Nhân vật mang vết tích nguyên thủy

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 33)

8. Bố cục của khóa luận

1.2.4.Nhân vật mang vết tích nguyên thủy

Nguyễn Bình Phƣơng đƣa ngƣời đọc trở về một thời kỳ mông muội của con ngƣời qua dấu ấn những nhân vật chƣa hoàn thiện từ nhân hình nhân dạng. Nhân vật trong truyện hiện lên hơi ma quái, rùng rợn, gợi cảm giác choáng ngợp, chờn chợn cho ngƣời đối diện, vết tích nguyên thuỷ trong bản thể hằn sâu trong ánh mắt, dáng hình, hành động của mỗi nhân vật. Mỗi con ngƣời trên mảnh đất kỳ quái Linh Sơn cũng kỳ quái bởi mang lốt nửa ngƣời nửa thú, bởi những đặc điểm quái dị, biến dạng. Họ đƣợc xây dựng là những nhân vật dị biệt. Mỗi nhân vật đều ẩn hiện, thấp thoáng một vết tích nào đó của loài thú. Những đặc điểm ấy đƣợc gọi tên, so sánh cụ thể trong phần tiểu sử: “Tính: tay dài, lƣng dài, chân ngắn. Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt. Lông mày nhạt, hình vòng cung ôm nửa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, rang cải mã. Tiếng nói đục, đi nhƣ vƣợn, ngồi nhƣ gấu” hay “chú Mƣời: to khoẻ, da đồng hun, mũi sƣ tử, rang hô. Dáng ngũ đoản”. Hình dạng của nhân vật gợi đến phần “con” nhiều hơn, lấn át, xâm chiếm phần “ngƣời” trong nhân vật. Nhân vật tồn tại với phần bản năng tự nhiên, luôn đƣợc khơi gợi và tạo điều kiện để phần con trỗi dậy, cái vô thức mù mờ nhƣng lại có sức mạnh của tự nhiên nguyên sơ, lấn át và chiến thắng cái tỉnh táo, ý thức sáng rõ của con ngƣời. Nhân vật mang vết tích nguyên thủy bởi ngay từ lúc sinh ra đến lúc lớn lên đã tồn tại trong một môi trƣờng đẫm sắc màu hoang sơ, huyền bí. Ngay từ “với những tiếng chửi đổng”, “những tiếng đập tràn lan khắp nơi, khô khốc, lanh lảnh, triền miên, bất tận”, mảng màu sắc kỳ dị, rung rợn, đáng sợ “mắt chó vàng nhƣ trăng”, “trăng đen, trăng đen”, máu lênh láng thành nắng, mắt cú “hơi vàng vàng”… môi trƣờng ấy với nhịp điệu cuộc sống đầy tính chất bạo lực khơi mở phần bản tính ác sâu thẳm trong Tính, dẫn dắt Tính đến

Con ngƣời ở Linh Sơn sống với những nghề thật đặc biệt, gợi đến bản chất tàn sát, tập cho con ngƣời thói quen huỷ hoại lẫn nhau mà không ghê sợ: hoạn lợn, hoạn mèo, hay hoang dã trên song nƣớc nhƣ gia đình ông Bồi, đập đá nhàm tẻ dƣới chân núi Hột nhƣ một sự rèn tập cho hành vi huỷ diệt. Những dấu ấn cuộc sống không bình yên cứ miệt mài kiên trì khắc vết vào vô thức của Tính, dần dần dẫn dắt tính đến những hành động tội ác. Mọi hình ảnh, hoạt động xung quanh ám ảnh, bám riết, vồ chụp lấy Tính: “đập đập đập đập đập cho nó vỡ ra kêu rên quằn quại… bao nhiêu là yết hầu, họ phơi ra nhiều quá… cần thì chọc tiết máu lênh láng…” Những nghề nghiệp trong xóm Soi gợi đến cách thức làm việc nguyên thuỷ nhất của con ngƣời, làm việc bằng tay, đánh đập huỷ diệt bằng tay đơn thuần nhƣ công việc săn bắn của con ngƣời thuở trƣớc. Ứng xử giữa ngƣời với ngƣời cũng ám màu sơ khai, bản nguyên. Các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời ở Linh Sơn “ƣa chuộng” bạo lực hành động, âm thanh hơn là sự bình yên phẳng lặng. Con ngƣời đánh đập, cãi vã nhau nhƣ nếp sống thói quen rất đỗi bình thƣờng. Ông Phƣớc “đạp thốc vào bụng vợ” khi vợ đang mang thai. Mầm sống con ngƣời bị coi nhẹ, khinh rẻ. Đối thoại khô khốc, bình thản, mạng sống đứa con đặt dƣới chén rƣợu, dƣới cơn khát men say: “-Lúc nãy anh đạp chết con thì sao? - Chết thì đền. -Mạng ngƣời không phải cái lá. -Thiếu đếch gì, còn khối”. Bạo lực ngự trị cho cuộc sống hàng ngày “ông Phƣớc túm vợ đánh. Tính đứng ngoài hô: Chọc tiết”. Con ngƣời đánh đập nhau không chút thƣơng tiếc về thể xác: ông Phƣớc cầm đòn gánh chạy sấn lại “đánh Hƣng lia lịa vì tƣởng nhầm là kẻ trộm”. Trong xã hội thu nhỏ ấy, quan hệ con ngƣời diễn ra trong phức hợp, miệt thị hằn học, bạo lực. Cái tự nhiên, giản đơn là đánh đập, giết chóc, chiến tranh. Những cái đó diễn ra nhƣ là những quy luật đời thƣờng. Cái chết là đề tài thƣờng gặp, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Bạo lực thành “văn hoá ứng xử” của con ngƣời. Linh Sơn trở thành môi trƣờng rèn giũa bạo

lực cho con ngƣời, đẩy Tính đến cái ác, huỷ diệt con ngƣời trong vô thức mộng mị. Tính là nhân vật chính của truyện, thể hiện đậm nét nhất vết tích nguyên thuỷ, hoang sơ. Trong Tính cái vô thức choán ngợp lấn chiếm, chi phối điều khiển mọi hành động đối thoại. Phần bản năng bạo lực của Tính đã xuất hiện từ rất sớm, phải chăng có mầm mống đƣợc nuôi dƣỡng từ cú đạp của ngƣời bố khi Tính còn nằm trong bụng mẹ? Mầm mống ấy cứ lớn dần lên, nhƣ lẽ tất nhiên, càng hoang dã nó càng phát triển mạnh mẽ. Ngay từ bé, Tính đã cô độc và đam mê trò giết chóc: giết kiến và công cống. Hai tuổi Tính đã ham thích một trò chơi duy nhất là giết công cống “công cống chết nát bét, Tính cƣời mỉm mặt rực lên” để giải toả ham thích giết chóc Tính có những cách thức dã man: giết sạch một tổ kiến dƣới gốc sung, ngồi cắm cúi nhặt kiến, di tí tách. Hành động giết hại dƣờng nhƣ đem đến cho Tính niềm thoả mãn khôn cùng, không gì có thể sánh bằng. Kể cả Hiền - biểu tƣợng cái đẹp cũng không thể làm Tính say mê, mà thậm chí Tính còn sợ hãi trƣớc Hiền. Tính sẵn sang dùng bạo lực tàn khốc để huỷ diệt cái đẹp. Bản năng xâm hại trong Tính ngày một tăng cấp. Tính thực hành bạo lực không trừ một đối tƣợng nào, từ thấp đến cao: giết kiến, công cống, giết lợn, ông Điện, thằng bé điên và tột cùng đỉnh điểm của them khát bạo lực là huỷ diệt chính mình. Tính theo ông Điện làm phụ tá giết lợn với nỗi them khát rạo rực, cháy sáng khi nhìn cảnh “tiết phun ra đỏ rực” thèm muốn, Tính nhìn dao nuốt nƣớc bọt, “Tính nhìn cảnh chọc tiết với vẻ ham muốn đáng nghi. Mắt Tính càng lớn càng vằn lên”. Tính say mê con dao nhƣ một niềm ngƣỡng vọng, say mê “yết hầu” nhƣ cái đích hƣớng tới. Cả hai điều ấy ám ảnh Tính trong thực tại lẫn giấc mơ, khiến Tính bứt rứt không yên, lùng sục tìm kiếm “Tính ngồi gục đầu, toàn hỏi con dao ở đâu… Tính mân mê con dao, thỉnh thoảng lại vỗ vỗ vào chuôi”. Sự điên loạn, vô thức trong Tính càng tang cao đi liền với hành động chém giết ngày càng “lành nghề”: đốt nhà ông Điện “mặt Tính ánh ánh

sáng”, cầm kéo đâm liên tục vào cổ thằng bé điên “Tính cƣời ằng ặc”, rồi rút dao đâm vào cổ ông Khoa. Phần thú tính trong Tính ngày càng trỗi dậy lấn át, phần bản năng thật mạnh mẽ lớn lao, phần ngƣời chuyển dần sang dạng nửa ngƣời nửa thú và đến gần lốt thú hoàn toàn khiến bà Liên-mẹ Tính sợ hãi: “nó thành thú mất” và “bóng Tính lờ mờ, gù gù nhƣ bóng đƣời ƣơi”. Tính ngày càng trƣợt sâu vào bản năng do cái vô thức điều khiển, trở về cùng với vết tích nguyên thuỷ xa xƣa.

Chƣơng 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG

Không gian thời gian làm nên hình thức tồn tại cuả vật chất. Con ngƣời tồn tại trong thế giới không thể tách khỏi hai trục thời gian và không gian. Trong tác phẩm, không gian, thời gian là hai hình thức tồn tại của hình tƣợng. Đó không chỉ là hình thức để nhân vật tồn tại, để cốt truyện đƣợc triển khai nó còn thể hiện quan điểm của nhà văn về thế giới xung quanh.

Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 có nhiều chuyển biến trong việc tổ chức không gian và thời gian. Bên cạnh những tác phẩm đƣợc kể theo lối truyền thống với thời gian tuyến tính, các sự việc không bị xáo trộn là những tiểu thuyết đƣợc cách tân mạnh mẽ trong việc tổ chức thời gian khiến cho thời gian có tính đa chiều nhiều lớp. Nhiều nhà văn trong quá trình tiếp cận nhân vật từ góc độ tâm lý, tâm linh đã mang yếu tố huyền ảo vào tác phẩm khiến cho cấu trúc thời gian không gian trở nên đa tầng nhiều chiều.

Không gian thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng đƣợc lạ hóa bằng các cách thức khác nhau: sử dụng kiểu thời gian phi tuyến tính thông qua các thủ pháp nhƣ dùng giấc mơ, dòng ý thức, hồi tƣởng của nhân vật để kể chuyện; thu hẹp thời gian để nhân vật bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của mình

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 33)