Thời gian quá khứ

Một phần của tài liệu Đô thị hiện đại trong tập truyện ngắn thành phố đi vắng của nguyễn thị thu huệ (KL07173) (Trang 41 - 43)

7. Cấu trúc của khoá luận

2.2.2.Thời gian quá khứ

Thời gian quá khứ là cái đã qua so với hiện tại, trong văn học nó phụ thuộc bởi điểm mốc của điểm nhìn trần thuật. Trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng ta thƣờng gặp những kiểu thời gian nhƣ thế.

Trong truyện Với tay là đến, ngay từ đầu ngƣời đọc đã nhận thấy ngƣời kể chuyện đang đứng ở thời điểm hiện tại nhớ về quá khứ. Câu chuyện kể về lần thăm nhà cuối cùng của nhân vật Đại Dƣơng trƣớc khi vào trại cai nghiện. Đại Dƣơng đƣợc về thăm nhà, thăm bố mẹ lần cuối, ở thời điểm đó nhân vật nhớ về quá khứ của mình: “Đại Dương chăm chăm nhìn bãi đất đầy mộ người thường họp chợ riu riu trong những tia nắng quái ác sau một ngày nung đốt.

Chợ chiều. Dương nhớ ngày xưa. Sao bỗng nhiên tất cả lại xếp hàng thẳng trở về nhớ thế này nhỉ. Hay bị kỉ niệm chi phối, là người uỷ mị, yếu lòng. Có khi là người gần đất xa trời, hoặc biết mình sắp trắng tay, phá sản. Ngày xưa. Mẹ gánh Dương một bên, gánh tép một bên, đung đưa, đung đưa từ chợ chiều về” [12,238], Dƣơng nhớ cuộc nói chuyện của bố mẹ lúc xƣa: “Sáng nay. B ố bảo mẹ: Tôi đi sang xóm Cù mua vài thứ, trưa về, chuẩn bị mai đi tàu lớn. Mẹ xếp mấy quả ổi xanh, miếng mít gọt sạch thơm thơm, vài quả thị vẹo, giọng nhập nhèm: Ông đi d ễ đến ba ngày. Năm ngày. Ông đáp rồi cun cút đi” [12,241], “Dương nhìn thấy biển. Thấy ngày bố mẹ ngậm ngùi thu va hà vén dúi tiền cho con ở bến xe lên tỉnh học đại học. Mẹ còn nhét xu ống chân gói cá thu khô, suýt nữa cả can nước mắm nếu anh tài không nhìn thấy bắt mang xuống khỏi xui” [12,245]. Trong kí ức của Dƣơng tuổi thơ hiện lên thật đẹp đẽ, đơn giản trong ngần, đó là hình ảnh bố đang dong thuyền về buổi chiều nhuộm nắng, là hình ảnh mẹ cắp chiếc thúng nhỏ chạy ra đựng mực tƣơi về luộc chấm mắm tôm tƣơi. Từ những kí ức đẹp đẽ xƣa so với hiện tại bây giờ, nhân vật “cảm nhận được sự tan rã thân xác như một con cá còn sống nhưng nhiễm độc chờ chết trương phình giương đôi mắt trắng đục nhìn lũ bọ rỉa thịt mình nhấm nháp” [12,245], Nguyễn Thị Thu Huệ đã cho nhân vật của mình quay trở về quá khứ để làm nổi bật sự hối hận, nuối tiếc về những ngày tháng ham vui, để bản thân sa ngã trong cuộc sống đô thành hiện đại đầy cám dỗ.

Thành phố đi vắng là sự hồi tƣởng về một quá khứ đẹp, một thành phố tƣơi trẻ, nồng nhiệt với những con ngƣời thân thiện. Trong kí ức của cô, thƣờng vào cuối tuần, cô và anh hay nhảy lên bất cứ một chiếc xe bus nào, đi một mạch qua nhiều bến đỗ, phố dài, phố ngắn, nghe đủ mọi thứ chuyện trên đời trên những chuyến xe bus ấy. Cô nhớ những cuối tuần xƣa cô và anh đi lang thang qua những con phố, nếm thử vị ngon của hàng quán bên đƣờng:

Những ngày cuối tuần xưa. Anh và cô chân dép xỏ ngón, quần sooc lang thang những phố đi bộ. Có khi ngồi bệt bên hàng cháo huyết, phở cuốn đủ loại chấm nước chao cay, ngậy mùi bơ lạc không đứng lên được vì chuyện của bà bán hàng về cách làm tương chao, cách hãm huyết heo sao cho thơm, mềm” [12,269], nhớ những âm thanh quen thuộc trong lòng thành phố, những nhà hàng, khách sạn nơi cô từng đến, những con ngƣời thân thiện luôn nở nụ cƣời, và những kỉ niệm ngọt ngào bên anh. Nhƣng thành phố của cô trong quá khứ, giờ đây nó đã thay đổi, thay đổi đến chóng mặt chỉ sau ba năm xa cách.

Rồi cũng tới nơi thôi là câu chuyện kể về những kỉ niệm của nhân vật “tôi” với ngƣời tên gọi là “Bố cục chặt”. Cứ vào những ngày thật lạnh thì nhân vật tôi lại lên Lạng Sơn với “Bố cục chặt”, nhân vật tôi nhớ cái dáng ngồi gật gù ngủ của “Bố cục chặt”, nhớ không gian bên trong căn phòng c ủa ông và nhớ những kỉ niệm bên nhau của hai ngƣời.

Nhƣ vậy, thời gian quá khứ cũng đóng một vai trò quan trọng trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Từ thời gian hiện tại lùi lại quá khứ, nhân vật của chị đã có một độ lùi nhất định để hiểu rõ hơn về mình, về những năm tháng đã qua so với cuộc sống hiện đại ngày nay.

Một phần của tài liệu Đô thị hiện đại trong tập truyện ngắn thành phố đi vắng của nguyễn thị thu huệ (KL07173) (Trang 41 - 43)