8. Bố cục của khóa luận
1.2.2. Nhân vật đám đông
Đám đông là hình ảnh của một tập thể trong đó tác giả không nhấn mạnh đến một con ngƣới cá nhân đơn lẻ nào mà muốn hƣớng tới tính chất chung của cả đám đông đó. Ngoài việc miêu tả rất thành công các nhân vật trung tâm với tính cách phức tạp thì Nguyễn Bỉnh Phƣơng cũng khá dụng công trong việc tạo ra một phông nền phù hợp đó chính là đám đông trong cộng đồng của nhân vật trung tâm.
Đám đông trong Thoạt kỳ thủy là những ngƣời điên, là một cộng đồng nhỏ bị tách kìa khỏi cuộc sống, lao động nhọc nhằn, cuộc sống nghèo khó. Họ cũng nhƣ ngƣời dân ở nhiều làng quê trên khắp đất nƣớc này thích bàn tán, buôn chuyện, quan tâm thái quá tới đời sống của ngƣời khác, lạc hậu, nghèo đói, ít học. Đám đông đó là những tập thể phong phú với những gƣơng mặt khác nhau. Đó là Phùng mang chút dáng dấp văn minh đến làng quê hẻo lánh,
dố còn là Hƣng một kiểu Chí Phèo thời hiện đại; là Hiền cô gái trong trẻo, hiền lành mang bi kịch của một loài hoa không bao giờ nở giũa cái tục tằn của không gian xung quanh; là bố mẹ Hiền; bố mẹ Tính những ngƣời lao động hiền lành nhƣng ông chồng nghiện rƣợu và bạo lực… Điều đặc biệt là họ ít ra khỏi môi trƣờng quen thuộc là ngôi làng nhỏ bé của mình. Họ nhƣ một đám ngƣời sống trong một ốc đảo cứ sống thầm lặng, nhẫn nại trong cái ốc đảo đó, cắn xé nhau vì những nhỏ mọn thƣờng ngày, tranh giành đƣa chuyện xong lại có một sợi dây ràng buộc sâu nặng để trở thành một khối.
Tính và một số nhân vật khác trong Thoạt kỳ thủy cũng bị hành hạ bởi đồng loại, những kẻ không thể kiểm soát nổi hành vi đầy bản năng. Bố của Tính là ông Phƣớc, một kẻ nghiện rƣợu nặng. Tính là nạn nhân của một số phận bi kịch theo đúng nghĩa từ nguyên. Anh ta bị bố đạp thốc tháo khi còn ở trong bụng mẹ. Một nhân vật khác, ông Khoa, chủ một gia đình công giáo duy nhất trong làng sống rất hiền lành, thế nhƣng cũng một số dân làng nghi ngờ là kẻ hiếu sát vì thờ phụng tƣợng chúa bị đóng đinh câu rút. Cuối truyện ông bị Tính đâm chết trong một cơn điên. Ông Phùng là một văn sĩ đi ở ẩn cũng bị nhiều ngƣời trong làng coi thƣờng, rẻ rúng và cuối bị Hƣng, một kẻ tâm thần do vết thƣơng trong chiến tranh bắn chết...
Sự phong phú của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng không chỉ gắn với cách viết. Ở đây ta còn thấy những số phận mất mát giữa sự phi lý và võ đoán từ đó kéo theo sự đa bội những cách đọc. Phải chăng tính cách bạo liệt của Tính dƣờng nhƣ gắn với số phận của một con cú trong ngày hạ chí? Con cú ấy, sinh vật câm lặng bí ẩn bị bắn hạ đã xuất hiện ngay từ những dòng mở đầu câu chuyện. Sau khi bị bắn nó trôi trên dòng sông, từ mƣời một giờ mƣời lăm tới mƣời hai giờ. Sau đó nó bay lên quắp theo cả một dòng sông giống nhƣ kéo một tấm vải. Đó cũng là thời điểm quyết định quyết định số phận của nó, cũng nhƣ của Tính (Tính giết ông Khoa rồi tự sát đúng vào thời khắc này). Có
thể thấy sự tƣơng thông giữa Tính và cú. Độc giả có cảm giác rằng cuộc đời của Tính thôi ra từ con cú đó hoặc ngƣợc lại. Nói một cách ẩn dụ, Tính là thuộc về cú hoặc là “con của cú”. Tính cũng là “con của chó”. Điệp khúc “mắt chó vàng nhƣ trăng” xuất hiện chín lần trong những dòng tâm tƣ lộn xộn, kỳ cục của Tính (đƣợc in nghiêng trong tác phẩm). Sự thấu cảm đặc biệt với một giống loài khác khiến Tính ngày càng khác biệt đồng loại. Ngay cả ngoại hình Tính cũng khác ngƣời: “Tai dài, lƣng dài, chân ngắn. Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt... Tiếng nói đục, đi nhƣ vƣợn, ngồi nhƣ gấu”. Ở Tính có sự hoang dã của động vật ăn thịt, đặc biệt hiếu sát. Tính thƣờng đâm chết lợn của ngƣời trong làng vào ban đêm, sau đó thì giết ngƣời không vì một lý do cụ thể. Tính là lý do để tác giả đặt tên cuốn tiểu thuyết là Thoạt kỳ Thủy, cái tên gợi đến một thủa ban đầu hỗn mang và hoang sơ. Trạng thái hỗn mang và hoang sơ đó thấm đẫm trong từng thế bào của Tính. Trạng thái này nếu đặt vào một không gian yên ả nào đó nó sẽ mang một vẻ đẹp sơ khai bí ẩn nhƣng trong không gian đầy u ám và hung hiểm nơi Tính sinh ra thì nó sẽ đƣợc chất thêm lên sự man rợ và tàn bạo.
Thế giới Thoạt kỳ thủy là thế giới của những con ngƣời vô trách nhiệm, u tối bản năng với những dục vọng không đƣợc kiềm chế, bung phát thành những hành động phi lý trí, phi nhân tính… Cả một thế giới thu nhỏ trong ngôi làng Linh Sơn cháy sôi lên bởi những bản năng tính dục, bản năng xâm hại, hủy diệt… (Cái nghề đập đá của làng nhƣ thể phần nào giúp con ngƣời ta giải tỏa cái ẩn ức xâm hại, hủy diệt kia. “Khi đập, bà Liên lẩm bẩm: “Chết cha mày, chết cha mày. Thằng già khốn kiếp!”. Đá vỡ đều hơn, chắc hơn”). Âm thanh tiếng đập đá, tiếng nổ mìn phá đá gầm rung núi Hột, bãi Nghiền Sàng… càng làm cho cái hoang sơ, man dã, ma quái, trống trơ tình ngƣời tăng thêm. “Không khí mù mịt, cuồn cuộn. Tiếng đập tràn lan khắp nơi. Khô khốc, lanh lảnh, triền miên bất tận”.
Khung cảnh chào đời của Tính đã đƣợc “lạ hóa” qua điểm nhìn của chính nhân vật: chỉ có tiếng chó sủa, tiếng gặm chén (cho đỡ nhớ rƣợu) của bố, ánh trăng nhƣ một hung thần…; không vành nôi, không câu hát, không háo hức đợi chờ của ngƣời bố (vì “thiếu đếch gì, còn khối!”). Những lạnh lẽo, sự đe dọa, cảnh khiếp sợ mà buổi lọt lòng Tính đã chứng kiến sẽ ám ảnh Tính, vây bủa cùng nhân vật suốt đời. Hơn ba mƣơi lần trong truyện nhắc đến nỗi ám ảnh của Tính qua câu văn tựa hồ câu thơ: “Mắt chó vàng nhƣ trăng”. Trăng trở thành hình ảnh phản truyền thống đắc địa, không còn thơ mộng, bao dung mà là biểu tƣợng của sức hủy diệt, đe dọa, vùi lấp và chứa cái lạnh lẽo, rên xiết bất tận. “Đêm. Tính không ngủ đƣợc vì trăng. Trăng làm Tính lạnh, càng bịt tai, co ngƣời, càng đau đớn khổ sở. Trăng rơi u u, miên man, rên xiết”.
Liền kề với trăng là hình tƣợng máu. Có thể nói, tác phẩm ngập trong sắc máu: máu đổ trong chiến tranh, máu trong câu chuyện “khoặp cổ” của Hƣng; máu từ cổ lợn “phun ra đỏ rực” dƣới bàn tay của ông Điện, ông Thụy, của Tính; máu từ miệng ông Xuân, cô Nheo thổ ra trƣớc khi chết; máu phun thành tia từ yết hầu thằng bé điên; máu trong giấc mơ bà Liên; máu rớm từ vú Hiền cà mạnh trên đá; máu nhuộm đỏ mặt Hƣng; máu trào từ cổ của ông Phùng, ông Khoa, Tính; máu từ trán con trâu khi núi Hột đổ; máu từ ngực con cú trên sông… Đặc biệt ám ảnh hơn cả là máu trong những cơn khát của Tính; giấc mơ nào của Tính cũng ít nhiều vấy máu, ngay cả trăng và đá cũng nhƣ thể tuôn máu. “Quả núi bị khoét vẹt một nửa, trông nhƣ cơ thể mất thịt, lộ ra màu trắng pha chút đỏ của máu”. “Mỗi hòn đá bị vỡ là máu túa ra”. “Gió thổi. Tảng đá nâu nổi gân hồng. Máu lênh láng tràn từ núi xuống dìm ngập đất”. Máu túa ra từ những vô thức bám lấy giấc mơ Tính làm cho màu sắc siêu thực, dị thƣờng, ảo giác của tác phẩm tăng lên.
Câu chuyện mà Tính say mê đầu đời không phải là một bài học, một truyện cổ tích mà là những chuyện “khoặp”, “cắn cổ” Mỹ, cảnh đốt trại tù
binh “lửa cao nhƣ cái lƣỡi, liếm từ bẹn đổ lên” của Hƣng, là cảnh Tây thu từng đống ngƣời chúng tàn sát “đem ra rừng lấp hờ. Tối hổ xuống bới lên ăn bằng hết. Chừa độc cái đầu” của ông Thụy… Vật mà Tính say mê đầu đời không phải là đồ chơi, cây bút mà là con dao chọc tiết lợn sáng quắc của ông Điện. Lời cổ súy đáng kể mà Tính lƣu tâm là “Mày sợ gì. Hồi ở chiến trƣờng tao giết ngƣời nhƣ ngóe” của Hƣng. Càng về sau, trang truyện càng dày đặc thêm những đoạn ghi lại những cơn mơ hỗn loạn của Tính và tác phẩm khép lại cũng bằng sự ghép nối những giấc mơ của nhân vật này. Sigmund Freud đã từng nói: “Giấc mơ là hình thức đã đƣợc sửa đổi của một biến cố vô thức và sự giải thích giấc mơ có mục đích tìm ra cái vô thức này”. Trong Thoạt kỳ thủy, giấc mơ là thấu kính nhiệm màu để Nguyễn Bình Phƣơng soi vào những biến động nơi tâm hồn nhân vật của mình. Tính ngày nay là sự phản chiếu mang tính nhân quả hành động của những con ngƣời mà căn nguyên từ thói bất nhân, vô trách nhiệm, sự u tối bản năng.
Với Thoạt kỳ thủy, bằng lối viết “đa thanh”, Nguyễn Bình Phƣơng còn để cho nhân vật của mình hồn nhiên giải thiêng, hạ bệ những gì đã đƣợc “mặc định” là thiêng liêng, cao quý. Chiến tranh, chính nghĩa cũng nhƣ phi nghĩa, chỉ là trò “khoặp”, “cắn cổ”, “chọc tiết” lẫn nhau. Chiến tranh là ngọn gió thổi bùng ngọn lửa bản năng thú tính, sức hủy diệt của ngọn lửa này là bất tận. Nhà văn là ngƣời lại có thể ăn thịt chó đã chôn dƣới hố (do anh bạn bộ đội đào ngũ bới lên) trong những ngày dài mòn mỏi chờ giải thƣởng. “Hai tiếng giải thƣởng thoát ra khỏi miệng làm ông Phùng mê đi. Ông Phùng cố lắc đầu cho tỉnh”. Chúa chỉ là “ngƣời chết treo”, là “thằng Mỹ nằm dạng chân dạng tay”, là “một ngƣời râu tóc màu vàng cởi trần, đóng khố”. Chúa nơi chiếc thánh giá lóe sáng rung rinh trên cổ ông Khoa cũng “bó tay” trong việc giúp ông, đứa con chuyên hành nghề hoạn lợn của mình, có thể tránh né lƣỡi dao sắc ngọt của tên khát máu…
Nhân vật đám đám đông là kiểu nhân vật đặc trƣng của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng đó là không gian gắn với môi trƣờng thành phố nhƣ trong tác phẩm Ngồi đám đông này là: Hùng, Nghĩa, Thúy, Nhung… Mỗi số phận đều ẩn chứa những câu chuyện: Hùng ngọng líu ngọng lô, luôn sợ ngƣời ta nghĩ mình nhà quê; Nghĩa một dân chơi thành phố với nhiều hành động bất cần, ngang tàn và cả hai nhân vật này đều không có một kết thúc có hậu; Nhung yêu Khẩn, đang trên hành thình tìm cha và mâu thuẫn với mẹ…Trong một đám đông mà nhà văn vẫn xây dựng đƣợc những chân dung khác thƣờng gây ấn tƣợng với bạn đọc. Mặt khác, đám đông này lại mang một đặc điểm chung đó là sự lạc hậu, thiếu học, trạng thái hỗn độn và kỳ ảo.
Có thể thấy rằng Nguyễn Bình Phƣơng đã có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng nhân vật, nhà văn đã sử dụng yếu tố kỳ ảo, huyền thoại làm chất liệu cho việc miêu tả nhân vật của mình. Nhà văn đã tạo nên những nhân vật có ngoại hình bất thƣờng từ đó góp phần thể hiện cái bất thƣờng về tâm lý. Những con ngƣời mà tác giả hƣớng tới là những con ngƣời đời thƣờng, khó phân biệt rạch ròi tốt xấu, các nhân vật đó không phải là nhân vật điển hình nhƣng vẫn phản ánh sâu sắc những vấn đề của xã hội.
Đọc tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng ta không khỏi âu lo về một xã hội đang bị tha hóa, bào mòn về nhân tính. Con ngƣời bị giam lỏng trong một không gian tù túng, trật hẹp, bởi tƣ tƣởng của chính mình. Những giá trị cá nhân không đƣợc phát huy mà bị những định kiến xã hội, hủ tục, lối sống đồng phục về tƣ tƣởng làm cho từng nhân vật đánh mất gƣơng mặt của chính mình. Thông qua các nhân vật nhà văn muốn phản ánh quá trình đi tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của các nhân vật. Khi nào con ngƣời còn ý thức đƣợc giá trị của bản thân, việc phải thoát khỏi cuộc sống tù túng, vô nghĩa, Khát khao thay đổi cuộc sống của chính mình thì khi ấy con ngƣời vẫn còn khả năng sống chứ không phải chỉ đơn thuần là tồn tại. Cũng chính vì vậy