Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 45)

8. Bố cục của khóa luận

3.1.Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết

Văn chƣơng là nghệ thuật ngôn từ. Có lẽ vì vậy mà ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong văn học nói chung trong tiểu thuyết nói riêng. Ngôn ngữ là chất liệu là phƣơng tiện mang tính chất đặc trƣng của văn học. Đối với văn chƣơng ngôn ngữ không chỉ là cái vỏ của tư duy mà còn là tài năng cá tính và quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm tiếp xúc với ngƣời đọc. Ngôn ngữ chính là yếu tố vật chất hóa, cụ thể hóa cho chủ đề, tƣ tƣởng, cốt truyện là phƣơng tiện bộc lộ tính cách, tâm trạng, tâm lý… của nhân vật.

Đặc trƣng của ngôn ngữ tiểu thuyết nhƣ Bakhtin nhận định, vốn có “tính phức âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến là các hình thức kết cấu lai tạo rất đa dạng và bao giờ cũng đƣợc đối thoại hóa ở mức độ này hay mức độ khác”. Song mức độ “đối thoại” đến đâu lại phụ thuộc vào từng khuynh hƣớng tiểu thuyết, từng giai đoạn tiểu thuyết và từng chủ thể riêng biệt. Trong tiểu thuyết không đơn giản là chuyện ngƣời này đối thoại với ngƣời kia. Tính đối thoại trong tiểu thuyết đƣợc thể hiện trên nhiều cấp độ: đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại trong độc thoại, đối thoại giữa các chiều văn hóa, sự đa nghĩa trong các diễn ngôn nghệ thuật.

Ở cấp độ nhân vật, mỗi nhân vật là một tiếng nói, một chủ thể độc lập, bình đẳng với tác giả. Điều đáng nhấn mạnh ở đây, không phải là những đối thoại thông thƣờng mà là đối thoại về tƣ tƣởng, về ngữ nghĩa, về quan điểm nằm trong chính phát ngôn của họ. Bakhtin viết: “Chính sự định hƣớng đối thoại của lời nói con ngƣời giữa những lời nói của ngƣời khác (với tất cả mọi mức độ tính chất xa lạ) tạo cho ngôn từ những khả năng nghệ thuật mới và cốt

yếu, tạo nên tính văn xuôi nghệ thuật đặc thù mà biểu hiện đầy đủ nhất và sâu sắc nhất là ở trong tiểu thuyết”.

Bƣớc vào thế giới nghệ thuật là bƣớc vào thế giới của ngôn ngữ chứ không phải bƣớc vào hiện thực của khách quan hay miếu thờ của lịch sử. Ngôn ngữ từ xƣa tới nay vẫn đƣợc xem là công cụ, là chất liệu, là phƣơng tiện biểu hiện mang tính đặc trƣng của văn học. Macxim Gorki khẳng định: “ Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”.

Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Ngƣời nghệ sĩ không thể nói đƣợc điều gì nếu không có ngôn ngữ. Tuy nhiên, cũng cần phải lƣu ý một điều, ngôn ngữ văn học không phải là bản sao của ngôn ngữ đời sống. Ngôn ngữ văn học là hình thái hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mĩ và giao tiếp nghệ thuật. Do đó nó có tính thẩm mĩ và tính hình tƣợng rõ rệt. Một nhà văn lớn bao giờ cũng là những bậc thầy về ngôn ngữ. Xây dựng cho mình một hệ thống ngôn ngữ đặc trƣng là ƣớc mơ của tất cả những ngƣời cầm bút. Bởi ngôn ngữ không chỉ là chất liệu tạo nên tác phẩm mà nó còn là cánh cửa đầu tiên chúng ta cần mở và phải mở để bƣớc chân vào thế giới nghệ thuật. Nhƣ vậy, hai công việc quan trọng nhất gắn bó với sự ra đời và trƣờng tồn của tác phẩm là xây dựng tác phẩm và khám phá tác phẩm đều không thể tách rời ngôn ngữ. Có lẽ vì thế mà nhiều ngƣời nói : Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Bất cứ một nhà văn nào cũng cần ý thức đƣợc ngôn ngữ có vai trò quan trọng nhƣ thế nào đối với tác phẩm nghệ thuật.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 45)