1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương

32 311 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 6,61 MB

Nội dung

Trên Webside htíp://chimviet.Ír.Íree và trên trang web cá nhân của Thụy Khuê http://thuykhe.fr.free cũng đã đăng tải khá nhiều các bài nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phươn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGUYEN THI LIEN

TO CHUC TRAN THUAT TRONG TIEU THUYET THOAT KY THUY

CUA NGUYEN BINH PHUONG

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHUNG GIA THE

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI CẢM ON

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo,

TS Phùng Gia Thế - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc

biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học và các bạn sinh viên trong nhóm khóa

luận đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận

Khóa luận được viết bằng niềm yêu thích đặc biệt với vẫn đề nghiên cứu,

người viết đã có nhiều cố gắng tìm tòi nhất định, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô

và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn

Tôi xin trần trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Liên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo,

TS Phùng Gia Thế Tôi xin cam đoan:

- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi

- Các tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực

- Kết quả khóa luận chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Liên

Trang 4

MỤC LỤC

9871 2 1

1 Li do chon dé taiccccccccccscsccscscsccsccsscsssesscscscsscscssessscsesscscesssscssssscessssssesssecees 1

2 Lịch sử nghiên cứu van G6 vcccccccscscscscscsscsscscsscscsscsscscssescscesssssscesssesscsssscsasscess 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU << << Ă 2 991689188133 395355555855555515 59x 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CUU ec ccccscscssescsscscsscsecscsecscsscscescscsscssessssvscees 8

5 Phương pháp ngh1Ên CỨU - - «5< < << 2 6166102396696 333399569 911332565 39113555566 5953 9

6 Dong gOp cla khGa AN 9

7 Bố cục của Khoa LAN oo cececcsssesscssescccscesssessscsssscsssecssesssessesssssessecssesssesseseeescessesscs 9

NOI DUNG ciccccccccccccccscccscccscscsscscsscscsesscscsesssscscsssscsesssscsssssscssssessscessscsssssscssssceesees 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VÉ TRÀN THUẬT HỌC 10 1.1 Khái niệm trần thuậtt - ¿ ©-6< SE S4 51115 5151151101 01110111 010103 110103 H10 c 10

1.2 Các yếu tố cơ bản của trần thuật -G- %- <k< k E39 SE S3 cư H11 ra 12

1.2.1 Người kể chuyện và ngôi trần thuật . << S k3 E3 g g rerec 12 1.2.2 Điểm nhìn trần thuậtt - - << 1S 113 9151131 15103 11 303 11105 1x re rec 14 1.2.3 Ngôn ngữ trần thuật - CS SH TH HH Tưng gu va 18 1.2.4 Giọng điệu trần thuậtt - CSKH TH HH HH HT ng ga 19 Chương 2 NGƯỜI KẾ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHIN TRAN THUAT TRONG TIỂU THUYÉT THOAT KỲ THỦY CỦA NGUYÊN BÌNH PHƯƠNG 23

2.1.1 Trần thuật ngôi thứ ba 6 2< S21 5 113155111 5131513101 10111 011811010 , 23

2.1.2 Su di chuyén điểm nhìn trần thuật - trao điểm nhìn cho nhân vật 25 2.2 Điểm nhìn không gian và thời gian << ke k2 E1 KHE 5 gu ng 30

2.2.1 Điểm nhìn không gian - ©2522 21232121 1 1 1 3 121 23111313151 1e reo 30 2.2.2 Điểm nhìn thời gian G- << k9 TH HH HH ng ngu 33 Chương 3 PHƯƠNG THỨC VÀ KĨ THUẬT TRẢN THUẬT TRONG TIỂU THUYÉT THOAT KỶ THỦY CỦA NGUYÊN BÌNH PHƯƠNG 38 3.1 Ñgôn ngữ trần thuật G11 1 H1 HH TH HT HH ng ng ng rào 38

3.1.1 Ngôn ngữ đời thường, thông CỤC < G0000 1111 101 1651111111115 56 38

Trang 5

3.1.2 Ngôn ngữ giàu hình ảnh, lạ hóa, giầu chất thơ -¿ 5 5 5 ceczcecszsed 39

3.1.3 Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại :- < scákSk SH 1H n ggg g re 40

3.2 Giọng điệu trần thuật ¿G6 s1 11 E1 HH TT HT ng ng ng reo 45

3.3 Một số thủ pháp trần thuật . - << SE SEv SH 11v HS 1x cv ng ro 47

3.3.1 Thủ pháp lắp ghép, phân mảnh 2 2 + sẻ ESE E84 E4 363 16x 55 xe, 47

3.3.2 Tạo những hình ảnh và mô típ trần thuật mang ý nghĩa biểu tượng 51

KET LUẬN - - G- SE 1H HH TT HT TH TT HH ng Hưng ngư 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trần thuật là một phương điện cơ bản của phương thức tự sự, gắn liền với

toàn bộ quá trình tổ chức nghệ thuật của tác phẩm Trần thuật liên quan tới mọi cấp

độ trong tác phẩm, chỉ phối mạnh mẽ đến mạch vận động của tác phẩm, cùng bố cục kết cấu, cho ta nhìn thấy diễn biến cốt truyện, tâm lý, hành động nhân vật, giọng điệu trần thuật, điểm nhìn trần thuật nhất định trong tác phẩm Tìm hiểu một tác phẩm từ

góc độ trần thuật là một biện pháp tối ưu để khám phá hình thức tổ chức sinh động và

phức tạp của nó để từ đó tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn

1.2 Nằm trong dòng chảy đổi mới văn học từ sau năm 1986, tiểu thuyết Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, minh chứng cho sức sống mãnh liệt

của thể loại Người cầm bút phải đối diện với những yêu cầu bức thiết của thời đại -

“thời của tiểu thuyết” (Nguyễn Huy Thiệp): “Mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi cuốn tiểu

thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng Không tôn trọng những hình thức bất biến, mỗi cuốn sách mới cần xây dựng cho mình những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của chúng” (Alain Robbe Grillet) Cũng từ đây, tiêu thuyết

đã trở thành nhân vật quan trọng bậc nhất trên sân khấu văn học Việt Nam hiện đại

Từ sau năm 1986, tiểu thuyết Việt Nam đã dung nạp vào bản thân nó những yếu tố của chủ nghĩa hậu hiện đại: sự xáo trộn giữa hư và thực, giữa cái huyền bí siêu nhiên với đời thường: tính chất hỗn loạn và sự bất ổn của trật tự đời sống: những kiểu cấu trúc mới: mảnh vỡ tự sự, liên văn bản, gián cách, không gian, thời gian huyền ảo, Các yếu tố này đã được các nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam tiếp nhận và sáng tạo, góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng một diện mạo mới cho nền văn học nước nhà

Cũng như các cây bút văn xuôi khác trên văn đàn đương đại Việt Nam như:

Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Dương Thu Hương, Nguyễn Việt Hà, Bảo Ninh,

Nguyễn Bình Phương đã có những nỗ lực tìm hướng đi mới cho tiêu thuyết Với

quan niệm “Nghệ thuật tiểu thuyẾt, ở một chừng mực nào đó, là nghệ thuật của một

Trang 7

sự nối kết các điểm chính với nhau chứ không phải sự nhân nại đi theo lộ trình tuần

tự, đếu đặn của thời gian và sự kiện ”, Nguyễn Bình Phương đã viết trong sự trôi dạt cảm xúc, đào sâu vào miền vô thức của con người Tiểu thuyết Nguyễn Bình

Phương có những khác lạ về kết cấu, cách xây dựng nhân vật, và đặc biệt là ở tổ

chức trần thuật

1.3 Với thể loại tiểu thuyết, tổ chức trần thuật, có thê xem là một trong những

yếu tô quan trọng nhất trong phương thức khai thác đời sống của nhà văn Trần thuật chi phối mạnh mẽ mạch vận động của tác phẩm, cùng bố cục, kết cấu tác phẩm, cho

ta thấy vị trí, góc nhìn của người trần thuật và mọi diễn biến tâm lí, hành động nhân

vật, diễn biến cốt truyện Nó cũng chính là yếu tố cơ bản thể hiện ý thức cách tân

thể loại của nhà văn Bởi vậy, t6 chức trần thuật được nhiều nhà phê bình tập trung nghiên cứu và trở thành con đường để giải mã giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm Bàn về tầm quan trọng của trần thuật, G N Pospelov - nhà nghiên cứu văn

học người Nga, đã cho rằng: “Đóng vai trò quyết định trong loại tác phẩm tự sự là

trần thuật” [16, tr.66]

Trong các gương mặt tiểu thuyết Việt Nam đương đại, bạn đọc đã khá quen

thuộc với nhà văn Nguyễn Bình Phương Nguyễn Bình Phương là một cây bút đã có nhiều thể nghiệm độc đáo, gặt hái được nhiều thành công trên cả hai phương điện nội

dung và hình thức nghệ thuật, góp phần vào công cuộc đổi mới tiểu thuyết Việt Nam

đương đại Tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du, Nguyễn Bình Phương bắt đầu vào

nghề từ năm 1986 Những nỗ lực đổi mới, cách tân của nhà văn được ghi nhận qua một

loạt những tiểu thuyết: Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi văng

(1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thúy (2004), Ngôi (2006) Đó đều là những tác

phẩm thể hiện một lối viết rất mới lạ, mở ra một hướng tiếp cận mới cho bạn đọc

Thoạt kỳ thúy là một trong những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu đã góp phan tao nên vị trí và những đánh giá cao của giới nghiên cứu, của bạn đọc dành cho Nguyễn

Binh Phương Đây là một tiểu thuyết có dung lượng ngắn nhưng đẳng sau số lượng

câu chữ không nhiều ấy chất chứa bao bí ân, huyễn hoặc, thậm chí khó hiểu đối với

bạn đọc Nhà phê bình Thụy Khuê trong bài viết: “Thoạt kỳ thủy trong vùng đất

Trang 8

Cam Cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương ” đã nhận xét: “Thoạt kỳ thủy là một cuon tiểu thuyết khác thường, khó đọc, bởi lỗi hành văn và cấu trúc truyện rất lạ,

7 kb

một thứ “thoạt kỳ thủy” trong văn chương mang dấu ấn sáng tạo” Quả vậy, trong tiêu thuyết này, Nguyễn Bình Phương đã thê hiện tài năng của một nét bút đầy biến hóa, đào sâu vào miền vô thức của con người bằng một nghệ thuật trần thuật linh hoạt và sáng tạo

1.4 Khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết, tác giả khóa luận sẽ ổi sâu tìm hiểu vấn đề này qua việc lựa chọn đề tài: “Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương” Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận muốn cập nhât thông tin trong nhà trường ĐHSP về một

hiện tượng văn xuôi đang được đông đảo bạn đọc quan tâm và qua đó góp phần khắc

phục một phần sự chia cắt giữa văn học nhà trường với đời sống văn học đương đại

phức tạp luôn đặt ra nhiều thách thức mới cho người nghiên cứu Đồng thời, thực

hiện đề tài này cũng là dịp để người viết học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng nghiên

cứu cả về thao tác lẫn thư duy trong phân tích tác phẩm văn học, từ đó, góp phần phục vụ đắc lực cho công việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu văn học sau này

2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

Nguyễn Bình Phương xuất hiện trên văn đàn với tư cách không chỉ là một

nhà thơ, mà ông còn là một nhà văn tài năng ở các thể loại như: truyện ngắn, tản

văn, và đặc biệt đáng chú ý ở lĩnh vực tiêu thuyết Chính ở địa hạt tiêu thuyết mà

tên tuôi của nhà văn trở nên quen thuộc trong đời sống văn học Việt Nam đương đại Sáng tác của Nguyễn Bình Phương ngay từ khi ra đời đã gây xôn xao dư luận

và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình nghiên cứu khoa học

1.2.1 Tình hình nghiên cứu chung về Nguyễn Bình Phương

Các bài báo viết về Nguyễn Bình Phương khá nhiều từ báo mạng đến báo viết, chang han được giới thiệu qua các báo: Pháp luật, Văn hóa, Văn nghệ trẻ, ; trên các trang Webside: http://www.evan.com.vn; http://www.tienve.org; ; bên cạnh đó còn có các bài báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn cao học Ngữ văn

Trang 9

Trong số các bài báo viết về Nguyễn Bình Phương, đáng chú ý ta có thể kể

đến như: Một số đặc điểm nồi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, bài của tác giả Trương Thị Ngọc Hân được đăng tải trên webside http://www.tienve.org Bài viết đã chỉ ra những đặc điểm nỗi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương: cách lựa chọn hiện thực là những mảng tự sự phân mảnh, sử dụng kết cấu xoắn ghép nhiều mạch truyện song song, sử dụng đan cài các yếu tố kỳ ảo Đánh giá của tác giả bài viết sẽ là những gợi ý quan trọng cho người nghiên cứu sau này

Hay có thể kể đến bài báo của tác giả Phạm Xuân Thạch đăng trên báo Văn nghé sé

ra ngày 25/11/2006 cho rằng Ngồi “là một tiểu thuyết bắt người ta suy nghĩ và làm điều ấy, nó xứng đáng là một tiêu thuyết và là một tiểu thuyết xuất sắc”

Đoàn Minh Tâm trên báo Văn nghệ trẻ số ra ngày 14/1/2007 với bài:

“Những đặc trưng của bút pháp huyền áo trong tiểu thuyết Ngôi ” đã khái quát bút pháp của Nguyễn Bình Phương trong tiểu thuyết này ở ba dạng: bút pháp huyền ảo

phi lí của Kafka, bút pháp huyền ảo siêu nhiên và huyền ảo tâm lí Qua đó giúp

chúng ta thấy được những ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đậm nét trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương nói

riêng và trong sáng tác văn chương nói chung

Trên Webside htíp://chimviet.Ír.Íree và trên trang web cá nhân của Thụy

Khuê (http://thuykhe.fr.free) cũng đã đăng tải khá nhiều các bài nghiên cứu về tiểu

thuyết của Nguyễn Bình Phương như: Những yếu tổ tiểu thuyết mới trong tác phẩm

Trí nhớ suy tàn, Khuynh hướng hiện thực huyén ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ

chết già, Tính chất hiện thực linh ảo âm dương trong tiểu thuyết Người đi vắng, Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngôi, Những bài viết

này đã chỉ ra nét nỗi bật nhất trong từng tác phẩm của Nguyễn Bình Phương Mỗi

bài viết là những nhận xét, đánh giá xác đáng, là những phát hiện có tính chất gợi

mở cho những người nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương

Một số bài viết đã đưa ra nhận định chung hoặc tìm hiểu những nét độc đáo ở các phương diện khác nhau như: hiện thực, vô thức, ý thức, bản năng, tâm linh, giác mơ, trong từng tiểu thuyết cụ thê của Nguyễn Bình Phương như:

Trang 10

Tác giả Nguyễn Chí Hoan có bài: “N#ững hành trình qua trồng rỗng” đã

quan tâm đến vấn để kĩ thuật trong tiểu thuyết Ngồi ở lỗi kết câu lập thể, kết cấu thời

gian đồng nhận, lỗi hành văn với sự giản yếu của các câu văn Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng với bài: “Người di vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương? Hay nỗi cô đơn của tiểu

thuyết cuối thể kỷ” đã có phát hiện “nhân vật của Nguyễn Bình Phương giấu kín

những ám ảnh của mình và sống với nó” Tác giả Phùng Gia Thế cũng có sự quan

tâm đáng kể đến tiểu thuyết của Nguyé Binh Phuong với các bài tiêu biểu như: “Cảm

nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, “Cảm quan đời sống và những cách tân

nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, “Những dấu hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” Ngoài ra có thể kê đến tác giả Hoàng

Nguyên Vũ với bài: “Một lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương”; Doan Cam Thi voi

“Người đàn bà năm: từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc “Người đi vắng” cúa Nguyễn Bình Phương”; “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương” của Hoàng Thùy Linh; “Tiểu thuyết hiện đại - Sự hội ngộ các t†w đuy tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương ” của Nguyễn Phước Bảo Nhân;

La mot cây bút trẻ trên văn đàn văn học Việt Nam đương đại nhưng Nguyễn Bình Phương đã sớm tạo ra một sức hút đối với các sinh viên chuyên ngành, những bạn đọc chuyên nghiệp, những nhà nghiên cứu, Có thể kể đến luận văn thạc sĩ của

Hồ Thị Bích Ngọc với đề tài “Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiêm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết”, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2008 Hay

các luận văn như: “Khuynh bướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn

Bình Phương” của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyễn khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; “Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của

Nguyễn Bình Phương” của Vũ Thị Phương; Nguyễn Thị Phương Diệp với khóa

luận tốt nghiệp “Yếu tổ kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” và luận văn thạc sĩ “Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” tất cả đều đi sâu khai thác những đôi mới, cách tân sáng tạo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Ngoài ra, có rất nhiều công trình khoa học không lấy tiêu thuyết của Nguyễn Bình Phương làm đối tượng nghiên cứu duy nhất nhưng nhìn chung, đa số các công

Trang 11

trình nghiên cứu về tiêu thuyết Việt Nam giai đoạn từ cuối những năm 90 của thế kỉ

trước đến những năm đầu thế ki XXI đều ít nhiều khảo sát các tiêu thuyết của nhà

văn này Chẳng hạn, Hoàng Cẩm Giang trong luận văn thạc sĩ (Đại học Quốc gia

Hà Nội): “Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thé kỷ XXI” đã phát hiện ra

kiểu nhân vật ký hiệu - biểu tượng, nhân vật biến mất trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương; Phùng Phương Nga với “Nhận điện thi pháp thể loại tiểu thuyết mới

ở Việt Nam sau 1990”; “Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam

đương đại (giai đoạn 1986 - 2006)” của Mai Hải Oanh; “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI” của Cao Thị Hà; Bùi Thanh Truyền “Yếu tổ kì ảo trong

văn xuôi đương đại Việt Nam”; Tất cả đều khảo sát tương đối nhiều trên tác

phẩm của Nguyễn Bình Phương Điều đó cho thấy những ảnh hưởng đậm nét của

Nguyễn Bình Phương đối với văn học đương đại

1.2.2 Tình hình nghiên cứu tiêu thuyết “Thoạt kỳ thủy” của Nguyễn Bình Phương

Là một trong số những tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Bình Phương, Thoạt

kỳ thủy đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, đáng chú

ý nhất có thể kê đến một số công trình như:

Nhà phê bình Thụy Khué trong bai “Thoat ki thiy trong vung dat Cam Cam

hoang vu của Nguyễn Bình Phương” đã nêu lên cảm nhận của mình về mặt nội

dung và hình thức của cuốn tiểu thuyết Về nội dung: “Thoạf kỳ thủy là một bài thơ

đâm máu và nước mắt, đẫm tang thương, đây huyễn hoặc, viết về hành trình của

một cộng đồng, dù đã nửa phần điên loạn, vẫn không biết mình đang đi dân đến

toàn phần điên loạn” Về hình thức nghệ thuật: “Thoạt kỳ thủy là cuốn tiểu thuyết khác thường, khó đọc bởi lỗi hành văn và cấu trúc truyện rất lạ Đây không phái

là trang viết truyền thống vì vậy can cách đọc không truyền thống Những yếu tổ vừa kịch, vừa phi kịch, vừa thơ, vừa phi thơ là những mấu chốt cấu trúc tiểu thuyết” Với Thoạt kỳ thúy, Thụy Khuê cho rằng cần tập trung khám phá sự giao

thoa của các thể loại kịch, thơ, tiểu thuyết trong tác phẩm này

Doan Cam Thi trong bài “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương) ” đã đưa ra những bình luận sâu sắc về đời sống bản

Trang 12

năng vô thức trong tiểu thuyết của nhà văn Bà cho rằng: “Vô (hức chiếm vị trí

trọng tâm trong Thoạt kỳ thủy, được diễn tả trong một văn phong chậm, ngẵn, chính xác, phản anh mot tu duy đang khảo sát, chiêm nghiệm Đặc biệt, nó được xem xét trong môi quan hệ với điên và mộng, là hai trạng thái trong đó vô thức hoạt động tích cực nhất, và lại khá gan nhau”

Nguyễn Chí Hoan trong bài viết “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thủy” đã khẳng định “Nguyễn Bình Phương là nhà văn Việt

Nam đã đây cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất” Trên tạp chí Nghiên cứu văn học, tác

giả Đoàn Ánh Dương có bài: “Nguyễn Bình Phương - Lục đầu giang tiểu thuyết”, tác giả đã đánh giá cao Thoạt kỳ thủy và xem tác phẩm “xứng đáng được coi là đính cao nhất, sự hội fụ trọn vẹn và sung mãn của bút lực tiểu thuyết Nguyễn Bình

Phương” Bài viết có khen có chê và có những đánh giá khá khách quan về tiểu

thuyết Nguyễn Bình Phương Tác giả Hoàng Đăng Khoa có bài “Cõi nhân sinh nhàu nát trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương” đã nhận định: “Thoạt kỳ thúy là

thế giới của những con người vô trách nhiệm, u tôi bản năng với những dục vọng không được kiểm chế, bung phát thành những hành động phi lí trí, phi nhân tính ° Hay trong bài tiểu luận “7? khai mở kiến trúc hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thoạt

kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương”, Hoàng Đăng Khoa cũng đã đưa ra phát hiện:

“Với Thoạt kì thủy, bằng lỗi viết “đa thanh”, Nguyễn Bình Phương còn để cho nhân vật của mình hôn nhiên giải thiêng, hạ bệ những gì mà nhiều người nhầm

tưởng là thiêng liêng, cao quý” Tạp chí Sông Hương - số 307 (T.09-14) cũng đăng

tải bài viết của Phạm Tấn Xuân Cao “Thoạt kỳ thủy dưới góc nhìn tâm thức hiện

sinh” với nhận định: “7Thoạt kì thủy là một hành trình cua su day doa, nhung no

cũng có thể lại là một hành trình để thức tỉnh những con người, những thân phận rẻ

rung trắnh sa vào chốn ái hoang vu bất tận của nhân quan”

Hoàng Thị Quỳnh Nga trong Báo cáo khoa học năm 2004, đã tìm hiểu phương diện “Lời câm cúa nhân vật Tính trong tiểu thuyết Thoat kỳ thủy” Nội dung lời câm của nhân vật chính là những ám ảnh của bạo lực, cái chết, của máu và của trăng Hình thức của lời câm là ngôn ngữ chắp dính, sự phá vỡ quan hệ logic

Trang 13

giữa các câu: câu ngắn, câu đặc biệt, câu bị khuyết thành phần hoặc không theo một

trật tự nào

Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu trên, các nhà phê bình đã chỉ ra giá trị tác pham Thoat ky thuy của Nguyễn Bình Phương, những đổi mới cách tân của ông đối với tiểu thuyết đương đại Việt Nam, trong đó, ít nhiều đã động chạm đến nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của ông Tuy nhiên, chưa có một công

trình nào tìm hiểu về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của

Nguyễn Bình Phương một cách toàn diện, triệt để với tư cách một yếu tố cấu trúc Bởi lẽ đó, trên cơ sở gợi ý của những người đi trước, tác giả khóa luận muốn đi sâu tìm hiểu “Tổ chức trấn thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương” đề

có thể hiểu sâu hơn những tìm tòi cách tân nghệ thuật của nhà văn đối với văn học đương đại Việt Nam; đồng thời bố sung thêm những vấn đề còn bỏ ngỏ, từ đó đề xuất một hướng tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Bình Phương từ phương điện trần thuật

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.1 Tìm hiểu những lí luận cơ bản về tổ chức trần thuật trong tác phẩm tự

sự nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng

3.2.2 Chỉ ra những nét độc đáo trong nghệ thuật trần thuật và hiệu quả nghệ thuật của những sáng tạo đó đối với việc biểu đạt nội dung của tác phẩm

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thúy của Nguyễn Bình Phương

Trang 14

4.2 Phạm vị nghiên cứu

Tiểu thuyết Thoạ¿ kỳ thúy của Nguyễn Bình Phương do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2004

5 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận sử dụng những phương pháp chính sau:

5.1 Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống

5.2 Phương pháp lịch sử - phát sinh

5.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp

5.4 Phương pháp so sánh - đối chiếu

6 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận đi sâu khám phá tiêu thuyết từ phương diện trần thuật nhằm hệ thông hóa kiến thức về tổ chức trần thuật với tư cách một thuật ngữ khoa học; nêu bật những đặc điểm của tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết 7Thoạt kỳ thủy của

Nguyễn Bình Phương; đồng thời, chỉ ra vai trò quan trọng của trần thuật đối với

việc hình thành cá tính sáng tạo của Nguyễn Bình Phương

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa

luận được triển khai cụ thể thành ba chương:

Chương 1: Những vấn dé chung về trần thuật học

Chương 2: Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tiêu thuyết Thogf

ky thiy của Nguyễn Bình Phương

Chương 3: Phương thức và kĩ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Thoạf kỳ thủy

của Nguyễn Bình Phương.

Trang 15

NOI DUNG Chương 1 NHUNG VAN DE CHUNG VE TRAN THUAT HOC

1.1 Khái niệm trần thuật

Trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc trưng của loại tác phẩm tự sự, đặc biệt là tiểu thuyết Trần thuật là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng

trong việc tạo ra tính hấp dẫn, tạo ra cái “ma lực” của tác phẩm ngôn từ vừa ở chiều

sâu, vừa ở mặt cụ thể cảm tính Xét về mặt thuật ngữ, trần thuật là yếu tô được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra những cách hiểu khác nhau Có thể kể đến

một số ý kiến tiêu biểu:

Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn

Khắc Phi (đồng chủ biên): Trần thuật là “Phương điện cơ bản của phương thức tự

sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết mình, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định Vai trò của trần

nghiên cứu văn bọc ở Việt Nam” cho tằng: “Trân thuật (narration) chỉ phương

thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại văn học tự sự (tương tự

tram tư/ meditation/ đặc trưng cho văn học trữ tình, đối thoại đặc trưng cho văn học kịch) ( ) Thực chất hoạt động tran thuật là kế, là thuật, là cái được kế, được thuật, trong tác phẩm văn học là chuyện ” [2, tr 146 - 147]

Hay trong cuốn 750 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân cũng đưa ra

khái niệm trần thuật: “Trần thuật là phương thức chủ yếu để cấu tạo các tác phẩm

tự sự hay của người kể chuyện, tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ lời nói trực tiếp của các nhân vá” [1, tr 325]

Cùng với quan điểm này là định nghĩa trong Giáo trình Lí luận văn học do

GS Phuong Luu chi biên đã đưa ra cách hiểu về khái niệm trần thuật tương đối

10

Trang 16

thống nhất với cách hiểu trên: “Trần thuật là kể, thuyết mình, giới thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh trong truyện Trân thuật là hành vi ngôn ngữ kế, thuật, miêu

tả sự kiện, nhân vật theo một trình tự nhất định” [13, tr.19]

Trần thuật (narration), xét về mặt thuật ngữ, còn có tên gọi khác là kế chuyện hay tự sự Gắn với những cách gọi này có một số quan điểm như sau:

Nhà giải cấu trúc nguoi Mi, J.H Miller da noi: “Tu sw la cach để ta đưa các

sự việc vào mỘit trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng ta có được ý nghĩa Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố” [17, tr.12]

Khi bàn về kể chuyện, J.Linvelt cũng cho rằng: “Kể là một hành vi trần thuật, và theo nghĩa rộng là cả một tình thể hư cấu bao gốm cả người trần thuật và Hgười kể ” [21, tr 31 - 32]

Trong bài “Các nhà văn Việt Nam nứa đầu thế kỉ XX nói về văn tự sự”, Nguyễn Nghĩa Trọng đã đưa ra nhận xét: “Theo quan niệm xa xưa, ở Trung Quốc, Việt Nam, tự sự là phô bày sự thực, miêu tả trực tiếp một đối tượng nào đó (Sự việc, cảnh tượng, tình cảm ) bằng vấn fhơ ” [14, tr 306]

Tóm lại, từ những quan điểm trên, chúng ta nhận thấy: Trần thuật thực chất

là hành vi ngôn ngữ kẻ, thuật, miêu tả sự kiện, nhân vật theo một thứ tự nhất định, một cách nhìn nào đó Đây là yếu tố được sử dụng phổ biến trong các loại thể văn học, song ở loại tác phẩm tự sự, nó trở thành một tiêu điểm, một nguyên tắc chủ yếu

để xây dựng thế giới nghệ thuật Nó không chỉ là yếu tố liên kết, dẫn dắt câu chuyện

mà còn là bản thân của câu chuyện Khi cốt truyện không còn đóng vai trò nòng cốt,

nhân vật bị xóa mờ đường viền cụ thể thì yếu tố trần thuật là chìa khóa mở ra những

cánh cửa của tác phẩm

Bên cạnh đó, thực tiễn văn học cũng cho thấy, nghệ thuật trần thuật là một trong những yếu tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn Đối với người

nghệ sĩ tài năng, nghệ thuật trần thuật ở mỗi tác phẩm luôn có sự tìm tòi và biến hóa

linh hoạt Sáng tạo văn học luôn đồng hành với sự sáng tạo “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao) Sự thành công về phương

diện trân thuật là yêu tô kết đọng tài nghệ của mỗi người câm bút Bởi vậy, tìm hiểu

11

Ngày đăng: 08/08/2016, 01:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w