Không gian chung

Một phần của tài liệu Đô thị hiện đại trong tập truyện ngắn thành phố đi vắng của nguyễn thị thu huệ (KL07173) (Trang 32 - 36)

7. Cấu trúc của khoá luận

2.1.1. Không gian chung

Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ nhằm biểu hiện con ngƣời và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Mỗi không gian cho phép bộc lộ một phƣơng diện của con ngƣời. Mở rộng không gian hiện thực ở đời sống thành thị Thu Huệ đã giúp chúng ta khám phá đƣợc những góc cạnh mới của con ngƣời hiện đại. Đời sống đô thị trƣớc hết đã giải phóng con ngƣời khỏi không gian. Đầu tiên là không gian xã hội, sau đó là không gian tinh thần. Con ngƣời làng xa xƣa b ị cột chặt vào mảnh đất mà họ sinh sống: cây đa, bến nƣớc – làng quê bình yên muôn thuở nay cởi bỏ những ràng buộc của cộng đồng làng xóm cũ, vƣợt thoát khỏi không gian xã hội cổ truyền. Đến văn học hiện đại, thì trong cái nhìn đô thị không gian đã vỡ vụn ra thành những mảng nhỏ là những đƣờng phố, khúc sông, bờ hồ, những nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,… nơi diễn ra những mối quan hệ phức tạp giữa con ngƣời với con ngƣời, những lo toan kiếm sống, những toan tính vật chất, những tình yêu không thành, những cái chết bất ngờ, nhanh chóng…

Trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng không gian đô thị hiện lên qua những con đƣờng, những hàng quán, nhà nghỉ, khách sạn, phòng xông hơi, rạp chiếu phim… Có thể thấy Nguyễn Thị Thu Huệ đã đƣa vào trong các

sáng tác của mình những không gian ấy với mật độ khá dày. Đây là không gian chung điển hình của đô thị hiện đại ngày nay. Đó là không gian hàng quán trong Sống gửi thác về: “Cả nhà xúng xính quán vườn Tri Âm. Quán chạy quanh Hồ Tây lộng gió. Ba bề bốn bên không tường bao, không phòng máy lạnh. Trên đầu trời xanh bao la, mây trắng trên cao, nắng vàng ở dưới” [12,54]. Có thể nói đây là không gian rộng nhất trong truyện Sống gửi thác về

so với không gian tù túng chật hẹp trong cái ngôi nhà của vợ chồng Tân Luyến, và cũng là nơi để cả gia đình “ăn tươi một bữa”: “Lâu lắm rồi cả nhà mới ra đường ăn tươi một bữa. Ngày lễ, cả nước nghỉ. Mình phải tự thưởng mình chứ, lầm than mãi, u mê quá” [12,53]. Nhƣng cũng chính từ cái không gian ấy đã báo hiệu sự ra đi của Luyến sau này. Trong lúc ăn một bát phở Gia truyền là không gian của một quán ăn, ở đó hiện lên tất cả những gì ồn ào, bát nháo và bất an trong cảm nhận của một cô gái: “Choảng. Sau tiếng bát rơi, không vỡ, là mẹ mày, ăn u ống lúc nào cũng hậu đậu” [12,70], “Quán đã đông. Phía bát rơi là góc bốn thanh niên mới vào. Ăn nhiều thứ hỗn độn, trước mặt đến chục cái bát. Những cốc trà đá la liệt. Thằng gạt tay rơi cái bát xuống đất, tỉnh bơ. Thằng bên cạnh nhặt, im lặng. Thằng chửi bật là thằng không làm rơi, cũng không cúi nhặt. Phía khác. Hai ông bà già, quần áo trang trọng từ trong tới ngoài, cốt cách ngay ngắn như đang tiếp khách ngoại giao chứ không phải ngự nơi hàng phở. Bà vợ lịch sự khều từng sợi phở như sợ bánh phở đau. Ông chồng thì nhấm củ hành với chén rượu. Nhìn vu vơ, nhưng tâm trạng. Phía khuất nhất, là một người đàn ông râu rậm, mặt lì, cắm cúi nhai”, “Tất cả đều nhìn cô ẩn chứa điều gì. Trừ bàn của bốn thanh niên ăn uống ồn ào [...] Có cảm giác bất an, cô ngẩng lên” [12,71]. Không gian chung trong truyện Chủ nhật được xem phim hoạt hình là không gian quán cà phê nơi Quang và Liên giết thời gian trong những ngày chủ nhật rảnh rỗi: “Quán cà phê cóc, nằm bên này vỉa hè, ngã ba của một khu mua sắm trung

tâm thành phố. Hai giờ chiều. Quán ăn trưa còn khách. Cà phê chi ều bắt đầu đông”, “Bên cạnh hàng bún sườn, móng dọc mùng là quán cà phê vỉa hè. Quán với rất nhiều bàn con, ghế con, dưới tán mấy cây lộc vừng lá đỏ, một cây sưa” [12,222]. Cũng trong không gian của một quán cà phê trong truyện

Chúng ta cần suy nghĩ về việc này một đôi trai gái đối diện với nhau sau ba năm chia tay “Hân và anh ngồi đối diện với nhau trong một quán cà phê góc hồ Con Rùa” [12,162], ba năm là quãng thời gian đủ để con ngƣời ta thay đổi, Hân và anh đều cảm nhận đƣợc sự thay đổi đó. Không gian quán cà phê còn có trong truyện Câu chuyện đại chiến: “Đấy cũng là tối đầu tiên tôi nốc ba cốc cà phê đá. Mây Tím có từ mười năm, nằm ở ngã ba đường, hoành tráng nhất khu vực” [12,102]. Trong truyện Thành phố đi vắng còn xuất hiện những quán bia hơi, nhà hàng, khách sạn: “Chỉ quán Nhật Tusi là còn ran ran “irashaimase… Insamase… irashaimase…” phục vụ, nấu bếp chào đón khách. Những chàng trai khéo tay đứng sau quầy, cuộn susi các loại, trong những bóng đèn hắt thẳng, nhoẻn cười đem cảm giác đã gặp được người, điều mà suốt tuần nay cô đi tìm không thấy” [12,270], “Cửa sổ phòng khách sạn cô ở trông xu ống ngã sáu” [12,274], “Phòng khách sạn năm nào cửa sổ trông xuống các ngả giao cắt, loáng ánh đèn” [12,283].

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nó là một loạt sự biến đổi. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ từng ngày, từng giờ làm cho bộ mặt cuộc sống đô thị trở nên sôi động hơn. Nhịp sống đô thị đã kéo theo nhu cầu thƣởng thức của con ngƣời lên một cấp bậc cao hơn. Trong truyện Thu xếp cuối đời xuất hiện những phòng xông hơi, những bể bơi hiện đại: “Ba giờ chiều. Phòng xông hơi vắng. Ông thu vé nằm ngủ, chân thõng xuống đất, ưỡn phần nhạy cảm vào mặt tất cả những ai đi qua hành lang mốc ẩm, để vào khu tắm và xông hơi” [12,165], “Dưới bể bơi. Hai bà khoảng trên năm mươi, không chịu nổi cảnh vẫy vùng nghịch nhau quá lố của cô gái và chàng trai,

hét lên “Này, nhóc con. Đây là bể bơi công cộng, chúng mày có rửng mỡ thì về nhà. Có coi ai ra gì không?” [12,172]. Những rạp chiếu phim trở thành không gian không thể thiếu trong các sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, nhƣng trong không gian ấy lại có sự hiện diện của cái chết: “Anh chị hôm nay đến sớm thế?”- “Sợ tắc đường, phải đi trước nửa tiếng đấy. Rạp hôm nay vắng nhỉ” [12,134], “Những câu thoại qua lại của anh, cô với cậu Soát vé, cô Tạp vụ trong phòng chiếu số 9 luôn rôm rả, chỉ kết thúc khi đèn tắt, màn hình rộng tràn ngập âm thanh ánh sáng những khúc quảng cáo phim sắp chiếu đợi khách dần yên vị” [12,135], “Con gái mà dám giết người. Xem phim nhiều, sống, chết, yêu giết như phim. Không hiểu sao anh chị ấy đẹp đôi thế, lại xuống tay với nhau được nhỉ” [12,139] (Phòng chiếu phim số 9).

Không gian đô thị trong tập truyện Thành phố đi vắng còn là phố phƣờng với tất cả những ồn ào, bát nháo của cuộc sống hiện đại. Cô gái trong

Thành phố đi vắng chứng kiến một sự việc xảy ra trên đƣờng phố: một con chó Nhật ở giữa đƣờng bị một cô gái đang đi xe trên đƣờng dừng lại đá một phát thẳng vào giữa mồm con chó nhƣng ngƣời đàn bà – chủ nhân của con chó lại sợ sệt không phản ứng lại, ôm con chó chạy băng qua đƣờng. Hay “Từ cửa sổ có thể nhìn thấy rất nhiều chuyện đang xảy ra dưới đường. Bà bán bún riêu cao hơn mét bày mươi, nặng tám chục kí đang nhặt cho vào mồm những mảnh vụn đầu cuối của giò tai. Miệng nhai nhưng vẫn chửi ông chồng hôm qua cá độ bóng đá mất hơn ba trăm nghìn tiền lãi hai ngày gánh bún. Ông xe ôm không cần gương sờ sờ mò trên mặt nặn trứng cá. Lâu lâu được viên nào, giơ lên nắng soi” [12,153] (Chúng ta cần suy nghĩ về chuyện này). Từ điểm nhìn của nhân vật và những tình huống cụ thể thì phố phƣờng hiện lên rộng rãi, khoáng đạt nhƣng lại trống trếch với những hụt hẫng cô đơn. Thu Huệ đã thể hiện rõ nét s ự cô đơn ấy qua những đoạn miêu tả phố phƣờng nhƣ: “Đường phố dài. Mưa đầu phố mịt mù thế, cuối phố khô hanh hao. Nhảy

xuống khỏi chiếc taxi ướt sũng sạch bóng, anh bước đi trên đường có hàng cây sao thẳng tắp” [12,283] (Thành phố đi vắng), “Tôi nhìn về cuối đường. Chợ cóc chiều vẫn họp, thưa vắng nên phố bỗng rộng” [12,176] (Thu xếp cuối đời).

Nhƣ vậy, có thể thấy trong hầu hết các tác phẩm của tập truyện ngắn

Thành phố đi vắng, Nguyễn Thị Thu Huệ đã thể hiện rõ nét sự xô bồ, náo nhiệt của chốn phồn hoa đô thị, nỗi cô đơn, hụt hẫng của con ngƣời trong xã hội hiện đại qua một không gian chung.

Một phần của tài liệu Đô thị hiện đại trong tập truyện ngắn thành phố đi vắng của nguyễn thị thu huệ (KL07173) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)