Không gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 37)

8. Bố cục của khóa luận

2.1.Không gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy

2.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã giải thích “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tƣợng xung quanh đời sống con ngƣời”.

Nhƣ vậy, không gian chính là môi trƣờng chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự vật. Không gian chính là hình thức tồn tại của vật chất với những thuộc tính nhƣ cùng tồn tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu.

Để hiểu đƣợc khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và khái quát nhất, tôi xin đƣợc viện dẫn cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” .

Trần Đình Sử lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật”. Ông còn khẳng định một cách hết sức chắc chắn: “không có hình tƣợng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào không nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con ngƣời và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống”. Nhƣ vậy, không gian nghệ thuật là phƣơng thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phƣơng tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa biểu tƣợng nghệ thuật”. Và sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định đƣợc vị trí của chủ thể trong không - thời gian, thể hiện ở phƣơng hƣớng nhìn, diễn ra trong một trƣờng nhìn nhất định. Căn cứ vào điểm nhìn mà xác định đƣợc vị trí của chủ thể trong không - thời gian, thể hiện ở phƣơng hƣớng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể đƣợc nhìn. Điểm nhìn không gian đƣợc thể hiện qua các từ chỉ phƣơng vị (phƣơng hƣớng, vị trí), để tạo thành “viễn cảnh nghệ thuật”.

Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tƣợng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tƣợng trƣng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng nhƣ nghiên cứu loại hình của các hình tƣợng nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tƣợng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.

2.1.2. Cấu trúc không gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy

Không gian chính trong nhiều tiểu thuyết Việt Nam là không gian phố, không gian làng, không gian miền núi… Các không gian này thƣờng gắn với đề tài tác phẩm. Không gian này tạo sự gần gũi, chân thực cho tác phẩm. Song bên cạnh cái thực của không gian thì các nhà văn cũng xây dựng cho một không gian kỳ ảo trong tác phẩm trong tác phẩm của mình.

Trong Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phƣơng vừa xây dựng một không gian thực, vừa xây dựng một không gian kỳ ảo.

2.1.2.1. Không gian thực

Không gian thực là kiểu không gian gắn với những địa danh thực, có thể xác định. Không gian gắn với những địa danh cụ thể đƣợc lặp đi, lặp lại khá nhiều trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng. Trong Thoạt kỳ thủy đó là những cái tên nhƣ: núi Hột, Linh Sơn gợi một ngôi làng rất thực giữa mảnh đất Thái Nguyên. Không gian làng là một không gian quen thuộc trong văn học cũng nhƣ trong tiềm thức của ngƣời Việt.

Câu chuyện và con ngƣời trong Thoạt kỳ thuỷ hiện lên trong một không gian lớn, bao trùm là Linh Sơn. Linh Sơn - cái tên địa danh có vẻ cụ thể, xác thực nhƣng lại mang tính chất phi xác thực, phi định danh. Linh Sơn là môi trƣờng tồn tại của các nhân vật - một môi trƣờng vừa hƣ vừa thực, hoang sơ, nguyên thuỷ. Linh Sơn vừa gợi một địa điểm của thực tại, một vùng đất nào đó trên đất nƣớc, vừa gợi một vùng đất hƣ vô của quá khứ xa xăm, ám ảnh. Nó là một xã hội khép kín, tù đọng, trói buộc con ngƣời. Linh Sơn xác thực bởi một không gian địa lý cụ thể: làng Linh Sơn, xã Linh Nham (Động Hỷ, Thái Nguyên) với những địa danh rõ ràng: Phù Liễu, xóm Soi, núi Hột, bãi Nghiền Sàng … Linh Sơn tồn tại nhƣ một không gian độc lập cô lẻ, tách biệt hoàn toàn với xã hội văn minh quanh mình, mang bóng dáng của thời kỳ nguyên thủy đang tan rã. Mọi dấu vết lịch sử hƣ ảo, chỉ chực bị xoá mờ, tan đi

Không gian trở đi trở lại trong tác phẩm đó là hình ảnh bóng tối. Bóng tối là không gian thuận lợi cho con ngƣời hành động. Ông Điện và Tính đi làm thịt lợn hành động dẫn dụ cho những tội ác sau này của Tính, trong thời điểm “tờ mờ sáng”. Sau này khi Tính châm lửa đốt nhà ông Điện cũng trong sự bao che đòng loá của màn đêm đen tối thâm u, với bóng đêm che chở. Tính nhƣ càng vô thức, dung cảm hơn trong hành động đốt nhà. Chỉ có trong màn đêm bao bọc, Tính mới liên tục thoả mãn niềm say mê huỷ hoại của mình - giết lợn để đƣợc nhìn thấy máu “đêm nào Tính cũng dậy đi. Cả xã chết lợn liên tục”. Tính huỷ diệt nhƣ một niềm đam mê cuồng loạn, điên cuồng ma quái mà không thể nào cƣỡng lại đƣợc. Bóng tối cũng là không gian đại diện cho linh hồn vô thức của môi trƣờng Linh Sơn. Linh Sơn không chỉ tồn tại cái vô thức bản năng trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời mà còn tồn tại cái vô thức đang xâm lấn trong từng âm thanh, màu sắc, chuyển động của tự nhiên. Cuộc đời Tính gắn liền, song hành với cuộc đời con cú mà con cú gắn với bóng đêm đầy ám ảnh, bóng đêm là môi trƣờng hoạt động của con cú. Cú là sứ giả của ban đêm biểu thị giá lạnh đêm tối, chết chóc. Từ đó nó gợi lên mối liên hệ mật thiết với yếu tố vô thức, bản năng. Cũng thời điểm Tính chết, linh hồn con cú bay lên, cái vô thức thất bại nhƣng không biến mất mà nhƣ đang lẩn quất chờ cơ hội tái sinh.

2.1.2.2. Không gian tâm lý

Không gian tâm lý là kiểu không gian đƣợc gợi mở từ những hồi ức và giấc mơ. Trong rất nhiều tiểu thuyết của mình Nguyễn Bỉnh Phƣơng đã khai thác những giấc mơ: Vào cõi, Người đi vắng, Ngồi, Những đứa trẻ chết già… Nó góp phần thể hiện nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau, làm chậm lại nhịp kể chuyện, tạo ra một không gian mới.

Tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy không phải là tác phẩm sử dụng nhiều giấc mơ nhất trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng nhƣng tần suất giấc

mơ lại xuất hiện nhiều hơn cả: Tính (7 lần), Hiền (4 lần), Bà Liên, Hƣng, mụ điên (1 lần). Ngoài những giấc mơ rải rác trong phần chuyện thì tác giả còn dùng hẳn phần phụ chú để ghi lại những giấc mơ của Tính và Hiền. Giấc mơ của Tính là một không gian phản chiếu không gian thực nhƣng thông qua vô thức của Tính. Trong giấc mơ Tính bộc lộ sự sợ hãi, nỗi ám ảnh của mình. Tính là một trong các nhân vật mơ nhiều nhất. Nếu các tác phẩm khác thƣờng sử dụng giấc mơ nhƣ một điềm báo, một dạng bộc lộ nội tâm thì Nguyễn Bình Phƣơng ngoài mục đích đó còn dùng nó nhƣ là một phƣơng thức dùng để kéo dãn thời gian, để nhân vật ngoài không gian chung còn có không gian riêng của mình.

2.2. Thời gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy

2.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phƣơng thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tồn tại trong thời gian thì thế giới nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian nghệ thuật.

Thời gian nghệ thuật là hình thức của hình tƣợng nghệ thuật, thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử cho rằng: “Nghệ thuật có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể nhanh hay chậm, có thể xuôi hay ngƣợc, có thể chọn điểm nhìn quá khứ, thực tại, tƣơng lai, có thể chọn độ dài khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo nghệ thuật”.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật là: “hình thức nội tại của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng nhƣ không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuấ phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái đƣợc trân thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, đƣợc biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tƣợng

ƣớc lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan đƣợc đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngƣợc, quay về quá khứ, có thể vƣợt tới tƣơng lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật đƣợc đo bằng nhiều thƣớc đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn các hiện tƣợng đời sống đƣợc ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Nhƣ vậy thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian trôi chậm”.

2.2.2. Cấu trúc thời gian nghệ thuật trong Thoạt kỳ thủy

2.2.2.1. Thời gian sự kiện bị đảo lộn (phi tuyến tính hóa thời gian)

Thời gian đƣợc gợi lên trong truyện cũng là thời gian phi thực tế, vừa ám ảnh quá khứ, vừa là hiện tại tối tăm, lại vừa mờ mịt không báo trƣớc đƣợc tƣơng lai. Dƣờng nhƣ không gian hƣ ảo vô thức, hƣ ảnh là tiền đề đẩy ngƣời đọc vào vô thức thời gian, ban sơ, thoạt kỳ của nó, thời gian trong câu chuyện gắn với tƣ duy nguyên bản, tƣ duy thƣở ban đầu đầy ấu trĩ của con ngƣời thuở hồng hoang, nguyên thuỷ. Cũng nhƣ không gian, thời gian đƣợc chỉ ra, đƣợc gọi tên nhƣng vẫn mênh mang đẩy độc giả chơi vơi, chênh vênh vào một thuở xa xăm nào đó với: “trƣa vắng”, “sáng”, “hai tháng sau”, “mấy năm sau”, “khuya”, “tháng ấy”, “giữa tuần”, “chiều”… ngƣời đọc nhƣ bị đẩy vào một mê cung thời gian đơn giản mà đầy bí ẩn, phức tạp, không biết mình đang ở thời điểm đích thực nào. Thời gian tuyến tính, thời gian lịch sử bị phủ nhận hoàn toàn. Dòng mạch “sáng”, “trƣa”, “chiều”, “đêm” đƣợc lặp đi lặp lại nhƣ nhịp chảy đều đặn, liền mạch của cuộc sống chứ không phải của một ngày tháng năm cố định nào. Thời gian bị dòng vô thức đẩy trôi miên man, nhịp vô thức trong con ngƣời chi phối hoàn toàn. Chính vì thế, Nguyễn Bình Phƣơng

đã gọi tên thời gian trong tiểu thuyết thật đặc biệt “thời gian trắng”. Thời gian mờ ảo, vô định. Ba chữ “thời gian trắng” đƣợc đặt riêng, tách biệt hoàn toàn thành một đoạn, một chƣơng nhƣ khắc hoạ, nhấn mạnh sự dồn nén, bất lực của ý thức trƣớc dòng lịch sử. Thời gian lịch sử chỉ là giả, thực chất thời gian bị xáo trộn của vô thức, là cảm nhận tự do từ bên trong con ngƣời, nó tạo nên một môi trƣờng hoàn toàn nguyên sơ. Văn học tạo dựng không gian, thời gian chính là phông nền để con ngƣời có môi trƣờng xuất hiện, tồn tại. Nguyễn Bình Phƣơng cũng gần các nhà văn hiện thực khi nhìn nhận con ngƣời trong mối quan hệ tác động của hoàn cảnh song tác giả cũng đồng thời “phá hiện thực” khi xây dựng một hoàn cảnh sống phi thực về cả không gian và thời gian, hiện thực ở đây không đơn giản, một chiều nhƣ trƣớc đây nữa mà hiện thực đƣợc tái hiện trở nên độc đáo, đa chiều so với tiếp nhận của ngƣời đọc.

2.2.2.2. Thời gian đồng hiện (đồng hiện hóa thời gian)

Mở đầu Thoạt kỳ thủy là mốc thời gian chính xác “Mƣời một giờ mƣời lăm” và kết thúc là “mƣời hai giờ” gắn với câu chuyện về con cú bị bắn rơi xuống dòng sông cho tới lúc con cú bay lên trùng khít với thời gian trong mạch chuyện của cuộc đời Tính từ khi sinh ra cho tới khi kết thúc cuộc đời. Bốn mƣơi lăm phút cuộc đời con cú với hai mƣơi năm cuộc đời Tính đƣợc đồng hiện và song song với nhau. Con cú và Tính hai số phận với những nét song trùng. Con cú chính là một biểu tƣợng, một điềm báo, nó đi cùng cuộc đời Tính, một mặt khác của cuộc đời Tính.

2.2.2.3. Thời gian tâm lý

Thời gian tâm lý chính là thời gian của nhân vật, thời gian của các mạch truyện. Thời gian tâm lý trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng không rõ ràng nhƣ các tác giả dùng dòng ý thức. Tuy nhiên thời gian tâm lý không chỉ là thời gian của dòng chảy ý thức mà nó còn là sự chênh lệch giữa thời gian truyện kể và thời gian văn bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Thoạt kỳ thủy chúng tôi tạm chia tác phẩm thành các đoạn nhỏ theo các mốc thời gian nhất định trong cuộc đời nhân vật ta có kết quả nhƣ sau:

- Đoạn 1: Từ trang 11 - 49 (38 trang) kể từ lúc Tính sinh ra đến khi Tính 18 tuổi.

- Đoạn 2: Từ trang 50 - 87 (37 trang) kể từ lúc Tính lớn lên đi làm (thời gian khoảng 2 năm).

- Đoạn 3: Từ trang 89 - 113 (24 trang) khoảng thời gian vài tháng.

- Đoạn 4: Tù trang 115 - 159 (44 trang) kể về những ngày giáp tết trƣớc cái chết của Tính ( thời gian khoảng 10 ngày).

- Đoạn 5: Tramg 161 (0,5 trang) tả cảnh. Từ kết quả trên ta rút ra một số nhận xét sau:

Trình tự của truyện kể không bị đảo lộn truyện kể theo trật tự tuyến tính nhƣng có sự sai lệch giữa thời gian cốt truyện và thời gian văn bản. Đoạn 1 là đoạn có thời gian cốt truyện dài nhất ( khoảng 20 năm) nhƣng thời gian văn bản ( 38 trang) lại chỉ tƣơng đƣơng với các tạo ra một nhịp điệu trần thuật linh hoạt góp phần nhấn mạnh vào trọng tâm của tác phẩm. Phần nào chiếm dung lƣợng lớn thƣờng là phần chứa đựng những biến cố, bƣớc ngoặt của cốt truyện. Đoạn 4 là đoạn cuối cùng trong cuộc đời Tính những hành vi bản năng của Tính đƣợc đẩy lên tới mức cực điểm để cuối cùng Tính cầm dao giết ông Khoa và tự đâm vào mình. Đoạn 4 là đoạn mà tâm lý nhân vật phát triển đặc biệt nhất nên thời gian văn bản dành cho đoạn này dung lƣợng lớn nhất. Nó cho thấy thời gian tâm lý chi phối nhiều tới nhịp điệu thời gian trong tác phẩm.

Chƣơng 3. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG

3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết

Văn chƣơng là nghệ thuật ngôn từ. Có lẽ vì vậy mà ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong văn học nói chung trong tiểu thuyết nói riêng. Ngôn ngữ là chất liệu là phƣơng tiện mang tính chất đặc trƣng của văn học. Đối với văn chƣơng ngôn ngữ không chỉ là cái vỏ của tư duy mà còn là tài năng cá tính và quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm tiếp xúc với ngƣời đọc. Ngôn ngữ chính là yếu tố vật chất hóa, cụ thể hóa cho chủ đề, tƣ tƣởng, cốt truyện là phƣơng tiện bộc lộ tính cách, tâm trạng, tâm lý… của nhân vật.

Đặc trƣng của ngôn ngữ tiểu thuyết nhƣ Bakhtin nhận định, vốn có “tính phức âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến là các hình thức kết cấu lai tạo rất đa dạng và bao giờ cũng đƣợc đối thoại hóa ở mức độ này hay mức độ khác”. Song mức độ “đối thoại” đến đâu lại phụ thuộc vào từng

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 37)