7. Cấu trúc của khoá luận
2.3.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ
Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ đi sâu khám phá, phân tích những hiện thực trần trụi của cuộc đời mà còn có xu hƣớng đi tìm vẻ đẹp của thiên nhiên, con ngƣời qua những cảm nhận vừa trữ tình vừa sâu lắng. Nguyễn Thị Thu Huệ đã lựa chọn những ngôn từ thật đằm thắm dịu dàng, giàu chất thơ để hƣớng vào thế giới nội tâm con ngƣời hoặc miêu tả những bức tranh thiên nhiên trữ tình thơ mộng. Nếu so sánh trong bối cảnh chung c ủa văn học đƣơng đại, ta thấy chị gần gũi với Phan Thị Vàng Anh trong sự sắc sảo, nhạy bén, bạo liệt. Nhƣng nếu ngôn ngữ của Phan Thị Vàng Anh s ắc sảo nhƣ “dao cứa” chạm vào vấn đề của đời sống một cách trực diện bằng một cái nhìn tự tin nhiều khi đến mức tự kiêu tạo cảm giác căng thẳng nơi ngƣời đọc thì ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ cũng bạo liệt không kém nhƣng chị biết chọn điểm dừng. Bên cạnh đó, Thu Huệ thƣờng giảm bớt độ căng thẳng bằng những đoạn trữ tình ngoại đề, những đoạn miêu tả thiên nhiên b ằng ngôn ngữ trữ tình, sâu lắng. Dƣới ngòi bút đầy nữ tính của
chị, tâm hồn con ngƣời nhƣ một cung đàn kì diệu sẵn sàng rung lên những thanh âm vừa mơ hồ, vừa lắng đọng trƣớc những biến thái của cuộc đời, giữa dòng chảy tấp nập của cuộc sống. Đây cũng là một đặc điểm nối dài trong các sáng tác c ủa Nguyễn Thị Thu Huệ từ Hậu thiên đường cho đến tác phẩm mới nhất Thành phố đi vắng thể hiện những nét riêng trong phong cách của nhà văn.
Những từ ngữ mƣợt mà, sâu lắng đƣợc Nguyễn Thị Thu Huệ dành để miêu tả thiên nhiên, cuộc sống. Thiên nhiên vốn đa sắc màu dƣới ngòi bút c ủa chị bỗng trở nên tha thiết, mến thƣơng, gần gũi đến lạ lùng: “Nắng cuối thu ong vàng. Những cây điệp bông vàng dài rũ xu ống như những sợi dây vàng ròng ngả nghiêng trong gió. Mặt hồ xanh. Mênh mông sâu hiền hòa. Phía xa, bên kia hồ là những dãy núi, mây trắng viền xung quanh” (Mùa thu vàng rực rỡ). Không chỉ yên tĩnh mà thiên nhiên nhƣ khoác một sắc màu lung linh huyền diệu: “Trăng lên cao và vàng rực góc trời. Ánh sáng vàng chảy như lụa từ trên trời cao mênh mông gió trải xuống mặt hồ” (Mùa thu vàng rực rỡ). Không chỉ mặt hồ đẹp bình yên mà khung cảnh biển êm đềm thơ mộng cũng đƣợc Nguyễn Thị Thu Huệ miêu tả bằng những từ ngữ tinh tế: “Thành phố Tuy Hòa nhỏ nhắn, êm đềm quanh năm vỗ sóng. Thắng thuê phòng nghỉ sát bên bờ biển, dưới tán xanh mát rượu của một rừng dừa và phi lao. Làng xóm yên bình. Con người hiền hậu” (Một nửa cuộc đời). Hay những câu văn đầy chất thơ chỉ cảm giác con ngƣời thƣờng đƣợc Nguyễn Thị Thu Huệ đúc kết nhƣ: thoáng thấy, thoáng nghe, thoáng nhìn, thoáng nghĩ, bỗng nhiên, bỗng dƣng, bất chợt, lần đầu, ý thức… Chẳng hạn: “Tôi có cảm giác như mình bỗng tan thành nước” (Hậu thiên đường), “Chị thảng thốt như tưởng gió đùa ngoài cửa… Tim chị đập rộn ràng một cảm giác xa xưa, ngày anh còn sống” (Lời thì thầm của mùa xuân).
Đến với Thành phố đi vắng, Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn mang vào đó ngôn ngữ đậm chất thơ đối lập với hiện thực cuộc sống nghiệt ngã, xô bồ, tấp nập. Tình yêu của cô cave với X-Men, ngƣời đàn ông mê đua chó đƣợc diễn tả thật đặc biệt: “Hạ một chân xuống nền sỏi ấm nắng, chỉ còn hai bước nữa là đến cửa. Nếu đẩy cánh cửa kia ra, chắc chắn nàng sẽ đến, rúc vào một bên hông của X-Men mà hít mùi cả phê cháy. Đấy cũng là điều chưa bao giờ có ở nàng” [12,14] (X-Men có mùi trường đua). Hay nỗi nhớ quằn quại, da diết của cô gái với ngƣời tình mỗi khi trời trở lạnh đã đƣợc Nguyễn Thị Thu Huệ diễn tả rất sắc nét: “Từ lúc biết tin nhiệt độ có thể xuống đến 0 trong những ngày tới, người tôi nóng bừng như sốt, chân cuồng lên vì những con gì đó lân tân li ti chạy trong mạch máu” [12,84] (Rồi cũng tới nơi thôi). Nguyễn Thị Thu Huệ đã dùng ngôn ngữ giàu chất thơ để diễn tả rất tinh tế những cung bậc cảm xúc của những ngƣời đang yêu. Ngôn ngữ này nhƣ một vĩ thanh có sức mạnh vô cùng lớn để có thể tồn tại trong thế đối lập với những thứ trần trụi, dung tục đời thƣờng.
Ngôn ngữ trữ tình, dịu dàng còn lan to ả trong từng câu chữ đặc biệt xuất hiện nhiều khi viết về thiên nhiên. Vẻ đẹp của Đồng Đăng về đêm trong cảm nhận của cô gái những ngày cuối năm cũng hiện lên thật lãng mạn trong truyện của chị: “Toàn cảnh Đồng Đăng về đêm trong sương gió đầu mùa như một bức tranh hoàn hảo. Ấm nồng rượu hương gió núi loanh quanh” [12,94] (Rồi cũng tới nơi thôi) hay vẻ đẹp thiên nhiên vùng núi nơi ông Nhân cùng con trai đang ở: “Khuôn cửa sổ mở ra, bên ngoài bạt ngàn hoa, khi thì màu nghệ phủ dày, xen lẫn tím nhạt, khi thì vàng choé, lẫn sắc trắng mong manh, quả là một thiên đường không có thật nơi trần thế. Những con chim lông mượt, ức đầy vừa nhảy chuyền cành, vừa kêu chích chích. Tiếng cú rúc. Tiếng gió dạo dào thổi trên những tán cây. Sương mai đ ọng đầu cành lá thấp, đất ẩm ướt sau cơm mưa đêm, lan toả mùi lá cây giập gẫy, mùi hoa dại ngai ngái
và mùi không gian tinh khôi” [12,206] (Cú mèo và rượu hoa). Những thanh âm rộn ràng, tƣơi mát của cuộc sống, con ngƣời trong xã hội hiện đại đƣợc Thu Huệ diễn tả chân thực và gần gũi: “Dưới đường, loang loang ánh đèn, tiếng còi xe, tiếng nhạc đủ thể loại hắt ngược lên. Tiếng ca cải lương não nề từ chiếc xe bán băng đĩa dạo. Tiếng trống đập rầm rầm loại nhạc hiphop đang thịnh hành của lũ trẻ phát ra từ hàng thời trang TTT, hay tiếng hủ tiếu gõ, tiếng rầm rập nẹt pô xe phân khối lớn gây cảm giác xe đi xa mà khói vẫn quẩn quanh. Thỉnh thoảng, léo lắt tiếng ca buồn ngang ngang ma quái Khánh Ly hát nhạc Trịnh” [12,274] (Thành phố đi vắng). Trong truyện Với tay là đến
nhân vật Đại Dƣơng đã cảm nhận đƣợc sâu sắc mùi vị của quê hƣơng, sự thay đổi của mảnh đất này sau một thời gian xa quê: “Đã nghe thấy tiếng biển ì ầm ngoài xa. Nặng nặng một âm thanh muôn thuở, đều đều nhưng quyến rũ, lôi kéo vô cùng. Hàng quán hai bên đường mọc nhanh như cỏ dại sau mưa. Cần thì phục vụ thêm món tự có. Miễn là ra tiền.” [12,239].
Có phần giống với Nguyễn Thị Thu Huệ, ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ cũng giàu chất thơ, trữ tình đằm thắm, nó thể hiện ở hệ thống từ ngữ mang sắc thái biểu cảm của ngƣời nói, thể hiện ở những câu cảm hay nghi vấn. Đây là lớp từ đặc trƣng trong ngôn ngữ giao tiếp của ngƣời miền Tây Nam Bộ nhƣ: “Mà, bây coi ém mùng cho kĩ, để muỗi cắn thằng nhỏ làm ghẻ à?” (Đau gì như thế); “Hổng ấy, cho con Tươi đi chịu hôn?” (Ngọn đèn không tắt); “Mà anh nhớ đối xử với người ta tốt như đối xử với tôi vậy nghen”(Huệ lấy chồng). Nhƣng ngôn ngữ trữ tình sâu lắng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ lại khắc khoải, nặng nề, da diết đến ám ảnh. Hay trong tập truyện Trăng nơi đáy giếng của Trần Thuỳ Mai ngôn ngữ dƣờng nhƣ dịu dàng, dịu dàng đến yên ổn. Có lẽ do nhà văn đƣợc sinh ra và lớn lên ở xứ Huế mộng mơ yên bình và d ịu nhẹ nên ngôn ngữ của Trần Thuỳ Mai có phần nhẹ nhàng, bằng phẳng và thiếu cá tính. Còn với Nguyễn Thị Thu Huệ ngôn ngữ
trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của chị hấp dẫn ngƣời đọc bởi nó đƣợc cất lên từ tiếng lòng của nhân vật vừa có sự dịu dàng sâu lắng nhƣng không quá ám ảnh, khắc khoải, nặng nề. Mặt khác sự kết hợp ngôn ngữ dịu dàng với ngôn ngữ dung tục, đời thƣờng đã tạo thành những điểm nhấn mang màu sắc cá tính riêng, độc đáo không quá b ằng phẳng và nhàm chán tạo cho độc giả một sự cuốn hút đặc biệt và đầy ấn tƣợng.
Có thể nói, nhịp sống đô thị bon chen, ồn ã hôm nay đã nhanh chóng “giết chết” phần duy cảm, cảm xúc của không ít ngƣời. Vòng xoáy tất bật, những vất vả nhọc nhằn trong công cuộc mƣu sinh, những toan tính không ngớt để bám trụ chốn đô thành đã khiến con ngƣời trở nên chai lì cảm xúc. Không ít ngƣời thờ ơ trƣớc nỗi đau của đồng loại, thậm chí dẫm đạp lên đồng loại để mƣu lợi cho riêng mình. Hình nhƣ ở họ, phần tình cảm ngày càng ngậm ngùi lùi bƣớc trƣớc lý trí lạnh lùng, toan tính sắc lạnh. Trƣớc sự thiếu hụt về tình ngƣời ấy, chất thơ trong truyện ngắn nhƣ một dòng nƣớc trong mát kéo họ bừng tỉnh trở về với những giá trị vĩnh hằng vô tận. Nó trở thành điểm tựa giúp con ngƣời lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống xô bồ bụi bặm hôm nay.