7. Cấu trúc của khoá luận
2.1.2. Không gian cá nhân
Khảo sát các tác phẩm trong tập truyện Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy, không gian nghệ thuật thƣờng đƣợc chị chủ tâm kiến tạo đó là không gian cá nhân trong hiện thực đô thị.
Dễ nhận thấy, Nguyễn Thị Thu Huệ thƣờng đặt nhân vật của mình trong những không gian cá nhân nhỏ hẹp. Sự xuất hiện hình ảnh những căn phòng mƣời bốn, mƣời sáu mét vuông hoặc rộng hơn là không gian của một ngôi nhà cổ với nhiều thế hệ, nhiều gia đình chung sống. Trái ngƣợc với sự giãn nở đến chóng mặt của không gian đô thị chung, không gian cá nhân ngày càng teo tóp và bức bối. Trong không gian hẹp dễ va động và cọ xát này, trớ trêu thay con ngƣời cá nhân không tìm thấy sự an toàn và cảm giác ấm áp. Ngôi nhà đánh mất hàm nghĩa tổ ấm, chỉ đơn thuần là nơi trú ngụ của những thân xác rã rời. Với nhân vật Quang trong Chủ nhật được xem phim hoạt hình khi ngƣời yêu đã đi xa, không gian quen thuộc của anh là “Căn phòng mười bốn mét vuông, tầng xép của một khu nhà Pháp cổ, trần cao, sàn gỗ, anh sống từ lúc năm tuổi, mua lại của ông bác ruột” [12,231], không gian ấy là nơi để những chiều chủ nhật thừa thãi nằm nghiên cứu các chƣơng trình tivi và luôn dừng lại ở phim hoạt hình. Với nhân vật nữ trong truyện ngắn Trong lúc ăn một bát phở Gia truyền: “Cả tuần ngồi trong căn phòng chín mét vuông,
chung với ba đồng nghiệp, dưới ánh sáng của bốn bóng đèn nêông, cửa sổ luôn đóng để chống bụi, chống ồn. Cô luôn ngộp thở” [12,76], “góc phòng mười hai mét vuông, không cửa sổ” [12,81] giữa một chung cƣ cũ là lựa chọn duy nhất cho ngày cuối tuần nếu không muốn ra đƣờng và đối mặt với “bọn cƣớp chuyên nghiệp” có trang bị vũ khí. Đặt nhân vật của mình trong không gian nhỏ hẹp để gặm nhấm nỗi cô đơn, chán nản, qua đó độc giả nhận thấy xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con ngƣời đủ đầy về vật chất nhƣng tinh thần họ lại cảm thấy bất an, vô vị và cảm nhận cuộc sống thật vô nghĩa. Nhân vật chính trong truyện ngắn Thành phố đi vắng, trở về xứ sở thân yêu của mình sau ba năm xa cách nhƣng tất cả đều vỡ òa trong sự thất vọng bởi cảnh vật vẫn nhƣ xƣa nhƣng tình ngƣời đã “đi vắng”. Cô chọn cho mình không gian là căn phòng khách sạn ngày xƣa, nơi ở này cô cảm nhận rõ rệt những mất mát, đổi thay của tình đời, tình ngƣời và những mất mát khó gọi thành tên: “Ba năm qua rồi, giờ cô đứng một mình nơi cửa sổ, nhìn xuống đường. Sau lưng cô, trong phòng, không có những bức phác thảo rải kín mặt giường. Không quần áo bừa bãi vắt khắp nơi. Không có anh. Không có bia. Mùa hè nhưng lạnh. Giá vẽ mini gập nguyên dựng góc cửa. Bảng màu và những ống sơn g ọn gàng im lặng chân giường” [12,275]. Nhốt mình trong căn phòng nhỏ, cô gái đã cảm nhận một cách sâu sắc sự đổi thay của cuộc sống phố phƣờng. Trong môi trƣờng sống ấy con ngƣời dƣờng nhƣ chỉ biết sống cho bản thân mình và bàng quan với tất cả mọi thứ xung quanh. Điều đó sẽ dẫn đến sự thiếu vắng tình ngƣời, thiếu sự cảm thông chia sẻ giữa con ngƣời với nhau trong cuộc sống. Với lối viết trung tính, tác giả đã chuyển tải thành công cái mất mát trong cái đang tồn tại, cái trống trải lặng im trong cái ồn ào giữa cuộc sống nhộn nhịp, đông đúc.
Xây dựng những không gian nhỏ hẹp, đồng thời lại cắt rời mối liên hệ giữa những không gian cá nhân ấy với không gian công cộng, Nguyễn Thị
Thu Huệ kiến tạo những không gian “ốc đảo” giữa lòng đô thị, tồn tại biệt lập và tách rời mọi vang động xung quanh. Dƣờng nhƣ đời sống phố thị vốn ồn ã, náo nhiệt không vọng đến, không mảy may tác động đến những không gian cá thể này. Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng Tân Luyến có thể đƣợc nới rộng về diện tích, đƣợc chất đầy lên bởi những tiện nghi đắt tiền, nhƣng không vì thế mà nhịp sống và cảm xúc của ba con ngƣời trong đó thay đổi. Hầu nhƣ, không một bóng dáng hàng xóm hay một âm thanh nào từ nhà láng giềng vọng tới. Cái chết của Luyến, ngƣời phụ nữ duy nhất trong nhà vốn sinh ra làm ngọn lửa giữ ấm cho gia đình, cũng không mảy may làm nhịp sống và cảm xúc của bố con Tân chuyển dịch (Sống gửi thác về). Không gian duy nhất đƣợc đặt trong mối quan hệ với hàng xóm là ngôi nhà c ủa “Cha” và “con Gái”: “Bên Hàng xóm và Cha chung nhau một khoảng sân nhỏ của nhà Cha. Cha bảo vuông trời chung ấy là cái phổi của hai nhà” [12,252]. Hai nhà chung nhau một khoảng sân nhỏ của nhà “Cha”, “một khoảng không chung với màu xanh mát rƣợi của những cành vạn niên thanh” mà “Cha” đã trồng cho “con Gái”. Chỉ có điều, sự kết nối duy nhất đó với láng giềng lại phá hủy những gì đẹp nhất mà ngƣời cha nâng niu, gìn giữ. “Con Gái” mƣời sáu tuổi trở thành miếng mồi ngon của “hàng xóm” đạo đức giả mà “Cha” không biết, không hay (Của Cha, của Con những cành vạn niên thanh)…
Bằng trực cảm phụ nữ, Nguyễn Thị Thu Huệ nhận ra con ngƣời đô thị đang ngày một thờ ơ, xa lạ với không gian sống của chính mình. Ngƣời ngày một đầy lên, ken dày trên từng mét vuông đô thị thì những ngôi nhà càng hẹp lại. Cùng với không gian sống bức bối là sự bức tử khái niệm tổ ấm của những chủ nhân. Gắn kết, yêu thƣơng, chăm chút cho không gian sống là điều xa lạ với mỗi cá nhân hiện đại. Kết cục, ngôi nhà là tổ ấm, là điểm tựa một thời chỉ còn mang nghĩa của quán trọ, một nơi tạm bợ để sống gửi ở kiếp này. Không còn điểm tựa không gian, con ngƣời đô thị trƣợt dần trong quá trình mài
mòn mình trong chính không gian ngày càng không đƣợc ý thức ấy. Với việc xây dựng không gian cá nhân nhỏ hẹp đối lập trong lòng không gian đô thị ngày một giãn nở, ở đó hình ảnh con ngƣời cá nhân hiện nên thật nhỏ bé, co ro thu mình trong xã hội hiện đại bởi họ luôn cảm thấy bất an trƣớc cuộc sống thực tại đầy biến động. Qua đó, chúng ta cũng thấy đƣợc sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Thị Thu Huệ trƣớc những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống và nhận thấy bƣớc phát triển mới trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.