1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ ngữ trong Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương

126 498 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 883 KB

Nội dung

Tuy nhiên do giới hạn của đề tài nên chúng tôi không có điều kiện để khảo sát toàn bộ các phương diện của ngôn ngữ trong tiểu thuyết Người đi vắng của nhà văn Nguyễn Bình Phương mà ở đâ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ LỆ THÚY

TỪ NGỮ TRONG NGƯỜI ĐI VẮNG

CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Trang 2

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ LỆ THÚY

TỪ NGỮ TRONG NGƯỜI ĐI VẮNG

CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60.22 02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS HOÀNG TRỌNG CANH

Trang 4

NGHỆ AN - 2015

Trang 5

Trong quá trình theo học ngành Ngôn ngữ học - khoa Ngữ văn - trường Đại học Vinh và quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, chúng tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đại học Vinh Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Đặc biệt, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn - PGS TS Hoàng Trọng Canh - người Thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn này.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, chúng tôi đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi sai sót

Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn.

Nghệ An, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Trang 6

MỞ ĐẦU 9

1 Lý do chọn đề tài 9

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu: 11

5 Cái mới của đề tài 11

6 Cấu trúc luận văn 12

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 13

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Bình Phương và tiểu thuyết “Người đi vắng” 13

1.1.1 Khái lược về tác giả Nguyễn Bình Phương và tác phẩm của ông 13

1.1.2 Nguyễn Bình Phương - những vấn đề được đặt ra nghiên cứu 20

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài 25

1.2.1 Ngôn ngữ tiểu thuyết 25

1.2.2 Các vấn đề về từ ngữ và việc nghiên cứu từ ngữ trong văn bản nghệ thuật 30

1.3 Tiểu kết chương 1 36

Chương 2 CÁC LỚP TỪ TIÊU BIỂU TRONG NGƯỜI ĐI VẮNG CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 37

2.1 Các cách phân loại từ hiện nay và hướng nghiên cứu chúng trong tiểu thuyết Người đi vắng 37

2.1.1 Sơ lược về các cách phân loại từ hiện nay 37

2.1.2 Tiếp cận các lớp từ trong tiểu thuyết “Người đi vắng” 39

2.2 Các lớp từ tiêu biểu trong tiểu thuyết Người đi vắng 40

2.2.1 Từ trong “Người đi vắng”, xét từ góc độ cấu tạo 40

2.2.2 Từ trong “Người đi vắng”, xét từ góc độ nguồn gốc 65

2.2.3 Từ ngữ trong tiểu thuyết “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương xét về phong cách 73

2.3 Khái quát về đặc điểm sử dụng các lớp từ trong Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương 83

Trang 7

2.4 Tiểu kết chương 2 85

Chương 3 CÁC TRƯỜNG NGỮ NGHĨA NỔI BẬT TRONG NGƯỜI ĐI VẮNG CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 87

3.1 Khái niệm trường ngữ nghĩa và hướng nghiên cứu các trường ngữ nghĩa trong Người đi vắng 87

3.1.1 Khái niêm trường ngữ nghĩa 87

3.1.2 Hướng nghiên cứu các trường ngữ nghĩa trong “Người đi vắng” 89

3.2 Các trường ngữ nghĩa nổi bật trong “Người đi vắng” 90

3.2.1 Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ sinh hoạt thường nhật của con người 90

3.2.2 Trường ngữ nghĩa chỉ tâm trạng, cảm xúc con người, tính cách con người 94

3.2.3 Trường ngữ nghĩa về không gian 99

3.2.4 Trường ngữ nghĩa về thời gian 109

3.3 Dấu ấn phong cách của Nguyễn Bình Phương qua sử dụng các trường ngữ nghĩa nổi bật 117

3.4 Tiểu kết chương 3 119

KẾT LUẬN 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

Trang 8

Bảng 2.1 Tần số sử dụng từ đơn trong tiểu thuyết Người đi vắng 41 Bảng 2.2 Tần số sử dụng từ ghép chính phụ trong tiểu thuyết Người đi vắng 45

trong tiểu thuyết Người đi vắng 51 Bảng 2.4 (a) Bảng thống kê tần số sử dụng từ láy hoàn toàn trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương 56 Bảng 2.4 (b) Bảng thống kê tần số sử dụng từ láy bộ phận trong tiểu thuyết Người đi vắng 57 Bảng 2.5 Thống kê số lượt từ Hán - Việt được sử dụng trong tiểu thuyết Người đi vắng 66 Bảng 3.1 Thống kê tần số sử dụng từ ngữ chỉ tâm trạng, cảm xúc trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương 96

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nghiên cứu ngôn ngữ về mặt hành chức luôn có ý nghĩa Đặc biệt ngôn ngữ trong tác phẩm văn học mang dấu ấn sáng tạo của nhà văn, lâu nay chủ yếu được nghiên cứu từ góc độ phê bình văn học, việc có thêm những công trình khảo sát ngôn ngữ tác phẩm từ góc độ ngôn ngữ học lại càng có ý nghĩa

1.2 Nền văn học Việt Nam sau 1975 đã và đang có những chuyển biến rất đáng ghi nhận Cùng với thời gian, những thành tựu của văn học thời kì đổi mới ngày càng được khẳng định mạnh mẽ Hàng loạt cây bút trẻ đầy năng lực và nhiệt huyết xuất hiện Có những lối viết hấp dẫn thực sự, có những thể nghiệm còn chưa tới đích, song các nhà văn đều hết mình trong một nỗ lực chung: làm mới văn chương Và Nguyễn Bình Phương cũng không phải là một ngoại lệ Cho nên nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Bình Phương vô cùng cần thiết, không chỉ thấy được phong cách tác giả mà còn góp phần tìm hiểu sự đổi mới của văn học đương đại

1.3 Nguyễn Bình Phương là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt Nam với nhiều thể nghiệm, cách tân táo bạo và là một hiện tượng văn chương, một gương mặt xuất sắc Bên cạnh những thành tựu về thơ và truyện ngắn, tiểu thuyết cũng là thể loại thành công của Nguyễn Bình Phương Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, tuy nhiên phần lớn các công trình đó đều tiếp cận từ hướng phê bình văn học mà chưa có công trình nào nghiên cứu tiểu thuyết của ông từ góc độ ngôn ngữ học Chính vì vậy nghiên cứu từ ngữ trong tiểu

thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương cần thiết Kết quả nghiên

cứu là góp phần làm sáng rõ đặc điểm tiểu thuyết của ông Hơn nữa, chúng

Trang 10

tôi chọn tiểu thuyết Người đi vắng cũng còn bởi một lẽ đây là cuốn tiểu

thuyết được giải sách hay năm 2014 do Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (gọi tắt là Viện IRED) tổ chức hàng năm Tại lễ trao giải nhà văn Nguyên

Ngọc phát biểu: “Chọn được tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình

Phương để trao giải đã cho chúng ta thấy rằng văn chương Việt Nam vẫn còn có thể hi vọng”

1.4 Trong thời gian gần đây, giáo trình khoa văn một số trường Đại Học đã đưa Nguyễn Bình Phương vào học tập và giảng dạy Vì vậy đề tài được thực hiện sẽ góp phần vào việc giảng dạy tác phẩm của ông có hiệu quả hơn

Đó là những lý do chính thôi thúc chúng tôi tìm đến đề tài: Từ ngữ

trong “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Từ ngữ trong “Người đi vắng” của

Nguyễn Bình Phương

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Nguyễn Bình Phương rất thành công trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tiểu thuyết Tuy nhiên do giới hạn của đề tài nên chúng tôi không có điều kiện

để khảo sát toàn bộ các phương diện của ngôn ngữ trong tiểu thuyết Người đi

vắng của nhà văn Nguyễn Bình Phương mà ở đây chúng tôi chỉ tập trung tìm

hiểu các lớp từ xét theo một số tiêu chí, các từ trong các trường nghĩa nổi bật thể hiện sự lựa chọn, thói quen sử dụng của tác giả làm đối tượng nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Luận văn nhằm chỉ ra đặc điểm từ ngữ tiểu thuyết nổi bật trong tiểu

thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương, qua đó góp phần tìm hiểu

Trang 11

phong cách ngôn ngữ tiểu thuyết của ông Kết quả của luận văn sẽ giúp cho việc dạy các tác phẩm cụ thể của Nguyễn Bình Phương trong nhà trường tốt hơn Và cũng mong góp phần lí giải vì sao tiểu thuyết này được chọn là

“sách hay 2014” dưới góc nhìn của ngôn ngữ học về phương diện sử dụng

từ ngữ

3.2 Nhiệm vụ

Đề tài hướng đến bốn nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Khảo sát và chỉ ra những đặc điểm của các lớp từ ngữ nổi bật trong

tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương.

- Khảo sát và chỉ ra những đặc điểm của các trường từ vựng tiêu biểu

trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương.

- Qua đặc điểm sử dụng các lớp từ và trường từ vựng nổi bật rút ra một

số nét về sắc thái phong cách ngôn ngữ tác giả trong việc sử dụng từ ngữ trong tiểu thuyết

4 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp miêu tả

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Thủ pháp so sánh

5 Cái mới của đề tài

Đây là đề tài đầu tiên tìm hiểu về đặc điểm sử dụng từ ngữ nghệ thuật

trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nói chung và tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương nói riêng Qua miêu tả, luận văn góp phần chỉ

ra một số nét phong cách ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương về phương diện dùng từ, tổ chức từ ngữ trong tiểu thuyết của nhà văn

Trang 12

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Bình Phương và tiểu thuyết “Người đi vắng”

1.1.1 Khái lược về tác giả Nguyễn Bình Phương và tác phẩm của ông

1.1.1.1 Vài nét về tác giả

Nhà văn Nguyễn Bình Phương sinh ngày 29 tháng 12 năm 1965 tạiThái Nguyên Thời chiến tranh, tác giả cùng gia đình sơ tán về xã Linh Nham thuộc huyện Đồng Hỷ, đến năm 1979 mới trở lại thành phố Thái Nguyên

Nguyễn Bình Phương học hết phổ thông trung học năm 1985 rồi vào

bộđội; năm 1989, vào học trường viết văn Nguyễn Du; ra trường công tác mộtnăm ở Đoàn kịch nói Quân đội; sau đó là biên tập viên của Nhà xuất bản Quân đội và hiện nay công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội

Sau năm 1975, con người ra khỏi chiến tranh, quay về thời bình cũng

có nghĩa là phải đối diện với nhu cầu muôn mặt và nhiều mối quan hệ phứctạp của đời sống cá nhân Tâm thế cả dân tộc và từng cá nhân trong dân tộcthay đổi khiến cho nhu cầu cảm xúc, nhận thức khác trước Những giá trị cũ

bị hoài nghi, phán xét lại để hướng tới những giá trị mới Lẽ tất yếu, văn họccũng phải được giải phóng khỏi sứ mệnh thiêng liêng nặng nề (cổ vũ chiếnđấu, giáo dục con người mới…), là tiếng nói của Tổ quốc, nhân dân, đạo lý.Nhà văn không còn tư cách “người phát ngôn quyền năng” nữa mà là phận

sự một công chức đang thực hiện trách nhiệm công dân của mình - một thânphận tất yếu và bình đẳng Hơn ai hết, bản thân các nhà văn đã nhận thấyvăn chương đang trở về với bản chất nghệ thuật vĩnh cửu của nó buộc

họ phải “vào cuộc” bằng niềm say mê, tài năng và tư cách Như nhà văn

Trang 14

Nguyễn Minh Châu nói, “từ cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc”văn học phải hướng đến “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng conngười” khi đời sống cộng đồng được đảm bảo, nhu cầu và ý thức cá nhân trỗi dậy Điều đó thể hiện trong nhận thức của nhà văn cũng như người đọc.

Mỗi tác phẩm là cuộc đối thoại và kích thích đối thoại với người tiếp nhận Ngườiviết cũng như người đọc bình đẳng trên từng trang viết Đến với văn chương, người đọc được tham gia vào trò chơi chữ nghĩa thỏa mãn sự tò

mò và tìm lạitâm thế thoải mái, cân bằng trong cuộc sống

Đánh giá về bản thân, Nguyễn Bình Phương nhã nhặn khi cho rằngmình không có chỗ trên văn đàn vì chỉ là người viết nghiệp dư, viết chơi,

“viết nhăng viết cuội” cho vui Có nhà nghiên cứu đã hình dung trên sân

gavăn chương trùng điệp người đi, người ở, Nguyễn Bình Phương như kẻ

“lặnglẽ nép mình ở một góc” Mặc dù vậy, nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhà nghiên cứu Phạm XuânThạch vẫn dành ưu tiên số một cho sáng tác của Nguyễn Bình Phương Điềuđó cho thấy vị trí của anh đâu hẳn là khiêm tốn như anh từng nhận

1.1.1.2 Vài nét về các tác phẩm chính

Nguyễn Bình Phương viết văn bằng niềm đam mê, nhạy cảm và với tri thức văn chương của một cây bút được đào tạo qua trường lớp Tác giả viếtđều tay ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn, tản văn Cho đến

nay, Nguyễn Bình Phương đã xuất bản các tập thơ: Khách của trần gian (1986), Lam chướng (1992), Xa thân (1997) cùng một số tiểu luận,truyện

ngắn; tiêu biểu có truyện ngắn Đi in trên báo Văn nghệ trẻ (số ra ngày 10

tháng 1 năm 1999) Truyện ngắn này đã gây được sự chú ý của dư luận

Sau cuốn tiểu thuyết đầu tay: Vào cõi (Nxb Thanh niên, 1991),

NguyễnBình Phương tập trung vào thể loại tiểu thuyết Và cũng chính tiểu thuyết đãlàm cho bút danh nhà văn trở nên quen thuộc trong đời sống văn

Trang 15

học NguyễnBình Phương được bạn đọc biết đến nhiều hơn với sự xuất hiện liên tiếp những cuốn tiểu thuyết có cách viết mới cả về hình thức lẫn nội

dung, như: Bả giời (Nxb Quân đội nhân dân, 2004), Những đứa trẻ chết già, (Nxb Văn học,1994), Người đi vắng (Nxb Văn học, 1999), Trí nhớ suy tàn (Nxb Thanh niên, 2000), Thoạt kỳ thuỷ (Nxb Hội nhà văn, 2004), Ngồi (Nxb

Đà Nẵng, 2006).Trong khoảng chưa đầy chục năm, không kể các thể loại khác, Nguyễn BìnhPhương đã có tới bảy cuốn tiểu thuyết được xuất bản

Nguyễn Bình Phương đã để lại dấu ấn trên văn đàn Việt ngay từ những

cuốn sách đầu tiên của mình Tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già (1991) khắc

họa cuộc đời của những con người có cảnh sống éo le, đồng thời đặt ra câu hỏi dường như không bao giờ cũ về sự tồn tại, cái hữu hạn của đời người trong thời gian vô hạn

Nhân vật của tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn là những hình bóng mơ hồ -

lang thang trong thế giới lẫn lộn thực ảo Chẳng ai biết cô "em" sắp 26 tuổi ấy tên là gì, làm việc ở cơ quan nào, công việc gì cũng chẳng rõ Mối quan hệ giữa "em" với Tuấn và Vũ cũng mờ nhạt hơn mối quan hệ của "vous" với Henriette và Cécile Chính sắc thái mù mờ có dụng ý kỹ thuật ấy - không loại trừ do "trí nhớ suy tàn" - tạo nên sức cuốn hút đông đảo bạn đọc nhập thân vào với "em" Như đánh giá của giáo sư Phùng Văn Tửu, đây thực sự là một câu chuyện tình cảm Việt Nam đặc sắc

Ngồi cũng là cuốn tiểu thuyết có bút pháp độc đáo, mới mẻ không được

viết theo lối tiểu thuyết truyền thống Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương pha trộn giữa hiện thực với tưởng tượng Nhân vật chính của cuốn sách đồng thời sống trong hai thế giới, một thế giới có thể tạm coi là hiện tại của anh ta (đi đến văn phòng một công sở, sống với những người đồng nghiệp và những người bạn, cuộc sống nửa vợ chồng, nửa tạm bợ của anh ta với cô gái Minh…) và một thế giới của một cái gì đó, nửa như giấc mơ, nửa như quá

Trang 16

khứ Điều kỳ lạ là trong đời sống của nhân vật giữa hai thế giới đó luôn có sự giao tiếp Đây là một trong số tác phẩm thành công nhất của nhà văn Nguyễn Bình Phương Cuốn sách đã từng gây xôn xao dư luận, thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc và giới sáng tác, phê bình.

Ở trong Thoạt kỳ thủy - câu chuyện diễn ra ở một vùng nông thôn Việt

Nam, hay cũng là cái gốc làng xã của một đất nước nông nghiệp Những gia đình trong tiểu thuyết sống bằng nghề đập đá, mổ lợn, trồng rau, cũng có người ôm mộng văn chương và cũng có người nát rượu Nhân vật chính - một thanh niên có tên là Tính, mắc chứng tâm thần nặng Cái làng của Tính có quá nhiều người điên, và những người bình thường nhất cũng luôn có những khoảnh khắc chớp nhoáng nói năng, cư xử với nhau bất thường Tính bị ám ảnh bởi nghề chọc tiết lợn của ông Khoa, từ đó luôn có nhu cầu được gắn bó với con dao và thường mơ những giấc mơ hãi hùng Những người đàn ông trong Thoạt kỳ thủy luôn hành động bằng bản năng nhiều hơn lý trí Còn những người đàn bà, họ lầm lũi trong đời sống và không được thỏa mãn dục tính Họ u uất và tích tụ nhiều giông bão Cuộc đời họ quẩn quanh với con mương, bờ tre, chấp nhận trao thân gửi phận cho những người đàn ông hoặc

là mất nhân tính hoặc là thích rượu hơn thích đàn bà

Những năm gần đây, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã trở thànhđối tượng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, được khám phá trênnhiều phương diện như ngôn ngữ, thể loại…

Trong các gương mặt tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn BìnhPhương là một cây bút đã đi sâu khám phá vùng bí ẩn, có khi lạc vào tầngsâu nhất ở mỗi con người Chúng tôi vẫn hình dung như đó là một mê đồcủa ý thức với những con đường ngoằn ngoèo, chằng chịt, rất khó tìm thấyđiểm đầu và kết thúc Đúng như tác giả tâm niệm: “Tiểu thuyết cần có nhữngbước mạo hiểm” Con đường mà nhà văn lựa chọn quả là mạo hiểm nhưng đầysức vẫy gọi đối với người tiếp nhận

Trang 17

1.1.1.3 Vài nét về tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương

Nhà văn Nguyễn Bình Phương vừa được vinh danh bởi giải thưởng

Sách hay 2014 với cuốn tiểu thuyết Người đi vắng - đây là cuốn tiểu thuyết

được giải sách hay năm 2014 do Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (gọi tắt

là Viện IRED) tổ chức hàng năm Sách có bán bản điện tử trên trang web amazon - nằm trong bộ những cuốn sách văn học hay nhất của Việt Nam

Trong làng văn học Việt Nam, cái tên Nguyễn Bình Phương - như cái tựa sách của anh luôn là “Người đi vắng” Rất ít khi thấy anh xuất hiện ở đâu, chỉ cặm cụi sáng tác và đều đặn công bố, vài năm một cuốn tiểu thuyết

Giới làm nghề tôn trọng và kính phục cái sự âm thầm lặng lẽ vì nghề chứ không đăng đàn diễn thuyết của anh - thực sự giống hệt như một nông dân cần cù cày xới trên thửa ruộng của mình Vì vậy, cái tên Nguyễn Bình Phương được xướng lên bởi giải thưởng Sách hay 2014 đã khiến người đọc hết sức bất ngờ

Người đi vắng - tự cái tựa đó đã nói rất nhiều: Sự cô đơn, vô hình, bí

ẩn, trống vắng Người đi vắng (1999) là một trong những khởi điểm của

dòng chảy Nguyễn Bình Phương vào thế giới vô thức, mộng mị, hồng hoang,

sau đó được tiếp nối bằng Trí nhớ suy tàn (2000) và Thoạt kỳ thủy (2004)…

Cư dân của Người đi vắng là những hồn ma, những kẻ sống dở chết dở, những dòng sông, giọt sương, tiếng chuông Nhưng có lẽ nhân vật nữ - Hoàn

- chính là người đi vắng ly kỳ nhất Tiểu thuyết dành phần mở đầu mô tả mối tình tay ba của Hoàn với Thắng và Cương, người chồng và người tình Hoàn lao xe xuống vực, cơ thể hủy hoại còn hồn phiêu diêu Từ đó, xen kẽ những giấc mơ của Hoàn là kỷ niệm, âm hưởng, dư vị, dấu ấn mà tấm thân nhục dục trước đây của cô để lại trong hai người đàn ông Trong Người đi vắng, tình yêu - tình dục - tâm linh gắn với nhau như hình với bóng Chúng hiện lên lung linh, lẫn lộn vật chất tinh thần, chồng chéo giằng co nhau qua những sợi dây

Trang 18

thần bí Có thể nói Người đi vắng là truyện tình bất thường của những người

tình bất kham và bất an

Không chỉ trong tiểu thuyết này, “hầu hết các nhân vật của Nguyễn Bình Phương đều là những kẻ bất an - những người đi vắng Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương luôn là một hợp âm với vô vàn đối thoại, độc thoại, mà người đọc không phân biệt được ai là kẻ phát ngôn Đó cũng là những giọng nói cất lên từ cõi tâm linh, hay tiếng rao “khan khàn ủ ê” của ông thiến lợn vang lên trong suốt tác phẩm nhưng không ai biết mặt Các nhân vật của Nguyễn Bình Phương thường có bộ phận thính giác cực kỳ tinh nhạy Thế giới của anh vì vậy vừa vắng vừa đầy, im lặng nhưng ồn ào, vô hình và hữu hình, thật và ảo, âm dương lẫn lộn [46]

Tác phẩmNgười đi vắngcó rất nhiều mạch đan xen Một mạch truyện lịch sử kể về cuộc đời nổi dậy của Đội Cấn ở Thái Nguyên, một mạch truyện

kể về những biến cố (đầy bí ẩn) trong gia đình Thắng; một mạch là những lời nói chuyện của hồn ma (và ở mạch này chia thành nhiều mạch nhỏ) cảm xúc của các nhân vật mà tác giả tạo ra nhằm soi chiếu sự việc ở các góc độ, các điểm nhìn khác nhau Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi mạch truyện với các phông chữ khác nhau (in thẳng, in nghiêng) Nhờ những mạch truyện xoắn kép ấy nên ta không chỉ nhìn thấy một Sơn nghèo khó, thích khoe khoang, vỗ ngực, luôn bị ám ảnh bởi dàn Compac mà còn biết tới Sơn với những suy nghĩ chiêm nghiệm về quá khứ với nhiều kỷ niệm, biến cố Ta không chỉ thấy một Hoàn xốc nổi, bốc đồng, thích hoan lạc xác thịt mà còn thấy một chiều sâu tâm hồn với những giấc mơ, những hoài niệm, những khát vọng mãi không thể vươn tới Ta không chỉ thấy Thắng mỏi mệt, bơ phờ, nhạt nhẽo mà còn nhìn thấy những khoảng cách anh cô đơn không chấp nhận mình trong thực tại và bấu víu vào tình dục như một phương cách cuối cùng có thể thực hiện Cả Thư, cả Phương, cả Kỷ… Họ cuối cùng đều không thể tìm thấy được sự thanh thản, bình yên

Trang 19

Như vậy, bằng nhiều mạch truyện, Nguyễn Bình Phương đã tạo ra nhiều góc quay, nhiều điểm nhìn soi chiếu để tạo ra cách nhìn đa chiều về cuộc sống Cuộc sống không phải bao giờ cũng lộ ra ở bề mặt của nó Cuộc sống còn là những gì khác không thể gọi thành tên, không thể cất nên lời, còn

là những gì không thể lý giải ẩn sâu dưới tầng tầng lớp lớp những sự kiện, biến cố Nguyễn Bình Phương đã tạo ra cho mình một lối đi vô cùng rộng rãi

để đến với hiện thực Đó cũng là cách tác giả tạo ra sự tự do cho người đọc

Để mỗi khi bước vào tác phẩm của nhà văn, người đọc không cảm thấy chật chội trong một lối đi hẹp Cũng từ mạch truyện xoắn kép này ta thấy một quan niệm mới của Nguyễn Bình Phương về khâu sáng tác và tiếp nhận Theo đó: người đọc giữ vai trò quan trọng trong việc khám phá, bóc tách các lớp nghĩa của tác phẩm, tác giả chỉ giữ vai trò "người đứng sau cánh gà quan sát"

Rõ ràng cấu trúc xoắn kép là một trong những thể nghiệm của Nguyễn Bình Phương và điều chắc chắn chúng ta có thể khẳng định: đây là một thể nghiệm đáng được ghi nhận của Nguyễn Bình Phương trong cuộc hành trình làm mới mình, làm mới văn chương

Một đặc điểm không thể không nói tới trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phương đó là việc sử dụng yếu tố kỳ ảo ỞNgười đi vắng, yếu tố kỳ ảo

được sử dụng như một bằng chứng nói lên đặc điểm quan trọng trong thế giới tâm linh người Việt Cuộc sống không phải một cõi (dương) mà còn tồn tại ở cõi khác (âm) Ở đó, con người vẫn không thể sống khác mình Và vì thế: đói rét, khổ đau, bệnh tật, đòi hỏi, dằn vặt vẫn tồn tại Cõi dương và âm luôn luôn

có sự liên hệ bền chặt nhiều khi khó tách biệt rõ ràng Cũng có thể vì thế mà chỉ có một sự kiện đào móng xây nhà của gia đình cụ Điển cũng xuất hiện bao hình ảnh ghê rợn ma quái:

“Tiếng trầm trầm chạy quanh hố móng làm mặt đất rung lên bắn vào

da thịt Kỷ tê tê Chớp nhoáng lên, khoảnh khắc đó đủ để Kỷ nhìn thấy dưới hố

Trang 20

móng đúng chỗ tay thợ vừa bổ cuốc xuống, một cái bọc lùng nhùng trồi lên với lớp da đen nhẵn màu đất sét” [48,327] Đó cũng là đầu mối dẫn đến bao nhiêu

biến cố bất thường của hàng loạt số phận: Hoàn gặp tai nạn (trong một tình huống khó hiểu); Sơn chết (do sự thôi thúc của một bàn tay vô hình); Ông Khánh mất trí (như bị ai đó lấy cắp linh hồn); Cương điên loạn (như sự trả giá nghiệt ngã cho cuộc tình vụng trộm với Hoàn)… Những linh hồn người sống

và chết đều không tìm thấy sự thanh thản Hay nói đúng hơn họ không được sống trọn vẹn với thực tại mà luôn có sự hiện diện của quá khứ, sự đè nén, ám ảnh, của một lực lượng vô hình khó nắm bắt Cả Sơn, ông Khánh, Thắng, Hoàn, Thư, Yến… tất cả họ, suy cho cùng đều là những người đáng thương

Nếu như với nhiều cây bút, chi tiết kỳ ảo được coi như yếu tố chức năng, hay kỹ thuật thì với Nguyễn Bình Phương lại là một yếu tố không thể thiếu trong bức tranh hiên thực Bước vào những trang văn của tác giả, ta thấy

ảo xen thực, thực thấm vào ảo, ảo và thực hoà quyện nhiều khi không thể phân tách rõ ràng Đây là một quan niệm của nhà văn về hiện thực chứ không phải là kỹ thuật nhằm câu khách Rõ ràng các chi tiết kỳ ảo được sử dụng đều nằm trong dụng ý nghệ thuật của tác giả Sự quái đản, kỳ lạ, ma mị chính là một phần của cuộc sống con người và nó tồn tại bền bỉ, ăn sâu vào máu thịt vào tiềm thức không gì gỡ bỏ được Nguyễn Bình Phương sử dụng yếu tố ảo như một cách thức làm nhoè ranh giới của hiện thực song lại cho ta một cảm giác rất thật về cuộc sống: có những điều không phải lúc nào cũng lý giải, và

sự phi lý vốn là một mặt không thể thiếu của cuộc sống

1.1.2 Nguyễn Bình Phương - những vấn đề được đặt ra nghiên cứu

1.1.2.1 Những vấn đề đã được nghiên cứu đối với tác phẩm Nguyễn Bình Phương

Trong trào lưu đổi mới của toàn xã hội, văn học cũng có nhiều cách tân Trong văn học đương đại xuất hiện những tác phẩm, những tên tuổi được

Trang 21

đọc giả nhắc đến khi nói tới sự cách tân của văn học Nguyễn Bình Phương là một trong những tác giả nằm trong trào lưu đó Tuy nhiên các công trình nghiên cứu sâu về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thì đến nay vẫn chưa đáng kể, nếu có chỉ mới dừng lại ở một số bài nghiên cứu trên báo chí, phỏng vấn, điểm sách, trên các trang wed nhưng vẫn còn rời rạc và nhỏ lẻ.

Bên cạnh những thành tựu về thơ, tiểu thuyết, cũng là thể loại thành công của Nguyễn Bình Phương Tác phẩm của ông thực sự đã đặt ra được những vấn đề nghiêm túc về cuộc sống, chứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật mới mẻ của một cây bút nghiêm túc và đầy tính sáng tạo Hiện nay

đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Bình Phương, tuy nhiên phần lớn các công trình đó đều tiếp cận từ hướng phê bình văn học Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tiểu thuyết của ông từ

góc độ ngôn ngữ học Chính vì vậy nghiên cứu “Từ ngữ trong tiểu thuyết

Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương” là góp phần làm sáng rõ đặc điểm

tiểu thuyết của ông

Năm 2000, Thụy Khuê đã có một bài viết nghiên cứu về các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương với tên “Sóng từ trường II” đăng trên trang web http://www.chimviet.free.fr [40] Đây là tập hợp các bài viết về tiểu thuyết

Nguyễn Bình Phương Cụ thể là Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong

tiểu thuyết “Những đứa trẻ chết già”; Tính chất hiện thực linh ảo âm dương trong tiểu thuyết “Người đi vắng”; Những yếu tố của tiểu thuyết mới trong “Trí nhớ suy tàn; Thế tĩnh tọa trong tác phẩm “Ngồi” Đây là

một tập hợp các tác phẩm nghiên cứu sâu về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương tuy nhiên các tác giả chưa đi sâu vào lĩnh vực ngôn ngữ, chưa có sự phân tách rạch ròi

Năm 2004, Đoàn Cẩm Thi có bài viết Sáng tạo văn học giữa mơ và

điên, đăng trên http: //www.vietnamnet.vn [46] Tác giả đi sâu vào đối chiếu

Trang 22

hình ảnh trăng trong Thoạt kì thủy và Thơ điên của Hàn Mặc Tử Bài viết

này cũng chỉ đề cập đến hình tượng chứ không đề cập đến vấn đề ngôn ngữ

Năm 2006, Trương Ngọc Hân viết Một số vấn đề nổi bật trong sáng

tác của Nguyễn Bình Phương, đăng trên http://www.tienve.org [38] Bài viết

nêu ra những vấn đề mà Ngọc Hân cho là nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương: một cách nhìn hiện thực mới mẻ, một cách tiếp cận nhân vật độc đáo, sự sáng tạo cốt truyện; bài viết có nói đến việc sử dụng ngôn từ nhưng chỉ dừng lại ở hình thức nêu vấn đề mà thôi

Năm 2006, trong luận văn thạc sỹ Nguyễn Bình Phương với việc khai

thác tiềm năng thể loại để hiện đaị hóa tiểu thuyết, Hồ Bích Ngọc đi sâu

phân tích tác phẩm của Nguyễn Bình Phương trên góc độ thể loại và đặc điểm hiện đại hóa của nó

Năm 2008, có một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương

rất đáng chú ý đó là Nguyễn Bình Phương lục giang đầu tiểu thuyết in trong tạp chí Nghiên cứu văn học số 4 của Đoàn Ánh Dương và khóa luận Tiểu

thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn tiếp nhận của Ngô Thị Huyền (Đại

học SP Huế), hai công trình này đều đi sâu vào phương thức huyền thoại và thi pháp kết cấu

Năm 2009, trong khóa luận tốt nghiệp của mình, Nguyễn Thị Hoàng

Yến (Đại họcSP Huế) đi sâu khai thác Không gian- thời gian nghệ thuật

trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Khóa luận này cũng khai thác

những tác phẩm của Nguyễn Bình Phương dưới góc độ thi pháp học

Như vậy, có thể thấy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có sức hút lớn đối với bạn đọc và các nhà nghiên cứu Mỗi tư liệu trên dù ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đã chạm đến vấn đề mà người viết đang nghiên cứu Nhưng qua

đó cũng có thể khẳng định được một điều, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu tập trung nghiên cứu đặc điểm từ ngữ nghệ thuật trong tiểu

Trang 23

thuyết Nguyễn Bình Phương nói chung và tiểu thuyết Người đi vắng của

Nguyễn Bình Phương nói riêng

Có thể khẳng định từ ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là một khía cạnh nghiên cứu lý thú song chưa được nghiên cứu từ cách tiếp cận Ngôn ngữ học - văn học

1.1.2.2 Vấn đề từ ngữ trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương nói chung

và trong tiểu thuyết “Người đi vắng” nói riêng

Đổi mới về ngôn ngữ là một nhu cầu nghiêm túc mà xã hội đặt ra cho văn học thời kì đổi mới Cùng với sự đổi mới về nội dung và cách viết thì đổi mới về ngôn ngữ là một yêu cầu bức thiết Cùng với nhiều cây bút văn xuôi cùng thế hệ như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh,

Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh… những sáng tác của Nguyễn Bình Phương giai đoạn này đã góp phần không nhỏ vào việc đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời đại

Văn xuôi thời kì 1945 - 1975 với cảm hứng sử thi bao trùm, ngợi ca, chủ yếu hướng tới cái cao cả, cái tốt đẹp, cái hào hùng, cái siêu phàm, hoàn hảo Tất cả đều hướng đạt đến sự lí tưởng Để phù hợp với nội dung cần biểu đạt như thế, ngôn ngữ mà văn học giai đoạn này lựa chọn là thứ ngôn ngữ đầy chất thơ, đẹp đẽ, trang trọng, mực thước và được mĩ lệ hoá

Sau 1975, con người trở về với hiện thực muôn mặt của đời thường, văn học cũng nhạt dần tính sử thi tăng dần tính tiểu thuyết Cảm hứng thế sự ở giai đoạn này đòi hỏi sự thay đổi ngôn ngữ Văn chương giờ đây không né tránh cái xấu, cái ác, những mặt tối, những mảng khuất lấp của hiện thực nữa Nhu cầu được “nói thẳng”, “nói thật” những mặt phức tạp, bê bối và nhức nhối của đời sống là cao hơn bao giờ hết Ngôn ngữ văn xuôi giai đoạn này bắt đầu bớt đi vẻ trang trọng, ít du dương, ít rào đón mà gần gũi với đời thường, chân thật trong giọng điệu, thô nhám trong từ ngữ, ngôn ngữ trở nên

Trang 24

góc cạnh, nhiều sắc thái đời thường, xù xì hơn, nhiều thành phần ngôn ngữ khác như “nói mỉa, nói ngược” với những chất cay đắng, khắc khổ của đời sống được bổ sung thêm Những tác giả như: Nguyễn Khải, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Tạ Duy Anh… đều đem đến cho người đọc sự phong phú hấp dẫn của những cá tính, những làng quê qua “chất ngôn ngữ giàu tính hiện thực” Hoà nhịp cùng sự thay đổi đó, Nguyễn Bình Phương đã có những

nỗ lực cách tân đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào tiển trình đổi mới văn học trên mọi lĩnh vực trong đó có ngôn ngữ

Nguyễn Bình Phương xuất hiện trên văn đàn, nhanh chóng bước vào làng văn bằng tâm thế và sức bật của một người mới Ông lựa chọn cho mình một lối đi riêng Và chính không khí đổi mới đồng bộ, toàn diện của đất nước

đã tạo thành bệ đỡ cho tư tưởng táo bạo của Nguyễn Bình Phương có điều kiện nở hoa Những vấn đề “gai góc”, những mảng tối, mảng khuất lấp của cuộc sống ít ngòi bút chạm tới, lại được Nguyễn Bình Phương đề cập nhiều trong tác phẩm của mình Lấy bối cảnh hiện thực là một làng quê đầy tăm tối, nghèo khổ và thù hận ở Thái Nguyên, những vết thương không bao giờ liền

da và một hiện thực đa dạng, nhiều chiều đầy hỗn loạn, xô bồ của cuộc sống

đô thị thời hiện đại… làm đối tượng chiếm lĩnh, ngôn ngữ văn chương Nguyễn Bình Phương không phải là thứ ngôn ngữ mượt mà, trong veo và đầy

lí tưởng mà đó là thứ ngôn ngữ đời thường đầy thô nhám của lớp nông dân nghèo khổ, của hiện thực cuộc sống hiện đại đầy những bề bộn, ngổn ngang

và hỗn loạn thậm chí đó là thứ ngôn ngữ hàm chứa những ẩn ức, bừng bừng

nộ khí chờ được có cơ hội để văng ra Nguyễn Bình Phương không hề ngần ngại khi đưa lên trang viết của mình những chất hiện thực sống sượng nhất

Nhiều khi, ngôn ngữ trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương đối nhau

chan chát, nhằm thể hiện sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng Sự đối

lập giữa bản chất và hiện tượng trong một chỉnh thể ngôn ngữ này rõ ràng là

Trang 25

thứ ngôn ngữ góc cạnh - thứ ngôn ngữ của văn chương đương đại Nhà văn không nhằm mục đích ngụ ý gây cười hài hước như trong các tác phẩm văn học dân gian hay chuyện tiếu lâm mà nhằm thể hiện một sự mâu thuẫn buộc người đọc phải suy ngẫm trước những sự mâu thuẫn giữa hiện tượng và bản chất của hiện thực mà nhà văn đặt ra trong mỗi tác phẩm Để từ đó truy tìm đâu là hiện tượng và đâu là bản chất thực của đời sống Có thể nói, trong tác phẩm của nhà văn này, độc giả không bao giờ bắt gặp thứ ngôn ngữ mờ nhạt, xam xám của thứ văn chương tỉa tót, bóng chuốt, “đồng phục” mà đó là thứ ngôn ngữ gai góc, sắc nhọn và trần trụi Nó phản ánh đúng đối tượng miêu tả, đúng hiện thực đầy phức tạp, bề bộn, nhiều chiều Nó đi sâu vào những

“mảng tối”, “mảng khuất lấp” một cách trực diện không kiêng nể, không né tránh, sợ sệt Điều này một phần cũng có những hạn chế nhưng qua đó cho chúng ta thấy một bản lĩnh dám nghĩ, dám viết, dám phản ánh của nhà văn Nguyễn Bình Phương

Dù còn nhiều vấn đề phải bàn cãi, nhưng rõ ràng những thể nghiệm về một lối viết mới của Nguyễn Bình Phương là rất đáng được ghi nhận Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 nhân tố: nỗ lực nội tại của nhà văn, một cảm quan mới về hiện thực và dòng mạch đổi mới văn học trên thế giới, đã tạo nên những đã tạo nên những nét khác biệt giữa Nguyễn Bình Phương cùng nhiều cây bút văn xuôi hiện nay Và chúng ta đều có thể hi vọng vào một tương lai không xa Nguyễn Bình Phương cùng nhiều cây bút khác sẽ tạo nên một diện mạo mới cho văn chương Việt Nam

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài

1.2.1 Ngôn ngữ tiểu thuyết

1.2.1.1 Khái niệm tiểu thuyết

Có thể nói rằng, tiểu thuyết là thể loại trung tâm trong nền văn học hiện đại Tuy nhiên, để có một định nghĩa hoàn chỉnh và chính xác về thể loại này,

Trang 26

là một điều không đơn giản Như M.Bakhtin đã nói: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình, những lực cấu thành thể loại còn đang hoạt động trước mắt ta nòng cốt của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán hết những khả năng uyển chuyển của nó” [1; 23] Các nhà nghiên cứu không chỉ ra được một dấu hiệu

chắc chắn nào của tiểu thuyết mà không phải đính chính, để rồi sự đính chính

ấy lại bác bỏ dấu hiệu ấy như chính là một dấu hiệu thể loại, ví dụ như: “Tiểu thuyết là một thể loại nhiều bình diện, mặc dù có những tiểu thuyết tuyệt vời chỉ có một bình diện; tiểu thuyết là thể loại có cốt truyện gay cấn và năng động, mặc dù có những tiểu thuyết đạt được tính miêu tả thuần túy đến cực

độ trong văn học; tiểu thuyết là thể loại đặt vấn đề, mặc dù sản phẩm đại trà của tiểu thuyết cho ta một mẫu mực về sự hấp dẫn không đòi hỏi suy nghĩ mà các thể loại khác không thể đạt được; tiểu thuyết là chuyện tình yêu, mặc dù những mẫu mực vĩ đại nhất của tiểu thuyết châu Âu hoàn toàn không có yếu

tố diễm tình ” [1; 32-33] Bởi vậy, người ta không mệt mỏi đi tìm cái định

nghĩa chính xác nhất, những đặc thù riêng biệt nhất với tư cách là một thể loại

đã hoàn mĩ nữa (như sử thi chẳng hạn) Và chắc hẳn rằng, chỉ có thể tiếp cận tiểu thuyết đích thị như môt thể loại luôn luôn biến chuyển, thể loại đi đầu trong tiến trình phát triển của toàn bộ văn học thời đại mới Như cách mà

M.Bakhtin khẳng định “Về bản chất nó là một thể loại không quy phạm Đó

là hiện thân của tính uyển chuyển Đó là thể loại mãi mãi tìm tòi, mãi mãi tự khảo sát bản thân mình và xét lại tất cả những dạng thức đã định hình của mình” [1; 84] và thiết nghĩ như thế nó mới phù hợp với “khu vực tiếp xúc trực tiếp với hiện thực đang biến chuyển” Cũng tương tự như thế, trong từ

điển thuật ngữ văn học Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một định

nghĩa rộng nhất có thể để ta tạm hình dung về thể loại này như sau: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn

Trang 27

không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [14; 328].

1.2.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết

Ngôn ngữ tiểu thuyết, trước hết, là ngôn ngữ nghệ thuật nên nó mang những đặc điểm chung của ngôn ngữ nghệ thuật như: tính hình tượng, tính cấu trúc, tính biểu cảm, tính cá thể và tính cụ thể hóa Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm chung đó, ngôn ngữ tiểu thuyết có nhiều điểm khác biệt so với ngôn ngữ ở các thể loại khác

M.Bakhtin chỉ ra những điểm đặc thù của ngôn ngữ tiểu thuyết trong sự đối sánh với ngôn ngữ thơ ca Khác với ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ song thanh (hoặc đa thanh) Do đặc điểm thể loại quy định, ngôn ngữ văn học được tái tạo trong tiểu thuyết không phải như một ngôn ngữ thống nhất, đã hoàn chỉnh toàn bộ và không còn phải bàn cãi, mà được tái tạo trong trạng thái có nhiều tiếng nói khác nhau sống động, trong sự biến chuyển

và đổi mới của nó Ngôn ngữ tiểu thuyết là cả một hệ thống những ngôn ngữ soi chiếu lẫn nhau, đối thoại với nhau, không thể mô tả và phân tích nó một cách thống nhất Những hình thái ngôn ngữ và phong cách khác nhau là thuộc

về những hệ thống khác nhau trong ngôn ngữ tiểu thuyết Giả thử nếu xóa đi tất cả những dấu nháy nháy ngữ điệu, tất cả mọi sự phân chia bè giọng và phong cách, mọi khoảng cách khác nhau giữa những "ngôn ngữ" được miêu

tả với tiếng nói trực tiếp của tác giả thì ta sẽ chỉ có được một tập hợp xộc lệch

và vô nghĩa những hình thái ngôn ngữ và phong cách khác biệt nhau về chất Ngôn ngữ tiểu thuyết không thể nào xếp đặt trên một bình diện, kéo nối thành một tuyến Đó là một hệ thống những bình diện tương giao

Ở các thể loại thi ca hiểu theo nghĩa hẹp, chất đối thoại tự nhiên của lời nói không được sử dụng với mục đích nghệ thuật, lời nói có tính độc lập tự

Trang 28

thân và không giả định là ở ngoài nó còn có những ý kiến khác Phong cách thơ ca thoát ly một cách ước lệ khỏi mọi sự tương tác với lời người khác, mọi

sự "đoái nhìn" tới lời người khác Thế giới thơ ca, dù có được nhà thơ phô diễn trong đó bao nhiêu mâu thuẫn và xung đột bế tắc chăng nữa, bao giờ cũng được soi sáng bằng một ngôn ngữ thống nhất và không phải bàn cãi Do gạn lọc mọi thành tố ngôn ngữ khỏi những ý chỉ và giọng điệu của người khác, xóa bỏ mọi vết tích bất đồng trong tiếng nói và ngôn ngữ mà ở tác phẩm thơ ca tạo ra được một sự thống nhất ngôn ngữ đầy căng thẳng Ngược lại, nhà văn xuôi không tẩy sạch khỏi từ ngữ những ý chỉ và giọng điệu của người khác, không bóp chết những mầm mống ngôn từ xã hội khác biệt tiềm

ẩn trong chúng, không gạt bỏ những khuôn mặt ngôn ngữ và cung cách nói năng (những nhân vật kể chuyện tiềm năng) lấp ló đằng sau các từ ngữ và hình thức ngôn ngữ, nhưng anh ta xếp đặt tất cả những từ ngữ và hình thức

ấy ở những khoảng cách khác nhau so với các hạt nhân hàm nghĩa cuối cùng của tác phẩm mình, cái trung tâm ý chỉ của chính mình Sự định hướng ngôn

từ giữa những lời phát ngôn của người khác và những ngôn ngữ khác, tất cả những hiện tượng và khả năng đặc thù gắn với định hướng ấy có tác dụng nghệ thuật hệ trọng đối với văn phong tiểu thuyết Những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau được đưa vào tiểu thuyết và ở đó chúng được tổ chức thành một hệ thống nghệ thuật hoàn chỉnh Đó là một đặc điểm đặc trưng của thể loại tiểu thuyết

So sánh với sử thi, M.Bakhtin chỉ ra đặc trưng của sử thi là lời tiên tri, lời sấm truyền, đặc trưng cho tiểu thuyết là lời tiên đoán, lời dự báo Lời sấm truyền sử thi được thực hiện hoàn toàn trong khuôn khổ quá khứ tuyệt đối (nếu không ở ngay tác phẩm sử thi cụ thể này thì cũng trong phạm vi nền truyền thuyết bao trùm nó); lời sấm truyền ấy không liên quan đến độc giả và thời đại thực tế của anh ta Quá khứ sử thi khép kín từ bên trong, nó được

Trang 29

cách ly bằng bức tường không thể thẩm lậu khỏi mọi thời đại về sau Thế giới

sử thi là hoàn tất đến tận cùng không chỉ như một sự kiện có thật trong quá khứ đã lùi xa, mà còn là hoàn tất cả về ý nghĩa và giá trị của nó Chính cái đó làm nên khoảng cách sử thi tuyệt đối Do vậy, ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ thành kính, cái nhìn sử thi là sự tưởng niệm cung kính, tôn thờ Trong khi đó, tiểu thuyết tiếp xúc với môi trường hiện thực chưa hoàn thành-cái hiện thực

"hạ đẳng" so với quá khứ sử thi Thậm chí, cái ''quá khứ tuyệt đối" của các vị thần linh, á thần và anh hùng cũng sẵn sàng bị "tân thời hóa", bị hạ thấp xuống, bị mô tả ở cấp độ thời này, trong bối cảnh sinh hoạt hiện nay Có thể nói, sự khác biệt giữa ngôn ngữ sử thi và ngôn ngữ tiểu thuyết cũng giống như lời về người chết và lời về người đang sống, mà "lời về người chết rất khác nhau về mặt phong cách với lời về người đương sống"[35; 52]

Tiểu thuyết và truyện ngắn, cả trong lý thuyết và trên thực tế, có nhiều điểm rất giống nhau Truyện ngắn cũng chứa đựng tất cả các nguồn lực y như tiểu thuyết: ngôn ngữ, nội dung, đề tài, nhân vật và phong cách Tiểu thuyết gia có thể sử dụng phương tiện nghệ thuật nào thì người viết truyện ngắn cũng

có thể sử dụng các phương tiện đó Tuy nhiên, với truyện ngắn, vấn đề số một đặt ra cho thể loại này là vấn đề dung lượng, truyện ngắn cần phải cô đọng đến mức cao nhất Chính việc truyện ngắn phải "ngắn" khiến nó tự phân biệt một cách dứt khoát và rạch ròi bên cạnh truyện vừa và tiểu thuyết Tiểu thuyết hay truyện dài thì cứ triền miên theo thời gian, đôi khi có quãng hồi ức trở ngược lại Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn Do đó, ngôn ngữ truyện ngắn được tổ chức rất chặt chẽ, chính xác, tuyệt đối không có cái gì dư thừa Tiểu thuyết, dù có cô đọng đến đâu, phải hàm chứa khả năng phân nhánh và kéo dài, nếu không nói là đến vô cùng tận Vì vậy, khi đọc tiểu thuyết ta có thể bỏ

Trang 30

qua một vài câu không đâu, thậm chí vài trang, nhưng ở truyện ngắn, người ta không được phép Đây chính là điểm mấu chốt làm nên sự khác biệt giữa ngôn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ truyện ngắn.

Trong bản thân tiểu thuyết, người ta lại chia ra ngôn ngữ đơn thanh và ngôn ngữ song thanh Ngôn ngữ đơn thanh gồm ngôn ngữ trực tiếp, hướng thẳng vào đối tượng, miêu tả đối tượng và ngôn ngữ của các nhân vật, ngôn ngữ đối tượng tính Ngôn ngữ song thanh nhấn mạnh vào ngôn ngữ của người khác, hướng về một tiếng nói khác, chẳng hạn tiếng nói tác giả hướng về tiếng nói nhân vật, hoặc là tiếng nói nhân vật trong đó có xen lẫn giọng của tác giả, hoặc là tiếng nói nhân vật này xen lẫn giọng của nhân vật khác Có loại song thanh cùng hướng (khi có sự đồng cảm và gần gũi giữa các tiếng nói) và song thanh khác phương hướng sẽ đẻ ra loại ngôn thoại mỉa mai, biếm phỏng, đối thoại ngầm, tranh luận ngầm bên trong

Như vậy, tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết mang những đặc điểm đặc thù so với các thể loại khác Đây là những tiền đề để nhận diện và phân tích những thành tựu cũng như những biến chuyển của thể loại này trong suốt lịch

Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng và của ngôn ngữ nói chung Từ là cơ

sở cấu tạo các đơn vị lớn hơn là cụm từ, câu, văn bản Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị duy nhất có thể đảm nhiệm nhiều chức năng nhất Bên cạnh chức năng định danh, từ còn có chức năng "phân biệt nghĩa", thể hiện nghĩa này hay nghĩa khác của từ nhiều nghĩa, hay chức năng biểu cảm, thẩm mĩ,… Ngoài ra, từ cũng có thể đảm nhiệm chức năng tiềm ẩn - chức năng thông báo

Trang 31

của câu Thuộc tính nhiều chức năng của từ cho phép nó trở thành một loại đơn vị có tính chất phổ biến nhất, cho phép nó chiếm vị trí trung tâm trong cấu trúc của ngôn ngữ

Cũng là đơn vị có hai mặt như hình vị, cụm từ và câu, nhưng từ lại tồn tại trong hai biến dạng: với tính cách như một kí hiệu đa nghĩa tiềm tàng khi nằm trong hệ thống từ vựng và với tính cách một kí hiệu thực tại khi dùng trong lời nói Trong hệ thống từ vựng, từ có thể có nhiều nghĩa nhưng trong ngữ đoạn, tính nhiều nghĩa của từ bị loại bỏ, và chỉ có một nghĩa nào đó của

từ được thực tại hóa Đồng thời, trong ngữ đoạn nhiều khi từ còn có thêm những sắc thái ý nghĩa mới khác với các ý nghĩa của hệ thống

Từ có cấu trúc ý nghĩa rất phức tạp, bao gồm nhân tố từ vựng, nhân tố ngữ pháp vànhân tố dụng học Ở từ, ngoài ý nghĩa từ vựng vốn có, bao giờ cũng có một nghĩa tố ngữ pháp chỉ ra từ loại của nó Tùy theo cái được biểu đạt là sự vật, hành động hay tính chất mà từ đó có các nghĩa tố chỉ ra nó thuộc danh từ, động từ hay tính từ

Hiện nay, hầu hết các nhà ngôn ngữ học thừa nhận từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, nhưng để nhận diện và định nghĩa từ thì rất khó Cái khó lớn nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau về cách định hình, về chức năng và các đặc điểm ý nghĩa trong các ngôn ngữ khác nhau, thậm chí trong cùng một ngôn ngữ cũng khó Có từ mang chức năng định danh; có từ không mang chức năng định danh; có từ chỉ là dấu hiệu của những cảm xúc nào đó;

có từ liên hệ với những sự vật, hiện tượng ngoài thực tế; có từ lại chỉ biểu thị những quan hệ trong ngôn ngữ; có từ có kết cấu nội bộ; hoặc có từ tồn tại trong nhiều dạng thức ngữ pháp khác nhau và cũng có từ chỉ tồn tại trong một dạng thức

Hiện tượng đồng âm và đa nghĩa cũng gây không ít khó khăn trong việc tách biệt và đồng nhất các từ Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất

Trang 32

trong cách định nghĩa và miêu tả các từ Và vì thế, hiện nay có đến hơn 300 định nghĩa khác nhau về từ.

Khi định nghĩa từ tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học đã có sự thống nhất chung về từ ở một số đặc điểm chính: âm thanh, ý nghĩa, cấu tạo và khả năng hoạt động Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam vẫn chưa đưa ra một định nghĩa mang tính khái quát nhất Ở đây, chúng tôi chọn định nghĩa của tác giả Đỗ Hữu Châu làm cơ sở cho việc xác định và nghiên cứu đơn vị từ trong

tác phẩm Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương

Sau khi phân tích các đặc điểm của từ tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu Châu kết luận: "Từ tiếng Việt là những phân đoạn ngữ âm cố định, bất biến, phản ánh một cách trực tiếp theo quan hệ một - một số lượng hình vị và phương thức cấu tạo; toàn bộ ứng với một hoặc một số từ - ngữ nghĩa gồm một khuôn

từ loại và những nét nghĩa riêng cho mỗi từ và ứng với một tập hợp với những đặc điểm ngữ pháp chủ yếu là ngoài từ phù hợp với mỗi từ-ngữ nghĩa Đó là những đơn vị trong hệ thống từ vựng tiếng Việt - tức là lớn nhất trong hệ thống từ vựng tiếng Việt - và nhỏ nhất để cấu tạo câu, chứa đựng trong bản thân những cấu trúc từ-ngữ nghĩa, từ-cấu tạo và từ-ngữ pháp, chung cho nhiều

từ khác cùng loại" [8; 336]

1.2.1.2 Từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật

Trong hệ thống ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh, từ có những đặc điểm khác với trong hành chức Trong hoạt động ngôn ngữ, các từ mới thực sự bộc lộ những thuộc tính, đặc điểm vốn có của chúng trong hệ thống ngôn ngữ và hiện thực hoá các bình diện của nó Thậm chí, trong sử dụng, từ có thể biến đổi và chuyển hoá những thuộc tính vốn có để cho phù hợp với các nhân tố cụ thể của từng hoạt động giao tiếp, để nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất

Khi từ đi vào hoạt động ngôn ngữ, nghĩa của nó được hiện thực hoá, cụ thể hoá và được xác định Khi đó, các thành phần nghĩa trong cơ cấu nghĩa

Trang 33

của từ sẽ giảm dần tính trừu tượng và khái quát đến mức tổi thiểu để đạt tới tính xác định, tính cụ thể ở mức tối đa

Chẳng hạn, từ "mặt " khi được xây dựng trong từ điển [27; 796] với tư

cách là đơn vị ngôn ngữ có 9 nghĩa khác nhau Nhưng chỉ khi đi vào những phát ngôn cụ thể như:

"Sương in mặt, tuyết pha thân"

"Chân mây mặt đất một màu xanh xanh"

thì một trong các nghĩa của từ "mặt" mới được bộc lộ, cụ thể hóa và xác định

Hay “chạy” khi được xây dựng trong từ điển [27, 313], với tư cách là

đơn vị ngôn ngữ, xét về từ loại, có khi nó được xem là động từ và cũng có khi

nó được xem như tính từ Với từ loại động từ, từ “chạy” có 10 nghĩa khác nhau, cụ thể như “Ngựa chạy đường dài”, “Thua chạy dài”, “chạy thư”,

“chạy làng”… Và với từ loại tính từ từ “chạy” còn có nghĩa “thuận lợi, suôn

sẻ, không bị mắc mớ, ùn tắc”; cụ thể như “công việc rất chạy”; “bán hàng chạy”… Như vậy, khi đi vào mỗi phát ngôn thì một trong các nghĩa của từ

"chạy" mới được bộc lộ, cụ thể hóa và xác định

Mặt khác, cũng trong hoạt động ngôn ngữ, đồng thời với sự giảm thiểu tính khái quát thì từ lại có thể được gia tăng những sắc thái mới, nội dung mới

do chính sự vật mà nó biểu thị đem lại Chẳng hạn, trong câu tục ngữ: "Một miệng kín, chín miệng hở” thì hai số từ "một" và "chín" không còn đơn thuần chỉ số lượng nữa, mà "một" chỉ sự đơn lẻ, cá nhân còn "chín" chỉ số đông, tập thể, nhiều cá nhân Như vậy, từ "một" và "chín" ở đây không còn nguyên

nghĩa như trong từ điển nữa mà đã được phương thức tu từ ẩn dụ tác động vào nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật cao trong diễn đạt

Các từ được kết hợp với nhau theo quy tắc ngữ pháp và ngữ nghĩa, bộc

lộ khả năng kết hợp từ vựng và kết hợp ngữ pháp của mình, nhưng hai loại quy tắc này không phải lúc nào cũng sóng đôi với nhau Có những câu hoàn

Trang 34

toàn đúng về mặt ngữ pháp, nhưng lại không được chấp nhận về mặt ngữ nghĩa hoặc logic (trong điều kiện thông thường) Ngược lại, có những câu lại chứa những kết hợp từ được chấp nhận, được hiểu về mặt ngữ nghĩa, nhưng lại có cái gì đó bất thường về ngữ pháp.

Tuy nhiên, từ trong sáng tạo nghệ thuật được sử dụng ra sao và mang lại hiệu quả như thế nào còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: đề tài, chủ đề của tác phẩm, năng lực ngôn ngữ, vốn sống, phong cách viết của tác giả Tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ trong tác phẩm sẽ giúp ta tiếp cận gần hơn với ngôn ngữ trong hoạt động, mà đây là một dạng hoạt động đặc thù của ngôn từ

Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã tốn không ít giấy mực để khám phá từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật Và tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và đặc thù của mỗi bộ môn khoa học mà từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật được tiếp cận tìm hiểu ở những góc độ khác nhau

Nhà từ vựng học thì thống kê vốn từ của nhà văn, nhà thơ, khảo sát những lớp từ nổi bật và đặt chúng trong tương quan với vốn từ toàn dân để rút

ra hiệu quả nghệ thuật mà lớp từ đó mang lại cho tác phẩm cũng như thấy được dấu ấn riêng của người sáng tác trong cách sử dụng lớp từ đó

Nhà ngữ pháp học thì quan tâm đến đặc điểm cấu tạo của từ ngữ và cách kết hợp giữa chúng

Người làm phong cách thì xem xét từ ngữ trong tác phẩm dưới góc độ phong cách chức năng và sự lựa chọn từ ngữ của người nghệ sĩ

Với nhà thi pháp học thì thống kê tần số sử dụng của một số lớp từ nổi bật, qua đó, rút ra quan niệm nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ…

Trong văn xuôi, Đào Thản viết: “ngôn ngữ nghệ thuật có thể đạt tới một độ chính xác lí tưởng về mặt miêu tả Điều này trước hết và chủ yếu được quyết định bởi tài nghệ của nhà văn, song cũng phải kể đến sức mạnh và tiềm

Trang 35

năng của phương tiện biểu đạt Không bị ràng buộc, hạn chế bởi đặc trưng phong cách, ngôn ngữ nghệ thuật cho phép lựa chọn và sử dụng tất cả mọi yếu tố phương tiện, huy động mọ khả năng, vốn liếng của tiếng nói đân tộc đến mức cao nhất cho mục đích thẩm mĩ của mình Văn xuôi hiện đại không

“phân biệt đối xử” đối với các phương tiện thể hiện Ở đây không có biện pháp nào được đánh giá là tốt hay xấu, trội hơn hay kém hiệu lực hơn, mà chỉ có thể được ưa dùng, quen dùng hơn trong những thời kì, xu hướng hoặc tác giả nhất định” [31; 202]

Ý kiến này của Đào Thản đã chỉ rõ đặc điểm từ ngữ trong văn xuôi

tự sự hiện đại Do cách tổ chức khá phóng túng, ngôn ngữ tự sự sẵn sàng dung chứa mọi lớp từ ngữ, mọi cách nói, không phân biệt sang hèn, thanh tục, cao thấp, miễn sao chúng thể hiện tốt nhất dụng ý nghệ thuật của người viết

Ở nhiều tác giả, ngôn ngữ thật sự là cuộc trình diễn của tính nghệ sỹ Trong thực tiễn, nhà văn bao giờ cũng hướng đến xác lập phong cách ngôn ngữ, trong đó, lớp từ là biểu hiện nổi trội mạng đậm cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn Mỗi tác giả có sự lựa chọn ngôn ngữ riêng cho mình, ngôn ngữ riêng đó được quy định bởi lối tiếp cận cuộc sống, tư tưởng, thẩm mĩ

và vốn ngôn ngữ riêng của tác giả Vì vậy, tìm hiểu ngôn ngữ tác phẩm nghệ thuật của một tác giả, biện pháp hữu hiệu trước hết là xem xét các lớp

từ mà tác giả sử dụng trong tác phẩm, xem xét từ ngữ trong lời kể và lời nhân vật Từ xuất phát điểm ấy, một số vấn đề về ngôn ngữ của tác phẩm

sẽ được sáng tỏ

Phân tích từ ngữ trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình

Phương trên nhiều phương diện, chúng tôi chú ý đến các lớp từ ngữ nổi bật trong tác phẩm: lớp từ láy (xét về mặt cấu tạo), lớp từ địa phương (xét về phạm vi sử dụng)

Trang 37

Chương 2 CÁC LỚP TỪ TIÊU BIỂU

TRONG NGƯỜI ĐI VẮNG CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

2.1 Các cách phân loại từ hiện nay và hướng nghiên cứu chúng

trong tiểu thuyết Người đi vắng

2.1.1 Sơ lược về các cách phân loại từ hiện nay

Nếu từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng định danh, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu thì vốn từ thường được xem là một hệ thống bao gồm toàn bộ từ (và ngữ cố định) của một ngôn ngữ nằm trong những quan hệ nhất định Theo những quan hệ, tiêu chí khác nhau và tùy theo bình diện, mục đích nghiên cứu, vốn từ của một ngôn ngữ có thể được chia thành những lớp từ vựng khác nhau Vì thế, đối với tiếng Việt, cho tới nay chúng ta thấy đã có rất nhiều tiêu chí khác nhau được vận dụng để phân chia vốn từ nên kết quả và tên gọi của các lớp từ vì thế cũng khác nhau

Những cách chia vốn từ tiếng Việt khác nhau thường được áp dụng là: 1) Dựa vào phương thức cấu tạo từ,

2) Dựa vào nguồn gốc của từ,

3) Dựa vào phạm vi sử dụng,

4) Dựa vào ý nghĩa mang tính phạm trù ngữ pháp,

5) Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong từ vựng,…

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn áp dụng các cách phân chia khác về vốn từ để nghiên cứu từ về mặt lịch sử, hình thái, sự phát triển, tần số sử dụng, phong cách chức năng,… do đó từng lớp từ cụ thể như: lớp từ cơ bản, lớp từ cổ, lớp từ mới, lớp từ tích cực, từ phái sinh, từ ngữ nghệ thuật, từ khẩu ngữ v.v cũng sẽ được chú ý

Trang 38

Dựa theo kết quả nghiên cứu phân loại từ tiếng Việt của các nhà Việt ngữ học, đứng ở góc độ vận dụng, phân tích từ trong sử dụng, tùy theo đối tương nghiên cứu và mục đich tìm hiểu vai trò của từ trong những chức năng

cụ thể, chúng ta có thể lựa chọn phân tích những lớp từ cụ thể theo những cách phân loại từ nhất định Như đã nói, mỗi cách phân chia từ đều xuất phát

từ những tiêu chí nhằm đạt những mục đích nhất định, do vậy, kết quả phân loại sẽ cho thấy đặc điểm của từ về một phương diện, cũng vì thế, thông thường, sử dụng kết quả phân loại từ khác nhau sẽ cho phép đánh giá vai trò hiệu quả của từ cũng như từng lớp từ trong những chức năng nhất định

Chẳng hạn, xét về mặt cấu tạo, theo các phương thức tạo từ, phần lớn các nhà nghiên cứu chia từ tiếng Việt thành 3 loại là từ đơn, từ ghép và từ láy; trong đó, do quan niệm về hình vị và phương thức cấu tạo từ không hoàn toàn

giống nhau nên có những lớp từ cụ thể (như mồ hóng, cà phê,…) các tác giả

phân định không hoàn toàn giống nhau Cách phân loại từ theo cấu tạo như vậy không chỉ phản ánh kết quả nghiên cứu cấu trúc từ của tiếng Việt về mặt hình thái mà còn cho phép vận dụng kết quả nghiên cứu cấu tạo từ để phân tích đánh giá vai trò, giá trị của từng loại từ trong ngôn ngữ cũng như trong hành chức, có thể xét theo các phương diện khác nhau về âm thanh, ngữ nghĩa, tri nhận,…

Chẳng hạn, nếu xét về vai trò hòa âm, giá trị biểu trưng ngữ nghĩa và biểu cảm của các lớp từ thì từ láy là loại được chú ý đầu tiên Do được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm, có giá trị biểu trưng hóa nên từ láy là lớp

từ có vai trò nổi bật trong sử dụng, đặc biệt là trong văn học Vì thế từ láy trong tiếng Việt luôn là đối tượng được chú ý nghiên cứu trong ngôn ngữ học cũng như trong văn học

Trong giao tiếp, có những lớp từ có thể dùng rộng rãi theo những phong cách khác nhau, không bị giới hạn về phạm vi địa lý hay đối tượng

Trang 39

người dùng trong xã hội nhưng cũng có những lớp từ chỉ dùng trong những lĩnh vực, phạm vi giao tiếp nhất định, vì thế mà người ta có thể chia từ thành

2 loại, lớp từ đa phong cách và lớp từ đơn phong cách hoặc lớp từ toàn dân và lớp từ địa phương, lớp từ nghệ thuật và lớp từ khẩu ngữ - sinh hoạt,…

Theo phong cách chức năng, từ ngữ dùng trong một tác phẩm văn học trước hết đã được quy định bởi chức năng hành chức của loại ngôn bản này, ngoài ra còn tùy thuộc vào phong cách thể loại, theo đặc trưng loại hình tác phẩm, theo thói quen lựa chọn của tác giả,…

Như vậy, ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là dạng ngôn ngữ đã qua lựa chọn mang dấu ấn nghệ thuật của nhà văn vì thế khi phân tích từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật người ta phải chú ý các lớp từ nổi bật thể hiện sự lựa chọn, mang dấu ấn phong cách nhà văn Đó cũng là định hướng của chúng tôi khi phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn học

2.1.2 Tiếp cận các lớp từ trong tiểu thuyết “Người đi vắng”

Từ là một đơn vị của ngôn ngữ mang tính cố định nhưng khi tham gia hành chức, từ rất linh hoạt, nhất là trong chức năng nghệ thuật Trong hoạt động, gắn với ngữ cảnh, không chỉ các nét nghĩa riêng thể hiện sự tinh tế về tri nhận sự vật mà cả các nét nghĩa mới, sắc thái nghĩa mới của từ trong những ngữ cảnh nhà văn sử dụng mang đậm dấu ấn sáng tạo của tác giả cũng

có thể xuất hiện Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhà văn đã cung cấp thêm những giá trị mới cho đơn vị từ vựng Xét trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, ta thấy ngôn ngữ văn học hiện đại không bị ràng buộc, hạn chế bởi đặc trưng phong cách; ngôn ngữ nghệ thuật mang tính truyền thống

mà cho phép nhà văn lựa chọn và sử dụng tất cả mọi yếu tố phương tiện, huy động mọi khả năng, vốn liếng của tiếng nói dân tộc đến mức cao nhất cho mục đích thẩm mĩ của mình

Như vậy, dấu hiệu phong cách nhà văn thể hiện trước hết ở việc lựa chọn ngôn ngữ cho tác phẩm của mình Qua đó nhà văn có thể vận dụng từ

Trang 40

ngữ một cách sáng tạo và hiệu quả nhất trong hành chức Trong thực tiễn, nhà văn bao giờ cũng hướng đến xác lập phong cách ngôn ngữ, trong đó lớp từ là một biểu hiện nổi trội mang đậm cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn Vì vậy, khi đi tìm hiểu ngôn ngữ tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chúng tôi đi vào xem xét các lớp từ mà tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình, trong đó

sẽ chú hơn tới các lớp từ nổi bật thể hiện sự lựa chọn, thói quen của tác giả Các lớp từ khác nhau đó được thống kê theo những tiêu chí khác nhau nhưng đều là sự thể hiện tập trung nhất vai trò thể hiện nội dung tác phẩm và góp phần hình thành nét cá tính phong cách nhà văn

Qua khảo sát từ ngữ trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn

Bình Phương chúng tôi thấy dấu ấn nhà văn thể hiện khá rõ ở việc sử dụng

từ ngữ Dấu ấn của nhà văn để lại đậm nét trong tiểu thuyết của ông qua cách dùng các lớp từ láy, từ địa phương, từ lịch sử, từ Hán - Việt, thành ngữ,… Tuy vậy, do dung lượng và tính chất của đề tài nên chúng tôi chỉ

thu hẹp phạm vi phân tích các lớp từ ngữ tiêu biểu trong tiểu thuyết Người

đi vắng của Nguyễn Bình Phương, đó là lớp từ đơn, lớp từ ghép và chủ yếu

là lớp từ láy

2.2 Các lớp từ tiêu biểu trong tiểu thuyết Người đi vắng

2.2.1 Từ trong “Người đi vắng”, xét từ góc độ cấu tạo

2.2.1.1 Lớp từ đơn

Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là

từ đơn tiết)

Chúng tôi khảo sát tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương,

theo phương pháp thống kê xác suất thấy số lượng từ đơn chiếm tỉ lệ 29,6 % Đặc biệt có những từ tần số xuất hiện rất cao Sau đây là bảng 2.1 thống kê

số lượng và tần số sử dụng từ đơn trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương.

Ngày đăng: 23/01/2016, 15:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. M. Bakhtin. Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn dịch và giới thiệu in lần hai 2003), Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
2. Diệp Quang Ban (2004), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt,Trường Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 2004
3. Hoàng Trọng Canh (2007) Chuyên đề Từ Hán - Việt, Đại học Vinh . 4. Phan Mậu Cảnh (2002), Ngôn ngữ học văn bản, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề Từ Hán - Việt, "Đại học Vinh .4. Phan Mậu Cảnh (2002), "Ngôn ngữ học văn bản
Tác giả: Hoàng Trọng Canh (2007) Chuyên đề Từ Hán - Việt, Đại học Vinh . 4. Phan Mậu Cảnh
Năm: 2002
7. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1998
8. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1999
9. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1 Nxb Giáo dục HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục HàNội
Năm: 2003
10. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học,tập 2 Nxb Giáo dục HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục HàNội
Năm: 2003
11. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ học tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2004
12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
13. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
15. Nguyễn Thái Hoà (2005), Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
16. Cao Xuân Hạo (1991), Sơ thảo ngữ pháp chức năng, tập 1, Nxb Khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Khoa học
Năm: 1991
17. Cao Xuân Hạo (1991), Sơ thảo ngữ pháp chức năng, tập 2, Nxb Khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Khoa học
Năm: 1991
18. Nguyễn Văn Hiệp (1992), Các thành phần phụ trong câu tiếng Việt, Đại học Tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thành phần phụ trong câu tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Năm: 1992
19. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
20. Đinh Trọng Lạc (2003), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
21. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học
Tác giả: Nguyễn Lai
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
22. Lưu Vân Lăng (1960), Khái luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận ngôn ngữ học
Tác giả: Lưu Vân Lăng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1960
23. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa lời hội thoại
Tác giả: Đỗ Thị Kim Liên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w