Tình yêu trong Thành phố đi vắng

Một phần của tài liệu Đô thị hiện đại trong tập truyện ngắn thành phố đi vắng của nguyễn thị thu huệ (KL07173) (Trang 27 - 31)

7. Cấu trúc của khoá luận

1.2.3. Tình yêu trong Thành phố đi vắng

Tình yêu là mảng đề tài xuất hiện khá đậm đặc trong sáng tác của Thu Huệ. Dù còn mang nhiều đắng chát nhƣng tình yêu vẫn luôn đƣợc diễn tả nhƣ một niềm khao khát vĩnh hằng của con ngƣời. Nguyễn Thị Thu Huệ viết về ngƣời phụ nữ trong tình yêu bằng sự nhạy cảm của ngòi bút nữ, chị đã nhìn thấy những biến thái tinh vi của tình yêu thời hiện đại, mà ở đó ngƣời phụ nữ là những ngƣời phải hứng chịu nhiều đau khổ nhất.

Có thể thấy khi viết về tình yêu hạnh phúc Thu Huệ đã xoáy sâu vào những ngõ ngách theo cả hai chiều: cái cao thƣợng và cái thấp hèn, tỏ rõ sự chia s ẻ, cảm thông với ngƣời phụ nữ, bởi vì “ai cũng mang khuôn mặt con gái” (Hậu thiên đường). Muôn vàn cung bậc tình yêu đƣợc nhìn nhận lý giải với những sắc thái khác nhau. Có tình yêu làm cho con ngƣời trở nên cao thƣợng (Cõi mê), có tình yêu ngọt ngào (Mùa đông ấm áp), lại có tình yêu vô vọng (Một chiều mưa, Tình yêu ơi, ở đâu?) dù mang nhiều dáng vẻ và cung bậc khác nhau nhƣng chủ yếu là những mối tình dang dở và kết thúc bằng bi kịch. Tình yêu của ngƣời con gái trong Cát đợi gắn liền với nỗi khổ đau âm thầm bởi cô làm một chuyện lạ, khác thƣờng mà độc đáo: “Tôi không xếp xó tình yêu của mình, tình yêu của tôi không bị mạng nhện chăng, tôi đem nó đặt lên một cái bàn thờ, và siêng năng thờ cúng”. Cô ấy đã phải chịu bao thua thiệt mất mát mà không tìm đƣợc hạnh phúc cho mình bởi cô ấy không chấp nhận sự tầm thƣờng, tẻ nhạt đầy rẫy trong cõi đời này, dù suốt đời lặng lẽ nhƣ triền cát, tôn thờ những khát vọng tình yêu. Hay ngƣời con gái trong Tình yêu ơi, ở đâu? Cứ tìm mãi tìm mãi tình yêu nhƣng tình yêu chẳng đến với nàng. Nàng đã từng mơ ƣớc: “Nàng muốn cuộc sống của mình như nàng nghĩ. Sẽ

lấy một người chồng lý tưởng, biết yêu và chiều nàng. Một cuộc sống đầy đủ. Nàng như một tiểu thư khuê các, biết ngâm thơ và thưởng trăng”. Nhƣng cuộc đời không nhƣ nàng nghĩ. Trải qua mấy cuộc tình nhƣng nàng vẫn chƣa tìm đƣợc một bến đỗ cho riêng mình, nàng không chấp nhận và nàng lại cô đơn giữa đô thị náo nhiệt. Tình yêu ơi, ở đâu? vẫn là câu hỏi, là sự tìm kiếm tuyệt vọng của nàng.

Chảy theo dòng mạch cảm xúc của các tác phẩm trƣớc đó, đến với tập truyện Thành phố đi vắng Thu Huệ đã bộc lộ sự thay đổi trong tƣ duy về ngƣời phụ nữ hiện đại khi quả quyết rằng: “Ai trong đời cũng đã xếp xó vài cuộc tình”. Nhiều nhân vật của chị trƣớc khi đến với hôn nhân đã trải qua nhiều cuộc tình, có hạnh phúc, có khổ đau, có hi vọng và thất vọng nhƣng khát khao tìm kiếm và yêu thƣơng vẫn luôn sâu thẳm trong tâm hồn họ. Tuy vậy càng khát khao yêu thƣơng và dâng hiến, họ càng thấy vô vọng dâng đầy.

Nhân vật Hân trong truyện Chúng ta cần suy nghĩ về chuyện này trƣớc khi về sống tám năm với “anh” không cƣới hỏi cũng đã trải qua vài cuộc tình “Anh năm mươi ba. Hân bốn mươi. Hai người đều chưa có gia đình con cái trước khi sống tám năm với nhau. Anh cũng đã sống với vài cô trước khi gặp Hân. Hân cũng vậy. Mỗi cuộc tình của anh hay của Hân với ai đấy, thường kéo dài mấy năm” [12,161]. Trong tâm khảm ngƣời phụ nữ bốn mƣơi tuổi này vẫn luôn hi vọng về một sự ổn định bên ngƣời mình yêu, Hân yêu “anh” và muốn sống đến già cùng anh. Nhƣng khi biết “anh” đã thay đổi, không còn là “anh” của ngày xƣa nữa, nàng đã ra đi. Những giọt nƣớc mắt xót xa đã lăn xuống bên gò má của ngƣời phụ nữ không còn trẻ mà giờ đây vẫn là con số không. Tình yêu vẫn không đến thể đến với nàng.

Tình yêu của Cave là thứ tình yêu xa xỉ, thứ tình yêu đƣợc coi là bóc bánh trả tiền. Nhƣng Thu Huệ một ngƣời luôn trân trọng thứ tình cảm đƣợc gọi hai tiếng tình yêu thiêng liêng đó lại dành một sự ƣu ái đặc biệt với những

con ngƣời dƣờng nhƣ ở đáy cùng của xã hội. Họ cũng giống những ngƣời bình thƣờng khác, cũng muốn yêu và đƣợc yêu, và cũng sẵn sàng làm mọi thứ vì ngƣời mình yêu kể cả hi sinh tính mạng của mình. Nhƣng tình yêu vẫn không thể đến với họ một cách trọn vẹn vì cuộc sống hiện tại quá khắc nghiệt, song hành với nó luôn là cái ác và sự bất an. Nàng trong X-Men có mùi trường đua là một cô cave rất đặc biệt yêu anh chàng X-Men mê chó đua: “Nàng rúm người, rúc vào anh, hít mùi hương cà phê cháy đậm đặc, điều chưa bao giờ xảy ra với một đứa làm gái là hít mùi mồ hôi của khách, như hít hương người yêu, nhất là lại hôn nhau xoắn chặt môi không dứt” [12,12]. Tình yêu với X-Men đã cho cô những cảm giác tƣơi mới, khiến cho lòng cô xáo động: “Ba mươi ba tuổi, chia tay người chồng cũ mười ba năm. Lần đầu tiên sáng nay ruột gan nàng quặn thắt vì mùi một người đàn ông lạ” [12,13], “Nàng cũng không biết là mình khóc. Chỉ khi nước đầy một bên tai, rồi luồn từ từ xuống cổ, bò nhẹ nhàng qua chân tóc…” [12,16]. Nàng đã yêu X-Men nên đã về sống cùng anh ta trong một ngôi nhà nằm sâu trong núi, xa biển, vì một lý do nàng nghĩ X-Men “sạch sẽ” và “thơm”. Nàng đã khẳng định: “Mùi của anh giống mùi sâm. Đàn ông các anh dối trá cái gì, riêng cái đấy, sạch bẩn không giấu được” [12,19]. Nhƣng một điều nàng cũng không ngờ X-Men là kẻ giết ngƣời, dù X-Men có “thơm”, có “sạch” nhƣng đó vẫn là cái ác. Và phải chăng cái chết của cô gái dƣới biển kia cũng là hình ảnh tƣơng lai c ủa nàng? nàng cũng không biết.

Nhân vật “em” trong truyện Coi như không biết, một cô cave có đƣợc tình yêu của ông tiến sĩ Văn. Nhƣng chính vì tình yêu này, cô đã chết. Cô yêu Văn và không thể chịu đƣợc khi ngƣời khác có ý đe dọa tống tiền ngƣời cô yêu: “Cái gì thì cho qua. Chứ vấy bẩn vào người yêu của nhau như thế phải xử” [12,113]. Và cô đã xử, đã chọn cái chết để chứng minh tình yêu của mình. Đó là cách mà cô đã yêu. Còn đối với Văn, một anh chàng tiến sĩ giấu vợ, lén

lút ngoại tình cùng cô cave. Chỉ ba ngày đƣợc yêu thƣơng và chia sẻ đủ khiến một con ngƣời có mấy chục năm vợ chồng hạnh phúc, ròng rã cả tuổi trẻ đua theo những học hàm học vị để rồi bị tâm thần, hóa điên khi ngƣời tình, ngọn nguồn yêu thƣơng ấy mãi mãi đi xa. Ở đây, Thu Huệ đã chỉ cho chúng ta thấy, trƣớc cái chết và những ranh giới của sự tồn tại, khái niệm cave cũng không còn tồn tại, không còn quan trọng, mà chỉ còn tình yêu thật sự là tồn tại mãi mãi.

Nhạy cảm với nỗi đau khát vọng trong tình yêu không thành, Thu Huệ đã suy tƣ, trăn trở với cái đau buồn của những ngƣời đã yêu, đang yêu và những ngƣời yêu nhau nhƣng không đến đƣợc với nhau. Nỗi đau trong tình yêu đƣợc lý giải bằng sự thấu hiểu cảm thông của trái tim một ngƣời phụ nữ - một nhà văn. Dƣới con mắt của chị có nhiều nguyên nhân dẫn đến nỗi đau trong tình yêu nhƣng suy cho cùng nguyên nhân chính lại xuất phát từ niềm khát khao yêu đƣơng và dâng hiến của ngƣời phụ nữ. Càng khao khát yêu đƣơng và hạnh phúc thì lại càng lẻ loi cô độc, càng hi sinh càng phải trả giá. Không chỉ cảm thông thấu hiểu nhân vật Thu Huệ còn chỉ ra “hậu thiên đƣờng” của tình yêu để cảnh báo con ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Bên cạnh đó chị còn tỏ rõ thái độ phản đối với cách sống của một số nhân vật: lối sống thử hời hợt không đi đ ến đâu của Hân (Chúng ta cần suy nghĩ về chuyện này), của nhân vật “tôi” (Rồi cũng tới nơi thôi)… Dù còn mang nhiều vị đắng, bất hạnh nhƣng tình yêu luôn đƣợc diễn tả nhƣ một niềm khát khao vĩnh hằng của con ngƣời, đặc biệt ở ngƣời phụ nữ.

CHƢƠNG 2

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HIỆN THỰC ĐÔ THỊ TRONG THÀNH PHỐ ĐI VẮNG

Một phần của tài liệu Đô thị hiện đại trong tập truyện ngắn thành phố đi vắng của nguyễn thị thu huệ (KL07173) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)