1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương

56 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 602,39 KB

Nội dung

... gian nghệ thuật Thoạt kỳ thủy 36 Chƣơng NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG 39 3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết 39 3.2 Ngôn ngữ tiểu thuyết. .. Nguyễn Bình Phƣơng Chƣơng 2: Thời gian không gian nghệ thuật tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy Nguyễn Bình Phƣơng Chƣơng 3: Ngôn ngữ nghệ thuật Thoạt kỳ thủy Nguyễn Bình Phƣơng NỘI DUNG Chƣơng THẾ GIỚI... NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG 3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Văn chƣơng nghệ thuật ngôn từ Có lẽ mà ngôn ngữ có vai trò quan trọng văn học nói chung tiểu

Trang 1

TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY

CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY

CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học

TS Phùng Gia Thế

HÀ NỘI – 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của tôi tới thầy giáo, TS Phùng Gia Thế - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học và các bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận

Mặc dù đã cố nhiều cố gắng tìm tòi nhất định, song chắc chắn khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015

Người thực hiện

Đỗ Thị Ngọc Linh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Phùng Gia Thế Tôi xin cam đoan rằng:

- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi

- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực

- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015

Người thực hiện

Đỗ Thị Ngọc Linh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Khái quát về thế giới nghệ thuật 3

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Đóng góp của khóa luận 5

8 Bố cục của khóa luận 5

NỘI DUNG 7

Chương 1 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 7

1.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học 7

1.1.1 Khái niệm nhân vật 7

1.1.2 Khái niệm thế giới nhân vật 10

1.2 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương 11

1.2.1 Nhân vật người điên 11

1.2.2 Nhân vật đám đông 20

1.2.3 Nhân vật mờ ảo 26

1.2.4 Nhân vật mang vết tích nguyên thủy 27

Chương 2 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 31

2.1 Không gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy 31

2.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 31

2.1.2 Cấu trúc không gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy 33

Trang 6

2.2 Thời gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy 35

2.2.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật 35

2.2.2 Cấu trúc thời gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy 36

Chương 3 NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 39

3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết 39

3.2 Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương 40 3.2.1 Ngôn ngữ gián đoạn, đứt nối 40

3.2.2 Ngôn ngữ điện ảnh 43

3.2.3 Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại 43

KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nguyễn Bình Phương là cây bút văn xuôi nổi tiếng trong văn học Việt Nam đương đại, xuất hiện trên văn đàn với tư cách một nhà thơ, một nhà văn, một tác giả tiểu luận, truyện ngắn và đặc biệt chú ý ở lĩnh vực tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương xuất hiện và bắt đầu gây được ấn tượng, sự chú ý

với các tác phẩm: Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Trí nhớ suy

tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2005), Người đi vắng (2006), Ngồi (2006) Ông là

một nhà văn Việt Nam hiện đại luôn nỗ lực, cố gắng tìm tòi những đổi mới

để hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam Chính vì thế, Nguyễn Bình Phương được xem như một hiện tượng “lạ” trên văn giới

Thoạt kỳ thuỷ là một tiểu thuyết với dung lượng ngắn nhưng đằng sau số

lượng từ chữ “ít ỏi”, “khiêm tốn” ấy chất chứa bao bí ẩn, huyền bí hoặc thậm

chí ma quái khó hiểu đối với người đọc Thoạt kỳ thuỷ dẫn dắt người đọc vào

một thế giới mông lung, mờ ảo, khó đoán định Đó là thế giới của vô thức, bản năng trong mỗi con người, là thế giới hoang vu, nguyên thuỷ, sơ khai Đó

là thế giới mà thời gian chông chênh, chấp chới Đó là thế giới mà ngôn ngữ đối thoại giữa con người với con người rời rạc khó hiểu, không ăn khớp với nhau, mỗi người theo đuổi một dòng mạch bất tận, vô bờ, xa xăm

Nguyễn Bình Phương là cây bút đóng vai trò quan trọng trong tiến trình Tiểu thuyết Việt Nam đương đại Trong các cuốn tiểu thuyết kể trên của

Nguyễn Bình Phương thì cuốn tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy vẫn chưa được tìm

hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng

Qua việc khảo sát một số tài liệu nghiên cứu về tác phẩm này, chúng tôi nhận thấy vấn đề Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm vẫn chưa được tìm hiểu sâu Hy vọng với việc nghiên cứu tác phẩm này từ góc độ thế giới nghệ thuật

sẽ giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn những nét độc đáo trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phương

Trang 8

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nguyễn Bình Phương là một hiện tượng văn chương thu hút sự chú ý của

các độc giả và các nhà phê bình Các tác phẩm của ông được nghiên cứu từ nhiều phương diện, nhiều cách tiếp cận khác nhau Trong khuôn khổ của khóa luận chúng tôi xin điểm một số công trình nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương

Từ cấp độ nghiên cứu chung về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có

thể kể đến một số bài viết: Một lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương của Hoàng Nguyên Vũ, Những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Nguyễn

Bình Phương của Phùng Gia Thế, Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương của Hoàng Thị Thùy Linh

Thoạt kỳ thuỷ là tác phẩm gây được nhiều chú ý của dư luận và có nhiều

ý kiến xung quanh tác phẩm này

Thụy Khuê với “Thoạt kỳ thuỷ” trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của

Nguyễn Bình Phương” có viết “Thoạt kỳ thuỷ là cuốn tiểu thuyết khác

thường, khó đọc bởi lối hành văn và cấu trúc truyện lạ, một thứ “thoạt kỳ thuỷ” trong văn chương mang dấu ấn sáng tạo Đây không phải truyện viết theo lối truyền thống vì vậy cần những cách đọc không truyền thống”

Nguyễn Chí Hoan với “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức

trong Thoạt kỳ thuỷ quan tâm đến kết cấu lập thể, thời gian đồng hiện, lối

hành văn với sự giản yếu của các câu văn tạo ra sắc thái tượng trưng trùng hợp rõ rệt với đối tượng mô tả - cõi “thoạt kỳ thuỷ”, phát hiện “mô thức siêu thực trong hầu hết hình ảnh biểu tượng nội tâm, giấc mơ, lời ca”, đặc biệt cái hão huyền của ý thức đối lập với cõi mạnh mẽ của vô thức

Báo Văn hóa thể thao có nhận xét: “Nguyễn Bình Phương đặt nền tảng cho tiểu thuyết của mình dựa trên hiện trạng đời sống của đám đông ô hợp mở

ra một thế giới khác trước…”

Trang 9

Tác giả Đặng Thị Lan Anh trong bài “Cuộc thăm dò cõi “vô thức” trong

Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương” đó chỉ ra trong tác phẩm Nguyễn

Bình Phương chủ yếu khai thác cõi vô thức sinh học và tâm lý học - cõi vô thức triền miên và đầy kỳ dị như một bệnh lý, gắn với thế giới người điên và vẫn có cõi “vô thức” chớp nhoáng, bột phát xuất hiện ở những con người có ý thức Cõi “vô thức” trong tác phẩm có diện mạo một nhân vật cũng bởi sự khai thác toàn diện và sâu sắc trên

Ngoài ra, các bài báo viết về Nguyễn Bình Phương cũng khá nhiều như:

Một số đặc điểm trong sáng tác Nguyễn Bình Phương (Trương Thị Ngọc

Hân) đăng tải trên website http://www.tienve.com Trên website http//chimviet.ft.free và trên trang cá nhân của Thụy Khuê (http:// thuykhue.fr.free) đăng tải khá nhiều các bài báo về nghiên cứu các yếu tố

huyền ảo, tâm linh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như: Khuynh

hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Những yếu tố tiểu thuyết mới trong tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn, Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi,… Như vậy, có thể thấy nhiều nhà

nghiên cứu đã tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Bình Phương ở những khía cạnh khác nhau Từ các ý kiến và nhận xét mang tính gợi mở của các nhà nghiên cứu, phê bình sẽ giúp chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu Thế giới nghệ

thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương

3 Khái quát về thế giới nghệ thuật

Nhà văn Seđrin từng nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó” Như vậy một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật Bêlinxki cũng đã từng nhận xét : “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng

mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không

khí của nó”

Trang 10

Như vậy, có thể nó thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ Nó là kiểu tồn tại đặc thù vừa trong chất liệu, vừa trong cảm nhận của người thưởng thức, vừa là sự thống nhất giữa nội dung mà hình thức trong chỉnh thể thẩm mĩ của tác phẩm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thế giới nghệ thuật là: “Khái niệm

chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu) Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc

tư tưởng và nghệ thuật (…) Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ ” Thế giới nghệ thuật có tính độc lập tương đối so với thế giới tự nhiên hay thực tại xã hội Đó chính là

sự thừa nhận quyền sáng tạo của người nghệ sĩ Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm văn học không phải là sự sao chép, lệ thuộc máy móc vào thực tại bên ngoài mà: “Là một thế giới riêng được sáng tạo theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý con người, mặc dù

nó phản ánh thế giới ấy thế giới nghệ thuật có không gian, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng… chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tạo nghệ thuật”

Như vậy, thế giới nghệ thuật phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan và cách cắt nghĩa đời sống rất riêng của chủ thể sáng tạo Từ cách hiểu trên về thế giới nghệ thuật làm cơ sở cho chúng tôi nghiên cứu về Thế

giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 11

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu các phương thức tổ chức nghệ thuật thể hiện thế giới nghệ

thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương ở các phương

diện sau: nhân vật, thời gian, không gian và ngôn ngữ

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt

kỳ thủy

5.2 Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình

Phương, Nxb Văn học, năm 2005

6 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh

Ngoài ra, trong quá trình triển khai khóa luận chúng tôi có sử dụng một

số phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác

7 Đóng góp của khóa luận

Tìm hiểu và đánh giá những thành công và cả những hạn chế về thế giới

nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy Chỉ ra những nét độc đáo trong tư

duy nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn

Trang bị cho người đọc đặc biệt là tiểu thuyết Việt Nam đương đại những tri thức về tác giả và phong cách của nhà văn góp phần giảng dạy học tập tốt môn Lí luận Văn học và Văn học Việt Nam, đóng góp một tài liệu học tập nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương

8 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận được triển khai thành ba chương:

Trang 12

Chương 1: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của

Nguyễn Bình Phương

Chương 2: Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết

Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương

Chương 3: Ngôn ngữ nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn

Bình Phương

Trang 13

NỘI DUNG Chương 1 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT

THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

1.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học

1.1.1 Khái niệm nhân vật

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Trong đó có rất nhiều cách định nghĩa về nhân vật Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán) nhân vật văn học là: “đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [10, tr.235] Trong Cuốn Lí luận văn học, (Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam), viết: “Nói cách khác nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về con người”

[16, tr.279]

Trong tất cả các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thậm chí cả thơ đều có nhân vật, đặc biệt thể loại tiểu thuyết thì càng không thể thiếu nhân vật “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực ở tất

cả mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng “Nhân vật

là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng ), có thể là những người không có tên (như

Trang 14

thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia ) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình - ta trong ca dao ) Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên hai phương diện Thứ nhất, về số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả

số phận của con người Thứ hai, về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh,

ma qủi, đồ vật nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng

Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu

và ước mơ vươn tới hạnh phúc Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để

thực hiện khát vọng tự do, công lí Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật

Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người

Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng Những nhân vật được xây dựng thành công bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp

Trang 15

lại Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả , có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau

Ðể nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú đó người ta tiến hành phân loại nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau

Thứ nhất, xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực)

Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong

xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống có thể được coi là nhân vật lí tưởng Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa Loại nhân vật sau là loại nhân vật được

tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn Ở đây, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện

Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái

Trang 16

Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên

nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm Ví dụ: Ðông Kisốt của Cervantes,

Anna Karênina của L Tônxtôi, A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Truyện Kiều

của Nguyễn Du

Nhân vật phụ là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh

Thứ ba, xét từ góc độ thể loại Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch

Thứ tư, xét từ góc độ chất lượng miêu tả Có thể phân thành các loại: nhân vật tính cách, nhân vật điển hình

Như vậy, nhân vật là những con người được miêu tả trong tác phẩm và

có rất nhiều cách để phân loại nhân vật trong tác phẩm văn học xong những cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối mà khi nghiên cứu ta cần phải tìm hiểu kĩ để có cách phân chia hợp lý và hiệu quả

1.1.2 Khái niệm thế giới nhân vật

Thế giới nhân vật là một khái niệm thuộc phạm trù triết học Theo Từ

điển triết học phạm trù này có thể hiểu:

Theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ hiện thực khác quan (tồn tại ở bên ngoài

mà độc lập với ý thức con người) “thế giới là cội nguồn của nhận thức” [28, tr.1083]

Theo nghĩa hẹp, đó là khái niệm dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ, nghĩa

là toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu Người ta chia giới

Trang 17

vật chất đó thành hai lĩnh vực không có ranh giới tuyệt đối: “thế giới vi mô, thế giới vĩ mô” [28, tr.1083]

Như vậy có thể nói, “Thế giới” là phạm vi một vũ trụ rộng lớn tồn tại xung quanh con người và tồn tại độc lập với ý thức con người

Trong nghiên cứu văn học, khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng Thế giới nhân vật là tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và sự sống riêng phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là sản phẩm của trí tưởng tượng của nhà văn Thế giới nhân vật là sự cảm nhận một cách toàn vẹn, sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động, ý nghĩ, tư tưởng của nhân vật… Thế giới nhân vật vì thế bao quát hơn hình tượng nhân vật Con người trong văn học vì thế vừa giống con người ngoài thực tại, vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng Và mỗi tác giả văn học lại xây dựng cho mình thế giới nhân vật riêng, mỗi thể loại văn học lại có thế giới nhân vật với quy luật của riêng nó

1.2 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn

Bình Phương

1.2.1 Nhân vật người điên

Trong văn học thế giới, kiểu nhân vật người điên là một hình tượng nghệ thuật đặc biệt và được nhiều nhà văn quan tâm xây dựng Kiểu nhân vật này

ta gặp trong các sáng tác của M Cervantex, N V Gogol, Lỗ Tấn Kiểu nhân vật người điên gợi cho người đọc rất nhiều suy nghĩ, liên tưởng về con người,

về cuộc sống Sự bất thường về tâm lí, tính cách, ngôn ngữ, hành động của nhân vật người điên đã gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc cho độc giả mỗi khi

Trang 18

tiếp xúc với tác phẩm Những vấn đề xung quanh hình tượng nghệ thuật này

là câu hỏi mà người viết luôn muốn tìm kiếm lời giải đáp

Kiểu nhân vật người điên xuất hiện với tần số cao trong sáng tác văn học

và mỗi nhân vật người điên có một biểu hiện khác nhau Có nhân vật điên do bệnh lí, có nhân vật lại giả điên để che giấu con người thật của mình nhằm thực hiện mục đích nào đó

Quen thuộc với độc giả nhất là kiểu nhân vật chấn thương tinh thần Có thể khẳng định sự rối loạn tâm thần của nhân vật người điên thể hiện một chấn thương tinh thần nặng nề ngoài sự chịu đựng khiến nhân vật đang bình

thường trở thành nhân vật người điên Vở chèo Kim Nham cho ta thấy một

mối tình đau khổ, không chung lí tưởng của nàng Xúy Vân và Kim Nham dẫn đến việc nàng giả điên rồi điên thật Xúy Vân ao ước cảnh “chồng cày vợ cấy”, ao ước ngày “chờ cho lúa chín bông vàng, để anh đi gặt để nàng mang cơm”, nhưng Kim Nham lại theo lí tưởng của kẻ nho sinh Chàng mải mê học hành thi cử mong đỗ đạt làm quan Cưới vợ xong là Kim Nham ra Hà Nội

"dùi mài kinh sử", bỏ Xúy Vân ở nhà mòn mỏi chờ đợi Gã Trần Phương xui nàng giả điên để tìm cách thoát khỏi Kim Nham, hắn sẽ cưới nàng làm vợ Xúy Vân nghe theo nhưng Trần Phương là gã nhà giàu sở khanh trở mặt Tất

cả đau khổ ngoài sức chịu đựng khiến Xúy Vân hóa điên dại

Cũng mang vết thương tinh thần nhưng có nhân vật người điên do hậu quả của chiến tranh Những mất mát, đau thương của người thân trong chiến tranh sẽ là vết dao cứa dày vò tâm hồn những người còn sống Ta có thể thấy kiểu nhân vật này trong truyện ngắn “Trận gió màu xanh rêu” của Võ Thị Hảo Đó là nhân vật người vợ đã hóa điên sau cái chết của người chồng trong chiến tranh Sự mất mát quá lớn có thể gây ra những cú sốc tâm lí khiến nhân vật hóa điên

Trong tiểu thuyết Vu khống của Lin-đa Lê, nhân vật Chệt khùng bị dòng

họ đưa vào nhà thương điên vì nảy sinh mối tình sầu muộn, trái đạo với người

Trang 19

em gái Đây là kiểu nhân vật điên trong mắt của những nhân vật khác nhưng nhân vật biết rằng mình không điên và luôn muốn trốn tránh thế giới bên ngoài, một thế giới chất chứa những khổ đau, nơi có mối tình loạn luân tuyệt vọng, nơi có một gia đình với những thành viên vô tâm và tàn nhẫn khiến cho anh ta phải vào nhà thương điên mười năm trời Qua sự xuất hiện của nhân vật này, tác giả đã thể hiện nỗi cô đơn và đau khổ của con người trong chính gia đình của mình

Đến với văn học Anh, ta không thể quên vở bi kịch nổi tiếng Hamlet của

W Shakespear Lermontov- nhà thơ Nga thế kỉ XIX rất chí lí khi ca ngợi rằng:

“Nếu W Shakespear vĩ đại thì đó là ở Hamlet” Ấn tượng với người đọc ở vở

bi kịch này là nhân vật Hamlet với những suy tư, hoài nghi, bi quan Việc tác giả để cho Hamlet giả điên là vừa nhằm che mắt kẻ thù vừa biểu thị thái độ tách mình ra khỏi xã hội tầm thường, xấu xa, trì trệ Như vậy, Hamlet xuất hiện với tư cách là một nhân vật giả điên, hành động và lời nói lúc mê, lúc tỉnh Nguyên nhân khiến Hamlet giả điên là nhân vật muốn đi tìm câu trả lời cho những suy tư trăn trở của chính mình Tiếng nói của một nhân vật tỉnh táo đầy

lí trí được tác giả bộc lộ thành công qua ngôn ngữ của một người điên

Ngoài ra, ta cũng không thể không nhắc đến Đôn Ki-hô-tê trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê - nhà quý tộc tài ba xứ Manche của M Cervantex Đây là nhân vật điên rồ hoang tưởng đầy hấp dẫn với độc giả Tây Ban Nha nói riêng

và trên thế giới nói chung Nguyên nhân gây nên cơn bệnh hoang tưởng của Đôn Ki-hô-tê là do nhân vật đã ngốn quá nhiều sách kiếm hiệp Chàng ham

mê thứ tiểu thuyết độc hại ấy đến nỗi trở nên rồ dại, lú lẫn Chàng quý tộc xứ Manche Đôn Ki-hô-tê đã phát cuồng vì tư tưởng hiệp sĩ thấm sâu vào đầu óc

Tư tưởng hiệp sĩ thời Trung cổ còn rơi rớt lại trong xã hội Tây Ban Nha ngày

ấy đã đầu độc con người khiến chàng hoang tưởng mình có thể trở thành một hiệp sĩ trứ danh Việc trở nên điên rồ hoang tưởng xuất phát từ ý đồ phê phán,

Trang 20

đả kích tiểu thuyết hiệp sĩ của M Cervantex M Cervantex muốn lên án những tiểu thuyết kiếm hiệp rẻ tiền đầy rẫy lúc bấy giờ, chính loại tiểu thuyết này đã gieo rắc những ý nghĩ điên rồ trong những con người đắm chìm mù quáng tinh thần hiệp sĩ như Đôn Ki-hô-tê

Chúng ta còn tìm thấy trong kho tàng văn học thế giới nhiều tác phẩm

nổi tiếng viết về nhân vật người điên như: Truyện ngắn Nhật kí người điên

của Lỗ Tấn với kiểu nhân vật người điên mắc chứng bức hại cuồng Người điên trong truyện ngắn này đã chỉ rõ thực chất của cái gọi là “nhân nghĩa, đạo đức” phong kiến chỉ là mấy chữ ăn thịt người và mong muốn xóa bỏ những lí thuyết đạo đức trong xã hội Theo Lỗ Tấn: Đừng hãm hại trẻ em bằng những học thuyết chữ Lễ, đừng “ăn thịt” các em thì sẽ có thể cải tạo, xây dựng xã hội tương lai tốt đẹp hơn Nhà văn đã vận dụng những kiến thức y học vốn có cùng với tài năng văn chương sắc sảo để tạo nên một hình tượng độc đáo Tác giả đã khéo léo thông qua lời kháng nghị của người điên để truyền lòng phẫn

nộ đến với độc giả Như vậy sự xuất hiện của nhân vật này trở thành một phương tiện để nhà văn nói lên tiếng nói phê phán của mình đối với xã hội Qua nhân vật người điên, tác giả có thể chuyển tải những suy tư của mình về cuộc đời, về những vấn đề của xã hội Đồng thời từ cái nhìn của nhân vật người điên, người đọc có thể suy ngẫm, liên tưởng rất nhiều về cuộc đời

mà đôi khi lí trí của những đầu óc tỉnh táo luôn tìm cách né tránh Một con người tỉnh táo có thể sẽ khôn khéo hòa nhập vào xã hội xấu xa để tồn tại, nhưng người điên sẽ đứng ngoài những mưu toan tính toán tầm thường Họ là những kẻ khờ không hề dối lòng, là những người ngây dại nhưng chân thật nhất nói lên tình trạng rối loạn của xã hội

Ngoài ý nghĩa trên thì qua những chấn động tâm lí của nhân vật người điên, các nhà văn có thể mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực Hiện thực không chỉ là thế giới đời thường mà còn là một thế giới đầy bí ẩn trong tâm

Trang 21

thần rối loạn của người điên Thế giới trong mắt người điên sẽ trở nên bất thường, bước vào thế giới ấy ta sẽ thấy u ám, bí ẩn và lo sợ Đồng thời khám phá thế giới ấy sẽ làm xuất hiện những cảm xúc dồn dập khó tả Sự hấp dẫn của văn chương khi miêu tả con người bình thường đã lôi cuốn rung cảm nghệ thuật lớn lao Và khi miêu tả con người điên loạn, nhà văn còn tạo ra trong lòng độc giả nhiều cảm xúc ấn tượng hơn nữa về con người và cuộc đời Khi tiếp xúc với nhân vật người điên, độc giả luôn có những xúc cảm thẩm mĩ rất đặc biệt Nhân vật người điên với đặc tính tâm lí phức tạp có thể gợi cho người đọc liên tưởng đến những biến động mạnh mẽ trong tâm hồn con người

Có thể nói những giây phút điên loạn của nhân vật người điên là lúc nhân vật đã thoát khỏi sự kiểm soát của ý thức, không còn lí trí tỉnh táo nữa nhưng đó là khi nhân vật thể hiện chân thật nhất con người của mình Những con người điên dại, ngẩn ngơ trong văn học giúp nhà văn mở rộng hiện thực sang ranh giới giữa ý thức và vô thức, chập chờn cõi điên và cõi tỉnh, xáo trộn

lí trí và phi lí trí đầy bí ẩn mà một nhân vật tỉnh táo không thể dẫn độc giả bước đến ranh giới ấy được

Kiểu nhân vật người điên xuất hiện thường xuyên trong nhiều tác phẩm văn học thế giới Cảm hứng của các nhà văn về những con người điên loạn bất thường đã đóng góp cho nền văn học thế giới nhiều hình tượng người điên độc đáo Đó là những con người bất thường về tâm lí, tính cách, lời nói, hành động được nhà văn xây dựng cùng những biến cố lớn trong cuộc đời hay dưới những ảnh hưởng của môi trường sống nhằm phản ánh quan niệm nào

đó của nhà văn về hiện thực Nhân vật người điên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tái hiện đời sống con người

Có thể thấy, sự quan tâm của nhiều nhà văn đến chủ đề này đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của kiểu nhân vật người điên đối với việc thể hiện những vấn đề trong cuộc sống con người Các tác giả này tuy ở các thời đại

Trang 22

khác nhau, không cùng chung quốc gia, dân tộc nhưng giữa họ lại có một sự gặp gỡ kì diệu trong cảm quan nghệ thuật là đã nhìn cuộc đời qua lăng kính của những con người điên loạn Khi cảm nhận cuộc đời qua cái nhìn của nhân vật người điên, các nhà văn đã chuyển tải sự hỗn loạn của thế giới thực tại một cách chân thực nhất

Với Nguyễn Bình Phương - nhà văn Việt Nam đương đại trong Thoạt kỳ

thủy nhà văn cũng lựa chọn xây dựng kiểu nhân vật người điên Đọc tác phẩm

ta không chỉ thấy xuất hiện một nhân vật người điên mà là cả một xã hội thu nhỏ người điên

Điên là một trạng thái bệnh lý của con người chỉ những người bị tổn thương về thần kinh dẫn đến mất khả năng kiểm soát hành động, vô hình chung sống bản năng và khác biệt với những người xung quanh Chọn nhân vật điên để miêu tả hẳn Nguyễn Bình Phương muốn hướng tới trạng thái vô thức của con người, một dạng tâm lý đặc biệt của con người? Kiểu mẫu nhân vật này không phải chỉ đến Nguyễn Bình Phương mới xuất hiện trong văn học nhưng dường như với nhà văn có một sự quan tâm đặc biệt với loại nhân vật này, hình ảnh của họ trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn

Thoạt kỳ thủy là một ý thức phi lãng mạn (không thi vị), phi điển hình

(tính cách không đại diện cho một giai cấp, một tầng lớp), nhưng nó có chủ

đề, dù nhà văn đã cố tình mờ hóa Chủ đề thứ nhất gắn với câu chuyện người dân vùng Linh Sơn với đời sống bản năng, ô hợp Đây là một hình thức tự

hủy diệt của con người Thoạt kỳ thủy ám ảnh người đọc về hình ảnh con người bản năng, vô thức Thế giới nhân vật trong Thoạt kỳ thủy ít nhiều đều bị

bản năng, vô thức chi phối Tính vừa ra đời đã nhìn thấy trăng với “thứ ánh sáng vàng trắng, lạnh lẽo” của nó Sau này, vô thức Tính thường liên tưởng màu mắt chó “vàng như trăng”, gợi liên tưởng về sự hủy diệt Lớn lên, theo ông Điện đi mổ lợn, Tính bị hấp dẫn bởi hành động thọc dao vào cổ lợn, một

Trang 23

thẩm mỹ bệnh hoạn Tính là loại người thiếu khuyết về bản năng truyền giống (lấy vợ nhưng không thích gần gũi vợ), nhưng nó lại thừa bản năng sát sinh (thích chọc tiết lợn, thích giết côn trùng, đã từng cầm kéo đâm vào yết hầu

người điên và tự cầm dao đâm vào cổ mình) Nhiều nhân vật khác trong Thoạt

kỳ thủy không kìm giữ được những hành động bản năng, vô thức, đôi khi

bệnh hoạn: ông Phước nghiện rượu đến mức nhai cả chai thủy tinh, ông Phùng trồng phong lan đặt tên Hiền để hằng ngày “tưới nước cho Hiền”, Hưng rình trộm nhìn Hiền khỏa thân trong đêm tân hôn… Chủ đề thứ hai gắn với câu chuyện về con cú Cú là một biểu tượng, một điềm báo về sự hủy diệt (theo quan niệm dân gian, khi chim cú xuất hiện và kêu, trong làng có người chết) Con chim cú này đã bị bắn rơi (tức sự hủy diệt đã bị khống chế), nhưng rồi bằng sức mạnh siêu nhiên, nó đã vùng dậy, cất cánh bay lên, khiến cho

“dòng sông quằn quại”, “rũ xuống bất lực”, tức là thế giới người đầy bản năng, bệnh hoạn không thể cưỡng chế được cái ác

Nhân vật người điên trong Thoạt kỳ thủy được thể hiện ở ngoại hình và

tính cách, ngôn ngữ của họ Ở những tác phẩm đầu tay Nguyễn Bình Phương

có sự chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật hơn Không phải nhân vật nào cũng được nhà văn miêu tả một cách chi tiết về ngoại hình nhưng những chi tiết mà Nguyễn Bình Phương lựa chọn để vẽ nên nhân vật bao giờ cũng mang một chút gì đó bất thường, đầy ám ảnh người đọc

Ở Thoạt kỳ thủy Nguyễn Bình Phương chia tiểu thuyết ra làm ba phần

(Phần A: tiểu sử, phần B: chuyện, phần C: phụ chú) trong đó Nguyễn Bỉnh Phương dành phần đầu để giới thiệu các nhân vật và đặc biệt chú ý miêu tả chi tiết ngoại hình từng nhân vật 9 có 14/18 nhân vật phần tiểu sử được miêu

tả những chi tiết thuộc về ngoại hình)

Nhân vật Tính : Cao 1 mét 68, nặng 56 ki-lô-gam Tay dài, lưng dài, chân ngắn Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt Lông mày nhạt, hình

Trang 24

vòng cung ôm nửa mắt Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả Tiếng nói đục Đi như vượn, ngồi như gấu [21, tr.7]

Nhân vật Tính được miêu tả chi tiết, chính xác, tỉ mỉ như là một bản ghi chép về tội pham vậy Nhưng ở đây ta nhận ra nhân vật lại chứa đựng cái gì

đó bất thường Dường như tính được miêu tả không chỉ như một con người

mà còn mang dáng dấp của một con vượn dự báo những hành động bản năng

vô thức của nhân vật sẽ được khai triển ở phần sau Mỗi nhà văn lại có cách xây dựng nhân vật cho riêng mình để tạo cho nhân vật của mình một sự khác biệt nào đó với Nguyễn Bình Phương cũng như vậy thông qua ngoại hình của nhân vật ta thấy được cái không bình thường trong đời sống tâm lý, tâm linh của họ

Nhân vật trong Thoạt kỳ thủy được miêu tả không chỉ đơn giản là những

con người bình thường nữa mà mang trong mình cả cái bóng của con người

và cả phần chưa tới được mức con người Từ đó nhà văn muốn hé mở cho người đọc một thế giới sâu thẳm, tối tăm của con người - nơi con người hiện lên chân thực nhất với bản thể của mình

Nhân vật trong Thoạt kỳ thủy còn có một dị tật một thói quen đặc biệt gây ấn tượng: Tính từ bé đã sợ trăng, thích giết công cống và kiến, ông Phước

bố Tính thì có thói quen gặp đít chén mỗi khi thèm rượu Những đặc điểm đó làm cho nhân vật trở nên độc đáo dường như có một vô thức nào đó chi phối hoạt động của nhân vật, nhân vật mang đặc điểm như vậy từ khi sinh ra chứ không phải do một biến cố nào đó nên đặc điểm càng trở nên ám ảnh Từ cách miêu tả ngoại hình như vậy nhân vật của Nguyễn Bình Phương cũng có nhiều nét bất thường trong tính cách và tâm lý

Tính được sinh ra trong một xã hội lạc hậu, bản thân bố là một người nghiện rượu và bạo lực, mẹ là người nhẫn nhịn Từ khi sinh ra Tính đã thể hiện những bản năng rất mạnh như thích giết công cống, giết kiến, thích xem

Trang 25

chọc tiết lợn, thích máu, thích chơi với những người điên, sợ ánh trăng… Tính thiếu đi bản năng của người đàn ông, thiếu đi nhân tính và trí tuệ của một con người Tính sống bằng bản năng, hành động trong vô thức cũng chính vì thế Tính không thể hòa vào cái cộng đồng nhỏ của anh ta, dù chính cộng đồng đó đã sinh ra anh ta và bản thân cộng đồng đó cũng giống như Tính nằm ngoài rìa một cộng đồng lớn hơn Tính chỉ biết hòa mình vào được với những người điên, nhưng Tính cũng không hoàn toàn thuộc về nhóm người đó Tính không thể tâm sự với ai, chia sẻ với ai và cũng không hiểu cảm xúc của những người xung quanh và dường như Tính không hiểu được cảm xúc của con người nữa, những gì làm Tính vui chỉ là cảnh giết chóc đầu tiên là với những sinh vật bé nhỏ sau là với những chính đồng loại của mình Ngôn ngữ mà các nhân vật nói với nhau tưởng như phi logic lại ẩn chứa một logic riêng mà chỉ họ mới hiểu Ví như cuộc đối thoại dưới đây:

Lão điên:

- Mưa xiên khoai

Cô gái thổ điên:

- Một sọt bã mía không về thì thôi Con ơi, ăn bánh Mẹ thồ trên lưng đây này

- Sư chúng mày, bố chọc tiết lợn Sư chung mày.[21, tr.123]

Thoạt kỳ thủy như là một tác phẩm trọn vẹn để phản ánh cái vô thức của

Trang 26

con người Thành công của Nguyễn Bình Phương không chỉ ở chỗ nhà văn dựng được chân dung của một người điên như Tính với những câu “Mắt chó vàng” như trăng lặp đi lặp lại trong tác phẩm mà còn thành công ở chỗ tạo được không khí đám đông, bộ mắt đám đông của những người điên Kiểu nhân vật điên này không làm người ta sợ nhưng cũng không còn là gì vô hại nữa Ở họ ẩn chứa những dấu hiệu của sự suy thoái đặc biệt là ở Tính - không còn khả năng kiểm soát bản năng Tính đã đốt nhà, giết người cuối cùng tự kết liễu cuộc đời mình bằng chính con dao chọc tiết lợn

Có thể thấy những bất thường trong tâm lý, tính cách của các nhân vật đã khiến nhân vật của Nguyễn Bình Phương có một gương mặt riêng, độc đáo và

để lại ấn tượng với bạn đọc Những nhân vật đó ta bắt gặp trong đời thực sống quẩn quanh, vô nghĩa, bế tắc, đang dần bị tha hóa, mất dần nhân tính, mất đi giá trị con người Đó phải chăng chính là lời nhắc nhở của nhà văn về hiện thực cuộc sống, sự trăn trở của nhà văn về những vấn đề của thời đại?

1.2.2 Nhân vật đám đông

Đám đông là hình ảnh của một tập thể trong đó tác giả không nhấn mạnh đến một con ngưới cá nhân đơn lẻ nào mà muốn hướng tới tính chất chung của cả đám đông đó Ngoài việc miêu tả rất thành công các nhân vật trung tâm với tính cách phức tạp thì Nguyễn Bỉnh Phương cũng khá dụng công trong việc tạo ra một phông nền phù hợp đó chính là đám đông trong cộng đồng của nhân vật trung tâm

Đám đông trong Thoạt kỳ thủy là những người điên, là một cộng đồng

nhỏ bị tách kìa khỏi cuộc sống, lao động nhọc nhằn, cuộc sống nghèo khó Họ cũng như người dân ở nhiều làng quê trên khắp đất nước này thích bàn tán, buôn chuyện, quan tâm thái quá tới đời sống của người khác, lạc hậu, nghèo đói, ít học Đám đông đó là những tập thể phong phú với những gương mặt khác nhau Đó là Phùng mang chút dáng dấp văn minh đến làng quê hẻo lánh,

Trang 27

dố còn là Hưng một kiểu Chí Phèo thời hiện đại; là Hiền cô gái trong trẻo, hiền lành mang bi kịch của một loài hoa không bao giờ nở giũa cái tục tằn của không gian xung quanh; là bố mẹ Hiền; bố mẹ Tính những người lao động hiền lành nhưng ông chồng nghiện rượu và bạo lực… Điều đặc biệt là họ ít ra khỏi môi trường quen thuộc là ngôi làng nhỏ bé của mình Họ như một đám người sống trong một ốc đảo cứ sống thầm lặng, nhẫn nại trong cái ốc đảo đó, cắn xé nhau vì những nhỏ mọn thường ngày, tranh giành đưa chuyện xong lại

có một sợi dây ràng buộc sâu nặng để trở thành một khối

Tính và một số nhân vật khác trong Thoạt kỳ thủy cũng bị hành hạ bởi

đồng loại, những kẻ không thể kiểm soát nổi hành vi đầy bản năng Bố của Tính là ông Phước, một kẻ nghiện rượu nặng Tính là nạn nhân của một số phận bi kịch theo đúng nghĩa từ nguyên Anh ta bị bố đạp thốc tháo khi còn ở trong bụng mẹ Một nhân vật khác, ông Khoa, chủ một gia đình công giáo duy nhất trong làng sống rất hiền lành, thế nhưng cũng một số dân làng nghi ngờ

là kẻ hiếu sát vì thờ phụng tượng chúa bị đóng đinh câu rút Cuối truyện ông

bị Tính đâm chết trong một cơn điên Ông Phùng là một văn sĩ đi ở ẩn cũng bị nhiều người trong làng coi thường, rẻ rúng và cuối bị Hưng, một kẻ tâm thần

do vết thương trong chiến tranh bắn chết

Sự phong phú của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không chỉ gắn với cách viết Ở đây ta còn thấy những số phận mất mát giữa sự phi lý và võ đoán

từ đó kéo theo sự đa bội những cách đọc Phải chăng tính cách bạo liệt của Tính dường như gắn với số phận của một con cú trong ngày hạ chí? Con cú

ấy, sinh vật câm lặng bí ẩn bị bắn hạ đã xuất hiện ngay từ những dòng mở đầu câu chuyện Sau khi bị bắn nó trôi trên dòng sông, từ mười một giờ mười lăm tới mười hai giờ Sau đó nó bay lên quắp theo cả một dòng sông giống như kéo một tấm vải Đó cũng là thời điểm quyết định quyết định số phận của nó, cũng như của Tính (Tính giết ông Khoa rồi tự sát đúng vào thời khắc này) Có

Trang 28

thể thấy sự tương thông giữa Tính và cú Độc giả có cảm giác rằng cuộc đời của Tính thôi ra từ con cú đó hoặc ngược lại Nói một cách ẩn dụ, Tính là thuộc về cú hoặc là “con của cú” Tính cũng là “con của chó” Điệp khúc

“mắt chó vàng như trăng” xuất hiện chín lần trong những dòng tâm tư lộn xộn, kỳ cục của Tính (được in nghiêng trong tác phẩm) Sự thấu cảm đặc biệt với một giống loài khác khiến Tính ngày càng khác biệt đồng loại Ngay cả ngoại hình Tính cũng khác người: “Tai dài, lưng dài, chân ngắn Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt Tiếng nói đục, đi như vượn, ngồi như gấu” Ở Tính có sự hoang dã của động vật ăn thịt, đặc biệt hiếu sát Tính thường đâm chết lợn của người trong làng vào ban đêm, sau đó thì giết người không vì một lý do cụ thể Tính là lý do để tác giả đặt tên cuốn tiểu thuyết là Thoạt kỳ Thủy, cái tên gợi đến một thủa ban đầu hỗn mang và hoang sơ Trạng thái hỗn mang và hoang sơ đó thấm đẫm trong từng thế bào của Tính Trạng thái này nếu đặt vào một không gian yên ả nào đó nó sẽ mang một vẻ đẹp sơ khai bí ẩn nhưng trong không gian đầy u ám và hung hiểm nơi Tính sinh ra thì nó sẽ được chất thêm lên sự man rợ và tàn bạo

Thế giới Thoạt kỳ thủy là thế giới của những con người vô trách nhiệm, u

tối bản năng với những dục vọng không được kiềm chế, bung phát thành những hành động phi lý trí, phi nhân tính… Cả một thế giới thu nhỏ trong ngôi làng Linh Sơn cháy sôi lên bởi những bản năng tính dục, bản năng xâm hại, hủy diệt… (Cái nghề đập đá của làng như thể phần nào giúp con người ta giải tỏa cái ẩn ức xâm hại, hủy diệt kia “Khi đập, bà Liên lẩm bẩm: “Chết cha mày, chết cha mày Thằng già khốn kiếp!” Đá vỡ đều hơn, chắc hơn”) Âm thanh tiếng đập đá, tiếng nổ mìn phá đá gầm rung núi Hột, bãi Nghiền Sàng… càng làm cho cái hoang sơ, man dã, ma quái, trống trơ tình người tăng thêm

“Không khí mù mịt, cuồn cuộn Tiếng đập tràn lan khắp nơi Khô khốc, lanh lảnh, triền miên bất tận”

Ngày đăng: 30/09/2015, 09:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2008), Nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh
Năm: 2008
2. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008), “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương”, http://doan,edu.vn/do-an/yeu-to-ky-ao-trong-tieu-thuyet-nguyen-bình-phuong-3873 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh
Năm: 2008
3. Thái Phan Vàng Anh (2009), “Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế(54), tr. 5-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2009
4. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án tiến sĩ khoa học, Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
5. Nguyễn Thị Bình, “Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 11/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây
6. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
7. Nguyễn Thị Phương Diệp (2010), Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn văn Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Diệp
Năm: 2010
8. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
9. Hoàng Cẩm Giàng, Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
11. Nguyễn Thị Thu Huyền, Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
12. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tiểu thuyết
Tác giả: Milan Kundera
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1998
13. Đ. X. Li - kha -chop (1989), Thời gian nghệ thuật của tác phẩm văn học ( La Khắc Hòa dịch), Tạp chí Văn học (3), tr. 60-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian nghệ thuật của tác phẩm văn học
Tác giả: Đ. X. Li - kha -chop
Năm: 1989
14. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học Phương Tây thế kỷ XX, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận phê bình văn học Phương Tây thế kỷ XX
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
15. Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Sƣ Phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ Phạm Hà Nội
Năm: 2005
16. Phương Lựu (chủ biên cùng Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình, 2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Hoàng Thị Thùy Linh (2012), “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, http://ussh.vnu.edu.vn//ttlv-nghe-thuat-tu-su-trong-tieu-thuyet-nguyen-binh-phuong//6733 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Tác giả: Hoàng Thị Thùy Linh
Năm: 2012
18. Lê Thành Nghị (2003), “Văn học sáng tạo và tiếp nhận”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học sáng tạo và tiếp nhận
Tác giả: Lê Thành Nghị
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2003
19. Nguyễn Phước Bảo Nhân (2008), “Tiểu thuyết hiện đại sự hội ngộ các tư duy tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, http://www.hopluu.nat Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết hiện đại sự hội ngộ các tư duy tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Tác giả: Nguyễn Phước Bảo Nhân
Năm: 2008
20. Mai Hải Oanh (2009), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn 1986-2006, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn 1986-2006
Tác giả: Mai Hải Oanh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2009

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w