Cấu trúc không gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 39)

8. Bố cục của khóa luận

2.1.2. Cấu trúc không gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy

Không gian chính trong nhiều tiểu thuyết Việt Nam là không gian phố, không gian làng, không gian miền núi… Các không gian này thƣờng gắn với đề tài tác phẩm. Không gian này tạo sự gần gũi, chân thực cho tác phẩm. Song bên cạnh cái thực của không gian thì các nhà văn cũng xây dựng cho một không gian kỳ ảo trong tác phẩm trong tác phẩm của mình.

Trong Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phƣơng vừa xây dựng một không gian thực, vừa xây dựng một không gian kỳ ảo.

2.1.2.1. Không gian thực

Không gian thực là kiểu không gian gắn với những địa danh thực, có thể xác định. Không gian gắn với những địa danh cụ thể đƣợc lặp đi, lặp lại khá nhiều trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng. Trong Thoạt kỳ thủy đó là những cái tên nhƣ: núi Hột, Linh Sơn gợi một ngôi làng rất thực giữa mảnh đất Thái Nguyên. Không gian làng là một không gian quen thuộc trong văn học cũng nhƣ trong tiềm thức của ngƣời Việt.

Câu chuyện và con ngƣời trong Thoạt kỳ thuỷ hiện lên trong một không gian lớn, bao trùm là Linh Sơn. Linh Sơn - cái tên địa danh có vẻ cụ thể, xác thực nhƣng lại mang tính chất phi xác thực, phi định danh. Linh Sơn là môi trƣờng tồn tại của các nhân vật - một môi trƣờng vừa hƣ vừa thực, hoang sơ, nguyên thuỷ. Linh Sơn vừa gợi một địa điểm của thực tại, một vùng đất nào đó trên đất nƣớc, vừa gợi một vùng đất hƣ vô của quá khứ xa xăm, ám ảnh. Nó là một xã hội khép kín, tù đọng, trói buộc con ngƣời. Linh Sơn xác thực bởi một không gian địa lý cụ thể: làng Linh Sơn, xã Linh Nham (Động Hỷ, Thái Nguyên) với những địa danh rõ ràng: Phù Liễu, xóm Soi, núi Hột, bãi Nghiền Sàng … Linh Sơn tồn tại nhƣ một không gian độc lập cô lẻ, tách biệt hoàn toàn với xã hội văn minh quanh mình, mang bóng dáng của thời kỳ nguyên thủy đang tan rã. Mọi dấu vết lịch sử hƣ ảo, chỉ chực bị xoá mờ, tan đi

Không gian trở đi trở lại trong tác phẩm đó là hình ảnh bóng tối. Bóng tối là không gian thuận lợi cho con ngƣời hành động. Ông Điện và Tính đi làm thịt lợn hành động dẫn dụ cho những tội ác sau này của Tính, trong thời điểm “tờ mờ sáng”. Sau này khi Tính châm lửa đốt nhà ông Điện cũng trong sự bao che đòng loá của màn đêm đen tối thâm u, với bóng đêm che chở. Tính nhƣ càng vô thức, dung cảm hơn trong hành động đốt nhà. Chỉ có trong màn đêm bao bọc, Tính mới liên tục thoả mãn niềm say mê huỷ hoại của mình - giết lợn để đƣợc nhìn thấy máu “đêm nào Tính cũng dậy đi. Cả xã chết lợn liên tục”. Tính huỷ diệt nhƣ một niềm đam mê cuồng loạn, điên cuồng ma quái mà không thể nào cƣỡng lại đƣợc. Bóng tối cũng là không gian đại diện cho linh hồn vô thức của môi trƣờng Linh Sơn. Linh Sơn không chỉ tồn tại cái vô thức bản năng trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời mà còn tồn tại cái vô thức đang xâm lấn trong từng âm thanh, màu sắc, chuyển động của tự nhiên. Cuộc đời Tính gắn liền, song hành với cuộc đời con cú mà con cú gắn với bóng đêm đầy ám ảnh, bóng đêm là môi trƣờng hoạt động của con cú. Cú là sứ giả của ban đêm biểu thị giá lạnh đêm tối, chết chóc. Từ đó nó gợi lên mối liên hệ mật thiết với yếu tố vô thức, bản năng. Cũng thời điểm Tính chết, linh hồn con cú bay lên, cái vô thức thất bại nhƣng không biến mất mà nhƣ đang lẩn quất chờ cơ hội tái sinh.

2.1.2.2. Không gian tâm lý

Không gian tâm lý là kiểu không gian đƣợc gợi mở từ những hồi ức và giấc mơ. Trong rất nhiều tiểu thuyết của mình Nguyễn Bỉnh Phƣơng đã khai thác những giấc mơ: Vào cõi, Người đi vắng, Ngồi, Những đứa trẻ chết già… Nó góp phần thể hiện nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau, làm chậm lại nhịp kể chuyện, tạo ra một không gian mới.

Tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy không phải là tác phẩm sử dụng nhiều giấc mơ nhất trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng nhƣng tần suất giấc

mơ lại xuất hiện nhiều hơn cả: Tính (7 lần), Hiền (4 lần), Bà Liên, Hƣng, mụ điên (1 lần). Ngoài những giấc mơ rải rác trong phần chuyện thì tác giả còn dùng hẳn phần phụ chú để ghi lại những giấc mơ của Tính và Hiền. Giấc mơ của Tính là một không gian phản chiếu không gian thực nhƣng thông qua vô thức của Tính. Trong giấc mơ Tính bộc lộ sự sợ hãi, nỗi ám ảnh của mình. Tính là một trong các nhân vật mơ nhiều nhất. Nếu các tác phẩm khác thƣờng sử dụng giấc mơ nhƣ một điềm báo, một dạng bộc lộ nội tâm thì Nguyễn Bình Phƣơng ngoài mục đích đó còn dùng nó nhƣ là một phƣơng thức dùng để kéo dãn thời gian, để nhân vật ngoài không gian chung còn có không gian riêng của mình.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)