1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đô thị hiện đại trong tập truyện ngắn thành phố đi vắng của nguyễn thị thu huệ (KL07173)

56 546 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

... ngƣời tập truyện ngắn Thành phố vắng Nguyễn Thị Thu Huệ - Tìm hiểu nghệ thu t thể tập truyện ngắn Thành phố vắng Nguyễn Thị Thu Huệ - Khẳng định vị trí Nguyễn Thị Thu Huệ văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. .. chƣơng: Chƣơng 1: Hiện thực đô thị Thành phố vắng Chƣơng 2: Nghệ thu t thể hiện thực đô thị Thành phố vắng NỘI DUNG CHƢƠNG HIỆN THỰC ĐÔ THỊ TRONG THÀNH PHỐ ĐI VẮNG 1.1 Nguyễn Thị Thu Huệ - Quá trình... CHƢƠNG HIỆN THỰC ĐÔ THỊ TRONG THÀNH PHỐ ĐI VẮNG 1.1 Nguyễn Thị Thu Huệ - Quá trình sáng tác – Tập truyện Thành phố vắng 1.1.1 Nguyễn Thị Thu Huệ - Quá trình sáng tác 1.1.2 Tập truyện

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN -------------------- LÃ THỊ HƢƠNG ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN THÀNH PHỐ ĐI VẮNG CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo - Thạc sĩ Dƣơng Thị Thuý Hằng – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành khoá luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khoá luận. Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Lã Thị Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khoá luận là kết quả nghiên cứu của bản thân dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo – Thạc sĩ Dƣơng Thị Thuý Hằng. Kết quả nêu trong này là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Lã Thị Hƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 6. Đóng góp của khoá luận .......................................................................... 5 7. Cấu trúc của khoá luận ............................................................................ 5 NỘI DUNG .................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. HIỆN THỰC ĐÔ THỊ TRONG THÀNH PHỐ ĐI VẮNG ......... 6 1.1. Nguyễn Thị Thu Huệ - Quá trình sáng tác – Tập truyện Thành phố đi vắng .......................................................................................................... 6 1.1.1. Nguyễn Thị Thu Huệ - Quá trình sáng tác .................................... 6 1.1.2. Tập truyện ngắn Thành phố đi vắng ............................................. 9 1.2. Hiện thực đô thị trong Thành phố đi vắng .......................................... 11 1.2.1. Con ngƣời cá nhân trong Thành phố đi vắng .............................. 11 1.2.2. Gia đình trong Thành phố đi vắng .............................................. 18 1.2.3. Tình yêu trong Thành phố đi vắng .............................................. 22 CHƢƠNG 2. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HIỆN THỰC ĐÔ THỊ TRONG THÀNH PHỐ ĐI VẮNG ............................................................................... 26 2.1. Không gian nghệ thuật........................................................................ 26 2.1.1. Không gian chung ........................................................................ 27 2.1.2. Không gian cá nhân ...................................................................... 31 2.2. Thời gian nghệ thuật ........................................................................... 34 2.2.1. Thời gian hiện tại ......................................................................... 35 2.2.2. Thời gian quá khứ ........................................................................ 36 2.3. Ngôn ngữ............................................................................................ 38 2.3.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ ................................................................ 39 2.3.2. Ngôn ngữ đời thƣờng, khẩu ngữ ................................................... 43 KẾT LUẬN.................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sau năm 1975, cùng với sự thay da đổi thịt của đất nƣớc, đời sống văn học Việt Nam cũng có nhiều đổi mới, cách tân đáng kể cả ở phƣơng diện nội dung và hình thức. Văn xuôi Việt nam đặc biệt là truyện ngắn đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Đây là thể loại tự sự cỡ nhỏ, có dung lƣợng vừa đủ giúp nhà văn phản ánh những bộn bề, phức tạp của cuộc sống trên nhiều bình diện, góc cạnh khác nhau. Vì thế truyện ngắn ngày càng khẳng định đƣợc ƣu thế của mình trong đời sống văn học hiện nay. 1.2. Trong nền văn học hiện đại, Nguyễn Thị Thu Huệ đƣợc xem là một gƣơng mặt đáng chú ý, một cây bút có duyên trong lĩnh vực truyện ngắn và dành đƣợc nhiều giải thƣởng từ những ngày đầu bƣớc chân vào văn chƣơng, để lại nhiều ấn tƣợng trong giới nghiên cứu phê bình và độc giả. Qua những trang viết của chị, có thể nhận ra một tƣ duy khá sắc sảo và sở trƣờng nắm bắt những cái mới, thời sự của cuộc sống đƣơng đại. Phần lớn truyện ngắn của chị đều thể hiện cái nhìn nhạy bén, phản ánh các vấn đề gay gắt của cuộc sống hiện đại, khai thác những góc uẩn khúc về “Thế giới bên trong” của con ngƣời. Không thuộc số những nhà văn viết khỏe, Nguyễn Thị Thu Huệ chỉ viết khi câu chuyện đã đầy ắp trong tim óc cần hiện diện ra thành câu chữ. Vì thế, hơn hai mƣơi năm c ầm bút, số lƣợng truyện ngắn chị viết không thật nhiều. Chúng đƣợc tập hợp trong sáu tập: Cát đợi (1992), Hậu thiên đường (1993), Phù thủy (1995), Nào ta cùng lãng quên (2003), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010) và gần đây nhất là tập truyện ngắn Thành phố đi vắng đƣợc Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thƣởng vào năm 2012. Trên thực tế, đô thị Việt Nam hiện đại vẫn đang trong quá trình kiến tạo. Sự ngổn ngang của nó tạo nên mảnh đất màu mỡ cho nhiều cây bút khai phá. Nguyễn Thị Thu Huệ cũng là một trong số cây bút đó. Ở tập truyện ngắn 1 Thành phố đi vắng Nguyễn Thị Thu Huệ quan tâm nhiều đến vấn đề đô thị hiện đại. Thay vì kiếm tìm tình yêu, tập truyện là những ƣu tƣ về tình ngƣời ngày một cạn kiệt thậm chí biến mất trong đô thành hiện đại. Tình ngƣời băng giá, sự vô cảm, nỗi bất an và cái chết trở thành những ám ảnh trong đời sống đƣơng đại. 1.3. Nghiên cứu đề tài: “Đô thị hiện đại trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ”, chúng tôi hi vọng có thêm những phát hiện, tìm tòi mới về cách tiếp cận đời sống con ngƣời trong xã hội đƣơng thời và những đóng góp của nhà văn vào quá trình cách tân văn học Việt Nam đƣơng đại. 2. Lịch sử vấn đề Là cây bút đều đặn, miệt mài và thành công hơn c ả ở thể loại truyện ngắn, Nguyễn Thị Thu Huệ và tác phẩm của chị đã thu hút đƣợc sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy cho đến nay có một số bài viết của các nhà nghiên cứu có uy tín quan tâm tới sáng tác của chị ở một số khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu trong số đó là một số bài viết: Trong bài giới thiệu tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng cho rằng: “Chao chát và dịu dàng, thơ ngây và từng trải, đớn đau và tin tưởng cứ trộn lẫn trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ tạo nên tính đa cực của ngòi bút nữ có duyên trong lĩnh vực truyện ngắn. Đọc Nguyễn Thị Thu Huệ ta bị cuốn hút vào trong niềm vui và nỗi buồn bất tận. Đời sống hiện lên trên từng trang sách của chị bộn bề, ngổn ngang, ấy vậy mà ngẫm kĩ nó đâu vào đấy. Nhà văn nghiêng viết về con người trong khối mâu thuẫn vừa cố dính kết với gia đình như một “hang ổ cuối cùng”, lại vừa nhiều ngoại lực giằng xé, lôi kéo” [24]. Tác giả Kim Dung trong bài Đọc Hồi ức một binh nhì và Bến trần gian, cho rằng: “Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt – vừa “bụi 2 bặm” trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, văn của chị vừa táo bạo vừa thanh khiết. Một cái gì đó không thuần nhất, không đơn giản, thậm chí có khi còn đối trọi nhau trong văn của Nguyễn Thị Thu Huệ” [3,108]. Hồ Phƣơng trong bài viết Thế hệ thứ ba in trên tạp chí VNQĐ tháng 10/1994 lại lƣu ý đến vốn sống và sự trải nghiệm trong truyện ngắn của Thu Huệ khi nhận xét: “Trong các tác giả trẻ, Thu Huệ là cây bút hết sức sắc sảo. Đọc Huệ tôi ngạc nhiên lắm, sao còn ít tuổi mà Huệ lại lọc lõi thế. Nó như con mụ phù thuỷ lão luyện. Nó đi guốc trong bụng mình. Ruột gan mình có gì hình như nó cũng biết cả” [19]. Vũ Thị Tố Nga ở đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đã xem xét một cách khá toàn diện về các truyện ngắn của Thu Huệ và chỉ ra “tư duy hướng nội là một đặc điểm định tính đã phần nào chi phối các phương thức diễn đạt. Nhiều hình thức nghệ thuật đã được Thu Huệ khéo léo đan cài và sử dụng phù hợp trong việc biểu đạt tâm trạng – đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật. Bằng lối viết hết mình đến cạn kiệt... chúng ta thấy được nỗi say đắm của chị với cuộc đời và con người” [14,108]. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong bài viết Báo cáo giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2012 đã ghi nhận: “(Thành phố đi vắng) đã thực sự làm đầy thêm hồ sơ sáng tạo truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ và đặt chị vào vị trí những nhà văn Việt Nam đương đại viết truyện ngắn tiêu biểu” [27]. Gần đây nhất, nhà văn Nhật Tuấn trong bài viết Một thành tựu văn xuôi hiện đại, nhân đọc Thành phố đi vắng đã nhận thấy: “(Thành phố đi vắng) thực sự rất đáng ghi nhận như một tín hiệu đáng mừng, một thành tựu mới trong văn xuôi hiện đại” [30,19]. 3 Nhƣ vậy, thông qua các bài nghiên cứu, phê bình, giới nghiên cứu đã chỉ ra những giá trị độc đáo trong sáng tác c ủa Nguyễn Thị Thu Huệ nhƣng chƣa có công trình nào đi sâu vào tìm hiểu khía cạnh về hiện thực đô thị trong lòng xã hội hiện đại. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, kết quả của ngƣời đi trƣớc, cùng với sự đánh giá, kiến giải của riêng mình, chúng tôi triển khai đề tài: “Đô thị hiện đại trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, khám phá hiện thực đô thị trong xã hội hiện đại qua các tác phẩm trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng. Khẳng định thành tựu và những đóng góp của Nguyễn Thị Thu Huệ với thể loại truyện ngắn và với văn học Việt Nam đƣơng đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Khảo sát và tìm hiểu cách nhìn cuộc sống và con ngƣời trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ. - Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ - Khẳng định vị trí của Nguyễn Thị Thu Huệ trong nền văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hiện thực đô thị trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ trên phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tập trung khai thác các tác phẩm trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng (Nhà xuất bản Trẻ - 2012). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi s ử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp khảo sát, thống kê. - Phƣơng pháp so sánh đối chiếu - Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp - Phƣơng pháp liên ngành Các phƣơng pháp nghiên cứu trên không tách rời nhau mà tƣơng tác, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. 6. Đóng góp của khoá luận - Khoá luận trên góp phần làm rõ hiện thực đô thị trong xã hội ngày nay thông qua tập truyện ngắn Thành phố đi vắng. - Khẳng định sự độc đáo của Nguyễn Thị Thu Huệ trong sáng tác truyện ngắn, qua đó thấy đƣợc sự đổi mới về tƣ duy nghệ thuật cũng nhƣ vị trí của nhà văn trong nền văn xuôi đƣơng đại. 7. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận gồm hai chƣơng: Chƣơng 1: Hiện thực đô thị trong Thành phố đi vắng Chƣơng 2: Nghệ thuật thể hiện hiện thực đô thị trong Thành phố đi vắng 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 HIỆN THỰC ĐÔ THỊ TRONG THÀNH PHỐ ĐI VẮNG 1.1. Nguyễn Thị Thu Huệ - Quá trình sáng tác - Tập truyện Thành phố đi vắng 1.1.1. Nguyễn Thị Thu Huệ - Quá trình sáng tác 1.1.1.1. Cuộc đời “Làm được những việc mình yêu thích, có được những thứ mình cần do chính bàn tay mình làm ra. Viết văn, viết kịch, làm phim, đọc sách làm cho cuộc sống của tôi phong phú. Nhưng điều quan trọng hơn là những tác phẩm của tôi được độc giả tiếp nhận và yêu thích, đó là một sự đền bù vô giá” [26]. Đây chính là những chia sẻ của nữ nhà văn tài hoa Nguyễn Thị Thu Huệ khi nói chuyện về cuộc sống và công việc của mình. Nguyễn Thị Thu Huệ sinh ngày 12 tháng 8 năm 1966 tại Hà Nội. Hiện nay, chị đang sinh sống ở Hà Nội và làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam. Bố chị mất khi chị mới 17 tuổi. Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú là mẹ chị, bà qua đời năm 2013. Cái tên Huệ là do chính bà đặt cho con, theo tên nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết đầu tay Huệ đã đƣợc trình làng năm 1964. Cuốn tiểu thuyết Huệ “đứa con tinh thần” mang bao hoài bão, khát vọng của bà, giờ đây đƣợc gửi gắm vào đứa con đầu lòng và duy nhất Nguyễn Thị Thu Huệ. Chị đã không phụ sự kì vọng đó, đã khẳng định đƣợc tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của mình trên con đƣờng văn chƣơng, tiếp bƣớc những ấp ủ từ ngƣời mẹ yêu quý. Ngay từ khi còn nhỏ Thu Huệ sớm đã bộc lộ năng khiếu văn chƣơng và hội họa, nhƣng chị lại mê hội họa hơn và thích trở thành họa sĩ. Thu Huệ từng 6 tâm sự: “Mình không nghĩ sau này sẽ trở thành nhà văn, thế hệ bọn mình lúc đấy hồn nhiên lắm, không bao giờ có ước mơ phải trở thành một người nổi tiếng, giàu sang gì đâu” [25]. Nhƣng niềm say mê và tài năng đã đƣa chị đến với văn chƣơng. Khi vừa tốt nghiệp Khoa Văn Đại học Tổng hợp, chị giấu bố mẹ đăng hai truyện ngắn Mưa trái mùa và Mùa hoa sấu rụng trên Báo Văn Nghệ khiến văn đàn xôn xao một thời. Nhƣng con đƣờng trở thành nhà văn của chị bị ngắt quãng khi chị lập gia đình và dành toàn bộ thời gian để chăm sóc con cái. Sau hai năm ở nhà trông con, chị quyết định vào làm biên tập viên sân khấu tại Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Cuộc sống nhàn hạ cứ thế trôi đi nếu không có một lần chị thấy mẹ buồn. Bà tủi thân vì thấy nhiều ngƣời bằng tuổi con mình đã có tiếng tăm, còn con mình dƣờng nhƣ quên hẳn văn chƣơng. Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú là ngƣời có ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống và sự nghiệp viết văn của Thu Huệ. Hiểu đƣợc tâm tƣ và sự kì vọng của mẹ, vậy là chị viết, viết nhƣ điên, cứ mỗi chiều sau khi cơm nƣớc xong, chị đạp xe lên cơ quan, mƣợn chiếc máy chữ và lạch cạch gõ đến tận khuya: “Lúc đó tôi đã viết như lên đồng, ý tưởng tuôn trào như không kịp nghĩ”. Và kết quả năm truyện ngắn Hậu thiên đường, Biển ấm, Bảy ngày trong đời, Tình yêu ơi, ở đâu?, Minu xinh đẹp gửi đi dự thi Tạp chí Văn nghệ Quân đội khiến Ban giám khảo không biết chọn truyện nào đạt giải nhất. Sau đó chị chuyển sang làm tại hãng Phim Truyền hình Việt Nam. Liên tiếp các truyện ngắn của chị đƣợc chuyển thể thành phim và gây đƣợc tiếng vang lớn. Đầu tiên là Của để dành, sau đó là Nước mắt đàn ông cũng đến với khán giả và đoạt huy chƣơng vàng liên hoan phim Truyền hình. Chị trở thành “Của để dành” của các đạo diễn với nhiều truyện ngắn rất đời thƣờng bởi dƣờng nhƣ ai đọc cũng cảm giác có mình trong đó. Sau sáu tháng làm việc ở đây, chị đƣợc đề bạt làm trƣởng phòng phim, Xƣởng trƣởng xƣởng II của hãng Phim Truyền hình. Sau đó với năng lực của mình, chị đã vƣơn lên 7 đứng ở vị trí Giám đốc của VTC9 Let’s Việt (2008), một kênh chuyên về phim Truyền hình Việt Nam. Nguyễn Thị Thu Huệ mặc dù rất bận rộn với công việc quản lý nhƣng không vì thế niềm đam mê văn chƣơng, nhu cầu đƣợc viết của chị giảm bớt. Chị vẫn miệt mài viết, miệt mài sáng tạo vì văn chƣơng đã trở thành ngƣời bạn tinh thần của chị: “Văn chương luôn làm ấm lòng tôi, viết và đọc là điều không thể thiếu trong cuộc sống” và “Văn chương đối với tôi là người bạn chung thủy có thể chia sẻ với mình nhiều điều” [15]. 1.1.1.2. Quá trình sáng tác Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ thuộc thế hệ cầm bút, xuất hiện từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Thu Huệ đƣợc coi là nhà văn nữ độc đáo và tài hoa, hào hiệp và mạnh mẽ, một cây bút chuyên tâm với truyện ngắn. Không đao to búa lớn, không gây dƣ luận ồn ào hay những tranh cãi nảy lửa trong giới phê bình nhƣng tác phẩm của chị vẫn có sức hấp dẫn riêng. Thu Huệ thể hiện những vấn đề nhức nhối của cuộc sống nhân sinh một cách giản dị tự nhiên nhƣ chính đời sống hàng ngày, nó nhƣ những thƣớc phim sống động, chân thực về cuộc sống. Vì vậy, tác phẩm của chị “hữu xạ tự nhiên hƣơng”, cứ lan tỏa, thấm thía vào tâm hồn bạn đọc một cách tự giác. Hơn 20 năm cầm bút, Thu Huệ đã tạo dựng đƣợc phong cách riêng, không lẫn với bất cứ nhà văn nào. Cho đến nay chị đã có trong tay bảy tập truyện ngắn: Cát đợi (1992), Hậu thiên đường (1993), Phù thủy (1995), 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2001), Nào, ta cùng lãng quên (2003), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2006) và Thành phố đi vắng (2012). Thu Huệ cũng là ngƣời có duyên với các giải thƣởng và đƣợc đánh giá cao tại các hội đồng chấm giải. Chị đạt giải nhì cuộc thi truyện ngắn của Hội văn học Nghệ thuật Hà Nội 1986 (Một khoảng đời chờ đợi); Giải nhì cuộc thi truyện ngắn Tác phẩm tuổi xanh báo Tiền Phong 1993 (Những đêm thắp 8 sáng); Giải nhất cuộc thi truyện ngắn NXB Hà Nội 1994, cùng năm đó chị cũng đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức cho chùm tác phẩm gồm 5 truyện ngắn (Hậu thiên đường, Biển ấm, Minu xinh đẹp, Bảy ngày trong đời, Tình yêu ơi, ở đâu?) và nhận thƣởng của Hội Nhà văn cho tập truyện Hậu thiên đường. Năm 2012, Thu Huệ đƣợc nhận giải thƣởng của Hội Nhà văn dành cho tập truyện ngắn Thành phố đi vắng. 1.1.2. Tập truyện ngắn Thành phố đi vắng Với Thành phố đi vắng, Thu Huệ quan tâm nhiều đến vấn đề đô thị hiện đại. Thay vì kiếm tìm tình yêu, tập truyện là những ƣu tƣ về tình ngƣời ngày một cạn kiệt thậm chí biến mất trong đô thành hiện đại. Tình ngƣời băng giá, sự vô cảm, nỗi bất an và cái chết trở thành những ám ảnh trong đời sống đƣơng đại. Chị chia sẻ: “Ngày trước, những câu chuyện của đời sống đến với tôi, và tôi kể lại chúng theo cách nhìn của một người trẻ, trong một xã hội ít bất an, đâu đó còn nhiều góc bình yên. Bây giờ, đời sống của đám đông, của những thân phận bị trồi lên trụt xuống quẫy đạp nhằm tồn tại trong những cơn sóng táp thẳng, khiến tôi chao đảo, buồn bã và đau đớn. Và tôi đã kể những chuyện qua lăng kính của tôi, những ngày tháng này. Lạnh lùng ở câu chữ, nhưng xa xót trong tâm can. Tuy vậy, tôi chưa mất hẳn niềm tin vào con người. Rải rác ở đâu đó vẫn còn những người đau đáu làm điều tốt, làm ra những thứ có ích cho cộng đồng” [2]. Xuyên suốt các câu chuyện trong Thành phố đi vắng là cảm thức về sự mất mát trong đời sống con ngƣời. Đó là sự lạnh lùng thờ ơ, thói vô cảm và tội ác với nhiều bộ mặt khác nhau. Con ngƣời sống với nhau ngày càng mất đi những sợi dây kết nối, họ đã thực sự “đi vắng” trong chính sự tồn tại của mình. Thu Huệ chia sẻ: “Tôi luôn bị ám ảnh về những dòng chảy đang xoay chuyển những thế hệ người Việt theo hướng xấu đi, đang đi xuống. Sự thanh cao, phẩm chất đáng quý của người Việt một là dần bé lại, hai là bị đè nén 9 trước sự trần trụi và thô tục, sự suy cấp đạo đức, bế tắc không lối thoát trong khi vẫn phải sống chứ không chết hay tìm ra một giải pháp khác. Sự bất an, đời sống khó khăn, đơn điệu, những thói quen sinh hoạt văn hóa cộng đồng ít dần làm người ta mất cảm xúc... Những giá trị tốt đẹp bị triệt tiêu từ từ, thay bằng sự hào nhoáng phô trương của trang phục, đồ dùng tỷ lệ nghịch với văn hóa sống...” [2]. Cùng với lối viết khách quan, trung tính, tiết chế cảm xúc tối đa, mỗi truyện ngắn trong tập sách của chị hiện diện nhƣ một bản tƣờng thuật về đời sống. Giống một nhà quay phim, nhà văn hƣớng ống kính vào những mảng đời sống khác nhau cặm cụi, tỉ mỉ ghi hình. Không tham dự, không phán quyết, không dự đoán, mỗi truyện ngắn đƣa độc giả tiếp cận gần nhất với đời sống đô thị đƣơng đại cùng những vấn đề của nó, nhƣ trong các truyện ngắn: (X-Men có mùi trường đua, Cú mèo và rượu hoa, Không thể kết thúc, Sống gửi thác về, Của cha, của con những cành vạn niên thanh, Thu xếp cuối đời, Thành phố đi vắng...). Nguyễn Thị Thu Huệ đã tâm sự: “Tôi không có ý định là phải thay đổi phong cách, hay phải làm mới mình. Nếu có sự thay đổi, có lẽ do trong đầu mình cảm nhận đời sống này, chiêm nghiệm về những gì đang diễn ra xung quanh thay đổi, nên khi viết ra thì thành như vậy. Nhân vật, câu chuyện dẫn dắt cách kể và tôi bị họ cuốn đi. Tôi sống trong đời sống của họ, thấm thía sự tan nát của họ, và buồn bã cùng họ” [6]. Yêu mến, tìm hiểu, nghiên cứu những truyện ngắn của chị, từ những truyện ngắn đầu tiên của thời Hậu thiên đường đến Thành phố đi vắng dễ dàng nhận thấy đã có sự thay đổi trong cách viết của chị. Bên cạnh những nét sắc sảo và táo bạo, bén nhạy và tinh tế, là sự trƣởng thành, già dặn của một ngƣời từng trải với những chiêm nghiệm suy tƣ về những giá trị cuộc đời và con ngƣời. Với ngòi bút sắc sảo và mạnh mẽ cùng trực cảm phụ nữ tinh nhạy, tập truyện mới nhất này đã cảnh báo một đời sống của “vô cảm, ích kỉ và thù hận và gián tiếp dự báo một tội ác kinh hoàng 10 hơn trong tương lai nếu lương tâm con người không được đánh thức” (Nguyễn Quang Thiều). Đã hơn hai mƣơi năm cầm bút, nhƣng Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn luôn là cây bút nữ không (chƣa) mệt mỏi trên hành trình sáng tạo văn chƣơng. 1.2. Hiện thực đô thị trong Thành phố đi vắng 1.2.1. Con ngƣời cá nhân trong Thành phố đi vắng Đến với truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng ta đến với những trang viết tƣởng chừng nhƣ bình lặng mà không bình lặng chút nào. Ở đó, tiềm ẩn những bất ổn, những day dứt trăn trở, những bi kịch nhân sinh của con ngƣời. Cuộc sống và con ngƣời trong các tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ có những khoảng lồi lõm, trồi sụt không tránh khỏi trong đời sống xã hội hiện thời. Ngƣợc dòng thời gian trở lại với những năm tháng 90 của thế kỉ XX, nữ nhà văn tài hoa này đã chú ý tới những mảng tối, những góc khuất của cuộc sống. Nhƣng dù sao, cuộc sống ở đó ít nhiều vẫn còn dịu nhẹ, không gai góc, lạnh lùng, thiếu vắng sợi dây kết nối tình ngƣời nhƣ trong xã hội hiện đại hôm nay. Với các tác phẩm trƣớc nhƣ Hậu thiên đường, Cát Đợi, Phù Thuỷ… tác giả đã miêu tả chân thực cuộc sống phức tạp nhiều vẻ hiện nay, khi mà cái ác đang lấn lƣớt cái thiện, Thu Huệ đã chiêm nghiệm đi sâu khai thác cái ác, cái xấu một cách cụ thể, khốc liệt. Thu Huệ đã xây dựng những nhân vật bị xé toạc vỏ bọc bên ngoài để lộ trần trụi những phần bản năng nhất. Đó là My, Dƣơng (Thiếu phụ chưa chồng); là ngƣời vợ (Nước mắt đàn ông; Minu xinh đẹp); là ông bố (Ám ảnh)… Để rồi Thu Huệ đã nhận ra rằng sự phức tạp nhất tập trung ở những con ngƣời có vẻ là có học nhƣng họ vẫn thoái hóa. Rõ ràng, ngầm ẩn trong đó, Thu Huệ muốn nói tới sự tác động xấu của cơ chế thị trƣờng đã khiến cho con ngƣời bị lệ thuộc, bị đồng tiền chi phối. Nói nhƣ nhà văn Banzac: khi túi tiền “phình to” ra thì trái tim “teo lại”. Không có tiền 11 ngƣời ta kiếm tiền bằng mọi cách. Chuyện ngƣời thì ăn hối lộ (Còn lại một vầng trăng), lừa đảo (Nước mắt đàn ông), hay chuyện bán rƣợu lậu (Ông Mậu), cƣớp chồng của chị gái (Thiếu phụ chưa chồng), chửi chồng nhƣ hát hay (Minu xinh đẹp)… Cuộc sống ẩn trong mình nhiều vấn đề nhức nhối, ngột ngạt, con ngƣời sống trong đó phải hàng ngày, hàng giờ đối chọi với nhiều khó khăn thử thách để mƣu sinh trong thời buổi kinh tế thị trƣờng, khi mà đồng tiền lên ngôi, chi phối gần nhƣ tất cả mọi thứ, cái ác luôn ở quanh rình rập, chỉ chờ thời cơ là có thể nuốt chửng những cái gọi là “tình ngƣời”. Truyện ngắn của Thu Huệ đã phơi bày một xã hội bất ổn, khi mà giá trị con ngƣời ngày một đi xuống. Và trong cái xã hội ấy, con ngƣời luôn đối mặt với những khoảnh khắc tự phán xét, có những lúc nhân vật thức tỉnh, biện hộ và giải thích, cùng với những giằng xé nội tâm quyết liệt dẫn đến trạng thái tâm lí cô đơn của con ngƣời. Thu Huệ đã phác họa với những tình huống muôn mặt ban ngày nhƣ một chiếc bóng mà ban đêm mới là cuộc sống thực (Người đi tìm giấc mơ); nỗi cô đơn của ngƣời đàn bà chƣa từng đƣợc nếm vị ngọt ngào lẫn cay đắng của hạnh phúc làm vợ, làm mẹ (Người đàn bà ám khói); cô đơn khi không tìm thấy chỗ neo đậu cho khát vọng tình yêu (Cát đợi, Tình yêu ơi, ở đâu?); nỗi cô đơn của ngƣời phụ nữ dƣ thừa vật chất mà thiếu tình yêu thƣơng (Tân cảng); của ngƣời đàn ông có tài, giỏi kiếm tiền nhƣng lại cô độc trong gia đình dƣ thừa vật chất (Nước mắt đàn ông), nỗi cô đơn của một thế hệ khi những giá trị tinh thần của gia đình truyền thống đang dần bị mất đi trong xã hội hiện đại (Của để dành)…. Có thể nhận thấy, trạng thái tâm lý cô đơn trở thành tâm điểm của sáng tạo nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Bằng khả năng nắm bắt những biến thái tinh vi trong đời sống của con ngƣời, chị đã lý giải một thực tế tinh thần của con ngƣời trong đời sống xã hội hiện đại. Thế giới nội tâm của con ngƣời luôn ẩn chứa những yếu tố bất ngờ, bí ẩn. Nỗi cô đơn không chỉ tồn tại đơn thân, lẻ loi một 12 mình một bóng, mà con ngƣời còn cảm thấy nỗi cô đơn trong ngay chính ngôi nhà, tổ ấm thân thuộc của mình khi không tìm thấy sự đồng cảm và tiếng nói chung. Đến với tập truyện ngắn Thành phố đi vắng, ngòi bút của Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn hƣớng về những phận ngƣời trong đời sống đô thành hiện đại nhƣng những truyện ngắn của Thu Huệ hôm nay, không còn là những lát cắt, những câu chuyện rất cụ thể về những con ngƣời cụ thể nhƣ Hậu thiên đường, Phù thủy, cùng với cuộc sống đang đổi thay, con ngƣời cũng dần biến đổi. Nhân vật trong truyện ngắn của chị ở góc này, góc khác là đại diện cho một số đông, mang những dấu ấn đậm nét của xã hội hiện đại. Vẫn là những số phận, những mối quan hệ gia đình cha con, ông cháu, nhƣng đằng sau đó là một tâm lý đám đông khá phổ biến với sự bế tắc trƣớc một đời sống lộn xộn, cái ác hoành hành, buộc ngƣời tốt đôi khi thành vô cảm. Là ngƣời trải qua thời bao cấp, thời đổi mới và cho đến thời bây giờ, Thu Huệ cảm nhận rõ những thay đổi của cuộc sống hôm nay. Cuộc sống đô thị hiện đại, trẻ trung, năng động nhƣng chất chứa trong lòng nó những xáo trộn, mất mát, và sự bất an. Xuyên suốt các truyện ngắn của chị trong Thành phố đi vắng là cảm thức về sự mất mát trong đời sống con ngƣời. Đó là sự lạnh lùng, thờ ơ, thói vô cảm và tội ác với nhiều bộ mặt khác nhau. Nhận thức về nỗi bất an trong xã hội hiện đại đã trở thành một trạng thái tâm lý của nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Những nhân vật (phận ngƣời) run rẩy đi trong chiều dài và cả chiều sâu của cuộc sống không ai định hình đƣợc con đƣờng sẽ dẫn về đâu. Không một ai… Những định hƣớng hoang mang, mục tiêu sống cũng chìm khuất trong cái nhộn nhịp nhƣng bức bối. Khái niệm thấu hiểu và sẻ chia trở thành điều xa xỉ. Cái ác, cái chết luôn ám ảnh đời sống con ngƣời. 13 Một cô gái khiếp đảm, sợ hãi trong quán phở vì nỗi đe doạ vô hình bởi bọn cƣớp có vũ khí: “Có cảm giác bất an, cô ngẩng lên” [12,71], “Cô lạnh người… Tự gồng mình che giấu từng cơn run đang chạy khắp người” [12,72] , “Giờ cô mới để ý, chúng mặc áo choàng dài gần đầu gối. Hai xe máy không biển số. Thằng nào khi vào cũng có đeo khẩu trang. Thôi đúng là cướp rồi. Cô có đọc trên báo, dạo này, cướp hay đi xe không biển số, đội mũ bảo hiểm và đeo khẩu trang che mặt. Vũ khí chúng dùng là dao, kiếm hay súng tự chế. Những thứ chúng cướp là xe máy, túi xách, điện thoại di động, máy tính xách tay, dây chuyền… và nếu đối tượng có chống cự, sẽ chém dằn mặt hoặc là bắn phi tang” [12,75]. Để rồi từ đó cô luôn có cảm giác cái ác cứ quẩn quanh bên mình và rồi cô sống khép mình hơn, cô nhận ra rằng: “Sẽ không thể tìm nơi nào bình yên hơn nơi ch ốn của riêng mình”, “Sẽ không ra đường”, “Sẽ ở nhà” [12,81] (Trong lúc ăn một bát phở Gia truyền). Trong truyện ngắn cùng tên Thành phố đi vắng, một cô gái trở lại thành phố sau 3 năm xa cách, cảnh vật không thay đổi, vẫn phố phƣờng, hàng cây, nhà hàng, khách s ạn… Tất cả vẫn vẹn nguyên nhắc lại những kỉ niệm còn tƣơi rói. Cô gặp lại những ngƣời xƣa: Bác tài xế xe bus, cô quản lý nhà hàng, ông bác sĩ… Họ vẫn nhớ cô là ai nhƣng sự thân thiện khi xƣa hầu nhƣ không còn nữa. Điều đó đã đẩy cô gái vào nỗi hoang mang cực độ khi nhận ra bản thân lại lạ lẫm ngay trong chính không gian thân thuộc của mình. Cái thành phố cô từng yêu say đắm vì mùi ngƣời, vì sự náo nhiệt, xô bồ, hỗn tạp nhƣng tràn trề sức sống không còn nữa, thay vào đó là một đô thành hoang lạnh trơ vơ. Trên mọi nẻo đƣờng kiếm tìm tình ngƣời, cô gái càng tìm càng vô vọng: “Không còn vẻ náo động của những phố mua bán, người đi lại sắm đồ. Không thấy các cửa hiệu mở suốt ngày đêm cho khách thập phương. Tất cả có gì đấy như vừa được siết chặt lại về trật tự. Tiếng động cũng khác xưa” [12,267], “Không còn sự lộn xộn của cuộc sống thị dân bao đời vẫn thế. Phố vốn dài 14 giờ thêm lạnh. Người vẫn đông nhưng hết âm thanh, như những diễn viên câm” [12,269], “Trong xe, khách đông, ngồi kín ghế. Người đứng vai kề vai, lặng ngắt, bàn tay nắm vào cọc sắt, hoặc kéo dây thả từ trên xuống. Người ngồi cứng đơ như những bức tượng. Mỗi khi xe phanh gấp, tượng người bê tông đó nghiêng nguyên khối, sau trở về vị trí cũ. Mắt ai cũng nhìn vào một khoảng trống trước mặt, đem cho người đối diện là họ đang suy nghĩ rất sâu về một vấn đề riêng, tất cả đều mang khuân mặt ơ hờ, bình thản. Bắt gặp ánh mắt muốn nói chuyện của cô, lập tức những tia lạnh từ mắt người đối diện bắn ra thông điệp “Đừng làm phiền tôi” [12,264]. Cô nhận ra rằng: “Thành phố như người đông máu, vô cảm, dửng dưng” [12,269]. Vì thế cô bơ vơ, lạc lõng, cô đơn trên chính thành phố quen thuộc, từng gắn bó máu thịt với mình: “Cô bật khóc. Cơn thủi thân, sự cô độc giữa chốn đông người và ý thức những điều mất mát, tốt đẹp đã tuột mất trong đời làm cô không đứng dậy nổi” [12,274], “Bây giờ. Ở nơi chốn của mình, sau ba năm trở lại, hai mắt nhoè nước, bàn tay với những ngón dài, nổi trên mu bàn tay da trắng xanh những cái gân chuyển sang màu xanh tím ôm chặt lấy khuôn mặt mình, cô khóc nức nở” [12,281]. Cô đã tìm thấy chỗ cho mình ở nghĩa trang, cô chết vì cô quá “nóng”, quá nồng nhiệt với cuộc sống, trong khi thành phố nơi cô từng sống, từng yêu thƣơng, từng ấm áp tƣơi mát với cô, bỗng trở nên tàn nhẫn, lạnh lẽo, máy móc dập khuôn sau vài năm không trở lại. Con ngƣời cá nhân trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng còn là những con ngƣời không định hình đƣợc con đƣờng sẽ đi về đâu, những định hƣớng hoang mang, mục tiêu sống chìm khuất trong xã hội nhộn nhịp bức bối để rồi một chàng trai đợi ngày dài trôi qua một cách nhàm chán, vô vị bằng những bộ phim hoạt hình: “Một chủ nhật thừa bớt hoang mang, nhờ bọn chim cánh cụt”, “Từ ngày không còn cô bên cạnh, những chiều thừa thãi anh nằm nghiên cứu các chương trình ti vi và luôn dừng ở phim hoạt hình. Hôm nay, 15 tập bảy phim về gia đình nhà cừu” [12,230] (Chủ nhật được xem phim hoạt hình). Một trạng thái dật dờ đợi xuân, hạ, thu qua để đón mùa đông tới của “bố cục chặt”, cũng nhƣ cái “nhu cầu” của “cô gái” là đƣợc ở bên “ông” vào những ngày thật lạnh: “Tôi cũng chỉ nhớ ông vào những ngày “Miền núi phía Bắc trời rét đậm, có nơi có sương muối và tuyết…” Còn những ngày ẩm ương nồng nàn cải lương như mùa xuân cho tình yêu đâm chồi nảy lộc, mùa hạ tình yêu cháy bỏng, mùa thu nồng nàn… tôi không nghĩ con người là ông tồn tại trong cuộc đời này” [12,85], “Cứ dật dờ đợi xuân hạ thu qua để đông về được gặp đằng ấy rồi lại đợi… Tôi nhão người lắm” [12,94] (Rồi cũng tới nơi thôi). Một kế hoạch cuối đời đƣợc sắp đặt nhƣ chỉ để làm trôi đi thời gian vỏn vẹn của một dịp xông hơi của hai gái già: “Cứ nghĩ ngày bọn trẻ con đi hết, mình già, không ở với ai được. Bây giờ đã không thì sau này càng không. Càng nghĩ, càng thấy tao với mày ở với nhau là đủ”, “tao mới học lái xe để làm tài xế cho mày. Mày kiếm tiền giỏi về nuôi tao. Tao chẳng ăn uống gì, chỉ thích rượu…” [12,177] (Thu xếp cuối đời). Cuộc sống đô thành hiện đại đã khiến cho con ngƣời sống co ro nhƣ rét không có áo ấm, mƣa không có ô che, đời sống khó khăn đơn điệu dần dần khiến cho con ngƣời ta mất đi cảm xúc. Khác hẳn với vẻ hào nhoáng bên ngoài của xã hội hiện đại đầy sôi động là cuộc sống đang xoay chuyển của thế hệ những con ngƣời Việt theo những hƣớng khác nhau: thiện – ác, tốt – xấu, nhiệt huyết – thờ ơ, cái này có thể lấn át cái kia và ngƣợc lại. Có thể thấy trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã khắc hoạ đƣợc những trạng thái tâm lý khác nhau của con ngƣời. Nhân vật trong các sáng tác của chị luôn ý thức đƣợc sự cô đơn, trống rỗng, nỗi bất an, cái ác trong đời sống hiện đại. Thu Huệ đã mang tới một hình dung về sự hiện diện của một gƣơng mặt đô thị mới trong lòng đô thị cũ đang không ngừng thoái triển. 16 Văn học sau chiến tranh đã bƣớc sang một quỹ đạo mới, với sự hình thành một đội ngũ viết mới bên cạnh thế hệ cầm bút đã đi qua chiến tranh. Sự thay đổi trong đời sống xã hội, ở đây là đời sống đô thị hiện đại đã góp phần tạo nên những thay đổi trong đời sống văn học Việt Nam đƣơng đại. Mảng đề tài về đô thị hiện đại có một lực hấp dẫn lớn đối với các nhà văn. Ngoài Nguyễn Thị Thu Huệ, còn có tên tuổi của các nhà văn nhƣ Đỗ Phấn, Nguyễn Huy Thiệp, Phong Điệp, Nguyễn Việt Hà… Trong xã hội đƣơng thời, hình tƣợng con ngƣời cá nhân trong các sáng tác của các nhà văn thƣờng là những con ngƣời cô đơn. Việc thể hiện con ngƣời cô đơn trong truyện ngắn đƣơng đại không chỉ cho thấy sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của nhà văn mà còn là sự thể hiện một tâm thế của con ngƣời hôm nay, những con ngƣời đang sinh sống và làm việc tại các thành phố hiện đại, bị chi phối bởi cuộc sống và hoàn cảnh. Có muôn hình vạn trạng nỗi cô đơn của con ngƣời khi đối mặt với cuộc sống đô thị. Một nhân vật trong Huyền thoại phố phường của Nguyễn Huy Thiệp đƣợc mô tả: “Hạnh sống cô đơn. Cuộc sống thành phố với bao lạc thú gây nên nhiều mơ ước. Nhưng Hạnh biết rất rõ những lạc thú ấy chứa đầy cạm bẫy”. Nỗi cô đơn của những thực thể sống trong những toà nhà cao ốc, cách biệt với con ngƣời và thế giới xung quanh: “Đến tận tầng mười sáu. Ở trên tầng cao, sự cách biệt đã dần biến thành nỗi cô đơn gần như tuyệt đối. Cách biệt với thành phố bên dưới. Cách biệt với phần còn lại của toà nhà bên trên. Và cách biệt với ngay cả hàng xóm láng giềng là căn hộ đối diện chung nhau có một hành lang tối” (Vu vơ ở lưng chừng trời – Đỗ Phấn). Với Phong Điệp, nhân vật của chị thƣờng là những ngƣời trẻ, tạm cƣ trong những căn phòng chật hẹp, với nhiều băn khoăn khi gia nhập đời sống đô thị. Họ ý thức đƣợc giá trị và những mặt trái của đời sống họ đang tham dự, một cuộc sống mà ở đó công việc luôn chiếm phần lớn quỹ thời gian của họ: “Thường thường tám giờ tối mới rũ rượi về nhà. Ăn qua quýt một cái gì 17 đó rồi đổ vật ra giường, ngủ một mạch đến bảy giờ sáng hôm sau. Những ham muốn đam, mê dần bị tước bỏ. Quay quắt mấy chốc đã cảm thấy mình hết đời rồi. Chồng con bây giờ không còn là một cái gì quá cấp thiết” (Ngôi nhà ngập tràn ánh nắng). Nhƣ vậy có thể thấy đời sống đô thị với ý thức cá nhân, ý thức về bản thể là một phƣơng diện đƣợc các cây bút truyện ngắn hƣớng tới. 1.2.2. Gia đình trong Thành phố đi vắng Gia đình là một “tế bào” quan trọng của xã hội, là nơi trở về cuối cùng của con ngƣời. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự phát triển của đời sống kinh tế, sự phong phú về đời sống văn hoá một mặt đã mang tới cho gia đình hiện đại nhiều cơ hội, điều kiện tốt tạo nên nền tảng cho hạnh phúc gia đình mặt khác cuộc sống đƣơng đại với bộn bề lo toan dƣờng nhƣ đang gây ra những vết rạn nứt, những cơn sốc, những chia rẽ và có thể là khủng hoảng trong đơn vị này. Con ngƣời chịu tác động từ nhiều phía: tình cảm, đạo đức, lối sống dần bị suy thoái… Tất cả đã tạo nên bức tranh đa chiều về gia đình hiện đại. Trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945, các nhà văn hiện thực phê phán cũng khai thác sự chông chênh, trắc trở của cuộc sống gia đình. Trong các sáng tác của Nam Cao, số phận của gia đình Lão hạc, gia đình anh giáo Thứ… đang đối mặt với cuộc sống nghèo đói, túng bấn nhƣng vẫn ấm tình ngƣời. Hay trong sáng tác của Ngô Tất Tố, cái đói khổ đã chia năm sẻ bảy gia đình chị Dậu nhƣng trong cái cay đắng ấy tình thƣơng, tình yêu, và hơi ấm gia đình vẫn tồn tại, vẫn có chỗ đứng. Đến với các trang viết của Thu Huệ, ta có thể thấy đƣợc chị đặc biết quan tâm tới những vấn đề về cuộc sống của các gia đình hiện nay qua đó muốn phản ánh hiện thực của đời sống hiện đại, mang tới cho bạn đọc những cái nhìn đa chiều cùng những trăn trở về gia đình hiện đại trƣớc những thách 18 thức của thời cuộc – các cá nhân trong gia đình, sự biến đổi của gia đình cũng nhƣ nhân cách con ngƣời trong hoàn cảnh mới. Vẫn nhƣ trong các sáng tác trƣớc nhƣ Hậu thiên đường, Của để dành, Tân cảng, Nước mắt đàn ông, Minu xinh đẹp, Một nửa cuộc đời… Thu Huệ vẫn đề cập tới vấn đề ngoại tình, đi sâu phản ánh những rạn vỡ trong các quan hệ đạo đức của các thành viên trong gia đình. Trong truyện Của Cha, của Con những cành vạn niên thanh Thu Huệ viết về sự phản bội dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình, hậu quả không chỉ để lại nỗi đau về tinh thần cho những ngƣời đƣợc gọi là vợ, chồng mà ngƣời chịu thiệt thòi và đau khổ chính là những đứa con khi lớn lên thiếu vắng tình yêu thƣơng của cha mẹ. Ngƣời Cha trong truyện đã phản bội, đã không chung thuỷ với vợ, làm tan vỡ một gia đình đáng lẽ ra rất hạnh phúc: “Cha đã phản bội Mẹ. Cha quan hệ với một người đàn bà khác. Đúng khi Mẹ đang thành đạt nhất, Cha chuẩn bị được thăng chức thì người đàn bà kia mang tài liệu của Cha và cô ta, cùng cái bụng bầu đến gặp Mẹ, đòi một số tiền lớn để cô ấy không tung toé mọi chuyện ra” [12,258]. Rồi ngƣời Cha trong cuộc sống mƣu sinh đã bỏ quên cô con gái mỗi ngày lớn lên trong sự thiếu vắng tình thƣơng của ngƣời mẹ, sự quan tâm của ngƣời cha. Để rồi con Gái mỗi ngày phải chứng kiến cảnh vợ chồng nhà hàng xóm “yêu” nhau và rồi nó cũng bƣớc vào cuộc “khám phá” thế giới của ngƣời lớn: “Lớn dần, nhiều chuyện không hiểu, không biết hỏi ai. Có thể Cha biết, nhưng Con gái không thể cất lời. Có những bí mật Cha không bao giờ biết. Nhiều đêm, Con gái đứng cứng người trong bóng tối, ướt sũng mồ hôi, tim đập rầm rầm trong lồng ngực, hai bàn tay ngón nhỏ thon dài nắm chặt vào cái gối hình con gấu, trừng trừng nhìn vợ chồng nhà hàng xóm làm chuyện người lớn” [12,254] và trở thành miếng mồi ngon của gã hàng xóm: “Một đêm, Con gái hỏi Hàng xóm “Mai Cha em ra viện. Phải làm thế nào đây”. Hàng xóm nằm ngửa, nhìn cánh quạt trần tròn quay cà rẹc cà rẹc do khô dầu, 19 vắt cái chân chắc nịch, ngắn ngắn trơn bóng lên bụng phẳng thiếu nữ của Con gái, im lặng” [12,260]. Nhƣ vậy nỗi đau nào là lớn nhất trong cuộc đời của Cha, của Con hay tất cả cũng chỉ là những mảnh ghép rã rời nhƣ cách Cha đã gắn lá giả cho những cành vạn niên thanh? Đến với truyện Sống gửi thác về ta có thể thấy đƣợc trong lòng một xã hội hiện đại nhộn nhịp, náo nhiệt ấy lại là một gia đình luôn sợ những cái xấu, cái ác rình rập để rồi sống một cuộc sống khép kín, tách biệt với bên ngoài: “Dương gia nhập hộ khẩu, ngôi nhà nhỏ thành luôn một thế giới” [12,38], “Trong lúc nhai thịt rán và uống nước cam, nó được ra đường. Đấy là nơi duy nhất được thư giãn với điều kiện là có mẹ đứng cạnh” [12,40], “Nó chưa bao giờ được ra đường cách nhà mười mét nếu không có mẹ hoặc bố đi kèm. Cũng chỉ được chơi trò ném ống bơ với lũ trẻ con nếu hôm đó nó lớn nhất hội. Không thể chơi khi có đứa lớn hơn. Chả may nện vào thằng bé thì Luyến đau lòng đứt ruột chết mất” [12,43]. Hơn thế nữa cái gia đình nhỏ bé ấy còn dần mất đi tình thân, con ngƣời thờ ơ, lạnh nhạt với nhau, mất đi sợi dây kết nối, chỉ với những đồng tiền là có thể cắt đứt mối quan hệ với chính ruột thịt của mình: “Chỉ còn một cách duy nhất, hèn nhất, là cho tí tiền. Cho mày làm vốn. Rồi mày và tao chia tay. Kết quả của chuyện không ai được chết mà phải tất cả cùng sống, là 10 nghìn USD” [12,50], “Ông bố ngoại giao mắt mũi cân đối như lai người Hy Lạp sau khi chi 10 nghìn USD, tâm thế thanh nhàn. Giải quyết được biết bao day dứt, ân hận trong lòng. Đúng là không gì xoa dịu vết thương tinh thần nhanh bằng bỏ ra một nắm tiền” [12,53], “Luyến chết, hai bố con thằng Dương quan hệ với bà ngoại như hàng xóm thân” [12,59], “Hai bố con từ ngày Luyến chết, mất luôn quan hệ cha con kính trọng lễ nghĩa, chuyển thành hai thằng đàn ông trong một nhà. Bố đứng bấm máy giặt gọi ra: “Ông còn cái gì thì ném hết vào đây, tôi quay một thể”. Con dọn bát ăn cơm, cầm chai rượu làng Vân sóng sánh cặn bên dưới, hỏi không ngẩng mặt: 20 “Ông uống rượu hay bia đây? Nếu bia thì còn, rượu thì hết, đưa tiền tôi đi mua” [12,61]. Ngoài ra trong truyện Cú mèo và rượu hoa ta cũng có thể thấy đồng tiền nhƣ một thứ vạn năng chi phối con ngƣời làm mất đi tình thân giữa anh em trong gia đình. Ông Nhân thì bị liệt, con trai thì bị tâm thần thế mà vợ chồng ngƣời em trai từ nƣớc ngoài xa xôi về đòi chia tài sản: “Hai vợ chồng người em sát ông Nhân từ một nước phương Tây báo trước một tháng, chính xác từ giờ đến, ngày đến, mục đích của chuyến chở về. Tất cả ghi cụ thể trong bức thư, nhiều số, nhiều chữ. Thư riêng dài năm mặt giấy, cuối cùng có rất nhiều chữ kí, giống biên bản bán nhà hay vay nợ ngân hàng” [12,193], “Anh em chia cái nhà đã bán bằng cách anh viết giấy nợ tiền em, trả dần trong hai năm, theo giá vàng. Bán vàng, đổi sang đô la chuyển vào tài khoản là gọn” [12,201]. Hiện lên trên những truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ là những câu chuyện ẩn dụ về hai thứ: Giả và thật. Truyện Không thể kết thúc nói về một gia đình nhiều đời sƣu tập đồ cổ, nhƣ sự hiện diện của dòng tộc qua mấy trăm năm. Đến một ngày bà dâu trƣởng về, bán đồ cổ mua đồ mới thay vào. Sự tráo đổi này chỉ có mẹ chồng biết, nhƣng bà già rồi, không thể làm gì đƣợc, đành tỏ thái độ bằng cách đi vệ sinh lên giƣờng êm nệm ấm của cô con dâu cho bõ tức. Đây là một sự phản kháng đầy bế tắc và bất lực. Chỉ khi những con bọ mọc ra, vây kín lên tất cả, họ phải đập lũ bọ nhung nhúc đó, bình vỡ mới biết tất cả đã bị đánh tráo. Ở đây Thu Huệ nói về những giá trị lớn lao đời xƣa để lại cho chúng ta, nay đã mất dần, hoặc đƣợc làm mới bởi sự tráo đổi bởi chính những con ngƣời trong gia đình. Chị lên án gay gắt sự đánh tráo những giá trị tinh thần vô giá của những con ngƣời vì đồng tiền, vì cái lợi mà nhẫn tâm hủy hoại những giá trị văn hóa của cha ông. Nhƣ vậy, trên các trang truyện của mình Thu Huệ nhƣ muốn gửi gắm với chúng ta những trăn trở, những đau đáu của chị về vấn đề gia đình thời hiện 21 đại, về tình trạng tha hóa ngày càng phổ biến trong xã hội, đặc biệt là sự suy thoái đạo đức ngay trong mỗi gia đình. Gia đình – tế bào xã hội ấy đang tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn và đổ vỡ mà nguyên nhân thì muôn hình vạn trạng. 1.2.3. Tình yêu trong Thành phố đi vắng Tình yêu là mảng đề tài xuất hiện khá đậm đặc trong sáng tác của Thu Huệ. Dù còn mang nhiều đắng chát nhƣng tình yêu vẫn luôn đƣợc diễn tả nhƣ một niềm khao khát vĩnh hằng của con ngƣời. Nguyễn Thị Thu Huệ viết về ngƣời phụ nữ trong tình yêu bằng sự nhạy cảm của ngòi bút nữ, chị đã nhìn thấy những biến thái tinh vi của tình yêu thời hiện đại, mà ở đó ngƣời phụ nữ là những ngƣời phải hứng chịu nhiều đau khổ nhất. Có thể thấy khi viết về tình yêu hạnh phúc Thu Huệ đã xoáy sâu vào những ngõ ngách theo cả hai chiều: cái cao thƣợng và cái thấp hèn, tỏ rõ sự chia sẻ, cảm thông với ngƣời phụ nữ, bởi vì “ai cũng mang khuôn mặt con gái” (Hậu thiên đường). Muôn vàn cung bậc tình yêu đƣợc nhìn nhận lý giải với những sắc thái khác nhau. Có tình yêu làm cho con ngƣời trở nên cao thƣợng (Cõi mê), có tình yêu ngọt ngào (Mùa đông ấm áp), lại có tình yêu vô vọng (Một chiều mưa, Tình yêu ơi, ở đâu?) dù mang nhiều dáng vẻ và cung bậc khác nhau nhƣng chủ yếu là những mối tình dang dở và kết thúc bằng bi kịch. Tình yêu của ngƣời con gái trong Cát đợi gắn liền với nỗi khổ đau âm thầm bởi cô làm một chuyện lạ, khác thƣờng mà độc đáo: “Tôi không xếp xó tình yêu của mình, tình yêu của tôi không bị mạng nhện chăng, tôi đem nó đặt lên một cái bàn thờ, và siêng năng thờ cúng”. Cô ấy đã phải chịu bao thua thiệt mất mát mà không tìm đƣợc hạnh phúc cho mình bởi cô ấy không chấp nhận sự tầm thƣờng, tẻ nhạt đầy rẫy trong cõi đời này, dù suốt đời lặng lẽ nhƣ triền cát, tôn thờ những khát vọng tình yêu. Hay ngƣời con gái trong Tình yêu ơi, ở đâu? Cứ tìm mãi tìm mãi tình yêu nhƣng tình yêu chẳng đến với nàng. Nàng đã từng mơ ƣớc: “Nàng muốn cuộc sống của mình như nàng nghĩ. Sẽ 22 lấy một người chồng lý tưởng, biết yêu và chiều nàng. Một cuộc sống đầy đủ. Nàng như một tiểu thư khuê các, biết ngâm thơ và thưởng trăng”. Nhƣng cuộc đời không nhƣ nàng nghĩ. Trải qua mấy cuộc tình nhƣng nàng vẫn chƣa tìm đƣợc một bến đỗ cho riêng mình, nàng không chấp nhận và nàng lại cô đơn giữa đô thị náo nhiệt. Tình yêu ơi, ở đâu? vẫn là câu hỏi, là sự tìm kiếm tuyệt vọng của nàng. Chảy theo dòng mạch cảm xúc của các tác phẩm trƣớc đó, đến với tập truyện Thành phố đi vắng Thu Huệ đã bộc lộ sự thay đổi trong tƣ duy về ngƣời phụ nữ hiện đại khi quả quyết rằng: “Ai trong đời cũng đã xếp xó vài cuộc tình”. Nhiều nhân vật của chị trƣớc khi đến với hôn nhân đã trải qua nhiều cuộc tình, có hạnh phúc, có khổ đau, có hi vọng và thất vọng nhƣng khát khao tìm kiếm và yêu thƣơng vẫn luôn sâu thẳm trong tâm hồn họ. Tuy vậy càng khát khao yêu thƣơng và dâng hiến, họ càng thấy vô vọng dâng đầy. Nhân vật Hân trong truyện Chúng ta cần suy nghĩ về chuyện này trƣớc khi về sống tám năm với “anh” không cƣới hỏi cũng đã trải qua vài cuộc tình “Anh năm mươi ba. Hân bốn mươi. Hai người đều chưa có gia đình con cái trước khi sống tám năm với nhau. Anh cũng đã sống với vài cô trước khi gặp Hân. Hân cũng vậy. Mỗi cuộc tình của anh hay của Hân với ai đấy, thường kéo dài mấy năm” [12,161]. Trong tâm khảm ngƣời phụ nữ bốn mƣơi tuổi này vẫn luôn hi vọng về một sự ổn định bên ngƣời mình yêu, Hân yêu “anh” và muốn sống đến già cùng anh. Nhƣng khi biết “anh” đã thay đổi, không còn là “anh” của ngày xƣa nữa, nàng đã ra đi. Những giọt nƣớc mắt xót xa đã lăn xuống bên gò má của ngƣời phụ nữ không còn trẻ mà giờ đây vẫn là con số không. Tình yêu vẫn không đến thể đến với nàng. Tình yêu của Cave là thứ tình yêu xa xỉ, thứ tình yêu đƣợc coi là bóc bánh trả tiền. Nhƣng Thu Huệ một ngƣời luôn trân trọng thứ tình cảm đƣợc gọi hai tiếng tình yêu thiêng liêng đó lại dành một sự ƣu ái đặc biệt với những 23 con ngƣời dƣờng nhƣ ở đáy cùng của xã hội. Họ cũng giống những ngƣời bình thƣờng khác, cũng muốn yêu và đƣợc yêu, và cũng s ẵn sàng làm mọi thứ vì ngƣời mình yêu kể cả hi sinh tính mạng của mình. Nhƣng tình yêu vẫn không thể đến với họ một cách trọn vẹn vì cuộc sống hiện tại quá khắc nghiệt, song hành với nó luôn là cái ác và sự bất an. Nàng trong X-Men có mùi trường đua là một cô cave rất đặc biệt yêu anh chàng X-Men mê chó đua: “Nàng rúm người, rúc vào anh, hít mùi hương cà phê cháy đậm đặc, điều chưa bao giờ xảy ra với một đứa làm gái là hít mùi mồ hôi của khách, như hít hương người yêu, nhất là lại hôn nhau xoắn chặt môi không dứt” [12,12]. Tình yêu với X-Men đã cho cô những cảm giác tƣơi mới, khiến cho lòng cô xáo động: “Ba mươi ba tuổi, chia tay người chồng cũ mười ba năm. Lần đầu tiên sáng nay ruột gan nàng quặn thắt vì mùi một người đàn ông lạ” [12,13], “Nàng cũng không biết là mình khóc. Chỉ khi nước đầy một bên tai, rồi luồn từ từ xuống cổ, bò nhẹ nhàng qua chân tóc…” [12,16]. Nàng đã yêu X-Men nên đã về sống cùng anh ta trong một ngôi nhà nằm sâu trong núi, xa biển, vì một lý do nàng nghĩ X-Men “sạch sẽ” và “thơm”. Nàng đã khẳng định: “Mùi của anh giống mùi sâm. Đàn ông các anh dối trá cái gì, riêng cái đấy, sạch bẩn không giấu được” [12,19]. Nhƣng một điều nàng cũng không ngờ X-Men là kẻ giết ngƣời, dù X-Men có “thơm”, có “sạch” nhƣng đó vẫn là cái ác. Và phải chăng cái chết của cô gái dƣới biển kia cũng là hình ảnh tƣơng lai của nàng? nàng cũng không biết. Nhân vật “em” trong truyện Coi như không biết, một cô cave có đƣợc tình yêu của ông tiến sĩ Văn. Nhƣng chính vì tình yêu này, cô đã chết. Cô yêu Văn và không thể chịu đƣợc khi ngƣời khác có ý đe dọa tống tiền ngƣời cô yêu: “Cái gì thì cho qua. Chứ vấy bẩn vào người yêu của nhau như thế phải xử” [12,113]. Và cô đã xử, đã chọn cái chết để chứng minh tình yêu của mình. Đó là cách mà cô đã yêu. Còn đối với Văn, một anh chàng tiến sĩ giấu vợ, lén 24 lút ngoại tình cùng cô cave. Chỉ ba ngày đƣợc yêu thƣơng và chia sẻ đủ khiến một con ngƣời có mấy chục năm vợ chồng hạnh phúc, ròng rã cả tuổi trẻ đua theo những học hàm học vị để rồi bị tâm thần, hóa điên khi ngƣời tình, ngọn nguồn yêu thƣơng ấy mãi mãi đi xa. Ở đây, Thu Huệ đã chỉ cho chúng ta thấy, trƣớc cái chết và những ranh giới của sự tồn tại, khái niệm cave cũng không còn tồn tại, không còn quan trọng, mà chỉ còn tình yêu thật sự là tồn tại mãi mãi. Nhạy cảm với nỗi đau khát vọng trong tình yêu không thành, Thu Huệ đã suy tƣ, trăn trở với cái đau buồn của những ngƣời đã yêu, đang yêu và những ngƣời yêu nhau nhƣng không đến đƣợc với nhau. Nỗi đau trong tình yêu đƣợc lý giải bằng sự thấu hiểu cảm thông của trái tim một ngƣời phụ nữ một nhà văn. Dƣới con mắt của chị có nhiều nguyên nhân dẫn đến nỗi đau trong tình yêu nhƣng suy cho cùng nguyên nhân chính lại xuất phát từ niềm khát khao yêu đƣơng và dâng hiến của ngƣời phụ nữ. Càng khao khát yêu đƣơng và hạnh phúc thì lại càng lẻ loi cô độc, càng hi sinh càng phải trả giá. Không chỉ cảm thông thấu hiểu nhân vật Thu Huệ còn chỉ ra “hậu thiên đƣờng” của tình yêu để cảnh báo con ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Bên cạnh đó chị còn tỏ rõ thái độ phản đối với cách sống của một số nhân vật: lối sống thử hời hợt không đi đến đâu của Hân (Chúng ta cần suy nghĩ về chuyện này), của nhân vật “tôi” (Rồi cũng tới nơi thôi)… Dù còn mang nhiều vị đắng, bất hạnh nhƣng tình yêu luôn đƣợc diễn tả nhƣ một niềm khát khao vĩnh hằng của con ngƣời, đặc biệt ở ngƣời phụ nữ. 25 CHƢƠNG 2 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HIỆN THỰC ĐÔ THỊ TRONG THÀNH PHỐ ĐI VẮNG 2.1. Không gian nghệ thuật Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả đƣa ra quan niệm về không gian nghệ thuật nhƣ sau: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó” đồng thời “thể hiện quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của thời gian hay của một giai đoạn văn học” [17,134]. GS Trần Đình Sử cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian có tính chủ quan và tượng trưng. Nó có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới như: thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự…” [22,108]. Đó là một hiện tƣợng nghệ thuật thể hiện quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của con ngƣời. Ở Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, nhà nghiên cứu lại khẳng định: “Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn” [21]. Qua các định nghĩa trên, có thể thấy không gian không chỉ đóng vai trò là một tọa độ, là môi trƣờng sống của nhân vật mà còn có chức năng nhƣ một thủ pháp, một tín hiệu nghệ thuật, có giá trị nghệ thuật riêng. Với các nhà văn hiện thực đi trƣớc Nguyễn Thị Thu Huệ nhƣ Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,… không gian xã hội thƣờng là những môi trƣờng lớn chứa đựng nhiều mâu thuẫn xã hội phức tạp vì các nhà văn thƣờng lựa chọn trong tác phẩm của mình hoàn cảnh giàu kịch tính. Trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, không gian thành thị trở thành một không gian 26 đặc trƣng, đối với Ngô Tất Tố không gian nông thôn chiếm phần lớn trong các sáng tác. Nguyễn Thị Thu Huệ đã tiếp thu tinh hoa của thế hệ đi trƣớc và nhanh chóng đƣa truyện ngắn Việt Nam lên tầm cao mới. Nét độc đáo trong nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ là chị không chỉ kiến tạo những không gian giàu s ức gợi để làm nền cho sự xuất hiện của nhân vật mà còn liên tục di chuyển điểm nhìn của chủ thể giữa những không gian ấy để diễn tả những biến động của sự kiện, cuộc đời, con ngƣời hay những cuộc đổi thay tâm lí, tính cách, số phận. 2.1.1. Không gian chung Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ nhằm biểu hiện con ngƣời và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Mỗi không gian cho phép bộc lộ một phƣơng diện của con ngƣời. Mở rộng không gian hiện thực ở đời sống thành thị Thu Huệ đã giúp chúng ta khám phá đƣợc những góc cạnh mới của con ngƣời hiện đại. Đời sống đô thị trƣớc hết đã giải phóng con ngƣời khỏi không gian. Đầu tiên là không gian xã hội, sau đó là không gian tinh thần. Con ngƣời làng xa xƣa bị cột chặt vào mảnh đất mà họ sinh sống: cây đa, bến nƣớc – làng quê bình yên muôn thuở nay cởi bỏ những ràng buộc của cộng đồng làng xóm cũ, vƣợt thoát khỏi không gian xã hội cổ truyền. Đến văn học hiện đại, thì trong cái nhìn đô thị không gian đã vỡ vụn ra thành những mảng nhỏ là những đƣờng phố, khúc sông, bờ hồ, những nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,… nơi diễn ra những mối quan hệ phức tạp giữa con ngƣời với con ngƣời, những lo toan kiếm sống, những toan tính vật chất, những tình yêu không thành, những cái chết bất ngờ, nhanh chóng… Trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng không gian đô thị hiện lên qua những con đƣờng, những hàng quán, nhà nghỉ, khách sạn, phòng xông hơi, rạp chiếu phim… Có thể thấy Nguyễn Thị Thu Huệ đã đƣa vào trong các 27 sáng tác của mình những không gian ấy với mật độ khá dày. Đây là không gian chung điển hình của đô thị hiện đại ngày nay. Đó là không gian hàng quán trong Sống gửi thác về: “Cả nhà xúng xính quán vườn Tri Âm. Quán chạy quanh Hồ Tây lộng gió. Ba bề bốn bên không tường bao, không phòng máy lạnh. Trên đầu trời xanh bao la, mây trắng trên cao, nắng vàng ở dưới” [12,54]. Có thể nói đây là không gian rộng nhất trong truyện Sống gửi thác về so với không gian tù túng chật hẹp trong cái ngôi nhà của vợ chồng Tân Luyến, và cũng là nơi để cả gia đình “ăn tươi một bữa”: “Lâu lắm rồi cả nhà mới ra đường ăn tươi một bữa. Ngày lễ, cả nước nghỉ. Mình phải tự thưởng mình chứ, lầm than mãi, u mê quá” [12,53]. Nhƣng cũng chính từ cái không gian ấy đã báo hiệu sự ra đi của Luyến sau này. Trong lúc ăn một bát phở Gia truyền là không gian của một quán ăn, ở đó hiện lên tất cả những gì ồn ào, bát nháo và bất an trong cảm nhận của một cô gái: “Choảng. Sau tiếng bát rơi, không vỡ, là mẹ mày, ăn uống lúc nào cũng hậu đậu” [12,70], “Quán đã đông. Phía bát rơi là góc bốn thanh niên mới vào. Ăn nhiều thứ hỗn độn, trước mặt đến chục cái bát. Những cốc trà đá la liệt. Thằng gạt tay rơi cái bát xuống đất, tỉnh bơ. Thằng bên cạnh nhặt, im lặng. Thằng chửi bật là thằng không làm rơi, cũng không cúi nhặt. Phía khác. Hai ông bà già, quần áo trang trọng từ trong tới ngoài, cốt cách ngay ngắn như đang tiếp khách ngoại giao chứ không phải ngự nơi hàng phở. Bà vợ lịch sự khều từng sợi phở như sợ bánh phở đau. Ông chồng thì nhấm củ hành với chén rượu. Nhìn vu vơ, nhưng tâm trạng. Phía khuất nhất, là một người đàn ông râu rậm, mặt lì, cắm cúi nhai”, “Tất cả đều nhìn cô ẩn chứa điều gì. Trừ bàn của bốn thanh niên ăn uống ồn ào [...]... trong hầu hết các tác phẩm của tập truyện ngắn Thành phố đi vắng, Nguyễn Thị Thu Huệ đã thể hiện rõ nét sự xô bồ, náo nhiệt của chốn phồn hoa đô thị, nỗi cô đơn, hụt hẫng của con ngƣời trong xã hội hiện đại qua một không gian chung 2.1.2 Không gian cá nhân Khảo sát các tác phẩm trong tập truyện Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy, không gian nghệ thu t thƣờng đƣợc chị chủ tâm... thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức cho chùm tác phẩm gồm 5 truyện ngắn (Hậu thiên đường, Biển ấm, Minu xinh đẹp, Bảy ngày trong đời, Tình yêu ơi, ở đâu?) và nhận thƣởng của Hội Nhà văn cho tập truyện Hậu thiên đường Năm 2012, Thu Huệ đƣợc nhận giải thƣởng của Hội Nhà văn dành cho tập truyện ngắn Thành phố đi vắng 1.1.2 Tập truyện ngắn Thành phố đi vắng Với Thành phố đi vắng, Thu Huệ. .. lẻ loi một 12 mình một bóng, mà con ngƣời còn cảm thấy nỗi cô đơn trong ngay chính ngôi nhà, tổ ấm thân thu c của mình khi không tìm thấy sự đồng cảm và tiếng nói chung Đến với tập truyện ngắn Thành phố đi vắng, ngòi bút của Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn hƣớng về những phận ngƣời trong đời sống đô thành hiện đại nhƣng những truyện ngắn của Thu Huệ hôm nay, không còn là những lát cắt, những câu chuyện rất cụ... CHƢƠNG 1 HIỆN THỰC ĐÔ THỊ TRONG THÀNH PHỐ ĐI VẮNG 1.1 Nguyễn Thị Thu Huệ - Quá trình sáng tác - Tập truyện Thành phố đi vắng 1.1.1 Nguyễn Thị Thu Huệ - Quá trình sáng tác 1.1.1.1 Cuộc đời “Làm được những việc mình yêu thích, có được những thứ mình cần do chính bàn tay mình làm ra Viết văn, viết kịch, làm phim, đọc sách làm cho cuộc sống của tôi phong phú Nhưng đi u quan trọng hơn là những tác phẩm của tôi... của con ngƣời, đặc biệt ở ngƣời phụ nữ 25 CHƢƠNG 2 NGHỆ THU T THỂ HIỆN HIỆN THỰC ĐÔ THỊ TRONG THÀNH PHỐ ĐI VẮNG 2.1 Không gian nghệ thu t Trong Từ đi n thu t ngữ văn học, các tác giả đƣa ra quan niệm về không gian nghệ thu t nhƣ sau: “Không gian nghệ thu t là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thu t, thể hiện tính chỉnh thể của nó” đồng thời “thể hiện quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của. .. truyền thống đang dần bị mất đi trong xã hội hiện đại (Của để dành)… Có thể nhận thấy, trạng thái tâm lý cô đơn trở thành tâm đi m của sáng tạo nghệ thu t trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ Bằng khả năng nắm bắt những biến thái tinh vi trong đời sống của con ngƣời, chị đã lý giải một thực tế tinh thần của con ngƣời trong đời sống xã hội hiện đại Thế giới nội tâm của con ngƣời luôn ẩn chứa những... không gian thành thị trở thành một không gian 26 đặc trƣng, đối với Ngô Tất Tố không gian nông thôn chiếm phần lớn trong các sáng tác Nguyễn Thị Thu Huệ đã tiếp thu tinh hoa của thế hệ đi trƣớc và nhanh chóng đƣa truyện ngắn Việt Nam lên tầm cao mới Nét độc đáo trong nghệ thu t truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ là chị không chỉ kiến tạo những không gian giàu s ức gợi để làm nền cho sự xuất hiện của nhân... lấn át cái kia và ngƣợc lại Có thể thấy trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã khắc hoạ đƣợc những trạng thái tâm lý khác nhau của con ngƣời Nhân vật trong các sáng tác của chị luôn ý thức đƣợc sự cô đơn, trống rỗng, nỗi bất an, cái ác trong đời sống hiện đại Thu Huệ đã mang tới một hình dung về sự hiện diện của một gƣơng mặt đô thị mới trong lòng đô thị cũ đang không ngừng thoái triển 16... hình thành một đội ngũ viết mới bên cạnh thế hệ cầm bút đã đi qua chiến tranh Sự thay đổi trong đời sống xã hội, ở đây là đời sống đô thị hiện đại đã góp phần tạo nên những thay đổi trong đời sống văn học Việt Nam đƣơng đại Mảng đề tài về đô thị hiện đại có một lực hấp dẫn lớn đối với các nhà văn Ngoài Nguyễn Thị Thu Huệ, còn có tên tuổi của các nhà văn nhƣ Đỗ Phấn, Nguyễn Huy Thiệp, Phong Đi p, Nguyễn. .. cá nhân trong Thành phố đi vắng Đến với truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng ta đến với những trang viết tƣởng chừng nhƣ bình lặng mà không bình lặng chút nào Ở đó, tiềm ẩn những bất ổn, những day dứt trăn trở, những bi kịch nhân sinh của con ngƣời Cuộc sống và con ngƣời trong các tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ có những khoảng lồi lõm, trồi sụt không tránh khỏi trong đời sống xã hội hiện thời

Ngày đăng: 30/09/2015, 10:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w