận sẽ có thêm cơ sở lí luận và thực tiễn để nghiên cứu thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương
Trang 2317
Chương 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC DẠNG
THỨC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ
CHẾT GIÀ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
2.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người và sự vận động
của quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986
2.1.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người
Theo Từ điển Tiếng Việt, “quan niệm” là cách nhận thức, đánh giá về một
vấn đề, một sự kiện nào đó Như vậy, “quan niệm” chính là cách nhận thức, lí giải, đánh giá về một vấn đề chứ không phải là khái niệm về vấn đề đó Nó là tầm hiểu biết, tầm trí tuệ, tầm đánh giá, tầm nhìn, tầm cảm của chủ thể nhận thức
Về thuật ngữ “quan niệm nghệ thuật”, Từ điển thuật ngữ văn học định
nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn
có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó […] Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách biểu hiện thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” [6; 273]
Trong cuốn Lí luận và phê bình văn học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử
đưa ra cách hiểu: “Quan niệm nghệ thuật là giới hạn thực tế của tư duy nghệ thuật, nó là thể thống nhất giữa hiện thực được phản ánh và năng lực cắt nghĩa, lí giải của con người […] Trong nghệ thuật, thế giới được “quan niệm hoá” trên cơ
sở thụ cảm cá nhân về một thế giới, ứng với một quan niệm nghệ thuật là một thế giới nghệ thuật” [18; 99-100]
Tóm lại, quan niệm nghệ thuật là hệ thống quan điểm chỉ đạo hoạt động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Nó cung cấp một mặt bằng để trên đó
Trang 2418
diễn ra sự lựa chọn, nhào nặn của người nghệ sĩ; từ đó có thể sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật Vì vậy, để thấy được quan niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ đòi hỏi phải khám phá và nhìn sâu vào thực chất sáng tác tiểu thuyết của người nghệ sĩ đó
M Gorky từng nói, “Văn học là nhân học”, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện của con người Con người là đối tượng chủ yếu của văn học Do vậy, tất cả những gì liên quan đến con người, thuộc về con người đều nằm trong phạm vi biểu hiện của văn học Đó là cơ sở cho quan niệm đa dạng về con người trong văn học Từ việc xác định con người là đối tượng trung tâm của sự phản ánh và nghiền ngẫm, khái niệm “quan niệm nghệ thuật về con người” đã trở thành một tiêu điểm của nghiên cứu lí luận văn học Xô -Viết từ những năm 70 trở đi
Trong Giáo trình Dẫn luận Thi pháp học, GS Trần Đình Sử định nghĩa
“Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mĩ và nghệ thuật cho các hình tượng nhân vật trong đó” [19; 55]
Nói cách khác, quan niệm nghệ thuật về con người chính là sự tổng hợp những phát hiện, triết lí, tư tưởng riêng của nhà văn về cuộc sống và con người với khả năng và trình độ nắm bắt sáng tác, sử dụng các phương thức, phương tiện, chất liệu nghệ thuật của người nghệ sĩ để thể hiện đời sống ở một chiều sâu nào đó
Từ những định nghĩa trên có thể thấy, quan niệm nghệ thuật về con người
là khả năng gắn bó chặt chẽ, mật thiết với chủ thể sáng tác Trên cơ sở tiếp thu các yếu tố thế giới quan nhất định của thời đại, trong tiểu thuyết của người nghệ
sĩ đã hình thành nên quan niệm của riêng mình về thế giới và con người Bởi mỗi nhà văn là một cá tính sáng tạo riêng không trộn lẫn Vì vậy, quan niệm nghệ thuật về con người của họ cũng hết sức phong phú và đa dạng, muôn màu, muôn
vẻ, nhiều chiều kích như bản thân cuộc sống
Trang 2519
Trong một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng làm sản sinh ra những con người mới, dẫn đến sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của các
nhà văn Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khẳng định: “Chừng nào chưa có sự đổi
mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng khác nhau trong đời sống chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu”
[1; 118] Do đó, quan niệm nghệ thuật về con người chính là chiều sâu nhân bản của một tác phẩm nghệ thuật, là thước đo trình độ chiếm lĩnh đời sống của người nghệ sĩ
Văn học nghiên cứu và thể hiện con người một cách đặc thù Văn học không ngừng chiếm lĩnh những biểu hiện nhiều mặt của đời sống, tính cách, cảm xúc, số phận con người Con người trong văn học được thể hiện thông qua sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, kết tinh ở hình tượng nghệ thuật Và khi sáng tạo ra nhân vật, bao giờ nhà văn cũng miêu tả theo cách cảm nhận của mình Nhà văn quan niệm về con người như thế nào thì sẽ thể hiện hình tượng nhân vật như thế đó Chính việc lý giải của nhà văn về số phận con người sẽ phản ánh trình độ
tư duy nghệ thuật và có cơ sở vững chắc hơn trong việc đánh giá những đóng góp và thành tựu của họ trong dòng chảy của văn học dân tộc
Như vậy, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người khi nghiên cứu các hiện tượng văn học không chỉ giúp chúng ta nhận thức được những dấu ấn độc đáo của chủ thể sáng tạo được thể hiện trong hình tượng nghệ thuật của tác phẩm
mà còn cung cấp cho chúng ta một góc nhìn có thể lí giải một cách tương đối đúng đắn, toàn diện về các giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm
2.1.2 Vài nét về sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người
trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986
Văn học Việt Nam từ sau 1986 đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ Văn học nhìn nhận, phản ánh con người biện chứng hơn, tiếp cận con người ở “bề sau, bề sâu, bề xa” chứ không phải là những biểu hiện, hành động bề ngoài Biết bao
Trang 2620
những khuất lấp của cuộc sống, những ẩn ức trong tâm hồn người, những trăn trở, suy tư, dằn vặt của con người về khát vọng sống, khát vọng tình yêu, hạnh phúc,… đã được phản ánh, khám phá, nghiền ngẫm một cách kỹ lưỡng Thay vì khám phá con người trong mối quan hệ với cộng đồng, tập thể như trước đây, văn học đã đặt con người vào các mối quan hệ “bên trong”, khám phá con người một cách toàn vẹn từ nhiều chiều kích khác nhau Con người vì thế hiện lên một cách chân thực và sống động
Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người còn được thể hiện: Sau năm 1986 con người cá nhân đã trở thành đối tượng trung tâm của văn học Văn học từ đấu tranh cho quyền sống của dân tộc chuyển sang đấu tranh cho
quyền sống của cá nhân Điều này đã làm hiện lên con người với “cuộc đời đa
sự, con người đa đoan”; giúp cho nhà văn phát hiện ra những vênh lệch, phần
dư hoặc thiếu hụt của con người cá nhân – con người xã hội, con người bên trong – con người bên ngoài với những tính cách và số phận khác nhau như
những mảnh ghép tạo nên một khối đời Bởi “con người không bao giờ trùng
khít với chính nó” (Bakhtin)
Con người trong văn học Việt Nam sau đổi mới được nhìn nhận ở góc độ đời
tư Nguyễn Minh Châu từng nói: đã đến lúc “con người trèo lên trên sự kiện để đòi
quyền sống” Có thể nói, những biến cố lịch sử, những sự kiện quan trọng của cộng
đồng dường như đã nằm ngoài tầm phản ánh của văn học, thay vào đó là những nghịch lí của đời sống, những may rủi ngẫu nhiên, bi kịch số phận giữa dòng chảy
vô thường của cuộc sống Số phận con người như những mảnh vỡ của cuộc đời Nếu như trong văn học giai đoạn trước, con người luôn hiện lên đầy tự tin kiêu hãnh với tư thế làm chủ do được thời đại nâng đỡ thì giai đoạn này con người lại cảm nhận sâu sắc cái nhỏ bé, hữu hạn đôi khi là bất lực của mình trước cuộc đời Trước đây, con người tự định ra các hệ giá trị và tin tưởng ở chúng thì giai đoạn này con người lại cảm thấy hoang mang, khủng hoảng bởi sự đảo lộn đến chóng mặt của các thang bằng giá trị
Trang 2721
Bên cạnh đó, các nhà văn quan tâm nhiều hơn đến vấn đề về bản thể, coi trọng phẩm tính tự nhiên của con người, những chiều sâu bí ẩn của tâm linh, tiềm thức, vô thức,… Và nó đã trở thành “miền đất hứa” cho các nhà văn sáng tác như:
Phạm Thị Hoài (Thiên sứ), Nguyễn Bình Phương (Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi, Người đi
vắng, Những đứa trẻ chết già), Hồ Anh Thái (Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm), Nguyễn Việt Hà (Cơ hộ của chúa), Tạ Duy Anh (Thiên thần sám hối),… Sự hội tụ của các cây bút với những tác phẩm độc đáo đã góp phần
làm nên diện mạo tiểu thuyết phong phú và đa dạng hơn Đồng thời, tiếng nói về cuộc đời và con người trong tiểu thuyết cũng giàu sắc điệu và đa nghĩa hơn
Có thể nhận thấy một trong những khuynh hướng nổi bật của văn xuôi Việt Nam sau 1975 (nhất là sau năm 1986) là khuynh hướng nhận thức lại lịch sử Quá khứ lịch sử trở thành đối tượng trung tâm để nghệ sĩ suy ngẫm và đưa ra những kiến giải mới về đời sống và con người Không khí cởi mở thời đổi mới
đã giải phóng nhà văn khỏi những quy ước chật hẹp, sáo mòn trước đây về nhiệm vụ phản ánh hiện thực của văn nghệ Các nhà văn không nhìn lịch sử bằng cảm hứng ngợi ca, sùng kính một chiều nữa mà thay vào đó là thái độ khách quan và cả sự “phán xét” công bằng đối với nó
Cùng với xu hướng trên, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã cho thấy cái nhìn mới về lịch sử không hề giản đơn mà là một lịch sử đầy những thăng trầm và biến động Một hiện thực trong đó con người chạy đua với quyền lợi danh vọng và có cả những khát khao rất đời thường, khát khao tình yêu, hạnh phúc, sự vật lộn đấu tranh với bao đau khổ trầm luân của kiếp người,…Như
vậy, qua các tiểu thuyết của mình, đặc biệt là tiểu thuyết Những đứa trẻ chết
già, Nguyễn Bình Phương đã cơ bản thể hiện được quan niệm trong việc khám
phá, tái hiện con người Đến với tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, bạn đọc nhận thấy có những đổi mới nhất định về phương diện nội dung, đặc biệt là về
nhân vật Nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già phong phú, đa
dạng với nhiều kiểu người được nhìn nhận một cách toàn vẹn trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn về hiện thực cuộc sống và con người
Trang 2822
Tóm lại, văn học từ sau 1986 đã có những đổi mới đáng kể trên cả phương diện nội dung và cách tân trong nghệ thuật đã đưa đến sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn Sự vận động, chuyển biến về quan niệm nghệ thuật sẽ đưa đến những cái nhìn mới mẻ và tinh tế Văn học vì thế cũng trở nên đa dạng và phong phú
2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Những
đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương
Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người Văn học thời đổi mới là giai đoạn chuyển từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư Điều này đã chi phối đến sự đổi mới về tư duy của người nghệ sĩ
Qua tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, đặc biệt là ở tiểu thuyết Những đứa
trẻ chết già người đọc có thể sẽ nhận ra quan niệm của nhà văn: “không có sự
sáng tạo, nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình” Nỗi khắc khoải này đã được Nguyễn Bình Phương thể hiện quyết liệt trong tác phẩm Với Nguyễn Bình Phương, cách
tân – đó là một tiêu chuẩn thẩm mỹ Bởi vậy, Những đứa trẻ chết già là một sự
riết ráo kiếm tìm Có thể nói rằng, trong bộn bề tiểu thuyết Việt Nam hôm nay,
đã có một phong cách Nguyễn Bình Phương không thể trộn lẫn Phong cách ấy cách tân trên nhiều phương diện mà trước hết được nhìn nhận từ tư duy, kết cấu ngôn ngữ,…của tiểu thuyết, và đặc biệt hơn cả đó là sự cách tân của thế giới nhân vật của nhà văn
Mỗi nhà văn sẽ có những cách nhìn khác nhau về cuộc đời và con người Đối với Nguyễn Bình Phương, quan niệm nghệ thuật về con người được thể hiện một cách cụ thể trên những khía cạnh sau:
2.2.1 Con người bị chi phối bởi tâm linh hoá
Các tác giả Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Tâm linh là tâm hồn, tinh thần,
là khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [12; 897]
Đời sống tâm linh của con người bao gồm: ý thức, tiềm thức, vô thức, sự thông linh giữa người sống với người chết, linh tính, điềm báo, niềm tin vào sự tồn tại của những thế lực siêu nhiên
Trang 2923
Văn chương hiện đại và hậu hiện đại thế giới, đời sống tâm linh của con người là vấn đề được các nhà văn đặc biệt quan tâm khám phá và tái hiện Đời sống tâm linh là lĩnh vực khiến cho con người có khả năng “vượt ra ngoài giới hạn của toàn bộ cái hiện hữu” Quan niệm về tính phức tạp và bí ẩn của con người đã dẫn dắt nhà văn đi tìm “con người bên trong con người” Với xu hướng
mở rộng biên độ hiện thực và khao khát tìm kiếm, khẩn hoang những vùng đất bí
ẩn trong miền sâu thẳm của con người, tác giả góp phần làm phong phú cấu trúc nhân cách của nhân vật, hình thành một quan niệm nghệ thuật toàn diện về con người
Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, những bí ẩn về ý thức, về trạng
thái vô thức trong điên loạn, về giấc mơ và những ám ảnh của con người được nhà văn tái hiện phong phú với những biểu hiện phức tạp Nguyễn Bình Phương viết nhiều về ma, nhà văn đã mở rộng đến tận độ trí tưởng tượng và sử dụng bút pháp kỳ ảo để sáng tạo nên một thế giới nhân vật ma đầy ám ảnh Trong tiểu thuyết có sự xuất hiện của nhân vật điên hoặc bất thường về cấu trúc tâm lý Đó
là trạng thái cận điên của “Trường hấp”, biệt danh Trường hấp gắn với ông ngay
từ khi còn nhỏ, rồi cả nhân vật Quản hấp Qua đó nhà văn cảm nhận sâu sắc tình trạng bất an, sự hoài nghi và bất lực của con người trước cuộc sống thực tại Không mong muốn đi tìm câu trả lời cho cuộc sống bên trong bí ẩn của con người song Nguyễn Bình Phương đã đem lại cho người đọc “tinh thần hoài nghi
và niềm khao khát đi tìm chân lí, đánh thức trực giác, tâm linh trong chiều sâu khôn cùng của bản thể con người”
2.2.2 Con người tha hoá – biến dạng
Khám phá con người từ thế giới nội tâm, Nguyễn Bình Phương bộc lộ quan niệm con người tha hoá Theo nhà văn, sự tha hoá của con người trước hết từ những tác động của môi trường làm cho con người biến đổi nhưng điều quan trọng là con người không có ý thức về tình trạng tha hoá của mình, nó mặc nhiên
Trang 30Trong Những đứa trẻ chết già, mặt trái khác của con người được bóc tách,
bị tha hoá biến chất vì vật chất, vì tiền bạc Lòng tham vô hạn của con người đã làm cho họ trở nên độc ác và thủ đoạn Trường hấp giả ngây dại nhằm che mắt thiên hạ, một mình độc chiếm kho báu Ông Trình vì kho báu cũng trở nên bất nhân, bất nghĩa, bỏ vợ con để lao vào kiếm tìm một thứ vô thực Lão Biền trong tác phẩm là một người thợ cắt tóc, lão đã phạm một sai lầm khủng khiếp là ăn cắp tiền của người đã chết, sau đó lão luôn sống trong những giấc mơ bị ám ảnh bởi hình ảnh của người đàn bà về đòi tiền Còn những người đàn bà trong tiểu thuyết lại là những người hủ bại dâm đãng Mụ Quản luôn tìm cách thoả mãn ham muốn Lanh đã có chồng nhưng vẫn lăng nhăng với Hải, còn Loan em gái Hải, là người có trình độ đang học Đại học nhưng không chịu lo học, mọi người trong gia đình luôn nghĩ cô chăm chỉ học hành, bận học không về nhà nhưng đâu ngờ Hải lên tìm thì bắt gặp ngay cảnh tượng cô đã bỏ học, lăng nhăng với Tiến,
cô ta còn không chút ngượng ngùng tuyên bố: “Tự dưng em muốn làm điếm kinh khủng Làm điếm sẽ có tiền mà đỡ vất vả” [13; 75] Loan muốn đi làm điếm mặc dù gia đình không thiếu thốn thứ gì Với cô đó là cách để chống trả đạp phá và thể hiện con người mình, cho nên cô lao vào các cuộc tình một cách điên loạn, coi tình dục là cách cô trốn chạy cuộc sống, khước từ trở về với gia đình và tìm thấy trong đó cách giải thoát cho mình
Mỗi tiểu thuyết lại có những con người tha hoá theo một dạng khác nhau, nhưng có lẽ Nguyễn Bình Phương là nhà văn đã đi xa nhất và thành công nhất, qua những con người ấy nhà văn chỉ ra trong xã hội ẩn chứa vô vàn những cám dỗ dẫn con người đến tội lỗi, đánh mất linh hồn, bản chất người, con người không làm chủ được mình sẽ trượt dốc trở thành sinh vật trước ham muốn bản năng của mình
Trang 3125
Với quan niệm nghệ thuật con người tha hoá, nhân vật tiểu thuyết Những
đứa trẻ chết già bị “quăng” vào một cuộc sống đầy những dục vong, ham hố,
tranh giành của cải, tình yêu Để nhân vật quẫy đạp trong đời sống hiện thực phồn tạp, Nguyễn Bình Phương cảm nhận được thấm thía con người là sinh vật nhỏ bé, yếu đuối dễ sa ngã vào những cám dỗ để rồi tha hoá, biến chất đánh mất mình và dễ dàng gây nên tội ác Bênh cạnh đó, nhà văn đặt ra một cách nhức nhối vấn đề thân phận con người, thể hiện sự lo lắng trước tình trạng sụt giảm nhân tính, nhân tình của con người hôm nay và sư băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống trong đời sống đương đại
Cái mà Nguyễn Bình Phương làm được không chỉ ở chỗ anh cho ra đời các tác phẩm đều đặn, không chỉ ở chỗ anh đã biết cách làm lạ hoá tác phẩm của mình Nguyễn Bình Phương đã chọn một cách khác để tiếp cận con người Nhìn con người ở góc độ chân thực nhất, thấy đầy đủ bản năng, vô thức, sự phức tạp của con người và cả sự cô đơn nhỏ bé của con người trước một bối cảnh mới Vì thế không dùng khái niệm tốt và xấu với nhân vật, Nguyễn Bình Phương muốn nhìn con người như chính con người của đời sống thực vậy Với cách nhìn như vậy ta không bắt gặp trong tác phẩm của anh những nhân vật hành động, nhân vật anh hùng mà ở đó chỉ có những con người có thể là thiếu hụt về nhân cách,
có thể là đám đông thiếu học, dốt nát tham lam, có thể là những người điên,… Nhưng hẳn nhiên người đọc sẽ thấy đó chính là một xã hội thu nhỏ, một tiếng nói cảnh báo, một cách nhìn con người nhân văn dưới vẻ bề ngoài tàn nhẫn Khai thác cả đời sống tâm lý – tâm linh con người Nguyễn Bình Phương muốn đưa đến với bạn đọc hình ảnh của chính chúng ta trọn vẹn nhất, chân thực nhất
Với niềm đam mê sáng tạo, Nguyễn Bình Phương không chọn cho mình lối
đi bằng phẳng, đơn giản một chiều mà thử thách ngòi bút của mình bằng con đường đầy chông gai, thử thách, nhà văn tiếp cận con người ở nhiều chiều kích khác nhau Trên con đường giải mã thế giới nhân vật, nhà văn đã thể hiện được bản lĩnh của một cây bút trẻ đầy tài năng qua những quan niệm sâu sắc, mới mẻ
Trang 3226
về con người.Và chính những quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người của Nguyễn Bình Phương đã chi phối đến cách xây dựng những hình tượng nhân vật cơ bản
2.3 Các dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Những đứa trẻ
chết già của Nguyễn Bình Phương
2.3.1 Nhân vật con người tha hoá, con người dục vọng
“Tha hoá” là một khái niệm triết học nói về sự “đánh mất mình” do nhiều nguyên nhân xã hội – kinh tế - văn hoá Sự tha hoá bản chất con người được nhiều nhà triết học, văn hoá đề cập tới C.Mác đã từng phân tích sâu sắc: sự tha hoá bản chất con người thể hiện ở tình trạng xa lạ, thù địch của con người với chính con người Và cuối cùng là con người trở nên xa lạ với chính thế giới mà con người đang sống
Vấn đề tha hoá của con người là một chủ đề được văn học quan tâm Không
ít tác phẩm văn học đương đại đã phản ánh sự huỷ hoại của môi trường tự nhiên
và xã hội đối với nhân cách, lối sống của con người Điều này càng rõ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Có thể nói kiểu nhân vật tha hoá có mặt hầu hết trong các tác phẩm của nhà văn với những cấp độ và biểu hiện muôn vẻ
Con người tha hoá trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là những con người vô
vọng và nổi bật là những con người đầy dục vọng Đó là những con người sống với những
ham muốn tầm thường: họ tham lam, giành giật, giẫm đạp lên nhau vì lợi ích của riêng mình Đây là loại nhân vật “cổ điển”, “truyền thống” của văn học, nhưng cái mới của Nguyễn Bình Phương là nhà văn đã thể hiện loại nhân vật này với những dục vọng của con người đương đại Qua những ham muốn, dục vọng tầm thường của mỗi nhân vật ấy là một cái nhìn đầy cảnh báo, cảnh tỉnh của nhà văn đối với xã hội về sự xuống cấp nhân cách và những giá trị nhân văn
Những đứa trẻ chết già mang hình thức của một tiểu thuyết với mạch
truyện về cõi âm (câu chuyện về những hồn ma trên chuyến xe trâu trở về làng
Trang 3327
trong phần Vô thanh) và cõi trần (câu chuyện về hai gia đình ông Trường hấp và ông Trình gắn với bí mật về một kho báu mà cả hai phía đều toan tính phải giành lấy được trong phần chương) Một chuyện là chất chồng của những sự kiện và căng thẳng kịch tính trong khi chuyện kia lại chỉ là một hoàn cảnh câm lặng; một chuyện là biết bao hồ nghi, dò đoán, thám thính, rình rập lẫn nhau trong khi chuyện kia lại là sự buông thả đến tuyệt đối; một chuyện là dày đặc của các phong cách ngôn ngữ đời sống trong khi chuyện kia lại chỉ là những lời thoại một giọng đều đều hay đứt quãng;… Hai mạch truyện soi chiếu, đối lập nhau mà cũng gắn với nhau một cách nhuần nhuyễn nhờ có chung một dục vọng: đó là hành trình dài dặc đi tìm kho báu theo suốt đời này kiếp khác Nó gợi liên tưởng rằng câu chuyện ở cõi trần của ngày hôm nay cũng sẽ là câu chuyện ở cõi âm, và
sự xô bồ của biết bao dục vọng, tị hiềm, tranh chấp cũng chỉ là cái bề ngoài của một triết lý giản dị: những dục vọng và tranh đoạt sẽ vĩnh viễn bị trút lại khi con người ta bước về cõi chết
Những dục vọng của các nhân vật trong tác phẩm được soi chiếu rõ qua những cuộc hôn nhân được sắp đặt Ba thế hệ nhà cụ Trường, lão Liêm và Hải,
dù thành hay chưa thì cả ba đều đã từng được sắp đặt cho một cuộc hôn nhân theo ý cha mẹ Cụ Trường được bác căn dặn, sắp xếp: “Bây giờ ta quyết định giao cho cháu một việc Đây là nhiệm vụ thiêng liêng của dòng họ Dòng họ nhà
ta có giàu lên hay lụi bại đi là nhờ cháu… Cháu phải làm người hấp đi để che mắt thiên hạ… vào Trại Cau, tìm đứa con gái ấy… nó là em họ cháu… Không, đừng cắt lời bác… Lấy nó đi… Đó là định mệnh” [13; 113] Và rồi sự sắp đặt để đạt được dục vọng ấy lại đưa đến những kết cục bi thảm hơn nữa: loạn luân Cuộc loạn luân lần thứ nhất của cụ Trường với người em họ, người đàn bà ở Trại Cau đã vô tình đưa đến cuộc loạn luân lần thứ hai Sau này, họ đâu có biết đến đời cháu họ, Loan – Phán, hai anh em họ lại tiếp tục yêu nhau mà không biết là hai anh em chung một ông nội Cuộc loạn luân này tuy không để lại ám ảnh, day dứt cho Phán – Loan nhưng nó lại là nỗi đau thường trực trong lòng những người
Trang 3428
thế hệ trước, để thành ma, cụ Chẩn và người đàn bà Trại Cau lại tiếp tục mối tình, tiếp tục đòi con Cuộc loạn luân tiếp theo đau đớn cho cả người trong cuộc, lẫn người làm cha, làm mẹ Ông Trình phải chứng kiến một đằng là em trai, một đằng là con gái, hai chú cháu ruột mà không biết, mà yêu nhau, cưới nhau:
“Người chịu nhiều cay đắng nhất là bố con ông Trình Hôm đưa ma Tiến quắt Hương gần như hoá điên, mắt vằn đỏ, quần áo xộc xệch, tướp táp Mặc cảm về
sự loạn luân còn lớn hơn nỗi đau mất người yêu [13; 286]
Tuyến truyện cơ bản diễn ra quanh những con người trong hai gia đình: gia đình lão Trường hấp và gia đình ông Trình Thế giới nhân vật trong tác phẩm cũng vì thế mà thực ảo lẫn lộn, có mạch được khu biệt bởi các chương của thực tại là câu chuyện về làng Phan với những cuộc đời, tính cách méo mó, đầy dục vọng như: Trường hấp, Cung rỗ, Sinh lùn, Bính chột, Bồi còng, Nguyệt goá, Bào mù Tác giả không dành nhiều thời gian để miêu tả từng nhân vật mà cho người đọc nhận ra mỗi nhân vật khi tất cả bọn họ hướng tới một kho báu, ở đó tự họ thể hiện rõ bản chất của mình Chính dục vọng hướng đến kho báu đó khiến cho con người quay cuồng trong những cuộc tìm kiếm, những âm mưu tranh đoạt, hãm hại, thôn tính lẫn nhau Họ sẵn sàng giết hại nhau vì nhiều lý do: vì tình, vì tiền,
vì thù hận…Trong cuộc hành trình muôn thuở ấy, con người vì mải kiếm tìm, mưu cầu, ham hố mà vô tình đã dẫm đạp lên tất cả, huỷ hoại tất cả, huỷ hoại chính bản thân mình và ngay cả những gì mình đang tìm kiếm Hơn nữa, vọng lại từ cõi chết, người ta sẽ thấy được tất cả hiện trạng lố bịch và giả trá trong tham vọng của con người Cái bả vinh hoa phú quý cuối cùng là một thứ phù phiếm, nó không có thật; nó chỉ là một bãi phân trong cảnh cuối cùng mà những con người hầm hè tranh cướp đến đổ máu tìm thấy như một kết cục bi hài nhưng
sẽ là cái gốc rễ của mọi khổ đau nếu người ta cố tình tìm mọi cách để giành giật lấy nó
2.3.2 Nhân vật ma quái
Trong văn học trung đại, nhân vật kỳ ảo thường tồn tại dưới hình thức bóng