Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
1,17 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGŨ VĂN
NGUYỄN THỊ YẾN
CON NGƯỜI VÀ HIỆN THỰC ĐỜI
SỐNG TRONG TẬP TRUYỆN
THÀNH PHÔ ĐI VẮNG CỦA
NGUYỄN THỊ THU HUỆ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
•
•
•
C h u y ên n g à n h : V ă n h ọc V iệ t N am
HÀ NỘI- 2015
•
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỦ VĂN
NGUYỄN THỊ YẾN
CON NGƯỜI VÀ HIỆN THỰC ĐỜI
SỐNG TRONG TẬP TRUYỆN
THÀNH PHÓ Đ I VÂNG
CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
•
•
•
•
C h u y ên n gàn h : V ăn h ọc V iệt N am
N gười hướng dẫn khoa học
TS. N guyễn T hị T uyết M inh
HÀ NỘI- 2015
L Ờ I CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Tuyết
Minh - người đã quan tâm, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong quá
trình thực hiện khóa luận này.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, thảng 5 năm 2015
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Yến
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô
giáo - TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Tôi xin cam đoan:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Đe tài không trùng lặp với bất cứ một công trình có sẵn nào.
Neu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, thảng 5 năm 2015
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Yến
M ỤC LỤC
MỞ Đ Ầ U ........................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đ ề .......................................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cún............................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứ u ..............................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4
7. Đóng góp của khóa luận..........................................................................................5
8. Bố cục của khóa lu ậ n .............................................................................................. 5
NỘI D Ư N G ................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT N A M ............................6
1.1. Thể loại truyện ngắn trong đời sống văn xuôi đương đ ạ i..............................6
1.2. Tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ và tập truyện Thành phố đi vắ n g .................. 8
1.2.1 .Vài nét về tác giả................................................................................................ 8
1.2.2. Sự nghiệp sáng t á c ............................................................................................9
1.2.3.Tập truyện Thành phố đi vắng........................................................................11
CHƯƠNG 2: BỨC TRANH HIỆN T H ự C
ĐỜI SÓNG VÀ CON NGƯỜI
TRONG TẬP TRUYỆN THÀNH PHÓ Đ I VẮNG.............................................. 13
2.1. Bức tranh hiện thực đời sống............................................................................13
2.1.1. Đời sống thời toàn cầu h ó a .........................................................................14
2.1.2. Đời sống thời văn minh kỹ tr ị.................................................................... 19
2.2. Con người trong đời sống đương đ ạ i.............................................................21
2.2.1. Con người với nhu cầu hưởng thụ vật chất.................................................22
2.2.2. Con người vô cảm ...........................................................................................25
2.2.3.Con người với nguy cơ đánh mất giá trị truyền thống............................... 31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CON
NGƯỜI VÀ HIỆN THỰC ĐỜI SÓNG TRONG THÀNH PHÓ Đ I VẲNG
......................................................................................................................................34
3.1. Nhan đề giàu ý nghĩa biểu tư ợ ng................................................................... 34
3.2. Ngôn ngữ đậm màu sắc văn hóa đương đ ại...................................................36
3.3. Giọng đ iệu ........................................................................................................... 37
KẾT LU Ậ N ................................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
M Ở ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đề tài đô thị là một đề tài lớn của văn xuôi Việt Nam đương đại nói
chung, truyện ngắn nói riêng. Trong cảm quan của nhiều người, đô thị hiện
đại có một sức hấp dẫn lớn, bởi đó là chốn phồn hoa, dân cư đông đúc, tốc độ
phát triển kinh tế nhanh, điều kiện sống cao hơn trong tương quan với các khu
vực khác, là nơi có nhiều cơ hội thăng tiến... Nhiều truyện ngắn viết về bức
tranh đô thị hiện đại thật hào nhoáng, sang trọng, lịch lãm. Tuy nhiên, hình
ảnh đô thị trong truyện ngắn đương đại còn có những góc khuất, nơi diễn ra
những xáo trộn dữ dội, những ngổn ngang bát nháo. Cuộc sống đô thị vừa là
biểu tượng của cái hiện đại, của văn minh công nghiệp, đầy cám dỗ vừa ấn
chứa những đe dọa, với sự tha hóa nhân tính và nỗi mặc cảm ... Cái nhìn đa
chiều của các nhà văn về bức tranh hiện thực cuộc sống đô thị cho bạn đọc có
cái nhìn chân thực và khách quan hơn về cuộc sống đô thị hiện đại phức tạp
ngày nay.
Văn học đô thị được hiểu là văn học phản ánh cuộc sống ở các đô thị từ
mọi góc độ cũng như mọi khía cạnh. Những cây bút lựa chọn đô thị làm chất
liệu sáng tác được cộng hưởng từ sự hình thành một đội ngũ những người viết
trẻ mà đa phần trong số họ đều có thời gian sinh sống, học tập và làm việc ở
các đô thị. Bị quy định bởi vốn sống, môi trường sống, sáng tác của các cây
bút trẻ thường đi vào những vấn đề của đời sống đương đại, về cuộc sống của
những người trẻ ở các đô thị hiện đại. Cũng chính bởi ý thức “đô thị mang
trong mình quá nhiều câu chuyện cần phải viết ra” mà đề tài đô thị thường
được trở đi trở lại trong các sáng tác. Có nhiều con đường để người viết đến
với đề tài đô thị: một phần là do vốn sống, sự trải nghiệm, sự hứng thú của
người viết và đôi lúc cũng rất ngẫu nhiên, đô thị lá cái phông, là nguyên cớ để
1
nhà văn xây dựng và truyền tải những thông điệp khác. Cũng cần phải nói
rằng, sự lựa chọn đề tài đô thị trong truyện ngắn một phần còn bị chi phối bởi
đối tượng và thị hiếu độc giả. Những tác giả viết về cuộc sống và con người
đô thị hiện đại dành được sự quan tâm của phần lớn độc giả.
Trong văn học đương đại có những tác giả thành công khi viết về đô thị
như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Danh Lam, Trần
Nhã Thụy... Và không thể không nhắc đến Nguyễn Thị Thu Huệ.
Là một gương mặt tiêu biểu cho văn xuôi nữ sau Đổi mới, Nguyễn Thị
Thu Huệ ngay từ những truyện ngắn đầu tiên đã thu hút được sự chú ý của
độc giả. Trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ người đọc nhận thấy một
thế giới rất riêng tư của phụ nữ. Ở đó, tác giả xây dựng bức tranh cuộc sống
nhiều màu, nhiều vẻ, nhung mối quan tâm lớn nhất, trở thành tâm điếm hút
xoáy vẫn là phụ nữ với nỗi ám ảnh cô đơn và hành trình kiếm tìm hạnh phúc.
Cách đây khoảng mười năm, người ta gọi Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn
của thị dân - tức chị viết nhiều về đời sống của thị dân. Nối tiếp hành trình đó,
những vấn đề mới nhất mà tác giả Thu Huệ phản ánh gần đây, đó là vấn đề đô
thị hiện đại với những suy tư về tình người ngày càng cạn kiệt mà tiêu biểu là
tập truyện Thành phố đì vắng - Tập truyện dành giải nhất Hội Nhà văn Việt
Nam năm 2012 của chị.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cún đề tài: Con người và hiện
thực đời sống trong tập truyện Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ.
Ket quả nghiên cún của đề tài sẽ giúp người viết có cái nhìn toàn diện
hon về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Qua đó, thấy được tài năng và đóng
góp của nữ nhà văn đối với sự phát triển của văn xuôi đương đại Việt Nam.
Đồng thời, đề tài cũng là tư liệu cần thiết cho tác giả khóa luận đối với việc
nghiên cún, học tập và giảng dạy văn xuôi Việt Nam giai đoạn sau 1975.
2
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Thị Thu Huệ không thuộc số nhà văn viết khỏe, vì thế, hơn 20
năm cầm bút, số lượng truyện ngắn của chị không nhiều. Tuy nhiên, so với
những cây bút cùng thế hệ, truyện ngắn của chị lại có những nét riêng, độc
đáo. Ngay từ những tập truyện đầu tiên, Thu Huệ đã được nhiều bạn đọc yêu
thích và nhiều nhà phê bình chú ý. Có thế kể tên một số công trình và bài viết
sau đây:
- Bùi Việt Thẳng (1994), Năm truyện ngắn dự thi của một cây bút trẻ,
Văn nghệ Quân đội (số 1). Trong công trình này, nhà nghiên cún Bùi Việt
Thắng đã nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ:
“Nhân vật nữ của Thu Huệ thường cô đơn, dường như tác giả quan niệm đó là
mặt trái của tình yêu thương” [17]. - Tác giả Hồ Phương (1994) lại lun ý đến
vốn sống và sự trải nghiệm trong truyện ngắn của Thu Huệ khi nhận xét:
“Trong các tác giả trẻ, Thu Huệ là cây bút hết sức sắc sảo. Đọc Huệ tôi ngạc
nhiên lắm, sao còn ít tuổi mà Huệ lại lọc lõi thế. Nó như con mụ phù thủy lão
luyện. Nó đi guốc trong bụng mình. Ruột gan mình có gì hình như nó cũng
biết cả” [16].
- Tác giả Hồ Sĩ Vịnh trong bài Thi pháp truyện ngắn của Nguyễn Thị
Thu Huệ, Báo Văn nghệ (số 35) năm 2002 nhận xét: Nguyễn Thị Thu Huệ là
nhà văn nữ “độc đáo và tài hoa”, ( Lời của Hồ Sĩ Vịnh) là một trong số những
tác giả đã gặt
hái được 1'ất nhiều những thành công khi tuổi đời đang còn rất
trẻ. Với cách viết như “lên đồng” (Chữ dùng của Đoàn Hương), chịđã cho ra
đời những tác
phẩm có giá trị và được bao bạn đọc yêu mến.[23]
Ngoài ra
còn phải kể đến các bài viết như:
Nguyên Hương, Nguyễn Thị Thu Huệ - Nhà vãn của nồng ấm tình yêu,
http://nhavantphcm.com.vn/; Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Thị Thu Huệ:
Người tốt đang co ro, http://giaitri.vnexpress.neư...
3
Nhìn chung, các bài nghiên cún, bài báo ở trên quan tâm đến nhiều khía
cạnh khác nhau trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, chủ yếu là tập
truyện của chị trước đó của chị. Riêng tập truyện gần đây nhất của chị -Thành
phố đi vắng (Giải nhất Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012), đến nay vẫn chưa
có bài viết nào tìm hiểu một cách hệ thống và chuyên sâu về nó. Tiếp thu gợi
ý của những nhà nghiên cún đi trước, đề tài của chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu:
Con người và hiện thực đời sống trong tập truyện Thành pho đi vẳng của
Nguyễn Thị Thu Huệ.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tập trung làm rõ những phát hiện về con người và hiện thực
đời sống trong tập truyện Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ. Từ
đó, thấy được đóng góp của nữ tác giả trong nền văn xuôi đương đại dân tộc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Thấy được ưu thế của thể loại truyện ngắn trong đời sống văn xuôi
đương đại.
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ.
- Tìm hiểu về con người và hiện thực đời sống trong tập truyện Thành
phố đi vắng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cửu
- Đối tượng nghiên cún của khóa luận là tập truyện Thành phố đi vắng
của Nguyễn Thị Thu Huệ, gồm 16 truyện, NXB Trẻ ấn hành năm 2012.
- Phạm vi nghiên cún của khóa luận là đi sâu nghiên cún về con người
và hiện thực đời sống trong tập truyện Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị
Thu Huệ.
6. Phương pháp nghiên cửu
Khóa luận sử dụng chủ yếu các phương pháp sau đây:
-Phương pháp hệ thống.
4
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống về
con người và hiện thực đời sống trong tập truyện Thành phố đi vắng của
Nguyễn Thị Thu Huệ. Thực hiện đề tài này, người viết sẽ có được những kinh
nghiệm nghiên cứu bổ ích đối với một sinh viên sắp tốt nghiệp. Đồng thời,
khóa luận cũng trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích đối với nghiên cứu
và giảng dạy văn xuôi đương đại Việt Nam.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần M ở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung
của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trong đời sống văn xuôi
Việt Nam đương đại
Chương 2: Bức tranh hiện thực đời sống và con người trong tập truyện
Thành pho đi vắng
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật biểu hiện con người và hiện
thực đời sống trong tập truyện Thành pho đi vắng
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TRUYỆN NGẤN NGUYỄN THỊ THU HUỆ
TRONG ĐỜI SÓNG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Thể loại truyện ngắn trong đời sống văn xuôi đương đại
Sau 1975, cùng với sự đổi mới đất nước, văn học Việt Nam cũng có
nhũng cách tân đáng kể ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
Văn xuôi Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn đạt được nhũng thành tựu khởi sắc.
Truyện ngắn là “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện
ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống, đời tư, thế sự hay sử thi,
nhung cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền
một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [8]. Thực ra, nói độ ngắn, dài của một tác
phẩm không phải thước đo giá trị văn chương. Càng không thể nói rằng,
truyện càng ít chữ càng nông cạn và càng nhiều chữ là chứa đựng được nhiều
giá trị. Giá trị, hay chất lượng tác phẩm đôi khi không phụ thuộc vào số lượng
từ ngữ. Truyện ngắn với những yêu cầu khắt khe về thể loại: Ngắn gọn mà
hàm súc, chứa đựng một “sức nổ” nhân văn lớn. Truyện ngắn có khả năng
sống và chóp lấy sự thật nếu không quá chăm chú vào cái đặc biệt độc đáo nổi
lên như một hiện tượng đời sống. Sự thật ấy tiềm ẩn trong cái bình thường,
trong những sự kiện hoàn toàn có thực bởi sự truyền ngôn chứ không phải là
truyền thuyết đế đem lại cho loại truyện ngắn những con người thực sự và sự
thật về con người. Với ưu thế về thể loại, truyện ngắn hàm chứa cái thú vị của
những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền
cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin. Nhanh cũng là một thế mạnh để
truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.
6
Văn học phản ánh hiện thực. Văn học nói chung và truyện ngắn nói
riêng thể hiện cuộc sống như một thực tại cùng thời và hấp thu vào bản
thân mọi yếu tố ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời. Trước 1975, do tác động
của hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, truyện ngắn mang đặc trưng “sử thi
hóa” . Truyện ngắn sau 1975, lại hàm chứa những nội dung chân thực về
cuộc sống và những mảnh đời đơn lập trong đó. Đối tượng phản ánh của
truyện ngắn sau 1975 bao gồm cả ánh sáng và bóng tối, cái tích cực và cái
tiêu cực. Các tác giả không né tránh cái xấu, cái ác, những vùng khuất tối
của đời sống nhân sinh hàng ngày. Quá trình công nghiệp hóa ngày nay,
một mặt, đời sống vật chất và tinh thần của con người không ngừng được
nâng cao, nhưng mặt trái của nó là những nguy cơ đáng quan ngại: sự phân
hóa giàu- nghèo sâu sắc, những giá trị mới chưa được khắng định rõ ràng,
giới trẻ hoang mang, vỡ mộng, những tiêu cực tràn lan... Đã đến lúc cần
lưu tâm đến tính toàn diện của bản chất người, tính đa dạng của quan hệ
người. Lúc này đây văn học chú tâm đến không chỉ là những con người mà
giai đoạn trước phản ánh, truyện ngắn còn chú tâm đến con người tâm linh,
con người tự nhiên, con người cá thể và con người đời thường - những
phương diện và những quan hệ mà trước đây do nhu cầu của đời sống thời
chiến không được chú ý một cách thích đáng. Mảng hiện thực ngổn ngang,
phức tạp của đời sống được truyện ngắn đương đại phản ánh khá đầy đủ.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lật xới lên những mảng tối, những góc
khuất của cuộc đời và xã hội. Truyện ngắn của Y Ban lại xoáy sâu vào
những mâu thuẫn phức tạp giữa vợ chồng, con cái, chỉ ra những bất hạnh,
những nỗi đau mà con người phải gánh chịu. Những truyện ngắn gần đây
của Nguyễn Thị Thu Huệ đề cập nhiều đến cuộc sống của con người trong
đô thị hiện đại, với bao nghịch lí trớ trêu khi thành tựu khoa học kĩ thuật
đang tỷ lệ nghịch với đời sống tinh thần của con người, khiến con người trở
7
nên vô cảm, có nguy cơ đánh mất tình người... Không chỉ mở rộng khả
năng phản ánh hiện thực, truyện ngắn đương đại còn dung nạp vào bản thân
nó những yếu tố hình thức nghệ thuật mới. Truyện ngắn hôm nay có sự
phối trộn giữa hư và thực, giữa cái huyền bí và đời thường, cùng những
kiểu cấu trúc mới như liên văn bản, gián cách, trò chơi ngôn ngữ, nhại,
nghịch dị, huyền ảo ... Nòng cốt thế loại truyện ngắn đương đại cũng giãn
nở tối đa. Nó hấp thu chất văn xuôi của tiểu thuyết, chất trữ tình của thơ,
chất thoại của kịch, và thậm chí có cả chất báo chí, thời sự, phóng sự...
Truyện ngắn đương đại đã bỏ qua những lối mòn quen thuộc mà tìm đến
một cách viết mới. Hiện tại, Hội Nhà văn Việt Nam có khoảng gần 1000
hội viên và trong đó, có nhiều nhà văn thành danh bằng truyện ngắn. Chính
lực lượng sáng tác truyện ngắn hùng hậu này góp phần quan trọng làm giàu
có và phong phú cho nền văn xuôi đương đại nói riêng và nền văn học Việt
Nam nói chung.
1.2. Tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ và tập truyện Thành ph ố đi vắng
1.2.1. Vài nét về tác giả
Nguyễn Thị Thu Huệ sinh năm 1966. Chị là một trong số ít nữ nhà văn
“tài - sắc vẹn toàn” của văn học Việt Nam đương đại. Công chúng biết đến
Nguyễn Thị Thu Huệ với hai vai trò, vừa là nhà văn vừa là nhà biên kịch của
hãng phim truyền hình Việt Nam.Tác giả đã từng là ủ y viên thường vụ Hội
Nhà văn Việt Nam khóa VIII. Hiện chị đang công tác tại Đài truyền hình Việt
Nam- Ban thư kí biên tập.
Nguyễn Thị Thu Huệ là con gái của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú và
nhà báo Nguyễn Ngọc Chánh. Như thế, Thu Huệ ngay từ nhỏ đã được sống
trong không khí “văn nghệ”, được thừa hưởng độ thâm sâu rộng lớn của
người cha và chất văn nữ duyên dáng của người mẹ. Từ nhỏ chị đã có một tái
tim đa cảm và một cái nhìn tinh tế, tâm hồn ấy, trái tim ấy được nhen nhóm từ
8
thủa ấu thơ trong con người Thu Huệ. Những con người, những sự kiện,
những đổi thay trong cuộc đời mình đã thấm vào tâm hồn, kí ức, tư duy của
chị; rồi những kỉ niệm về người bố kính yêu hiện về trong những giấc mơ,
những buôi tâm sự với bố sau những giờ làm việc đã trở thành những ngọn
nguồn tư duy mang tính triết lí trong tác phẩm của chị. Hiểu Thu Huệ ta còn
thấy chị là một phụ nữ sắc sảo, mạnh mẽ, tự tin và thông minh, điều ấy ta thấy
rõ trong những trang viết của tác giả. Với công việc, chị luôn hết mình và nỗ
lực cao nhất. Là một người phụ nữ tài năng trong khiếu văn chương, chị tâm
sự “dù viết kịch bản hay biên tập kịch bản của tác giả khác, tôi đều có thái độ
nghiêm túc như nhau”. Với vai trò là một người phụ nữ trong gia đình, Thu
Huệ luôn là người lo toan, chịu trách nhiệm từ chuyện to nhất đến những điều
bé nhỏ “trong gia đình, chăm một mẹ già và là bạn của hai con trai đã lớn,
ngoài việc lo đời sống vật chất đầy đủ thì mối quan hệ tinh thần rất quan
trọng”. Thu Huệ của gia đình và Thu Huệ của công việc luôn là một người
biết tận tâm, tận lực.
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Thị Thu Huệ - Nhà văn có cái nhìn “ trách nhiệm” với cuộc
sống con người đã làm cho văn của Thu Huệ đậm chất đời, chất người - điều
khiến cho nhà văn Hồ Phương phải ngạc nhiên: “Sao còn ít tuổi mà Huệ lại
lọc lõi thế. Nó như là một con mụ phù thủy lão luyện. Nó đi guốc trong bụng
mình”. Am hiểu, tường minh mọi ngõ ngách trong cuộc sống, đã làm nên nét
đặc sắc trong văn chị. Nguyễn Thị Thu Huệ tài năng trong nhiều lĩnh vực,
nhung có lẽ văn chưong là mảng mà chị đam mê, tâm huyết và gửi gắm vào
đó nhiều trăn trở, vui buồn nhất. Chính chị đã từng tâm sự rằng: “Với tôi, văn
chương chưa bao giờ là những điều thần bí, chỉ đơn giản đó là một phần của
cuộc sống mà nhũng ai đã trót mang nặng kiếp người đều lấy đó để cất bót đi
gánh nặng đã mang”. Có lẽ cái duyên văn chương đã gắn với Thu Huệ ngay
9
từ thuở lọt lòng. Bằng chứng là cái tên Huệ của chị là do mẹ chị đặt theo tên
nhân vật chính trong cuốn Cô giáo Huệ của bà. Ngay khi còn ngồi trên ghế
nhà trường, Nguyễn Thị Thu Huệ đã bộc lộ năng khiếu văn chương nhưng
chưa bao giờ cô nghĩ sẽ là nhà văn. Vừa tốt nghiệp khoa Văn - Đại học tổng
họp, cô giấu bố mẹ đăng hai truyện ngắn Mưa trải mùa và Mùa sấu rụng trên
Báo Văn nghệ, khiến văn đàn xôn xao một thời. Nhưng con đường trở thành
nhà văn bị ngắt quãng bởi đám cưới sớm hon dự định khi còn quá trẻ. Sau 2
năm ở nhà trông con, cô quyết định vào làm tại Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
với vai trò biên tập viên sân khấu. Cuộc sống nhàn hạ cứ thế trôi đi nếu như
không có một lần chị thấy mẹ mình buồn lắm. Cụ tủi thân vì thấy nhiều người
bằng tuổi con mình đã có tiếng tăm, con mình dường như quên hẳn văn
chương. Một phần vì mẹ, một phần vì huyết mạch văn chương hình như vẫn
lặng lẽ bồi đắp tâm hồn nên chị viết như chạy đua với thời gian. Cứ mỗi buổi
chiều cơm nước xong, chị đạp xe đến cơ quan, mượn chiếc máy đánh chữ và
lạch cạch gõ đến tận khuya. Ket quả của niềm đam mê và sự cố gắng đó là sự
ra đời của 5 truyện ngắn: Hậu thiên đường, Cõi mê, Phù thủy, Cát đợi đem đi
dự thi Tạp chí Văn nghệ, khiến Ban giám khảo không biết chọn tác phẩm nào
đạt giải nhất. Bắt đầu từ đây Nguyễn Thị Thu Huệ đã trở nên nổi bật và được
nhiều bạn đọc biết đến.
Cho đến nay, Nguyễn Thị Thu Huệ đã xuất bản 7 tập truyện ngắn: Cát
đợỉ( 1993), Hậu thiên đườỉĩgi 1994), Phù thủy (1995), 21 truyện ngắn Nguyễn
Thị Thu Huệ (2001), Nào, ta cùng lãng quên (2003), 37 truyện ngắn Nguyễn
Thị Thu Huệ (2004), Thành phố đi vắng (2012). Nguyễn Thị Thu Huệ đã vinh
dự nhận nhiều giải thưởng như: Giải nhất Cuộc thi Tạp chí Văn nghệ Quân
đội, Giải A Cuộc thi tiếu thuyết và truyện ngắn Hà Nội, Giải thưởng Tác
phẩm Tuổi xanh của báo Tiền phong, Giải thưởng của Hội Nhà văn vói tác
10
phấm Hậu thiên đưỏng. Gần đây nhất, tập truyện ngắn Thành phố đi vắng đã
được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012.
1.2.3.Tập truyện Thành ph ố đi vắng
Vắng mặt trên văn đàn trong khoảng thời gian khá lâu, kể từ tập Nào,
ta hãy cùng lãng quên và 37 truyện ngắn, ngỡ tưởng nhà văn Nguyễn Thị Thu
Huệ dừng lại nghiệp văn chương của mình để tập trung vào truyền thông ,
điện ảnh. Nhưng đến khi Thành phố đi vắng(2012) được xuất bản, bạn đọc
mới hay sức sống văn chương trong chị vẫn còn tràn đầy với bao điểm nhìn
mới khác. Thành phố đi vắng gồm 16 truyện ngắn mới nhất của Thu Huệ
được viết chủ yếu trong 2 năm 2009 - 2010.
Sống trong thời đại mới, đời sống của con người được năng cao, thành
quả của quá trình hiện đại hóa đã đáp ứng được những nhu cầu của con người.
Tuy vậy, ta luôn thấy những mặt trái sau những thành tựu. đó là một xã hội có
sự phân hóa các giai tầng một cách sâu sắc, những giá trị mới chưa được
khẳng định. Giới trẻ hoang hoải, lạc loài, hoài nghi và vỡ mộng. Những tiêu
cực tràn lan trong mọi lĩnh vực đòi sống... Đen với Thành phố đi vắng người
ta thấy sự đổi khác trong tư duy của một nhà văn nổi tiếng một thời xinh đẹp
và đa sầu, đa cảm. Neu nhiều nhà văn nữ phản ánh hiện thực bằng những ẩn
dụ nhẹ nhàng thì Thu Huệ lại đem giọng văn sắc sảo và ngòi bút lạnh lùng đế
phản ánh hiện thực. Đọc Thành phố đi vắng, người ta thấy ở đó những giá trị
cuộc sống bị đảo lộn, đời sống đô thị hiện đại với nhiều mặt trái, thật giả lẫn
lộn, con người không còn niềm tin vào nhau, sống vô cảm, lạnh lùng. Thời
đại toàn cầu hóa, thời văn minh kĩ trị đã và đang biến con người trở thành
những cỗ máy công nghiệp không còn nhịp đập của những trái tim ấm nóng.
Mỗi truyện trong Thành phố đi vắng được Nguyễn Thị Thu Huệ viết lại giống
như những thước phim thực tế, cảnh quay rất rõ ràng, hình ảnh hiện lên với
những mảng màu tối, sáng không phân biệt được, v ẫn bút lực dồi dào, chi tiết
11
ngồn ngộn, tập truyện có thêm sự hấp dẫn trong bút pháp mới của nhà văn,
với nhiều yếu tố kinh dị, ma quái.
Mới đọc, cứ lầm tưởng rằng đây là văn chương của một người phẫn
uất, bất mãn trước cuộc đời. Nhưng đâu phải thế, đây là những câu chữ của
nhà văn nồng ấm tình yêu thương, lạnh lùng từng câu chữ nhưng xót xa tận
tâm can. Mỗi truyện trong Thành phố đi vẳng không chỉ đơn giản là phơi
bày hiện thực mà còn rung lên hồi chuông cảnh tỉnh cho thế hệ trẻ hãy biết
sống yêu thương, trân trọng, biết chia sẻ và tri nhận những giá trị quý giá
của con người.
12
CHƯƠNG 2
BỨC TRANH HIỆN THỤC ĐỜI SÓNG VÀ
CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN THÀNH PHÓ Đ I VẲNG
2.1. Bức tranh hiện thực đòi sống
Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, nhà văn là người thư
kí trung thành của thời đại. Như vậy, văn học gắn bó với chức năng phản ánh
hiện thực. Hiện thực của đất nước hôm nay là những biểu hiện của một xã hội
đang vận hành trong cơ chế thị trường, từng bước hội nhập với thế giới, chính
vì vậy đời sống con người trở nên phong phú và phức tạp. Các nhà văn hôm
nay hướng vào mảng hiện thực ấy của xã hội. Nhà thơ Trần Nhuận Minh tâm
sự: “Hiện thực trong sáng tác của tôi là số phận của nhân dân Việt Nam trong
nhũng va đập của thế cuộc, ở cả trong nước và nước ngoài, với đủ mọi biếu
hiện của đời sống mà tôi không hề né tránh, dù hiện thực đó có nghiệt ngã và
đau đớn đến đâu”. Tác giả Lê Anh Hoài nói: “Tôi quan tâm đến mảng đời
sống của văn nghệ sĩ, trí thức, vì tôi thấy thú vị, và dường như từ đó, có thể
phóng chiếu ra nhiều hiện thực khác” . Còn nhà văn Đặng Thân lại cho rằng:
“Tôi nghĩ ai cũng phải đương đầu với hiện thực bằng cách nào đó, mọi cuộc
trốn chạy đều vô nghĩa lý. Cái hiện thực đau buồn, u ám, tù đọng và cứng
nhắc không chỉ có ở quê hương tôi, dân tộc tôi... Tôi đã đương đầu với hiện
thực bằng cách bổ sung cho nó (hiện thực đời tôi) bằng một thế giới ý tưởng
của mình”. Đó là kết quả của quá trình nhà văn tích lũy, trải nghiệm vốn sống,
là vốn kiến thức, là vốn văn hóa của một cá nhân. Hiện thực được bứt phá từ
chính trái tim đầy yêu thương, nhiều khi đến ứa máu của các nhà văn, cho dù
hiện thực ấy là hạnh phúc hay cay đắng, u ám. Còn với nhà văn Nguyễn Thị
Thu Huệ, chị chia sẻ: “Bây giờ, đời sống của đám đông, của những thân phận
bị trồi lên tụt xuống quẫy đạp nhằm tồn tại trong những con sóng táp thẳng,
khiến tôi chao đảo, buồn bã và đau đớn. Và tôi đã kể những truyện qua lăng
13
kính của tôi, nhũng ngày tháng này”. Và tập truyện Thành phố đi vắng của
Nguyễn Thị Thu Huệ đã tập trung phản ánh hiện thực đời sống thời toàn cầu
hóa, thời văn minh kỹ trị ngày nay.
2.1.1. Đòi sống thời toàn cầu hóa
Trong những năm đất nước mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế đa
chiều, các giá trị của toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ tới người Việt, tạo ra
những chuyển biến quan trọng trong lối sống của người Việt hôm nay. Những
giá trị phổ quát của văn minh nhân loại đang từng ngày, từng giờ thâm nhập
vào xã hội Việt Nam thông qua mạng Internet và truyền thông. Những vấn đề
của toàn cầu hóa được chọn lọc, đón nhận và tiếp cận tối đa bởi những con
người Việt Nam vốn thông minh, rộng mở và cầu thị. Chúng trang bị cho
người Việt những nhận thức mới và tầm nhìn mới. Tuy nhiên, nhìn nhận ở
một góc độ khác, bên cạnh những điểm tích cực mà toàn cầu hóa đem lại thì
không ít những điểm tiêu cực cũng tràn vào xã hội ta hiện nay. Đối diện với
bối cảnh xã hội như vậy, văn học đã nhạy bén phản ánh kịp thời và thể hiện
bằng nhiều chiều kích, thông qua cách nhìn của mỗi nhà văn. Nguyễn Thị Thu
Huệ là một nhà văn đã bắt nhịp và phản ánh kịp thời những biểu hiện của mặt
trái hiện thực đời sống đương đại. Trong Thành phố đi vắng, mặt trái của toàn
cầu hóa đã tác động đến từ gia đình ra xã hội, gây ra bao đổ vỡ, thiếu hụt tình
yêu thương cho con người. Một vị cán bộ ngoại giao giỏi, cả cuộc đời tùng đi
khắp quốc gia này đến quốc gia khác, “cộng thời gian ông sóng ở nhà chỉ
bằng 1/8 cuộc đời của ông... Ỏng hướỉĩg ngoại từ nhỏ, khi lấy vợ - Bà Mây,
vợ ông cũng phải hưóng ngoại” (sống gửi thác về). Công việc bề bộn khiến
ông không có thời gian chăm chút và quan tâm cho gia đình. Khi từ “bên kia
trái đất trở về”, nhà ngoại giao ấy đã không tìm được cách nói chuyện với
nhũng người thân trong gia đình, không tìm được sự sẻ chia đối với con cháu,
tìm cách bù đắp nhưng lại là cách bù đắp sai lầm. Một vị tiến sĩ tên Văn trong
14
truyện Coi như không biết thành công trong sự nghiệp “thưa đồng chí thứ
trưởỉĩg. Thưa đồng chí vụ trưởng... Thưa tất cả các đồng chí. Và hai tiếng ba
mươi phút sau. vỏ tay rào rào...nghe thầy Văn bảo vệ luận án tầm cỡ quốc tế
nhưng may thế, làm ở Việt Nam nên bọn em có cơ hội tiếp cận... Chân thành
mừng. Chân thành chia sẻ. Chân thành ký đê bản danh sách tiến s ĩ toàn quốc
dài thêm một d ò n g ”. Vợ anh cũng tài giỏi, suốt đời cô ấy sống và theo đuổi
những nghiên cún khoa học, những hội thảo quốc tế về bảo vệ môi trường.
Cuộc sống của họ rất hào nhoáng: “Complet. Tóc bóng keo trơn. Văn ngả
ngon giữa những đô ẫn thức uổng vợ chuẩn bị cho còn nguyên la liệt. Giữa
tiền đô. Tiền Việt. Giữa thẻ tín dụng, s ố tiết kiệm. Giữa cơ man hoa tươi chúc
mừng tân giảo sư tiến s ĩ ”. Nhưng đời sống gia đình của họ lại đầy thiếu hụt
và bất ổn. Chỉ khi ở bên người tình (cô cave),Văn mới cảm nhận được cuộc
sống thật giản dị với nhũng tình cảm, những tâm sự thầm kín, còn khi về nhà
Văn lại khoác trên mình cái danh tiến sĩ. Câu nói của vợ Văn khi kết thúc
truyện khiến người đọc phải suy nghĩ: ‘T ạ / em bỏ anh đủng lúc anh cần em
nhất. Anh thành tiến s ĩ roi. Đủng là làm tiến s ĩ thật tốn hại thần kinh đen tâm
thần thế này. Vợ bỗng cười nhạt tự mãn như thể trước mặt có rất đông tiến s ĩ
rởm. Đấy. Mấy nghìn tiến s ĩ bảo vệ xong cỏ ai phát điên lên như thế này
đâu. Tiến s ĩ thật thì phải khác chứ”.
Đọc truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ, người đọc cảm thấy xót xa vì quá
nhiều đắng cay, nào là tình cảnh trớ trêu của những gia đình ham mê khoa
học, những người mải mê tham vọng, chạy đua theo chức vị, những người
đàn ông tìm sự sẻ chia với những cô cave cho vơi bớt cô đơn. Nào là câu
chuyện gia đình đổ vỡ, những ông bố, bà mẹ mải mê chạy theo những cuộc
tình ngoài chồng ngoài vợ, khiến những đứa trẻ bơ vơ, đơn độc... Trong
truyện Của Cha, của Con, những cành vạn niên thanh, Thu Huệ đã không
ngần ngại phanh phui về những bất hạnh của một gia đình. Cuộc sống cảnh
15
“gà trống nuôi con” của một người đàn ông tưởng có thể giữ mãi cái bí mật về
sự ra đi của người vợ. Nhưng rồi khi đứa con lớn lên, nó đã biết sự thật: “С/ш
đã phản bội Mẹ. Cha quan hệ với một người đàn bà khác. Đủng khỉ M ẹ đang
thành đạt nhất, cha chuấn bị được thăng chức thì người đàn bà kia lại mang
tài liệu của cha và cô ta, cùng cái bụng bầu đến gặp Mẹ, đòi một số tiền lỏn,
đế cô ấy không tung tóe mọi chuyên ra. Cô ấy biết chờ đợi đủng lúc, xuất hiện
và ra đi với những gì cô ấy cần. Sau khi chuyến tiền hai trăm triệu, viết giấy
cam kết không gặp lại nhau vĩnh viễn, có người làm chứng, Mẹ nhận lại
những tấm ảnh, bức thư in từ hòm thư email, những cuộn băng ghi âm. M ẹ ra
đi vào buổi sáng” . Sự phản bội không thể tha thứ của ông bố đã làm tan vỡ
một gia đình lẽ ra đã rất hạnh phúc. Rồi ông bố, trong bận rộn mưu sinh đã bỏ
quên con gái mỗi ngày. Vì phải chứng kiến thường xuyên cảnh vợ chồng nhà
hàng xóm “yêu” nhau để rồi đứa con gái cũng sớm bước chân vào cuộc
“khám phá” thế giới của người lớn. Chính vào lúc đứa con trượt ngã, người
cha vì cún người mà nhận lấy những vết chém từ bọn giang hồ. Nỗi đau nào
lớn nhất trong cuộc đời của hai cha con hay tất cả cũng chỉ là những mảnh
ghép rời rã như cách người cha đã gắn lá giả cho những cành vạn niên thanh.
Nhũng hiện tượng sống thử, cặp bồ, sống độc thân sau hôn nhân, hay “tự
do” trong hôn nhân đã không còn là hiện tượng xa lạ trong cuộc sống hiện đại.
Nguyễn Thị Thu Huệ không né tránh những hiện tượng đó trong sáng
tác của mình. Chúng ta cần phải suy nghĩ về chyện này là câu chuyện sống
thử của một cặp già nhân ngãi non vợ chồng: “Anh năm mươi ba.Hân bốn
mươi. Hai người đều chưa có gia đình con cải trước khi song tám năm với
nhau. Ảnh cũng đã sống với vài cô trước khi gặp Hân. Hân cũng vậy. Môi
cuộc tình của anh hay Hân với ai đấy, thường kéo dài mấy năm. Dăm ba cuộc
như vậy, bây giờ là ngần này tuối vẫn số không”. Sau mỗi chuyến đi công tác
của hai người, Hân lại đặt ra câu hỏi: “Chúng ta cần phải suy nghĩ về chuyên
16
này”. Rồi một năm, hai năm, ba năm, hai người gặp nhau, anh hỏi: “Sao ngày
ẩy em lại bỏ anh”, cô trả lời: “Em không bỏ anh, em đi vì còn anh nữa đâu”.
Câu chuyện mà Thu Huệ nói đến ta có thế bắt gặp trong đời sống của những
cặp đôi trẻ ngày nay. Họ vừa yêu nhau đã xóa bỏ mọi khoảng cách, sống thử
với nhau như vợ chồng. Đe rồi kết cục mỗi người mỗi ngả, ê chề và bẽ bàng.
Thu xếp cuối đời là câu chuyện về hai người đàn bà. Câu chuyện thật
buồn mà ta không khó để bắt gặp trong cuộc sống hôm nay. Một ông chồng
thì lười nhác, không lo làm ăn, một ông chồng thì suốt ngày cờ bạc khiến cả
hai người đàn bà ấy không còn thiết tha gì chuyện giữ “lửa” cho gia đình
mình. Hai người đàn bà đã thu xếp, định liệu sẵn cho phía cuối cuộc đời:
“А/ш kia thẳng Thắng nhà tao đi du học, con Tuyết nhà mày đi lấy chồng. Rồi
chủng nó cũng có đời sống riêng...Cứ nghĩ ngày bọn trẻ đi hết, mình già,
không ở với ai được. Bây giờ đã không thì sau này lại càng không. Càng nghĩ
càng thấy tao vói mày sống là đủ”. Vậy là câu thành ngữ xưa của cha ông:
“đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” đã không còn được lun giữ trong bao gia
đình hôm nay.
Truyện Củ mèo và rượu hoa lại phơi bày bao nghịch lí về tình yêu và
hôn nhân. Sau khi vợ chết, ông Nhân đến với Túy, không phải vì tình yêu hay
nhan sắc của cô mà chỉ đơn giản vì lí do là con ông cần có mẹ, ông cần có
thời gian vào thư viện làm việc của mình. Được vài tháng, Túy ngộ ra thân
phận của mình “tại sao lại bỏ ngày tháng của mình cho ông chồng nói hay,
làm dở và thăng nhóc mặt hằm hằm mẹ mẹ con con, có chui từ trong bụng
mình ra đâu mà mẹ với con thế này”. Và rồi Túy có bồ, ông Nhân phát hiện ra
nên bị tình nhân của Túy chém và từ đó ông Nhân suốt đời phải ngồi xe lăn.
Tiếng đay nghiến của Túy đối với ông Nhân: “ơ/ig lừa tôi, ông yêu thương gì
tôi đâu, lấy tôi về cốt đế làm con ở nuôi con trông nhà cho ông. Đàn ông gì
mà đến sinh hoạt vói vợ cũng phải theo lịch, đủng giờ. Đã vậy, còn đủng số
17
phút, dài hay ngắn hơn sách dạy đều phản khoa học, thế thì chó 1ĨÓ chịu được
chứ người không ai chịu được hết” cho ta thấy bao bất ổn của đời sống hôm
nay, nó luôn rình rập đe dọa cuộc sống của mỗi con người trong cuộc sống
hằng ngày của chúng ta.
Truyện của Thu Huệ còn tìm hiểu về thực tế cuộc sống với bao bất ổn
của lớp trẻ ngày nay. Với tay là đến là câu chuyện kế về chàng sinh viên đại
học tên Đại Dưong. Bố mẹ cố gắng cho Dương đi học, đặt bao niềm hi vọng
vào con. Nhưng Dương sa đọa, lao vào rượu và thuốc phiện, để rồi cậu ta
chạy trốn khỏi gia đình, trượt dài trên con đường tha hóa. Rõ 1'àng, cha ông
thuở trước nghèo khổ về vật chất nhung cuộc sống rất bình yên. Còn hôm
nay, đời sống vật chất đầy đủ hơn nhưng con người lại mất đi sự bình yên,
mất sự an toàn ở mọi nơi mọi lúc. Cô gái Trong ỉủc ăn một bát phở gia truyền
muốn thưởng cho mình nhũng giây phút yên bình khi thưởng thức hương phở
và hương cà phê. Nhưng chỉ một nơi bình yên không có cướp ấy là “góc
phòng 12 mét vuông, không của sổ” của chính mình. Cô gái này nhất quyết
không chịu đi bệnh viện, vì “vào viện cho bọn bác s ĩ dọa khôn dọa dại lấy
tiền. Có ai vào viện mà không moi một đống bệnh?Không vào cũng dê mà
chết chẳc?Luyến một tấc không đi, một li không rời cái tố chim câu của
mình” (Song gửi thác về). Truyện Chúng ta cần phải suy nghĩ về việc này,
nhân vật Hân nói: thời buổi này cứ hở ra cái gì là sẽ biến mất, “Hôm qua, hai
đứa thanh niên đi vu vơ qua cửa hàng bán ga. Thấy không ai trông hàng, một
đứa nhảy vào ôm một bình ga rồi nhảy lên xe đứa kia chở đi. Cả ga lãn bình
chỉ ba trăm ngàn. Thế là xã hội có thêm hai thẳng ăn cuởp... Anh có thấy
hiếm khi nào phụ nữ ra đường đeo dây chuyền, hoa tai và tủi như ngày xưa.
H ở ra là bị giật ngay... M ấy cái bóng đèn cao áp, cột đèn vừa bé vừa trơn,
thế mà chủng nó cũng trèo lên thảo được. Hôm qua, bọn đồng nát cắt hết dây
thép gai nhà bà bún riêu ...”
18
Xã hội tiêu dùng, vật chất lên ngôi, đồng tiền ngày càng có vị thế,
“Tiền là tiên, là phật”. Tiền có thể khiến người cha cảm thấy tâm thế thanh
nhàn, giải quyết được biết bao day dứt ở trong lòng, khi “vứt” cho đứa con gái
10 nghìn USD (vị chi là 180 triệu tiền Việt Nam đồng). “Đủng là không gì
xoa dịu vết thương tinh thần nhanh bang một nắm tiền. Ông quên phắt ngay
lũ người thân ừ ỏi lâu nay làm nặng lòng, tay trong tay nhân tình trẻ người
Pháp, chu du khắp đó đây. Hóa ra, coi như tao chết rồi hay lũ chủng mày
chết rồi không ốn, mà tao nợ chúng mày một tội, là hồn nhiên cho chúng mày
có mặt trên đời mà không kiếm soát. Giờ, tao trả lại ít tiền, mày tự giải quyết
cái đời mày thích.Thế là tao hết /2Ợ'” (Song gửi thác về). Có đôi khi vì tiền con
người bất chấp tất cả bán đi cả những thứ mà gắn bó với bao thế hệ của gia
đình. Minh chúng cho điều ấy, Thu Huệ qua truyện Không thể kết thúc, nhân
vật người bác dâu cả trong truyện lại có thể đem bán và tráo đổi đồ cổ của gia
đình cũng chỉ vì những đồng tiền.
Thu Huệ viết về vấn đề toàn cầu hóa bằng chính sự “thực nghiệm” của
mình, phía sau hào quang của những giá trị tiên tiến là chính những yếu điểm
của bản thân nó. Có thể nói, Nguyễn Thị Thu Huệ đã phanh phui mọi ung
nhọt của hiện thực đời sống hôm nay trong mỗi trang văn của mình.
2.1.2. Đời sống thòi văn minh kỹ trị
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ
khiến máy móc đang dần thay thế cho những công việc của con người. Đây
chính là cơ sở tạo lối sống hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, cũng
xuất hiện không ít nguy cơ mà đáng sợ nhất là con người cũng trở thành máy
móc, lạnh lùng, vô cảm. Trong truyện của Thu Huệ con người sống trong ánh
hào quang của nền văn minh kỹ trị, bị vây bọc bởi các thiết bị công nghệ số,
Intenet và truyền thông: “Cớ ba tivi treo tưòng chính trung tâm sảnh, ai đến
cũng đi qua. Hai tivi truyền trực tiếp Chung kết Cuộc thi Duyên dáng Quý
19
bà.Cái còn lại truyền trực tiếp từ sân đua chỏ định kỳ cuối tuần’'(X- Men có
mùi trường đua). Nhà nào cũng có tivi 37 kênh mắc cáp để “xem nhũng thông
tin trong nước và quốc tế cho bớt u mê” (sống gửi thác về). Hay những vật
dụng thông minh của thời kì văn minh kỹ trị như nhữỉĩg chiếc điện thoại: “em
lào phào chỉ Nokia đời mói khá phức tạp nhưng đầy văn hóa khi dùng, là
không dùng ngón cái nhắn tin hay bấm số mà dùng bút. Nói: Tìm số cái
Phưọĩig”( Coi như không biết). Và những cuộc điện thoại Online về những bộ
phim trên tivi của anh chàng trong truyện Chủ nhật được xem phim hoạt hình.
Quả thật, intenet đã mang lại cho con người lợi ích lớn nhưng mặt trái
cũng không ít hệ lụy. Nguyễn Thị Thu Huệ đã phản ánh đến tận cùng những
hệ lụy ấy. Trong Sống gửi thác về, ông ngoại Dương vì thương những con
người u mê đang ở nhà, nên khi bắt đầu thời đại bùng nổ thông tin, thế giới
đang cào phang dần liền “gửi tiền cho sắm cái vỉ tính đời chót, nối mạng
nhanh, chỉ cần bấm vào con chuột, là mày đã buôn chuyên vói bố đến tận đẩu
tận đ â u Nhưng đợi hơn bốn tháng, ngày nào bố cũng yahoo.com ngóng tin
con mà chẳng thấy con yahoo.com lại một lần. Bố gọi điện về hỏi, hai vợ
chồng tranh nhau kể tội cái máy tính của bố: ‘Tỉ> ngày có nó, hai bố con
thằng Dương xung khắc như quãn thù quãn hẳn. Tranh nhau chơi điện tử,
mua bán máu ảo bằng tiền thật bắn nhau đến hết máu thì mua tiếp. Luyến tự
ái, trích lãi tiết kiệm từ tiền bán giò chả, làm thêm bộ vi tính nữa, nối mạng
tại nhà, thông hai máy, bố con xơi nhau chí chết, thẳng nào khỏe thăng đó
t h ắ n g Rốt cuộc, sau cuộc điện thoại về nhà khiến ông bố cấm khẩu, không
biết nói gì hon. Trong truyện Của Cha, của Con những cành vạn niên thanh
bạn đọc cũng thấy rùng rợn khi con người sống trong thời kì phát triển của
internet: Cha bị chém ba phát, đứt một khoảng ruột, giập gan, lá lách. Hạo
chân dài bị đứt gân chân, hai vết dao lam rạch mặt, một vết đâm từ lưng.
Nhóm người chém Cha và cô Hạo đã bị bắt, vì lý do đơn giản: đảnh ghen.
20
Cuộc đòn ghen ấy nhằm vào Hạo, khi cô ngồi trên xe Cha vừa dừng lại ở một
ngõ hẻm ...Bất ngờ, bon thanh niên dao kiếm đầy mình như trong Game
Online
nhảy từ trong bóng toi ra, phỉ thân chém tới tấp vào Hạo. Đắm chìm
vào trò chơi công nghệ khiến nhiều người sống trong thế giới ảo. Báo chí
hàng này cảnh báo tình trạng những kẻ giết người vì không còn phân biệt
được thế giới thực và thế giới ảo. Truyện Phòng chiếu phim số 9 cũng đề cập
đến hiện tượng này: “Cơn gái mà dám giết người. Xem phim nhiều, sống,
chết, yêu giết như p h i m Đây là những hiện trạng không còn hiếm và thường
xuyên sảy ra trong cuộc sống, là một nhà văn tận tâm, tận lực và có trách
nhiệm cao về trang viết của mình Thu Huệ mang đến cho bạn đọc những
trang truyện chứa đựng sự thật về cuộc sống, những mặt trái của một thời kì
văn minh kỹ trị.
Trong những truyện ngắn Thu Huệ, có bao gia đình sau khi hoàn tất
cuộc chạy đua về kinh tế và tiện nghi, mong tận hưởng hạnh phúc thì than ôi,
những tiện nghi trong gia đình lại tỉ lệ nghịch với hơi ấm gắn kết hạnh phúc.
Giống như một nhà quay phim chuyên nghiệp, nhà văn chiếu ống kính vào
mọi ngóc ngách trong đời sống của thời văn minh kỹ trị. Ở đó, đời sống con
người rất đầy đủ về vật chất, con người được trang bị đầy đủ tiện nghi, tiện
ích của văn minh hiện đại, nhưng tất cả sự giàu có và đầy đủ ấy cũng không
thể mua được hạnh phúc cho con người. Một hiện thực đời sống của gia đình
và xã hội đang phô bày bao nhiêu điều bất ổn bởi: li hôn, sống thử, những tệ
nạn mới nảy sinh... buộc người đọc phải suy ngẫm.
2.2. Con người trong đời sống đưong đại
Trong văn học, con người là điểm xuất phát, đồng thời cũng là đích
cuối cùng của mọi sáng tạo. Lịch sử phát triển của văn học, suy cho cùng là
lịch sử của những khám phá và thể hiện về con người. Việc phản ánh con
người ở văn học mỗi thời đại có sự khác nhau. Thế kỉ XXI đất nước từng
21
bước hội nhập với thế giới, song hành với nó nền văn học Việt Nam cũng có
những đổi thay. Các nhà văn đương đại cũng có thay đổi về tư duy nghệ thuật
trong việc tiếp cận với đời sống con người. Con người trong văn xuôi hôm
nay không đơn giản, xuôi chiều, mà được nhìn nhận từ nhiều thang bậc giá trị,
với những tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích. Nguyễn Thị Thu Huệ
với Thành pho đi vắng, đã đưa bạn đọc đến những đô thị hiện đại nhung ở đó
con người sống với nhau ngày càng mất dần đi những sợi dây kết nối. Họ
thực sự “đi vắng” trong tình người của mình. Tìm hiếu về con người trong đời
sống đương đại qua tập truyện Thành pho đi vắng, chúng tôi sẽ tập trung vào
các vấn đề sau: Con người vói nhu cầu hưởng thụ vật chất; con người vô cảm;
con người trước nguy cơ hao mòn những giá trị truyền thống.
2.2.1. Con người với nhu cầu hưởng thụ vật chất
Truyện Sống gửi thác về nói về cuộc sống hưởng thụ vật chất của gia
đình Luyến. Ông bố làm việc bên ngành Ngoại giao,ông nghĩ rằng: chỉ cần
vứt lại cho gia đình 10 nghìn USD là giải quyết xong xuôi mọi việc. Với số
tiền ấy, mọi thành viên trong gia đình ông chỉ có hưởng thụ mà không cần
tốn công sức nào hết. Có chăng, họ chỉ cần một chút suy nghĩ là với số tiền ấy
sẽ làm gì, và Luyến đã từng thức mấy đêm để bàn cách tiêu tiền. Nhưng cũng
không cần vì cái gì bố cũng cho, nào là “thay cái tủ lạnh, ỉên đời cái xe máy
tay ga cho đỡ mỏi chân vào số. Nâng thêm tầng h a i...”. Đời Luyến được bố
trang bị cho mọi tiện nghi, đầy đủ về vật chất và chỉ hưởng thụ. Rồi đến đời
con, Luyến cũng làm như vậy. Thái Dương được sống trong điều kiện đầy đủ
vật chất, được nuông chiều từ nhỏ: “cậu hay la hét. Mẹ cậu nựng ngay. Khi
cho ăn thì “ngoan ngoan nào, cục vàng cục bạc của
Đen 10 tuối,
Dương cao bang thằng 14 tuoỉ, 16 tuốỉ (1.72 m, nặng 57kg), nhìn đằng sau
giống như một chàng trai hoàn hảo. Không gian thư giãn của Dương chỉ là
một cây trứng cá cao ngang mặt, đu cây thì mẹ sợ con ngã gãy xương và cấm
22
không trèo nữa. Dương giải trí thì chỉ được chơi trò ném ống bơ với lũ trẻ
nhỏ hơn mình. Cuộc sống ấy tạo ra sản phấm là một đứa trẻ “hiền ”, “không
nói, không hét. Kìm nén”. Không chỉ chăm sóc nuông chiều con mà bà mẹ còn
can thiệp, hoạch định tương lai cho đứa con của mình với cái nghề giã giò.
“77zể là yên tâm tới chót đòi thẳng Thái Dương của mẹ. Con sẽ không phải
bước ra ngoài đường kia, không phải ôn thi đại học, trượt thì sang trung cấp,
không phải đi thử việc chạy lon ton hầu ông đi qua, hầu bà đi lại đế may ra
ba năm sau được thỉ tuyến công chức nhà nước. Đời người, suy cho đến cùng,
có là ai đi chăng nữa thì cũng cơm ãn ba bữa, quần áo thay hai bộ một ngày,
ngủ quá 8 tiếng thành u mê. Việc gì mà phải học cho lòi mắt ra... Cuối cùng
thì cũng là có ít tiền”. Vậy là cuối cùng, thằng Thái Dương không phải làm gì,
không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, tầm nhìn hạn hẹp, nhìn thấy sóng mặt
hồ cứ ngỡ là biển lớn. Còn Luyến sống trong căn nhà đầy đủ tiện nghi nhung
u mê, nên khi bước ra “ánh sáng” mới phát hiện ra căn bệnh của mình, rồi
chết chỉ trong vòng chưa đến một trăm ngày. Nguyễn Thị Thu Huệ đã cảnh
báo về một hiện trạng nuôi dạy con cái trong không ít gia đình ngày nay nhiều
ông bố bà mẹ bao bọc và làm hộ con cái mọi việc kể cả những việc nhỏ nhất.
Đe rồi những đứa trẻ ấy lớn lên chỉ quen hưởng thụ mà không hề biết chăm
sóc đến người khác. Chúng quá đủ đầy về vật chất nhung lại thiếu nhũng kĩ
năng sống tối thiểu.
Truyện ngắn Rồi cũng tới nơi thôi miêu tả cuộc sống của những con
người giàu sang, phú quý, dư bạc thừa tiền. Khi cuộc sống dư thừa về vật
chất, họ tìm đến thú ăn chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lí: “ổơ cục chặt vốn
gốc người Hưng Yên. Trong bản khai lí lịch khai rõ sinh ra và lỏn lên trong
một gia đình danh gia vọng tộc... Bo cục chặt từ bé đã được trong ấm ngoài
êm hưỏng theo nhu cầu. 14 tuổi bo cục chặt vẫn uống sữa, ăn súp lấy tinh lấy
cốt. 16 tuồi vân có chị vú vừa tắm vừa cho sờ tí... Cho đến như bố cục chặt
23
chắc thua vua chúa ngày xưa chứ cả vùng Hưng Yên không ai không biết đến
cậu. Bố cục chặt đi đãu cũng thành người của đám đông, cỏ lẽ vì cậu đẹp
trai, cao ráo, lại thơm, biết diện, lắm tỉềri”. Còn cô gái bỏ nhà đi theo bố cục
chặt, rõ là “con nhà nề nếp gia phong tử tế gấp chục lần nhà anh. Giai theo
hàng đàn, toàn bác sĩ, k ĩ sư, là người thần tưọng của nam phụ lão ấu cả vùng
Hải Dương”. Ket cục, cậu ấm, cô chiêu thời hiện đại ấy lao vào ăn chơi trở
thành những dị nhân mà cứ ngỡ mình danh giá.
Có những nhân vật từ nhỏ cho đến khi trưởng thành chỉ biết hưởng thụ
mà chưa từng biết làm một công việc gì cho dù là nhỏ nhất. Một nhân vật
trong Câu chuyện đại chiến tự nhận biệt danh cho mình là Lười. Ngày nhỏ,
mẹ bảo: “Con lười tam quá, không béo được đ â u ”, “Đen ăn mà cũng không
buồn nhai, sau này làm sao thành chủ gia đình đây?
Bố Lười bảo: “Sao
không đi đá bóng với bọn ở lớp? Ngày xưa, bằng tuối con, bố đả bỏng ở tất
cả các bãi cỏ khu Hoàn Kiếm, hay bãi sông H ồng”. Anh trai bảo: ‘‘Chủ mà
một tuân mới gội đẩu một lân, rụng hết cả tóc đẩy
Cuộc sống của Lười chỉ
xoay quanh niềm vui ham mê nuôi cá của anh trai, những lần xem trong
những rạp chiếu phim. Hay X- Men có mùi trường đua, nhân vật X-Men với
thú chơi đua chó, những cuộc say với những chai Whisky và những mối tình
ngắn ngủi với các cô cave...
Tập truyện còn phanh phui bao thú ăn chơi hưởng thụ của những con
người thiếu chân chính: những người đàn ông dùng tiền của gia đình, dối trá
vợ con đi cùng cave. Những người đàn bà dư thừa vật chất, chỉ nghĩ hưởng
thụ cho bản thân, hết vào phòng tắm xông hơi lại vào phòng massage... học
đòi theo lối sống phương Tây, đánh mất trách nhiệm với gia đình và người
thân, khiến bao tổ ấm gia đình tan vỡ. Và nghịch lí là càng giàu có thì con
người càng cô đơn và bất hạnh. Có thể nói, viết về những con người đề cao
thái quá lối sống hưởng thụ vật chất trong đô thị hiện đại - một vấn đề khá
24
thời sự, nhà văn muốn cất tiếng nói cảnh tỉnh về một thực tế đáng ngại trong
xã hội ngày nay.
2.2.2. Con người vô cảm
Tập truyện Thành pho đi vắng có đến hai phần ba số truyện xoay quanh
câu chuyện về sự thờ ơ lạnh lùng và thói vô cảm của con người trong xã hội
đô thị đương đại. Thành phố ngày càng giàu có và đông đúc hơn, mọi thứ
xung quanh đều hào nhoáng, nhũng phương tiện và máy móc hiện đại, nhiều
kỷ lục và phát minh mới... nhưng cái tình trong cỏ cây, vạn vật, trong không
gian, trong chính mỗi con người lại dần biến mất. Sự vô cảm bao trùm. Mức
độ tàn nhẫn của con người ngày càng gia tăng. Người ta thờ ơ với mọi việc
xung quanh mình, bình thản gây tội lỗi và làm điều ác.
Truyện X-Men cỏ mùi trường đua kể về cô Cave miền biển yêu anh
chàng mê trò đua chó. X-Men là tên cô Cave đặt cho mỗi vị khách của mình.
Với cô, X-Men là một anh chàng sạch sẽ, một con người đặc biệt. Sau đêm ân
ái, cô quyết định về sống chung với chàng. Tưởng rằng sẽ có một tình yêu đẹp
giữa hai con người cùng cô đơn. Nhưng rồi bất ngờ xuất hiện một xác người
trên biển. Ai là thủ phạm? X-Men nhìn xoáy vào nàng thì thầm nghiêm trang:
“Anh giết đ ấ y Nhắc đến một tội ác tày trời mà X-Men xem nó nhẹ như vừa
thở ra một hơi thuốc. Rồi X-Men lại thản nhiên nói tiếp: “Anh cũng giết rổỉ”;
“Có nghĩa không phải anh giết người một lần mà là nhiều l ầ n .. Có thế nói,
không chỉ người đọc kinh ngạc, sợ hãi mà ngay cả cô Cave kia cũng không
thể ngờ rằng: cái ác đang nằm chung giường với mình, không ngờ một anh
chàng thơm tho sạch sẽ, mang mùi hương của sâm, quý từng con chó già, chó
bệnh vì thấy ở chúng sự bình y ên ... hóa ra lại là tên giết người. Hóa ra ẩn sau
cái vẻ bề ngoài thơm tho, hào nhoáng của hắn là bản chất của một tên sát
nhân. Liệu cuộc đời này còn bao nhiêu cái giả - thật đáng sợ như thế nữa?
25
Viết về sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội đương đại, nữ
nhà văn xoáy sâu vào những rạn nứt ở sợi dây kết nối tình cảm của con người
trong gia đình - hình ảnh xã hội thu nhỏ. Ta đều biết, gia đình là tổ ấm của
mỗi cá nhân, là chiếc nôi nuôi dưỡng nhân cách con người, là tế bào cấu
thành xã hội. Sự phát triển bền vững của mỗi gia đình sẽ là nền tảng vững
chắc cho sự phồn vinh, phát triển của xã hội. Ngược lại, sự bất ổn của mỗi gia
đình sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự lung lay, bất ổn của xã hội. Trong tập
Thành phố đi vắng, Nguyễn Thị Thu Huệ đã làm rõ muôn nỗi bất hạnh của
câu chuyện gia đình, bắt nguồn từ thói vô cảm và sự ích kỉ cá nhân, qua hàng
loạt truyện ngắn như: Không thế kết thúc, Song gửi thác về, Củ mèo và rượu
hoa... Đó là câu chuyện về một đại gia đình, nhiều thế hệ cùng sống chung
nhung không ai cần hiếu ai. Mỗi người là một thế giới riêng không có sự gắn
kết và chia sẻ. Nhìn từ bề ngoài cứ tưởng đó là một gia đình êm ấm, còn giữ
được nề nếp truyền thống nhưng thực chất bên trong chỉ là một mớ hỗn độn,
bát nháo; ai đi đường riêng của người ấy, cương thường đạo lí không còn:
“bác trai ham mê SITU tập đồ cổ”, nhung vợ ông ta lại “đánh tráo đồ cổ” của
chồng bằng đồ giả, rồi lấy đồ thật đi bán và ngoại tình với bạn của chồng. Mẹ
chồng uất ức với con dâu mà không dám phản ứng liền nghĩ ra kế: đi vệ sinh
trên giường của con dâu. Rồi con, cháu... mỗi người mỗi kiểu sống, không ai
cần hiểu ai, không ai cần vì ai. Vậy mà gia đình ấy vẫn tồn tại {Không thể kết
thúc). Đó là chuyện về vợ chồng Tân- Luyến. Gia đình này sống trong một
ngôi nhà giống như một “ốc đảo” giữa lòng thành phố ồn ào tấp nập. Rồi mỗi
thành viên trong gia đình ấy lại tự xây cho mình nhũng “ốc đảo” riêng. Họ tồn
tại như những cỗ máy di động, chẳng cần chuyện trò tâm sự, hay chia sẻ giãi
bày. Nhũng câu đối thoại ít ỏi của họ chang hề ăn nhập với nhau: mẹ nói một
đằng, con trả lời một n ẻo ... Vì vậy, trong gia đình ấy có đầy đủ mọi tiện nghi
đắt tiền, nhưng họ chưa bao giờ có được hạnh phúc (sống gửi thác về). Đó
26
còn là câu chuyện về gia đình ông Nhân: thời trẻ đi học ở nước ngoài, suốt
chín năm trời, ông ta không hề tin tức liên lạc gì về gia đình cho người vợ trẻ
và đứa con thơ dại. Người vợ trẻ cô đơn, suốt ngày quanh quẩn với “căn nhà
hai trăm mét bốn bề gió thối, không hơi đàn ông, hóa điên dại”, cuối cùng đã
tìm đến cái chết. Người ta bảo, vợ ông Nhân ‘Чао từ trên lan can lầu hai
xuống sân, chết ngay, hai mắt mở trùng trừng không làm sao mà kéo cho
nhắm lại” (Cú mèo và rượu hoa)... Rõ ràng, thói thò' ơ, lạnh lùng, vô trách
nhiệm của những con người sống không cảm xúc, “không trái tim”, những
“người máy” như các nhân vật ở trên đã khiến cho cuộc đời này dù giàu có
mà “giá lạnh tình người”. Những con người như thế đã biến tổ ấm gia đình trở
thành “tô lạnh”, khiến gia đình không còn là chốn nương náu bình yên như
cha ông thưở trước mà trở thành “địa ngục trần gian” đày đọa con người. Vậy
là, con người đương đại giàu có mà bất hạnh. Đời sống vật chất đầy đủ,và sự
hào nhoáng, sầm uất của chúng lại tỷ lệ nghịch với văn hóa sống của con
người, chính bởi sự vô cảm. Điều đáng sợ là thói vô cảm đang ngày càng phổ
biến, không chỉ là biểu hiện của cá nhân mà đang lây lan nhanh chóng từ
người này sang người khác. Nó khiến cho đời sống con người ngày càng mất
mát: mất sự bình yên, mất không khí trong lành, mất sự an toàn ở bất cứ nơi
đâu khi ta đặt chân tới... Sự mất mát này không đột ngột trong chốc lát, mà ăn
mòn dần dần, mắt thường không thấy rõ, để rồi khi nhận ra mới thấy hết một
hiện trạng đời sống thật cay đắng, phũ phàng. Thói vô cảm đã hủy diệt những
giá trị sống đích thực của con người, hủy diệt sợi dây tình cảm kết nối mối
quan hệ người - người, ngay cả những mối quan hệ bền chặt truớc kia như
tình máu mủ ruột thịt. Chính tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ đã chia sẻ về tác
phẩm của mình trên báo Tuổi trẻ: “ĐỜỸ song những năm thảng này khiến
người tốt song co ro như rét không có ảo ấm, mưa không cỏ ô che... Tôi luôn
bị ám ảnh về nhũng dòng chảy đang xoay chuyến những thế hệ người Việt
27
theo hướng xấu đi, đang đi xuống. Sự thanh cao, phấm chất đáng quỷ của
người Việt một là dần bế tắc không lối thoát, trong khi vẫn phải sống chứ
không chết hay tìm ra một giải pháp khác. Sự bất an, đơn điệu, nhữiĩg thói
quen sinh hoạt văn hóa cộng đồng ít dần làm ngưòi ta mất cảm xúc... Những
giá trị tốt đẹp bị triệt tiêu từ từ, thay bằng sự hào nhoáng phô trương của
trang phục, đồ dùng tỷ lệ nghịch với văn hóa sống”. Vậy là, văn minh không
đi cùng với văn hóa, giàu mà không mạnh. Tại sao cha ông thuở trước nghèo
khổ về vật chất mà lại sống sâu nặng nghĩa tình và sáng tạo được nhiều giá trị
văn hóa vô giá? Tại sao con cháu hôm nay giàu có hơn, hiện đại hơn mà lại
bất hạnh, bất ổn và đánh mất đi nhiều điều tốt đẹp? Những câu hỏi như thế,
thiết nghĩ nhà văn dành quyền trả lời cho độc giả.
Như một tất yếu, những bất ổn của gia đình sẽ lan ra xã hội và ngược
lại, những bất ổn của xã hội sẽ thẩm thấu đến mỗi gia đình, mà căn nguyên
chủ yếu từ sự băng giá của cảm xúc và thói vô cảm của con người. Điều đó
khiến cho phố xá đông đúc người mà người vẫn cảm thấy cô đơn, bởi thiếu
vắng tình người. Con người giống như những cái cây giữa sa mạc cằn cỗi. Và
hậu quả của hiện tượng sa mạc hóa cuộc đời là những gia đình tan vỡ, người
già cô đơn và bị mồng rẫy, con người tranh giành, cướp bóc và giết hại lẫn
nhau. Ớ Thành pho đi vắng, tác giả khắc họa một thế giới đậm đặc những con
người vô cảm, lạnh lùng. Theo đó, là hình ảnh cái chết, những thông tin về cái
chết trực tiếp và gián tiếp hiện ra dày đặc trong tập truyện (14/16 truyện). Cái
chết như một vết đen phủ bóng lên đô thị đương đại. Những cái chết của
không gian, cái chết của con người làm đầy cái chết đang hiện diện trong lòng
đô thị ngày một bất an và băng giá? Và người đọc không khỏi giật mình về
hậu quả khôn lường do sự giá lạnh của tình người gây ra. Phòng chiếu phim
số 9 để lại trong lòng bạn đọc nỗi ám ảnh về một cái chết bất ngờ đến khó tin:
Một đôi trai gái thường đến xem phim tại phòng chiếu phim số 9. Ai trông
28
thấy cũng phải trầm trồ khen: đẹp đôi quá. Ấy vậy mà chẳng hiểu vì mâu
thuẫn gì trong buổi xem phim, cô gái đã đâm chết người yêu của mình. Buổi
chiều, người soát vé đã phát hiện ra, chàng trai đã chết, “hai mắt trong suốt
mở to nhìn thắng người đối diện. Ngực trái là con dao làm bang xác máy bay,
thép trắng xanh có khắc so ỉ 975 bằng tay, cắm sâu, và dòng máu nhỏ đậm
đặc thấm đông trên nền áo trang, chảy xuống đùi, thấm thành vũng trên mặt
sàn trải t h ả m Và đối diện với một thực trạng nhân sinh thật đáng buồn như
thế, người tốt trở nên nhỏ bé, đôi khi cô độc. Dần dần, chính những người tốt
cũng phải vô cảm để sống cho yên thân. Truyện Trong lúc ăn một bát phở gia
truyền miêu tả một thực tế: “G ócphòng mười hai mét vuông, không cửa s ố ”,
ở giữa một chung cư cũ là một sự lựa chọn duy nhất cho ngày cuối tuần của
nhũng người tốt, nếu không muốn ra đường và đối mặt với “bọn cướp chuyên
nghiệp” có trang bị vũ khí. Nhân vật trong truyện không quan tâm đến mọi
chuyện xung quanh, đơn giản chỉ để bản thân được yên ổn.
Thói vô cảm của con người trong đời sống đô thị đương đại được thể
hiện đầy đủ nhất trong truyện được lấy làm nhan đề chung cho cả tập là
Thành pho đì vắng. Sự trở về của cô gái sau ba năm ra nước ngoài, thành
phố quen thuộc của cô vẫn còn đấy, cảnh vật không đổi thay, vẫn phố
phường, những con đường, hàng cây, nhà hàng, khách sạn... Tất cả vẹn
nguyên gợi nhắc những kỉ niệm còn tươi rói. Cô gặp lại những con người
năm cũ: bác tài xế xe buýt, cô quản lí nhà hàng, ông bác sĩ... Họ vẫn nhớ
cô là ai nhưng sự thân thiện khi xưa thì đã mất. Điều gì đã đẩy cô gái vào
nỗi hoang mang cực độ của một người xa lạ với không gian thân thuộc? Đó
là sự biến mất của linh hồn thành phố. Phố vẫn phố, “dài sau mưa, mùi hơi
mát, hăng hăng ỉả cây dập vỡ”, nhưng con người của phố không còn. Cái
thành phố cô từng yêu đắm say vì mùi người, vì sự náo nhiệt, xô bồ, hỗn
tạp nhưng tràn trề sức sống không còn nữa, thay vào đó là một đô thành
29
hoang lạnh, trơ trơ. Trên mọi nẻo đường kiếm tìm tình người, cô gái càng
tìm càng vô vọng. Cô nhận ra “người vân đông, nhưng hết âm thanh, như
những diên viên phim câm ”. Cả thành phố “như người đông máu, vồ cảm
dửng dưng”. Mọi âm thanh cuộc sống như biến mất. Đen âm thanh quen
thuộc nhất là tiếng người “lào xào” cũng trở thành nỗi khát khao nhức
buốt. Cô gái bơ vơ trên chính thành phố quen thuộc, từng gắn bó máu thịt
với mình... Ket thúc của truyện rất buồn: cô gái đã tìm chỗ cho mình ở
nghĩa trang. Cô chết vì quá nồng nhiệt với cuộc sống, trong khi thành phố
nơi cô từng sống, từng yêu, từng ấm áp với cô, bỗng trở nên tàn nhẫn, lạnh
lẽo, máy móc chỉ sau vài năm không gặp lại. Cái chết của nhân vật là sự
phản kháng tới cùng của nhà văn trước những thay đổi tiêu cực trong xã
hội. Trên một bài báo, Nguyễn Thị Thu Huệ đã giải thích cốt truyện một
cách dữ dội như sau: ‘T ơ / nghiêm ra rằng thế hệ mới ra đời rất giỏi, nhiều
người tài. Các bạn trẻ nạp cho mình kiến thức chuyên môn rất tốt, bằng
cấp cao, thông minh, nhanh nhẹn, nhưng các bạn lại lạnh lùng, thực
dụng. Trong công việc rất cần những người như thế, nhưng về mặt xã hội,
đẩy lại là những người lạnh lùng. Đó là những điểu tôi nói trong Thành
phố đi vắng.Sẽ đến như thế, đến một đời sống vô cảm. Người ta đầy đủ
sung sướng nhưng sẽ vô cảm h ơ n Rõ ràng, văn chương Nguyễn Thị Thu
Huệ lạnh lùng ở câu chữ, nhưng xa xót trong tâm can. Điều đó cho thấy,
chị chưa mất niềm tin vào con người, vẫn khao khát nhiều lắm về tình
người, vẫn đau đáu về cái thiện, cái đẹp. Tác phẩm của chị phanh phui đến
tận cùng cái xấu, cái ác, chỉ ra căn nguyên gây những bất ổn của xã hội
đương đại là căn bệnh vô cảm của con người; thực chất cũng nhằm đánh
thức trong người đọc một sự ấm nóng về tình người; tìm lại sợi dây bền
vững kết nối mối giao cảm giữa người với người.
30
2.2.3. Con ngưòi với nguy
CO’ đánh
mất giá trị truyền thống
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, sự du nhập các luồng văn hóa
ngoại sinh là một tất yếu. Và mặt trái của nó là nguy cơ đánh mất giá trị
truyền thống, làm xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Thành phố đi vắng có rất
nhiều câu chuyện đầy ẩn dụ về chuyện: Giả và thật. Cái giả đang giết chết cái
thật và người ta không muốn giữ những giá trị, vì có giữ chúng cũng chang
được bởi luôn có sự đánh tráo. Truyện Không thể kết thúc nói về một gia đình
nhiều đời sun tập đồ cổ, như sự hiện diện của dòng tộc qua mấy trăm năm.
Nhung niềm tự hào truyền thống đó của gia đình đang bị bà dâu trưởng phá
hủy. Bà ta đánh tráo đồ giả để lấy trộm đi đồ cổ thật: “Khi bình vỡ, bác trai
mới biết là bác dãu đã trảo bình mới vào, giá trị trăm nghìn, so với bình cũ rẻ
cũng vài chục triệu. Tài sản mất đã đau xót, nhưng chưa đau bằng việc mất
gốc”. Có lúc ông chồng ôm chặt người em trai mà rơm rớm nước mắt, rên rỉ
“C/z/ dâu chủ đã nắm rề cây cố bao đời nhà mình nhố lên mang đi rồi thay
vào đấy là cái cây nhựa rồi”. Lúc uất ức, ông chồng đã chửi người vợ: “mày
là đồ vợ mất nhân tính, lừa chổng theo thằng bạn thân của tao lại cùng nó
cướp cả đô cố năm đời cha ông đế lại, mất dạy khốn nạn quá”. Thật cay đắng
thay cuộc đời người đàn ông ấy. Ông ta biết rõ sự giả dối, nhưng chỉ phản
kháng đầy bất lực và bế tắc. Khi ra tòa li hôn, ông ta viết vào đơn, phần lí do
bỏ vợ: “không song chung với người giả d o ĩ \ Sự giả dối, gian manh của cô
con dâu chỉ riêng bà mẹ chồng biết tất cả, nhung già rồi, bà cũng đành bất lực,
liền nghĩ ra một kế trả thù là đi vệ sinh trên giường êm đệm ấm của con dâu
cho bõ tức. Vậy là, cái giả đang lẫn lộn với cái thật và cái thật vẫn đang phải
chung sống hàng ngày với cái giả.
Còn biết bao con người giả dối xuất hiện trong xã hội. Trong truyện
của Thu Huệ, có những người đàn ông bề ngoài bảnh bao, đạo đức khi đi với
vợ con ngoài ánh sáng nhưng lại lén lút đi với cave trong bóng tối. Đó là vị
31
tiến sĩ trong truyện Coi như không biết, là nhân vật ông ngoại của Dưong
trong Sống gửi thác về, ông bố trong truyện Của Cha, của Con, những cành
vạn niên thanh... Vậy là, lối sống trọng tình trọng nghĩa và đề cao danh dự
đạo lí truyền thống của cha ông đang dần bị đánh mất.
Truyện Trong lúc ăn một bát p hở Gia truyền nói đến một quán phở
Gia truyền có từ đời Pháp, nhưng mỗi lần đổi chủ, hương phở gốc lại một
lần phôi pha, mỗi đời đổi chủ “bát phở quen không chỉ thay từ bát men sứ
sang bát nhựa cứng, mùi hương phở đậm chất mắm chắt sang mùi hoa hòe,
quế n ư ớ n g ...”. Ông chủ quán phở ngày xưa lịch sự ân cần, thuộc tính từng
người nếu đã ăn m ột lần. Ngày nay, nhân viên thuê dễ dãi miễn lương
tháng rẻ. Rẻ thì luôn kèm theo sự bẩn, giọng điệu lời nói bỗ bã... Truyện
nói đến sự phôi pha hương vị của một quán phở nhưng khiến bạn đọc liên
tưởng đến còn có bao nhiêu giá trị quý giá khác nữa của cha ông đang bị
hao mòn đi trong xã hội ngày nay.
Ngày xưa cha ông sống nghĩa tình với xóm giềng, thì nay tình nghĩa ấy
không còn nữa. Củ mèo và rượu hoa là câu chuyện về hai gia đình láng giềng
cạnh nhau, nhưng chỉ vì xích mích nhỏ mà họ sẵn sàng giết hại nhau. Không
chỉ những giá trị lớn lao của truyền thống bị tráo đổi, mà ngay cả những biểu
hiện bé nhỏ nhất, gần gũi nhất với đời sống như những phong tục tập quán, từ
cái mặc, ăn ở, và đi lạ i... cũng đổi thay và mất mát. Thời trước nét đẹp riêng
của người con gái Việt Nam là chiếc áo dài trắng và dáng đi đầy yêu kiều thì
bây giờ tràn ngập khắp thành phố là những cô gái với nhiều cách ăn mặc phản
cảm. Những quý bà mặc đồ tắm với cái bụng mẩy, đẫy đà, cười tươi, lắc
mông đi lại trong cuộc thi “Duyên dáng Quý bà” (X-rnen có mùi trường đua).
Đây là trang phục của một người phụ nữ: “chiếc vảy ôm sát ỉàm đường viền
quanh mông uôn cong, không biết sợ may đo cat khéo kiếu gì làm mông Hoa
đội cao lên, tròn hơn, vênh ra như trêu ngươi. Chiếc ảo đen cố quả tim ôm sát
32
vồng ngực... Cột mải tóc xoăn bằng cái chụp... ”(Thu xếp cuối đời). Rồi
“nhũng cô gái quê phốp pháp.Ngực to. Bàn tay bàn chân to. M ặt phẩn son rẻ
tiền không biết trang điếm lem nhem, xanh ra xanh, đỏ ra đỏ. Đánh phấn dày
như trát xi măng trứng cá vẫn nghềng ngang... ” (Với tay là đến) Rồi những
câu đối đáp giữa cha - con không còn sự kính trọng lễ nghĩa mà theo kiểu “cá
mè một lứa”, khiến người nghe không còn biết người nào là bố, người nào là
con: “Bố đứng bấm máy giặt, gọi ra: “Ông còn cải gì thì ném hết vào đây, tôi
quay luôn một th ê ”; con hỏi bố: “Õng uống rưọĩí hay bia đây? Nếu bia thì
còn, rượu thì hết, đưa tiền tôi đi mua ” (sồng gửi thác v ề )...
Vậy là, nhìn lại quá khứ ta thấy, ngày xưa cha ông thiếu phương tiện
hiện đại nhưng họ làm ra những giá trị vô giá, trong khi ngày nay, chúng ta
phương tiện vô cùng hiện đại, lại không thế làm được như vậy, thậm chí thua
kém xưa rất nhiều. Chưa nói đến việc phá bỏ cái cũ đế làm ra cái mới đầy lố
bịch. Hóa ra sự hào nhoáng, phô trương của trang phục, đồ dùng hiện đại của
nhiều người trong xã hội hôm nay tỉ lệ nghịch với văn hóa sống của họ.
33
CHƯƠNG 3
MỘT SÓ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
BIỂU HIỆN CON NGƯỜI VÀ HIỆN THỤ C ĐỜI SỐNG
TRONG THÀNH PHỐ ĐI VẮNG
3.1. Nhan đề giàu ý nghĩa biểu tương
Nhan đề của tác phẩm văn học giống như ô cửa sổ nhìn ra thế giới. Nó
là chìa khóa nghệ thuật giúp người đọc mở ra cánh cửa của tác phẩm. Theo
giáo sư Đinh Trọng Lạc, nhan đề vừa có tác dụng nhận diện văn bản, vừa có
tác dụng định hướng văn bản. Thành phố đi vắng là nhan đề một truyện ngắn
cuối cùng được lấy làm nhan đề chung cho cả tập truyện. “Thành phố” gợi
người đọc liên tưởng đến nơi tập trung nhiều dân cư, phố xá đông đúc và
thường có công nghiệp và thương mại phát triển. “Thành phố” là một vật thể
vô tri vô giác. Tuy nhiên, “Thành phố đi vắng” đã được nhân hóa, mang theo
hành động của con người. Nhan đề này gửi đến người đọc một mã thông điệp
nhiều ý nghĩa.
Lấy góc nhìn của một người đi vắng, một cô gái sau ba năm ra nước
ngoài, trở về thành phố quen thuộc của mình, ngỡ ngàng nhận ra tất cả đã đổi
thay. Cô thấy thành phố thật hào nhoáng sầm uất, các phương tiện hiện đại
nhưng mối quan hệ giữa con người với con người đầy thân quen gắn bó trước
kia thì không còn nữa. Cô gái hoảng hốt đi tìm lại nhũng dấu vết kỉ niệm của
tình người xưa mà vô vọng. Vậy là, Thành phố đi vắng cũng chính là tình
người đi vắng, tình người thiếu vắng. Đô thị hiện đại tràn ngập máy móc và
tiện nghi và mặt trái của nó là biến con người cũng trở thành máy móc. Con
người trở nên thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm, không còn “tình làng nghĩa xóm”,
không còn sự cảm thông, chia sẻ giữa người với người. Nhan đề Thành phố đi
34
vắng với lóp nghĩa biểu tượng của nó đã khơi gợi ở bạn đọc nhiều suy nghĩ về
hiện trạng đời sống nhân sinh hôm nay.
Trong tập truyện Thành pho đi vắng, còn rất nhiều truyện ngắn mà
nhan đề chứa đựng “chìa khóa” giao tiếp với độc giả. Nhan đề truyện ngắn
Của Cha, Của con những cành vạn niên thanh - cũng là một nhan đề chứa
đựng ý nhĩa biểu tượng sâu sắc. Cành vạn niên thanh trong truyện mang ý
nghĩa biểu tượng cho sự giả dối, được gợi từ hình ảnh những cành vạn niên
thanh giả mà người cha và người hang xóm ghép lại. Cành vạn niên thanh giả
chứa đựng lời nói dối của cha về nguyên nhân người mẹ bỏ đi, đồng thời chứa
đựng sự lừa đảo của người đàn ông hang xóm. Bạn đọc dễ dàng nhận ra mối
đe dọa tiềm ẩn phía sau những gì mà lá vạn niên thanh không che nổi. Người
cha dù đã cố gắng, ông vẫn không thể ngăn cản được sự thật sau những cành
vạn niên thanh giả. Đọc truyện ngắn Của cha, của con những cành vạn niên
thanh, ngay từ nhan đề ta thấy giật mình vì thông điệp đầy tính cảnh báo của
câu chuyện. Ai là người có thể che giấu được sự giả dối? Ai là người đáng
trách sau tất cả những sự cố mà những dối gian gây ra?.
Nhan đề truyện M ột đời sống khác, ít nhiều giúp chúng ta hiểu được
nội dung tác phẩm. Nội dung truyện kể về cuộc đời của một cô gái trẻ phải
chiến đấu với bệnh tật. Cô luôn sống trong hai thế giới thế giới thực (đau khổ
và bế tắc) và mơ (không còn đau khổ). Ước mơ mà cô gái khát khao đó là có
một đời sống khác, một cuộc sống không còn những cơn đau vì hiện thực
cuộc sống xô bồ, một cuộc sống như những giấc mơ.
Trong Thành phố đi vắng, có những nhan đề chúng ta phải suy tư,
chiêm nghiệm mới có thể thấy được tầng sâu của ý nghĩa biểu tượng. Truyện
ngắn Trong ỉủc ăn một bát phở Gia truyền là một nhan đề như thế. Trong
truyện cô gái phát hiện ra tất cả sự đổi thay xung quanh mình, quán phở gia
truyền giờ đây bát nháo, lộn nhộn. Con người cũng thay đổi, không hòa ái, dễ
35
mến như xưa mà thay vào đó là sự “nhem nhuốc” của những “hạt bụi” phố xá
nhiễm vào. Tốt và xấu đôi khi khó phân biệt và cũng bị “đồng hóa” như chính
những món phở không còn giữ được hương vị như xưa. Tất cả sự thay đổi đó
cô gái nhận ra chỉ trong thời gian ngắn ngủi là ăn một bát phở, vậy là, Trong
ỉủc ăn một bát phở Gia truyền thực chất không còn là “Gia truyền”.
Như vậy, cách Thu Huệ đặt nhan đề trong tập truyện của mình đã tạo ra
những khoảng không gian giao tiếp đặc biệt cho độc giả, từ những ý nghĩa
biểu tượng mà nhan đề đem lại sẽ giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn vấn đề
mà tác giả đề cập tới, cũng như nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua
những tác phẩm của mình.
3.2. Ngôn ngữ đậm màu sắc văn hóa đưong đại
Ngôn ngữ là chất liệu của văn học, mà văn học lại gắn bó mật thiết với đời
sống. Vì vậy, khi đời sống vận động biến đổi tất yếu văn học và chất liệu của văn
học cũng thay đổi theo. Những năm đầu thế kỉ XXI, đời sống nhân loại nói
chung và dân tộc Việt Nam nói riêng diễn ra nhiều biến động trên mọi lĩnh vục
từ xã hội, kinh tế đến văn hóa, tư tưởng. Ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam đương đại
cũng phần nào phản ánh được văn hóa đời sống xã hội đương thời.
Tiếp xúc với Thành phố đi vắng, bạn đọc như cảm nhận được hơi thở
của đời sống đô thị hiện đại bởi lóp ngôn ngữ gắn với văn hóa đương đại: văn
hóa hưởng thụ, văn hóa tiêu dùng... Trong truyện, một lóp ngôn từ chỉ xuất
hiện trong đời sống xã hội ở nước ta những năm đầu thế kỉ XXI cứ lặp đi lặp
lại như: Internet, cáp, noi mạng, google, cave, karaoke, phiên bản photocopy,
XM en... Đây là ngôn ngữ cha nói với con: “ 7aơ đành khai hóa vẫn minh cho
mày bằng cách mua cho mày cái tivi, cho mày tiền mắc cáp, 34 kênh... Bắt
đầu thời đại bùng no thông tin, thế giới đang cào phang dần, bo thương
chúng mày lầm than, gửi tiền cho sắm cái vi tính đời chót, noi mạng nhanh,
chỉ cần bấm vào con chuột, là mày đã buôn chuyên với bố tận đau tận
36
đâu...{Sống gửi thác về). Đây là đối thoại và tin nhắn trên điện thoại di động
của một đôi trai gái; “Em phai vao sai gon gap vi benh cua bop hat nhanh
khong chay la tac tho ngay”; hay cô gái hỏi chàng trai: “Lên google có biết
được về Thẳng vẩy không anh ”
Ngoài ra tiếng lóng, và lớp ngôn từ của giới
buôn bán cũng tràn vào tác phẩm như:
“tám giờ tao có sâu, mày chiến đấu
một mình, ok?
“thấy thỉnh thoảng anh xe ôm được “hàng sống ” gọi chở em
vào khách sạn
“quay đi mười phút, quay lại, máy tính bốc hơi như mùi bia
t ư ơ i “Tủy cũng có một đòi chồng, chang may về côi bên kia đánh tạch ” ...
Viết về những đổi thay của đô thị hiện đại, Thu Huệ đặc biệt chú ý đến
giới trẻ với cách sống, lối ăn mặc, đi lại và cách nói, cách sử dụng ngôn ngữ
của họ. Đây là những câu nói mà giới trẻ hôm nay hay dùng: “GỡW, hôm nay
trông bố gớm quả. Đàn bà con gái lại cứ thích làm bố mới akay chứ” (akay:
sự cay cú); “Tống thiệt hại bữa phở, quay, trứng, trà đá hết hai trăm
tư ”(Trong lúc ăn một bát phở gia truyền). "Con Thảo đâu, chỏ tao nằm chứ
có phải chỏ bà đi gặp Ưylyam Cường thế này à" (Uylyam Cường: chỉ việc đi
vệ sinh)... Có thể nói, chính hệ thống ngôn ngữ mang hơi thở của đời sống
văn hóa đương đại đã giúp nhà văn khắc họa chân thực và sống động về hiện
thực và cuộc sống con người trong xã hội đô thị hôm nay.
3.3. Giọng điệu
Theo Từ điến thuật ngữ vãn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập
trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả”. Nó
có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền
cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra
được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu.
Thành phố đi vắng ghi lại những đổi thay trong lối viết của Nguyễn Thị
Thu Huệ. Neu ở các tập truyện trước đây, nhà văn chủ yếu sử dụng giọng đằm
thắm, nồng nàn vẻ nữ tính, thì với tập truyện này, Thu Huệ lại chủ yếu sử
37
dụng giọng điệu lạnh lùng, dửng dung. Thành phố đi vắng là những un tư về
tình người ngày càng cạn kiệt, thậm chí biến mất trong đô thành hiện đại.
Tình người băng giá, sự vô cảm, nỗi bất an và cái chết trở thành nỗi ám ảnh
trong đời sống đương đại. Với lối viết khách quan, trung tĩnh, tiết chế cảm
xúc tối đa, mỗi truyện ngắn trong tập như một bản tường thuật đời sống. Ở đó
nhà văn chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là tường thuật trung thành, không tham
dự, không mách bảo người đọc. Đe diễn tả hiện thực đô thị trống vắng tình
người nên nhà văn cũng sử dụng giọng điệu dửng dưng, “vô cảm”. Đây là đối
thoại của một đôi tình nhân: “Anh chăng phải là X-Men đâu
“Anh đàn ông
thế này, chẳng là X-Men thì là g ì? ”. “Đàn ông ỉà thế nào? Biết đảnh nhau,
biết chửi thề, hay biết giúp đỡ người khác? Thế nào đê biết một thằng giong
đực là đàn ông hay không đàn ông? ” “Không phải ai giống đực cũng là đàn
ông. Giong đực khác. Đàn ông khác
“Anh thấy khối cô nàng còn khiếp hơn
đàn ô n g ”. “Đủng rồi, và rất nhiều thằng giống đực đàn bà hơn phụ n ữ ”(XMen có mùi trường đua). Còn đây là đối thoại của những người thân trong
một gia đình:"Thế bọ ở đâu ra". Cô không trả lời, chỉ tay ra cửa, nói "Mọi
người mua sữa, chảo ăn liền và bỉm mang về cho bà. Dưới đấy chỉ ăn cá, bà
đau bụng hai hôm nay rồi. Mua nhiều thịt lợn mang về cho cậu ú t làm ruốc
cho bà
Bác dâu cau mặt. "Khố quá, đang hỏi đám bọ ở đâu ra, không phải
vì chuột chết thì vì cải gì?". "Bà đau bụng đã uống thuốc chưa, cô về đây, ai
trông b à ” (Không thể kết thúc)... Với giọng điệu dửng dưng, nhà văn dường
như không can thiệp, không bình luận, mà là một khách thể đúng ngoài để sự
việc tự hiện diện một cách chân thực.
Bên cạnh giọng điệu chủ đạo dửng dưng, Thu Huệ còn sử dụng giọng
điệu triết lí. Giọng điệu này được rút ra từ cuộc, từ sự trải nghiệm của chính
nhà văn. Đây là đoạn văn triết lí về một thực trạng bất ổn của xã hội đương
đại - nạn trộm cướp hoành hành ngang nhiên: “Anh phải biết, bất cứ gì hở ra
38
là mất. Tại sao anh không g iữ ? ”... “Anh có thấy hiếm khi nào phụ nữ ra
đường đeo dây chuyền, hoa tai và tủi như ngày xưa. H ở ra là bị giật
ngay
“Thì đói, chủng làm liều. Có của thì phải giữ thôi
Đây là lời đúc kết
về hạnh phúc của một người đã trải nghiệm: “Afợ dặn con, đừĩĩg giữ gì chặt
quá. Đừng yêu thương ai hay đổ vật gì quá. Rồi cũng tuột ra khỏi tay th ô i”.
Nhìn chung, giọng điệu dửng dưng, lạnh lùng và giọng triết lí cũng là
một phương diện giúp nhà văn khắc họa chân thực và sống động về hiện thực
và cuộc sống con người trong xã hội đô thị hôm nay.
39
K Ế T LUẬN
Tìm hiêu Con người và hiện thực đời song trong tập truyện Thành Phố
đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Từ sau 1986 đến nay, những đổi mới trong đời sống xã hội cùng
với những đòi hỏi của cuộc sống đã thôi thúc nhà văn phải tìm tòi những
đề tài mới để chuyển tải hiện thực mới của một giai đoạn đang chuyển
biến. Yêu cầu đó chính là động lực, là xuất phát điểm để truyện ngắn
phải vận động và ngày càng phát triển. Truyện ngắn hàm chứa cái thú vị
của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn và đầy truyền cảm,
truyền dẫn cực nhanh chóng các thông tin. Trong điều kiện ấy nhiều cây
bút tài năng đã bứt phá, tự do phóng khoáng trong cách viết, trong quá
trình sáng tạo, được sống tận cùng với những khao khát và ước mơ của
chính mình. M ỗi cây bút phải không ngừng cống hiến để cho truyện
ngắn V iệt Nam gặt hái được nhiều thành công, giữ vững được vị trí tiên
phong của mình trên văn đàn.
Trong số những cây bút nữ của văn xuôi đương đại V iệt Nam,
Nguyễn Thị Thu Huệ là một người có ý thức khá rõ về vai trò và ý nghĩa
của văn chương trong m ột thời đại mới. Chị xuất hiện với cái sắc sảo,
lọc lõi trong từng trang văn, tác giả tạo nên cho mình một khoảng không
gian riêng trên văn đàn và cũng thu hút được không ít bạn đọc. Tập
truyện Thành p h ố đi vắng đã khai phá m ảng đề tài đô thị hiện đại với
nhiều nỗi băn khoăn của nhà văn trước thực trạng cuộc sống hôm nay.
Mặc dù có chỗ còn cực đoan và hạn chế nhất định nhưng tập truyện đã
có những tín hiệu đáng ghi nhận về sức chứa nội dung và những nét độc
đáo trong nghệ thuật, để lại dấu ấn đặc biệt cho nền văn xuôi đương đại
40
V iệt Nam. Đặc biệt Thành p h ố đi vắng đã góp thêm những vấn đề nóng
bỏng mà xã hội hôm nay đang quan tâm, đó là sự lạnh lùng, thói vô cảm
đáng sợ của con người trong xã hội đô thị hiện đại. Từ đó, thông điệp mà
Thu Huệ muốn gửi đến với bạn đọc là hãy biết cách vượt qua những điều
tồi tệ để làm ra những giá trị tốt đẹp.
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh ( 1995), Đối mới vãn học vì sự phắt triển, Tạp chí văn học (số 4).
2. Vũ Tuấn Anh (1996), Qủa trình vẫn học đương đại nhìn từ phương diện thế
loại, Tạp chí văn hóa (số 9).
3. Lại Nguyên Ân (2003), ì 50 thuật ngữ vẫn học, NXB ĐHQG Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
5. Hà Minh Đức (chủ biên) (1995), L í luận văn học, NXB Giáo dục.
6. Hà Minh Đức (chủ biên) (1991), Mấy vấn đề lí luận vãn nghệ trong sự nghiệp
đổi mới, NXB Sự thật, Hà Nội.
7. Trần Thanh Định (1998), Tìm hiểu truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới.
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2010), Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Chu Thu Hiền (2012), Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà
văn đương đại: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư,
Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHà Nội 2.
10.Bùi Hiến (2001), Vài ỷ nghĩ về truyện các cây bút trẻ gần đãy, Tạp chí Diễn
đàn Văn nghệ Việt Nam (số 1).
11.Nguyễn Thị Thu Huệ (2012), Thành phố đi vắng, NXB Trẻ, thành phố Hồ
Chí Minh
12.Nguyên Hương (2012), Nguyên Thị Thu Huệ, nhà văn của nồng ấm tình yêu,
http://nhavantphcm.com.vn.
13.Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam thời đại mới, NXB Giáo dục.
14.Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới.
15.Trần Đình Sừ ( chủ biên) (2004), Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
16.Hồ Phương (1994), Thế hệ thứ ba, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tháng 10.
[...]... cục của khóa luận Ngoài phần M ở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trong đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại Chương 2: Bức tranh hiện thực đời sống và con người trong tập truyện Thành pho đi vắng Chương 3: Một số phương diện nghệ thu t biểu hiện con người và hiện thực đời sống trong tập truyện Thành pho đi vắng. .. 7 Đóng góp của khóa luận Khóa luận là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống về con người và hiện thực đời sống trong tập truyện Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ Thực hiện đề tài này, người viết sẽ có được những kinh nghiệm nghiên cứu bổ ích đối với một sinh viên sắp tốt nghiệp Đồng thời, khóa luận cũng trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích đối với nghiên cứu và giảng dạy... Gần đây nhất, tập truyện ngắn Thành phố đi vắng đã được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012 1.2.3 .Tập truyện Thành ph ố đi vắng Vắng mặt trên văn đàn trong khoảng thời gian khá lâu, kể từ tập Nào, ta hãy cùng lãng quên và 37 truyện ngắn, ngỡ tưởng nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ dừng lại nghiệp văn chương của mình để tập trung vào truyền thông , đi n ảnh Nhưng đến khi Thành phố đi vắng( 2012) được... đầy đủ Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lật xới lên những mảng tối, những góc khuất của cuộc đời và xã hội Truyện ngắn của Y Ban lại xoáy sâu vào những mâu thu n phức tạp giữa vợ chồng, con cái, chỉ ra những bất hạnh, những nỗi đau mà con người phải gánh chịu Những truyện ngắn gần đây của Nguyễn Thị Thu Huệ đề cập nhiều đến cuộc sống của con người trong đô thị hiện đại, với bao nghịch lí trớ trêu khi thành. .. bạn đọc mới hay sức sống văn chương trong chị vẫn còn tràn đầy với bao đi m nhìn mới khác Thành phố đi vắng gồm 16 truyện ngắn mới nhất của Thu Huệ được viết chủ yếu trong 2 năm 2009 - 2010 Sống trong thời đại mới, đời sống của con người được năng cao, thành quả của quá trình hiện đại hóa đã đáp ứng được những nhu cầu của con người Tuy vậy, ta luôn thấy những mặt trái sau những thành tựu đó là một... trị cuộc sống bị đảo lộn, đời sống đô thị hiện đại với nhiều mặt trái, thật giả lẫn lộn, con người không còn niềm tin vào nhau, sống vô cảm, lạnh lùng Thời đại toàn cầu hóa, thời văn minh kĩ trị đã và đang biến con người trở thành những cỗ máy công nghiệp không còn nhịp đập của những trái tim ấm nóng Mỗi truyện trong Thành phố đi vắng được Nguyễn Thị Thu Huệ viết lại giống như những thước phim thực tế,... tâm can Mỗi truyện trong Thành phố đi vẳng không chỉ đơn giản là phơi bày hiện thực mà còn rung lên hồi chuông cảnh tỉnh cho thế hệ trẻ hãy biết sống yêu thương, trân trọng, biết chia sẻ và tri nhận những giá trị quý giá của con người 12 CHƯƠNG 2 BỨC TRANH HIỆN THỤC ĐỜI SÓNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN THÀNH PHÓ Đ I VẲNG 2.1 Bức tranh hiện thực đòi sống Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội,... máu của các nhà văn, cho dù hiện thực ấy là hạnh phúc hay cay đắng, u ám Còn với nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, chị chia sẻ: “Bây giờ, đời sống của đám đông, của những thân phận bị trồi lên tụt xuống quẫy đạp nhằm tồn tại trong những con sóng táp thẳng, khiến tôi chao đảo, buồn bã và đau đớn Và tôi đã kể những truyện qua lăng 13 kính của tôi, nhũng ngày tháng này” Và tập truyện Thành phố đi vắng của Nguyễn. .. Con người trong văn xuôi hôm nay không đơn giản, xuôi chiều, mà được nhìn nhận từ nhiều thang bậc giá trị, với những tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích Nguyễn Thị Thu Huệ với Thành pho đi vắng, đã đưa bạn đọc đến những đô thị hiện đại nhung ở đó con người sống với nhau ngày càng mất dần đi những sợi dây kết nối Họ thực sự đi vắng trong tình người của mình Tìm hiếu về con người trong đời sống. .. vật chất, con người được trang bị đầy đủ tiện nghi, tiện ích của văn minh hiện đại, nhưng tất cả sự giàu có và đầy đủ ấy cũng không thể mua được hạnh phúc cho con người Một hiện thực đời sống của gia đình và xã hội đang phô bày bao nhiêu đi u bất ổn bởi: li hôn, sống thử, những tệ nạn mới nảy sinh buộc người đọc phải suy ngẫm 2.2 Con người trong đời sống đưong đại Trong văn học, con người là đi m xuất ... hiểu: Con người thực đời sống tập truyện Thành vẳng Nguyễn Thị Thu Huệ Mục đích nghiên cứu Khóa luận tập trung làm rõ phát người thực đời sống tập truyện Thành phố vắng Nguyễn Thị Thu Huệ Từ đó, thấy... tranh thực đời sống người tập truyện Thành vắng Chương 3: Một số phương diện nghệ thu t biểu người thực đời sống tập truyện Thành vắng NỘI DUNG CHƯƠNG TRUYỆN NGẤN NGUYỄN THỊ THU HUỆ TRONG ĐỜI SÓNG... luận tập truyện Thành phố vắng Nguyễn Thị Thu Huệ, gồm 16 truyện, NXB Trẻ ấn hành năm 2012 - Phạm vi nghiên cún khóa luận sâu nghiên cún người thực đời sống tập truyện Thành phố vắng Nguyễn Thị