Cấu trúc thời gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 42)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.2.Cấu trúc thời gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy

2.2.2.1. Thời gian sự kiện bị đảo lộn (phi tuyến tính hóa thời gian)

Thời gian đƣợc gợi lên trong truyện cũng là thời gian phi thực tế, vừa ám ảnh quá khứ, vừa là hiện tại tối tăm, lại vừa mờ mịt không báo trƣớc đƣợc tƣơng lai. Dƣờng nhƣ không gian hƣ ảo vô thức, hƣ ảnh là tiền đề đẩy ngƣời đọc vào vô thức thời gian, ban sơ, thoạt kỳ của nó, thời gian trong câu chuyện gắn với tƣ duy nguyên bản, tƣ duy thƣở ban đầu đầy ấu trĩ của con ngƣời thuở hồng hoang, nguyên thuỷ. Cũng nhƣ không gian, thời gian đƣợc chỉ ra, đƣợc gọi tên nhƣng vẫn mênh mang đẩy độc giả chơi vơi, chênh vênh vào một thuở xa xăm nào đó với: “trƣa vắng”, “sáng”, “hai tháng sau”, “mấy năm sau”, “khuya”, “tháng ấy”, “giữa tuần”, “chiều”… ngƣời đọc nhƣ bị đẩy vào một mê cung thời gian đơn giản mà đầy bí ẩn, phức tạp, không biết mình đang ở thời điểm đích thực nào. Thời gian tuyến tính, thời gian lịch sử bị phủ nhận hoàn toàn. Dòng mạch “sáng”, “trƣa”, “chiều”, “đêm” đƣợc lặp đi lặp lại nhƣ nhịp chảy đều đặn, liền mạch của cuộc sống chứ không phải của một ngày tháng năm cố định nào. Thời gian bị dòng vô thức đẩy trôi miên man, nhịp vô thức trong con ngƣời chi phối hoàn toàn. Chính vì thế, Nguyễn Bình Phƣơng

đã gọi tên thời gian trong tiểu thuyết thật đặc biệt “thời gian trắng”. Thời gian mờ ảo, vô định. Ba chữ “thời gian trắng” đƣợc đặt riêng, tách biệt hoàn toàn thành một đoạn, một chƣơng nhƣ khắc hoạ, nhấn mạnh sự dồn nén, bất lực của ý thức trƣớc dòng lịch sử. Thời gian lịch sử chỉ là giả, thực chất thời gian bị xáo trộn của vô thức, là cảm nhận tự do từ bên trong con ngƣời, nó tạo nên một môi trƣờng hoàn toàn nguyên sơ. Văn học tạo dựng không gian, thời gian chính là phông nền để con ngƣời có môi trƣờng xuất hiện, tồn tại. Nguyễn Bình Phƣơng cũng gần các nhà văn hiện thực khi nhìn nhận con ngƣời trong mối quan hệ tác động của hoàn cảnh song tác giả cũng đồng thời “phá hiện thực” khi xây dựng một hoàn cảnh sống phi thực về cả không gian và thời gian, hiện thực ở đây không đơn giản, một chiều nhƣ trƣớc đây nữa mà hiện thực đƣợc tái hiện trở nên độc đáo, đa chiều so với tiếp nhận của ngƣời đọc.

2.2.2.2. Thời gian đồng hiện (đồng hiện hóa thời gian)

Mở đầu Thoạt kỳ thủy là mốc thời gian chính xác “Mƣời một giờ mƣời lăm” và kết thúc là “mƣời hai giờ” gắn với câu chuyện về con cú bị bắn rơi xuống dòng sông cho tới lúc con cú bay lên trùng khít với thời gian trong mạch chuyện của cuộc đời Tính từ khi sinh ra cho tới khi kết thúc cuộc đời. Bốn mƣơi lăm phút cuộc đời con cú với hai mƣơi năm cuộc đời Tính đƣợc đồng hiện và song song với nhau. Con cú và Tính hai số phận với những nét song trùng. Con cú chính là một biểu tƣợng, một điềm báo, nó đi cùng cuộc đời Tính, một mặt khác của cuộc đời Tính.

2.2.2.3. Thời gian tâm lý

Thời gian tâm lý chính là thời gian của nhân vật, thời gian của các mạch truyện. Thời gian tâm lý trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng không rõ ràng nhƣ các tác giả dùng dòng ý thức. Tuy nhiên thời gian tâm lý không chỉ là thời gian của dòng chảy ý thức mà nó còn là sự chênh lệch giữa thời gian truyện kể và thời gian văn bản.

Trong Thoạt kỳ thủy chúng tôi tạm chia tác phẩm thành các đoạn nhỏ theo các mốc thời gian nhất định trong cuộc đời nhân vật ta có kết quả nhƣ sau:

- Đoạn 1: Từ trang 11 - 49 (38 trang) kể từ lúc Tính sinh ra đến khi Tính 18 tuổi.

- Đoạn 2: Từ trang 50 - 87 (37 trang) kể từ lúc Tính lớn lên đi làm (thời gian khoảng 2 năm).

- Đoạn 3: Từ trang 89 - 113 (24 trang) khoảng thời gian vài tháng.

- Đoạn 4: Tù trang 115 - 159 (44 trang) kể về những ngày giáp tết trƣớc cái chết của Tính ( thời gian khoảng 10 ngày).

- Đoạn 5: Tramg 161 (0,5 trang) tả cảnh. Từ kết quả trên ta rút ra một số nhận xét sau:

Trình tự của truyện kể không bị đảo lộn truyện kể theo trật tự tuyến tính nhƣng có sự sai lệch giữa thời gian cốt truyện và thời gian văn bản. Đoạn 1 là đoạn có thời gian cốt truyện dài nhất ( khoảng 20 năm) nhƣng thời gian văn bản ( 38 trang) lại chỉ tƣơng đƣơng với các tạo ra một nhịp điệu trần thuật linh hoạt góp phần nhấn mạnh vào trọng tâm của tác phẩm. Phần nào chiếm dung lƣợng lớn thƣờng là phần chứa đựng những biến cố, bƣớc ngoặt của cốt truyện. Đoạn 4 là đoạn cuối cùng trong cuộc đời Tính những hành vi bản năng của Tính đƣợc đẩy lên tới mức cực điểm để cuối cùng Tính cầm dao giết ông Khoa và tự đâm vào mình. Đoạn 4 là đoạn mà tâm lý nhân vật phát triển đặc biệt nhất nên thời gian văn bản dành cho đoạn này dung lƣợng lớn nhất. Nó cho thấy thời gian tâm lý chi phối nhiều tới nhịp điệu thời gian trong tác phẩm.

Chƣơng 3. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 42)