Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 49)

8. Bố cục của khóa luận

3.2.3. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại

Đối thoại và độc thoại là ngôn ngữ để nhân vật bộc lộ cá tính và tâm lý của mình. Nếu đối thoại là ngôn ngữ hƣớng ra bên ngoài thì độc thoại là ngôn

ngữ hƣớng tới chính bản thân nhân vật. Trong các tiểu thuyết hiện đại nhân vật ít đối thoại mà chuyển sang độc thoại nhiều hơn. Một phần do trạng thái cô đơn của nhân vật, khả năng giao tiếp bị hạn chế dù có khát vọng giao tiếp với những ngƣời xung quanh. Một phần do nhà văn lựa chọn các kỹ thuật của dòng ý thức nên đối thoại vì thế cũng giảm đi ít nhiều. Trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng chúng ta nhận thấy đối thoại không nhiều và nhiều khi dƣới hình thức đối thoại nhƣng ngôn ngữ lại đậm chất độc thoại hƣớng tới chính bản thân hơn là tìm kiếm sự trả lời từ ngƣời đối diện. Xu hƣớng đối thoại một chiều, tuỳ hứng, coi nhƣ chỉ có một đối tƣợng giao tiếp chỉ là biểu hiện của tiềm thức trở về. Lại có lúc, đối thoại hai chiều, có ngƣời hỏi có ngƣời đáp nhƣng mỗi ngƣời theo đuổi một dòng tâm tƣ, suy nghĩ riêng, hỏi và trả lời không ăn khớp với nhau, tiêu biểu là nhƣng cuộc đối thoại giữa Tính và Hƣng:

- Anh Hƣng đấy à. Sao lại ở đấy? - Chả biết nữa.

- Ăn sáng chƣa? - Đêm.

- Ừ. Đêm dài quá đi mất. Em đói? - Rán trăng lên mà ăn.

- Ừ, rán trăng, rán trăng![26, tr.38]

Ngôn ngữ của ngƣời điên khó đoán định, những dòng mạch miên man, vô định cứ chảy trôi theo những hƣớng khác nhau. Những ý nghĩ của Tính, Hƣng về những sự việc khác nhau cứ thế tàn theo lời nói, theo vô thức mà họ không biết mình đang nói gì.

Nguyễn Bình Phƣơng đã khai thác tối đa ngôn ngữ vô thức để xây dựng những đoạn đối thoại. Là hội thoại của hai nhân vật nhƣng nó rời rạc, không logic và ăn nhập với nhau. Ngôn ngữ đối thoại trong Thoạt kỳ thủy mang âm

hƣởng của ngôn ngữ độc thoại nhiều hơn. Và ngôn ngữ độc thoại đƣợc đẩy lên tới đỉnh cao của cái vô thức:

“Biết nó là trăng, trăng xanh đen, rỗ chi chít. Mặt trăng nằm trên cỏ, hơi vòng ở giữa làm các ngọn cỏ run lên. Run lên run lên. Mắt chó vàng nhƣ trăng. Những con kiến kềnh càng đã tràn đến, bu quanh mặt trăng. Anh Hƣng bảo đói thì rán trăng mà ăn”[21, tr.42].

Có thể thấy ngôn ngữ của Tính mang màu sắc khác biệt đó không chỉ là ngôn ngữ ở trạng thái vô thức mà còn là ngôn ngữ của một ngƣời điên. Trong ngôn ngữ của Tính có cái gì đó bất bình thƣờng, ma quái, thiếu rành mạch. Thông qua ngôn ngữ độc thoại, Nguyên Bình Phƣơng đã khắc họa rõ nét sự bất bình thƣờng trong con ngƣời, tâm lý và tính cách của Tính.

KẾT LUẬN

Văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới là giai đoạn văn học đầy sôi động. Đó là giai đoạn tiểu thuyết Việt Nam đạt đƣợc nhiều thành tựu trên nhiều phƣơng diện, trong đó Nguyễn Bình Phƣơng đƣợc xem là trƣờng hợp điển hình.

Vận dụng cơ sở lý thuyết văn học để tìm hiểu đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng, chúng

tôi có một số kết luận nhƣ sau:

1. Thế giới nghệ thuật là một phạm trù rộng bao gồm nhiều yếu tố. Trong giới hạn khóa luận này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố cấu trúc của nó nhƣ: thế giới nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ. Có thể khái quát thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy nhƣ sau:

1.1. Về thế giới nhân vật: Nguyễn Bình Phƣơng đã xây dựng thành công kiểu nhân vật nhƣ: nhân vật ngƣời điên, nhân vật đám đông, nhân vật mờ ảo và nhân vật mang vết tích nguyên thủy. Họ đều là những ngƣời sống quẩn quanh, tù túng ở làng quê của mình, đang dần bị tha hóa và mất dần nhân tính. Từ những nhân vật đó nhà văn đƣa tới cho ngƣời đọc những suy ngẫm về xã hội thực tại đó là sự cảm thông, chia sẻ với những con ngƣời bất hạnh trong xã hội.

1.2. Về thời gian, không gian nghệ thuật: Nhà văn đã có nhiều cách

tân độc đáo, mới mẻ, thiên về không gian, thời gian tâm lý đậm chất kỳ ảo. Đó là không gian thực nơi làng quê nhƣng trên cái nền không gian thực đó nhà văn lại rất thành công trong việc tạo ra một không gian đa chiều kỳ ảo cho tiểu thuyết của mình.

Bên cạnh sử dụng thời gian tuyến tính nhƣ trong văn học truyền thống Nguyễn Bình Phƣơng còn phi tuyến tính thời gian, có xu hƣớng làm mờ hóa

thời gian bằng các thủ pháp khác nhau, kì ảo hóa thời gian thực. Từ đó nhà văn có cái nhìn đa chiều nhiều khía cạnh của cuộc sống. Ngòi bút nhà văn thể hiện sự linh hoạt, sắc bén khi mở rộng biên độ thời gian, không gian phù hợp với tâm trạng con ngƣời.

1.3.Về ngôn ngữ: Nguyễn Bình Phƣơng sử dụng ngôn ngữ gián đoạn, đứt nối; ngôn ngữ điện ảnh và ngôn ngữ đối thoại, độc thoại. Với cách sử dụng ngôn ngữ này đã góp phần thể hiện thế giới vô thức của nhân vật tạo sự độc đáo cho tác phẩm.

2. Bằng một lối đi riêng, Nguyễn Bình Phƣơng đã tao ra dấu ấn riêng biệt trong lòng bạn đọc. Nhà văn đã có những cách tân độc đáo cho riêng mình chúng ta tin rằng nhà văn còn đạt đƣợc nhiều thành công hơn nữa với các tác phẩm ra đời tiếp theo.

3. Nghiên cứu đề tài: “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng” là một việc làm thiết thực. Qua đó thấy đƣợc

những đổi mới của nhà văn so với văn học truyền thống đồng thời khởi động những đóng góp của nhà văn trên hành trình văn học Việt Nam đƣơng đại.

Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, đánh giá của những ngƣời đi trƣớc khóa luận của chúng tôi bƣớc đầu đi sâu tìm tòi, phát hiện đặc trƣng thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của riêng mình. Dù có cố gắng song khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Thị Lan Anh (2008), Nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội II.

2.Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008), “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương”, http://doan,edu.vn/do-an/yeu-to-ky-ao-trong-tieu-thuyet- nguyen-bình-phuong-3873.

3.Thái Phan Vàng Anh (2009), “Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế(54), tr. 5-15.

4.Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án tiến sĩ khoa học, Trƣờng Đại Học Sƣ phạm Hà Nội. 5.Nguyễn Thị Bình, “Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần

đây”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 11/2005.

6.M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn.

7.Nguyễn Thị Phƣơng Diệp (2010), Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn văn Hà Nội, 2010.

8. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục.

9. Hoàng Cẩm Giàng, Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Thu Huyền, Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, năm 2012.

12. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Đà Nẵng.

13. Đ. X. Li - kha -chop (1989), Thời gian nghệ thuật của tác phẩm văn học ( La Khắc Hòa dịch), Tạp chí Văn học (3), tr. 60-65.

14. Phƣơng Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học Phương Tây thế kỷ XX, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Phƣơng Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Sƣ Phạm Hà Nội.

16. Phƣơng Lựu (chủ biên cùng Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình, 2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

17. Hoàng Thị Thùy Linh (2012), “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng”, http://ussh.vnu.edu.vn//ttlv-nghe-thuat-tu-su-trong-tieu- thuyet-nguyen-binh-phuong//6733.

18. Lê Thành Nghị (2003), “Văn học sáng tạo và tiếp nhận”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

19. Nguyễn Phƣớc Bảo Nhân (2008), “Tiểu thuyết hiện đại sự hội ngộ các tư duy tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, http://www.hopluu.nat.

20. Mai Hải Oanh (2009), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn 1986-2006, Nxb Hội nhà văn.

21. Nguyễn Bình Phƣơng (2005), Thoạt kỳ thủy, Nxb Văn học.

22. Vũ Thị Phƣơng, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. 23. Trần Đình Sử (chủ biên), Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc

Kiếm, Lê Lƣu Oanh (2009), Giáo trình Lý luận văn học, tập 2, Nxb Đại học Sƣ Phạm Hà Nội.

24. Phùng Gia Thế, “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, Báo Văn nghệ trẻ - Phần I, năm 2007.

25. Phùng Gia Thế, “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, Báo Văn nghệ - Phần II, năm 2007.

26. Phùng Gia Thế, Những dấu hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tạp chí khoa học Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội II, năm 2007.

27. Đoàn Cẩm Thi, “Sáng tạo văn học giữa mơ và điên (đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng)”, http://www.evan.

28. Cung Kim Tiến (1999), Từ điển triết học, Nxb Đà Nẵng.

29. Hoàng Nguyên Vũ (2006), “Một lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương”, http://nld.com.vn/169477pOc1020/mot-loi-di-rieng-cua-nguyen-binh-

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)