7. Cấu trúc của khoá luận
2.3.2. Ngôn ngữ đời thƣờng, khẩu ngữ
Trong văn xuôi sau năm 1986, bƣớc đổi thay của ngôn ngữ bƣớc đầu gắn với nhu cầu “đƣợc nói thật”. Ngôn ngữ văn xuôi bắt đầu bớt đi vẻ trang trọng, ít du dƣơng, ít rào đón mà gần gũi với đời thƣờng, chân thật trong giọng điệu, thô nhám trong từ ngữ. Khi mà văn chƣơng hiện nay chú ý diễn đạt cái thô nhám, xù xì, góc cạnh của cuộc đời thì lớp ngôn ngữ bên lề đƣợc đặc biệt quan tâm. Những lớp ngôn ngữ đời thƣờng trong các tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ chính là một minh chứng về sự khác biệt giữa ngôn ngữ văn chƣơng hiện đại và trong văn chƣơng truyền thống. Ngôn ngữ sử dụng trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ rất gần gũi với đời thƣờng nhƣng toát lên tính chất nhân văn sâu sắc.
Đọc Thành phố đi vắng, ta thấy xuất hiện một hệ thống ngôn ngữ rất gần gũi với đời sống đời thƣờng, đặc biệt là với đời sống của con ngƣời hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã nhận thấy nét khác biệt rất độc đáo của cây bút nữ này: “Chao chát và dịu dàng, ngây thơ và từng trải, đau đớn và tin tưởng cứ trộn lẫn trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ tạo nên tính đa cực của ngòi bút có duyên trong lĩnh vực truyện ngắn” [24], Thu Huệ có một lối văn thẳng băng, chị dùng lối ngôn ngữ và tƣ duy mang đầy chất “bụi” của đời thƣờng, đôi khi pha lẫn chút mỉa mai bông đùa mà đầy đau xót, sắc lạnh.
Cuộc sống đang thay đổi từng ngày đi cùng với nó là dấu ấn của cuộc sống hiện đại, những mặt của đời sống hiện đại dƣờng nhƣ đƣợc phản ánh một cách trung thực vào từng trang viết của nhà văn. Những ngôn từ hiện đại, phóng túng, giàu hình tƣợng của đời sống kinh tế thị trƣờng đƣợc nhà văn sử dụng khéo léo. Điều này làm cho ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện ngắn của chị cập nhật hơn, mới mẻ hơn khiến họ trở thành những con ngƣời riêng với những nét tính cách cá biệt không thể nhầm lẫn với bất kì ai khác trong xã hội. Ngôn ngữ của các nhân vật phong phú đa dạng phản ánh những nét riêng c ủa từng loại ngƣời trong cuộc sống hiện đại với nhiều xô bồ bon chen. Đó là lời nói đời thƣờng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, dung nạp nhiều lối nói tự nhiên: “Chú ăn ớt thế không sợ mù mắt bục dạ dầy à? Mai cháu ngâm cho chú lọ dấm, ít tỏi. Mỗi ngày nuốt vài nhánh, ung thư chỉ có mà tắt điện!” [12,66], “ Xin phép chú, phép anh Dương, em biến mấy ngày. Xong việc, về ngay. Quần áo mọi người thay ra tống hết vào cái chậu, đừng đổ nước chóng bốc mùi, kinh lắm. Để nguyên đấy về, em giặt” [12,67] (Sống gửi thác về), “Thì cũng giấy chùi đít chứ gì” - “ Mày nói năng thế hả? Láo. Đúng là giấy chùi đít, nhưng mà là của Tây. Với loại chúng mày, có mang chùi mồm cũng phí đi” [12,200] ( Cú mèo và rượu hoa). Hay nhƣ lời nói bỗ
bã, thô tục của dân buôn bán trong lời đối thoại: “Để bố mày tìm cái sổ ghi lần trước đã. Cân chúng mày điêu bỏ mẹ, lần nào cũng hao”- “Gớm, hôm nay trông bố gớm quá. Đàn bà con gái lại cứ thích làm b ố mới akay chứ” [12,73] (Trong lúc ăn một bát phở Gia truyền). Lời nói thô thiển, trơ trẽn của ngƣời em vợ ông Nhân trong truyện Cú mèo và rượu hoa: “Sao anh lại thuê lắm người làm thế? Cái con ở vừa đen, vú nó to như hai cái ấm tích ấy, hai cái mắt nó nhìn em trợn ngược lên, làm như một mình nó có hai con mắt ấy. Trông ngứa cả mắt” [12,195]. Còn trong Coi như không biết nhân vật xuất hiện với ngôn ngữ đậm chất giang hồ, bất cần: “Thì đấy. Cái bọn nhắn tin đểu vào điện thoại anh đòi nợ em đấy. Cái gì thì cho qua. Chứ vấy bẩn vào người yêu của nhau như thế phải xử” [12,113]. Ngoài ra Thu Huệ còn đƣa vào trang viết của mình những câu nói từ thành ngữ: “Các cụ bảo nằm đất với bà hàng hương hơn nằm giường với bà hàng cá. Anh quanh năm ở với chó, bẩn thỉu, hôi hám” [12,19] ( X-Men có mùi trường đua).
Dùng ngôn ngữ suồng sã thô tục, một mặt nhà văn đã tạo ra đƣợc sức hấp dẫn từ chính sự gần gũi, tƣơi rói của ngôn từ đời sống, mặt khác nhà văn đã lột tả đúng bản chất của nhân vật. Nhƣng nếu đối sánh với các nhà văn thế hệ trƣớc và cùng thời, ta thấy ngôn ngữ dung tục đã đƣợc đƣa vào văn xuôi với mật độ khá dày. Nguyễn Huy Thiệp có lẽ đã tiêu biểu cho kiểu nhà văn ƣa lối nói này. Ông thƣờng để nhân vật xuất hiện với tận cùng c ủa cá tính. Bởi thế, mật độ những câu chửi thề trong truyện ngắn của nhà văn này khá nhiều: “Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à?”, “Mẹ cha mày, thế mày nâng bát cơm lên miệng hàng ngày mày có nghĩ gì không?” (Lời lão Kiền trong Không có vua). Ông cũng “tỉnh queo” khi đặt vào miệng nhân vật những câu đại loại nhƣ: “Mẹ mày…tao cho mày ăn cứt…” (Phẩm tiết), “cứt” là câu nói cửa miệng của nhân vật Trƣơng Chi (Trương Chi)… Ngay cả ở nhà văn nữ nhƣ Y Ban, ngƣời ta cũng thấy chị không ngần ngại quẳng cho nhân vật những từ
ngữ dung tục để miêu tả “cái quần lót” có một không hai c ủa bà Nhanh khi bà say sƣa kể về nó: “Quần em bé (bà dùng từ rất mĩ miều) cứ rách đũng mà vứt đi đi thì lấy đâu cho xuể. Cái đũng nào rách cô thay bằng cái đũng khác, chỉ mất đi một mảnh vải bằng bàn tay, đấy cái quần của cô đây này, cô đã thay tất cả 12 lần đũng rồi đó, mặc vào vẫn tốt chỉ có điều cái cục nổi bị to quá khi nằm hơi bị cộm” (Cẩm cù).
Sử dụng ngôn ngữ dung tục có tác dụng kéo văn chƣơng gần với đời sống, gần với độc giả. Nhƣng nếu quá lạm dụng những từ ngữ loại này hoặc dùng từ quá thô thiển, trơ trẽn, tục tĩu s ẽ làm bạn đọc cảm thấy “sốc”, khó chịu, đỏ mặt mỗi khi đọc cũng nhƣ giảm tính nghệ thuật của tác phẩm. Nguyễn Thị Thu Huệ tỏ rõ sắc sảo, bản lĩnh khi đƣa ngôn ngữ dung tục vào tác phẩm nhƣng với sự dịu dàng của một nhà văn nhạy cảm, chị đã dừng lại ở đúng giới hạn cần thiết bởi thế chị không bị sa vào tình trạng quá đà kiểu nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban…Ngôn ngữ dung tục trong tác phẩm của chị phát huy tác dụng tối đa trong việc phanh phui b ản chất cuộc sống con ngƣời mà không gây cảm giác khó chịu, thô thiển. Đấy là nét đáng ghi nhận trong việc điều khiển ngôn từ phục tùng ý tƣởng ngƣời viết của Nguyễn Thị Thu Huệ.
Nhƣ vậy có thể thấy ngôn ngữ đời thƣờng trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ gợi đƣợc sự gần gũi, giản dị tác giả kéo ngƣời đọc bình dân về phía mình (số đông) không khoảng cách. Có lẽ cái tạng của Thu Huệ là thế. Trong cái b ản năng phá cách chị ghét cay ghét đắng cái cao đạo, giả dối. Ngôn ngữ dung tục đời thƣờng giúp chị khắc hoạ diện mạo cuộc sống một cách toàn diện và chính xác, nó giúp nhà văn nói đƣợc nhiều hơn, hay hơn những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống đƣơng đại. Thậm chí có rất nhiều vấn đề tế nhị trong xã hội này đƣợc vang lên trong tác phẩm hết sức tự nhiên, chân thực, sinh động.
KẾT LUẬN
1. Trong dòng chảy văn học đƣơng đại, Nguyễn Thị Thu Huệ lặng lẽ, say mê nhƣ con tằm âm thầm rút ruột nhả tơ. Thế nên, tác phẩm nghệ thuật của chị thực sự mang dấu ấn của sự miệt mài tìm tòi và khám phá. Vẫn giữ đƣợc nét truyền thống, nhƣng Nguyễn Thị Thu Huệ không theo vệt mòn xƣa cũ. Chị luôn tìm cách bứt phá, bùng nổ những dấu ấn, cá tính riêng bằng cả tài và tâm trên từng trang viết. Có những lúc, Thu Huệ mạo hiểm trong trò chơi nghệ thuật với lối viết táo bạo, dữ dội đầy nhạy cảm. Ngỡ tƣởng thiệt thòi sẽ nghiêng về phía kẻ dám nói lời chân thật. Nhƣng lòng dũng cảm và trái tim giàu lòng nhân ái đã giúp nhà văn đ ứng vững và “găm” vệt dài dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả.
2. Trên dòng mạch chung của truyện ngắn sau 1975, truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đã “áp sát” hiện thực cuộc sống, một hiện thực nhiều chiều “nhƣ nó vốn có”. Chị đã đi sâu vào thế giới tâm hồn con ngƣời, nắm bắt những chuyển biến tinh tế qua những “khoảnh khắc” nên tạo ấn tƣợng ở cả bề rộng lẫn bề sâu. Chị khám phá con ngƣời ở góc nhìn đời tƣ trong những không gian hẹp với những quan hệ rất đời thƣờng, đi sâu vào những cảnh đời bức bối, ngột ngạt và đau đáu cùng nhân vật trong hành trình đ i tìm bình yên, hạnh phúc. Nguyễn Thị Thu Huệ không lẩn tránh những vấn đề gai góc khi phải mổ xẻ phân tích tâm lý con ngƣời cùng thời với mình, những thân phận cuộc đời với bao tâm trạng buồn vui, yêu ghét, giận hờn. Phát hiện và miêu tả đời sống đƣơng đại, Thu Huệ đã chỉ ra một khúc quanh ghê gớm đã xuất hiện, nó đang xô đẩy bằng một sức mạnh ma mị đối với con ngƣời – vốn là một cá thể sinh động và riêng biệt – nay có nguy cơ rơi vào cách sống xa lạ của đám đông, nhiễm tâm lý đám đông, dồn tụ cả một khối lớn những ngƣời là ngƣời
nhƣng lại vô cảm ngay chính với đồng loại. Nguyễn Thị Thu Huệ đã phát hiện ra những điều đó mà thúc hồi chuông “báo động” với tất cả mọi ngƣời chúng ta. Đó là một lời cảnh báo thiết thực, cần thiết đối với đời sống của những con ngƣời đƣơng thời. Cái góc nhìn và phát hiện đời sống đƣơng đại với bao bất ổn, bất an của Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong những đóng góp nổi bật ở tác giả này.
3. Với đề tài: “Đô thị hiện đại trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ” chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu hiện thực đô
thị trong lòng xã hội hiện đại. Trong tập truyện ngắn này Thu Huệ hƣớng ra những vấn đề của xã hội hiện đại hôm nay, đề cập tới những vấn đề “nóng” của hiện thực. Đó là một xã hội bất an, ẩn trong đó là vô vàn những vấn đề nhức nhối, tình ngƣời trong cộng đồng đang mất dần, cái chết ngày càng nhiều, luôn hiện hữu, những giá trị đạo đức, tinh thần xuống cấp… Bằng “gia tài” truyện ngắn của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã cho thấy sự gắn bó với thể loại và một sự dẻo dai, tâm huyết trong lao động sáng tạo. Với những thành tựu của mình, chị đã tạo nên một dấu ấn phong cách độc đáo trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đ ại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Mai Huy Bích (1987), “Hôn nhân, gia đình, xã hội qua một cuốn tiểu thuyết”, Báo Văn Nghệ (số 47-48), ra ngày 21/11.
[2] Dƣơng Thùy Chi (2013), Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Lạnh lùng câu chữ, xa xót tâm can, http://baotintuc.vn/van-hoa/nha-van-nguyen-thi-thu-
hue-lanh-lung-cau-chu-xa-xot-tam-can-20130711211730593.htm, ngày
19/07/2013.
[3] Kim Dung (1994), “Đọc Hồi ức binh nhì và ghé bến trần gian”, Tạp chí
Văn nghệ Quân đội, (11).
[4] Phạm Khánh Dung (2000), Đề tài tình yêu và hôn nhân trong truyện ngắn của các tác giả nữ sau 1975 (Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban), khoá luận tốt nghiệp văn học, Đại học quốc gia Hà Nội.
[5] Hà Minh Đức (1998), Khảo luận văn chương, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[6] Nguyệt Hà (2012), Tình đi đâu vắng, http://vnca.cand.com.vn/vi- vn/lyluan/2012/5/57105.cand, ngày 4/06/2012.
[7] Nguyễn Thị Thu Huệ (1992), Cát đợi, Nxb Hà Nội.
[8] Nguyễn Thị Thu Huệ (1993), Hậu Thiên Đường, Nxb Hội Nhà văn. [9] Nguyễn Thị Thu Huệ (1995), Phù Thủy, Nxb Văn học.
[10] Nguyễn Thị Thu Huệ (2001), 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nxb Hội Nhà văn.
[11] Nguyễn Thị Thu Huệ (2006), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nxb Văn học.
[13] Lê Thị Hƣờng (1994), “Quan niệm con ngƣời cô đơn trong truyện ngắn hôm nay”, Tạp chí Văn học, (2).
[14] Vũ Thị Tố Nga (2005), “Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ”, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội.
[15] Toàn Nguyễn (2008), Không lạnh lòng với văn chương, http://www.tienphong.vn/van-nghe/khong-lanh-long-voi-van-chuong- 145717.tpo, ngày 06/12/2008.
[16] Vƣơng Trí Nhàn (1996), “Phụ nữ và sáng tác văn chƣơng”, Tạp chí Văn học, (6).
[17] Nhiều tác giả (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
[18] Nhiều tác giả (2002), Truyện ngắn bốn cây bút nữ: Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nxb Văn học.
[19] Hồ Phƣơng (1994), “Thế hệ thứ ba”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, 10. [20] Nguyễn Hoàng Sơn (2000), “Thu Huệ từ giải “Tác phẩm tuổi xanh” đến
tặng thƣởng của Hội nhà văn”, Tranh luận văn học, Nxb Văn học.
[21] Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại. Nxb Giáo dục.
[22] Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
[23] Bùi Việt Thắng (1994), “Năm truyện ngắn dự thi của một cây bút trẻ”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
[24] Bùi Việt Thắng (2002), Lời giới thiệu truyện ngắn hay của bốn cây bút nữ. Nxb Văn học, Hà Nội.
[25] Thế giới phụ nữ (2001), http://vietbao.vn/Van-hoa/Nguyen-Thi-Thu- Hue-chuyen-van-chuyen-doi/10729000/181/, ngày 02/07/2001.
[26] Theo Mốt (2001), Phút nói thật của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, http://vietbao.vn/Van-hoa/Phut-noi-that-cua-nha-van-Nguyen-Thi-Thu- Hue/10732788/181/, ngày 28/07/2001.
[27] Nguyễn Quang Thiều (2013), Báo cáo giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2012, http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=5954, ngày 03/01/2013. [28] Bích Thu (2001), “Văn xuôi của phái đẹp”, Tạp chí Sông Hương, (145). [29] Lê Ngọc Trà (2002), “Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới”, Tạp
chí Văn học, (2).
[30] Nhật Tuấn (2013), “Một thành tựu văn xuôi hiện đại”, Báo Văn nghệ, (10).