Cùng với Nguyễn Bính, thơ Nguyễn Duy là thứ “đặc sản” của Việt Nam với những câu thơ mang âm hưởng ca dao đi vào lòng người: Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ đã sáng tác, chiến đấu và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ thần thánh của dân tộc Bằng các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: bút kí, tiểu thuyết, phê bình và thơ… Nguyễn Duy đã tự khẳng định cho mình một chỗ đứng và tạo nên phong cách riêng trong nền văn học Việt Nam
Nguyễn Duy được vinh danh và biết đến nhiều hơn cả trong vai trò của một nhà thơ Hơn 30 năm cầm bút với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong
sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Duy đã cho ra đời hàng loạt tập thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987), Đãi cát tìm vàng (1987), Đường
xa (1989), Quà tặng (1990), Sáu và tám (1994), Về (1994), Vợ ơi (1995), Tình tang (1995), Bụi (1997) được giới phê bình cũng như người hâm mộ
đón nhận nồng nhiệt
Cùng với Nguyễn Bính, thơ Nguyễn Duy là thứ “đặc sản” của Việt
Nam với những câu thơ mang âm hưởng ca dao đi vào lòng người:
Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – 1987)
Đố em mua chịu nỗi đau
Để anh hóa giá bảy màu giấc mơ
(Bụi – 1997)
Nguyễn Duy còn tự nhận là “thi sĩ thảo dân”, coi cuộc đời mình đích
thị là thảo dân từ lúc nằm trong bụng mẹ và luôn tâm niệm quê hương và số phận của người dân lao động là nỗi trăn trở đau đáu trong tình cảm cũng như trong thơ mình Ông được đánh giá cao ở thể thơ lục bát viết theo phong cách hiện đại với những câu thơ vừa phóng túng, vừa uyển chuyển chặt chẽ và
Trang 2được giới phê bình đánh giá “là người góp phần làm mới thể thơ truyền thống” Vì vậy, thơ Nguyễn Duy luôn có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố
truyền thống và hiện đại từ nội dung đến hình thức biểu hiện Đây là điều chúng ta dễ dàng nhận ra ở hầu hết mọi sáng tác của nhà thơ
Hiện nay, Nguyễn Duy còn là nhà thơ được lựa chọn giảng dạy trong
nhà trường phổ thông với một số tác phẩm như: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Ánh trăng, Đò Lèn Mỗi bài thơ đều mang trong đó những dư âm, tình
cảm không chỉ của bản thân tác giả mà còn mang điệu hồn riêng của tâm hồn Việt Nam với những hình ảnh trữ tình đằm thắm
Nhằm mục đích góp thêm cách hiểu, cách nhìn nhận giúp học sinh, sinh
viên tiếp cận sâu rộng hơn tác phẩm thơ Nguyễn Duy, đặc biệt là tập thơ “vừa
quen, vừa lạ” Mẹ và em đồng thời, cũng xuất phát từ sự yêu mến của bản
thân với tập thơ này, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu yếu tố truyền
thống và hiện đại trong tập thơ Mẹ và em” làm đối tượng nghiên cứu cho
khóa luận này
2 Lịch sử vấn đề
Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, tác phẩm đầu tay của ông là bài thơ
Trên sân trường được viết năm 1960 khi đang còn là học sinh trung học phổ
thông ở Lam Sơn – Thanh Hóa, nhưng phải tới mãi năm 1973 ông mới thực
sự được biết đến với chùm thơ đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ tuần Báo Văn
nghệ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Viêt Nam Sự xuất hiện của thơ
Nguyễn Duy đã góp vào nền thơ ca một bản sắc riêng, một phong cách nghệ thuật độc đáo và thu hút sự chú ý của độc giả cũng như giới phê bình văn học
Hoài Thanh là một trong những người đầu tiên phát hiện ra tài năng thơ Nguyễn Duy qua chùm thơ ông gửi đăng trên tuần Báo Văn nghệ (Số Tết
Nhâm Tý và Văn Nghệ số 442) Trong bài viết: “Đọc một số bài Nguyễn
Duy” đăng trên Báo Văn Nghệ số 442 ngày 14 - 4 - 1972, tác giả đã khẳng
Trang 3định: “Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh thường hay cảm xúc trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình Cái điều ở người khác thường chỉ là thoáng qua thì ở anh nó lắng sâu và dừng lại…” [18, 32] Bài viết của Hoài
Thanh đã giới thiệu Nguyễn Duy trước bạn đọc như một tiếng thơ đầy triển
vọng, đầy “tiềm lực”
Lê Quang Hưng khi tìm hiểu thơ Nguyễn Duy cũng nhận ra nét độc đáo
của thơ Nguyễn Duy: “Sự kết hợp giữa cụ thể và suy ngẫm, giữa riêng và chung, cảm xúc đằm nén gây được sự đồng cảm” [7, 156]
Nguyễn Quang Sáng cũng nhận thấy ở Nguyễn Duy: “ Tư duy thơ thì hiện đại, hình thức thơ thì phẳng phất phong vị cổ điển phương Đông” [13,
189]
Trên đây là những bài viết đánh giá khái quát nhất về thơ Nguyễn Duy Ngoài ra còn nhiều bài phê bình, nghiên cứu của các tác giả đăng rải rác trên báo, tạp chí hay một số tuyển tập thơ Nói chung, các nhà phê bình, nghiên cứu đều đi đến khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo ở Nguyễn Duy và những đóng góp quí báu của ông cho nền thơ ca Việt Nam
Bùi Thị Minh Tâm trong luận văn thạc sĩ Ngữ văn về “Chủ đề quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Duy” đã xem cảm hứng quê hương, đất
nước là cảm hứng chính trong thơ Nguyễn Duy Đây là một cảm hứng quen
thuộc của thi nhân từ xưa tới nay: “Nguyễn Duy bền bỉ hướng cảm xúc của mình về với cội nguồn quê hương, cội nguồn dân tộc” [17, 32]
Vũ Văn Sĩ trong bài viết: “Nguyễn Duy - người thương mến đến tận cùng chân thật” đã có những nhận xét rất tinh tế: “…thơ Nguyễn Duy không dừng lại ở đề tài, bởi đằng sau các lớp sự việc, sự kiện ấy là cái hồn của cuộc sống ẩn tàng các vấn đề xã hội và con người trong đó”[16, 307] Theo ông, nét độc đáo trong thơ Nguyễn Duy chính là “gợi cho ta nắm bắt được những nét vô hình, mong manh trong tiềm thức của mình Và rồi ngay lập tức và
Trang 4đồng thời, bằng kinh nghiệm sống từng trải riêng của mỗi người để thiết lập mối liên hệ của nó với các hiện tượng tinh thần của đời sống xã hội” [16,310] Nhận xét của Vũ Văn Sĩ là những gợi mở quí báu cho chúng tôi khi
tìm hiểu cảm hứng sáng tác thơ Nguyễn Duy Bởi đây chính là mạch ngầm triết lí theo kiểu tư duy thơ của Nguyễn Duy
Lại Nguyên Ân trong bài viết “Tìm giọng mới thích hợp với người thời
mình”, qua giọng điệu riêng của tập thơ Ánh trăng, đã nhận thấy “Giai điệu
trữ tình” với nhiều sắc thái biểu hiện trong giọng điệu thơ Nguyễn Duy: “Có giọng bông lơn, bỡn cợt, có tiếng cười khúc khích giữa dòng trữ tình như là
để phá bớt đi cái vẻ rưng rưng thống thiết, cứ cao lên và làm căng thẳng mệt mỏi tâm lý cảm thụ” và sắc giọng mới “thủng thẳng ngang ngạnh và ương bướng nữa” [1, 205]
Hoàng Nhuận Cầm lại cho rằng giọng điệu thơ Nguyễn Duy là “Giọng điệu lời ru”, vừa hấp dẫn, vừa tinh quái hóm hỉnh trong một cái nhìn tinh tế như không có gì mà lại có gì”
Còn Anh Ngọc thì nhận ra “Cái duyên trào lộng”, cùng với “Cách tạo
từ mới có nội lực, sức sống” đã làm bật lên tiếng cười nhưng lại “Khiến mủi lòng, giễu cợt mà lại thêm thương mến…” [20,309]
Như vậy, các ý kiến đánh giá về thơ Nguyễn Duy mới dừng lại ở những nhận xét khái quát chung, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu
Khóa luận nghiên cứu, yếu tố truyền thống và hiện đại trong tập thơ Mẹ
và em của Nguyễn Duy ở phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Từ
Trang 5đó, thấy được đóng góp của Nguyễn Duy trong việc làm mới thơ ca dân tộc, tiếp tục khẳng định giá trị đặc sắc của thơ ông trong nền thơ ca đương đại
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau
-Tìm hiểu những yếu tố truyền thống trong tập thơ Mẹ và em của
Nguyễn Duy được thể hiện cụ thể qua phương diện nội dung cảm xúc và hình thức biểu hiện
-Tìm hiểu những yếu tố hiện đại trong tập thơ Mẹ và em của Nguyễn
Duy được thể hiện cụ thể qua phương diện nội dung cảm xúc và hình thức biểu hiện
-Thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Duy và khẳng định những đóng góp của ông trong nền thơ ca đương đại
4 Đối tượng nghiên cứu
Với khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp và khả năng làm chủ tư liệu có hạn, chúng tôi không đi sâu vào toàn bộ các sáng tác của Nguyễn Duy mà chỉ
tập trung làm rõ yếu tố truyền thống và hiện đại qua tập thơ Mẹ và em của
Nguyễn Duy
5 Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở “ Tìm hiểu yếu tố truyền thống và hiện đại trong thơ Nguyễn Duy”, khóa luận khẳng định những đóng góp của Nguyễn Duy trong nền thơ
đương đại Việt Nam Vì vậy tư liệu chính mà chúng tôi khảo sát là tập thơ Mẹ
và em (1987) gồm 34 bài thơ và khi cần mở rộng ra một số bài thơ khác của
Nguyễn Duy
6 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc sử dụng các phương pháp thường dùng trong nghiên cứu văn học, ở khóa luận này chúng tôi sẽ tập trung vào một số phương pháp chính như sau:
Trang 6Phương pháp này nhằm thống kê và khảo sát những yếu tố truyền thống
và hiện đại trong thơ Nguyễn Duy trên hai phương diện nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật
Nhằm tìm hiểu những yếu tố truyền thống và hiện đại trong tập thơ Mẹ
và em của Nguyễn Duy từ những căn cứ cụ thể để việc nghiên cứu có tính
thuyết phục
7 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đã làm rõ hai yếu tố truyền thống và hiện đại trong tập thơ
Mẹ và em của Nguyễn Duy
Kết quả nghiên cứu của khóa luận một lần nữa khẳng định sáng tạo độc
đáo của Nguyễn Duy trong tập thơ Mẹ và em nói riêng và toàn bộ các sáng
tác của Nguyễn Duy nói chung Đồng thời, đây cũng là tài liệu của bản thân tác giả khóa luận, góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy sau này
8 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của khóa luận được triển khai thành ba chương:
Trang 7NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm truyền thống và hiện đại
Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Giáo dục): “Truyền thống là thói quen
hình thành lâu đời trong lối suy nghĩ được truyền từ đời này sang đời khác”
[12, 38]
Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: “Truyền thống văn học là
những thành tựu văn học đặc sắc tương đối ổn định, bền vững, ổn định trên
cả hai phương diện nội dung và hình thức văn học được lưu truyền và kế thừa
từ thế hệ này sang thế hệ khác trong quá trình văn học” [6, 366]
Truyền thống văn học tồn tại và phát huy thông qua con đường vay mượn, ảnh hưởng văn học, thông qua những phép tắc, luật lệ sáng tạo nghệ thuật mà nhiều thế hệ phải tuân thủ để làm ra giá trị mới Nhà văn có thể tiếp nối truyền thống văn học có ý thức, hoặc chịu ảnh hưởng của truyền thống văn học không tự giác Tuy nhiên, truyền thống văn học không phải là một hiện tượng ngưng đọng, khép kín, mà không ngừng vận động, tự đổi mới Mỗi bước phát triển của lịch sử xã hội và lịch sử văn học thường khiến cho hàng loạt giá trị, kinh nghiệm nghệ thuật từng được xem là truyền thống trở nên bảo thủ, lạc hậu Để giải quyết những nhiệm vụ nghệ thuật do thời đại đặt
ra, người sáng tác hoặc là phải hoàn thiện đổi mới kinh nghiệm của thế hệ trước, hoặc phải đấu tranh chống lại những gì đã cũ kĩ, lạc hậu phải tìm kiếm những lối đi mới Kế thừa truyền thống và cách tân nghệ thuật, vì thế là những phương diện không bao giờ tách rời nhau của quá trình văn học Đến lượt mình, những cách tân chân chính lại trở thành truyền thống mới, bồi đắp thêm cho kho tàng kinh nghiệm đã vượt qua sự thử thách của thời gian của những thế hệ đi trước
Trang 8Như vậy, truyền thống chính là những yếu tố lặp đi lặp lại lưu truyền
giữa các thế hệ Giáo sư Trần Đình Sử nhận xét: “ Ảnh hưởng bên ngoài là những cú hích làm cho truyền thống dân tộc tự đổi mới chứ không thể thay thế được truyền thống” và “ truyền thống là điểm tựa là yếu tố thuộc về nội lực của cá tính sáng tạo” [15,138]
Khái niệm “hiện đại” được Từ điển tiếng Việt ( NXB Đà Nẵng) quan
niệm: “Hiện đại là thuộc về thời ngày nay”, là một phạm trù của sự vận động
văn học Tính hiện đại được rất nhiều người quan niệm khác nhau: Có người quan niệm hiện đại là sáng tạo đổi mới, nhưng có người lại đồng nghĩa với lố lăng quay lưng lại với truyền thống
Theo giáo sư Trần Đình Sử: “bản chất tính hiện đại là khuynh hướng giải phóng, đổi mới nghệ thuật làm cho nghệ thuật ngày càng mang giá trị nhân bản sâu sắc” [15, 140]
Như vậy, hiện đại là một khuynh hướng tất yếu của tiến trình văn học
bởi vì văn học phản ánh đời sống thông qua hình tượng, khi xã hội ngày càng hiện đại thì một số yếu tố truyền thống tỏ ra không còn phù hợp nữa và nó không thể phản ánh hết được sự đa diện của xã hội đương đại và muốn không
bị lãng quên văn học phải tự đổi mới mình Đổi mới ở đây không phải là phủ nhận hoàn toàn những cái đã có mà phải trên tinh thần kế thừa, phát huy và sáng tạo những tinh hoa mà thế hệ trước để lại Làm được như vậy thì hiện đại
là một quá trình tích cực góp phần tạo nên những giá trị truyền thống mới cho văn học Do vậy cần khẳng định, hiện đại phải bắt nguồn từ truyền thống, cũng giống như không có một ngọn cây nào không sinh ra từ gốc rễ
Có thể thấy, giữa truyền thống và hiện đại có một mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau Truyền thống không phải là hiện tượng ngưng đọng
mà vận động tự đổi mới đó chính là hiện đại Mỗi bước đi phát triển của lịch
Trang 9sử xã hội và lịch sử văn học đều đòi hỏi từng bước đổi mới kế thừa truyền thống và cách tân bao giờ cũng là những phương diện không thể tách rời của quá trình văn học
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới hồn thơ Nguyễn Duy
1.2.1 Quê hương và gia đình
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Học, sống chủ yếu ở quê ngoại huyện Hà Trung, Thanh Hóa nơi có những địa danh như
Đò Lèn, Cống Na, Chợ Bình Lâm, Chùa Trần, đền Cây Thị,…đã trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Duy Hơn thế, Thanh Hóa còn là một vùng quê mang đậm dấu ấn văn hóa làng xã và các phong tục tập quán in đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, vì thế mà quê hương không chỉ là nơi nuôi dưỡng nhà nhơ mà nó còn là một hình ảnh trở đi trở lại nhiều lần trong thơ Nguyễn Duy
Nguyễn Duy từng trải qua một tuổi thơ lam lũ vất vả Sớm mồ côi mẹ, thiếu đi tình yêu thương của mẹ nhưng bù lại, cậu bé hiếu động và hồn nhiên Nguyễn Duy đã được sống trong trong sự chăm sóc chu đáo của bà ngoại Ông được bà ngoại đọc cho nghe rất nhiều các câu hò vè, cao dao và truyện nôm khuyết danh Bà ngoại Nguyễn Duy không biết chữ nhưng những gì bà thuộc và đã đọc cho cậu bé Duy ngày ấy đã ăn sâu vào tâm trí của nhà thơ sau này Chín tuổi, Nguyễn Duy đã tập tành làm thơ với những bài tả cảnh trường
em, ruộng vườn, người thân…Bài thơ được in báo đầu tiên khi nhà thơ đang học lớp hai
Như lớp thanh niên trưởng thành trong thời chiến tranh, Nguyễn Duy nhập ngũ, tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường ác liệt như đường 9 - Khe Sanh, Nam Lào, Quảng Trị…Sự gắn bó với đất nước nhân dân trong những năm tháng gian khó đầy thử thách đã nuôi dưỡng và hun đúc nên trong Nguyễn Duy một hồn thơ cương trực, mạnh mẽ, trĩu nặng suy tư mà thắm thiết nghĩa tình
Trang 10Con đường thơ Nguyễn Duy được đánh dấu bằng mộc thời gian và bởi
những chặng đường: đường làng - đường nước - đường về Trình tự ấy do
chính nhà thơ sắp xếp, bởi hơn ai hết ông hiểu những chặng đường ấy có ý nghĩa như thế nào với mình, và hơn ai hết ông hiểu những chặng đường ấy
dường như cũng “trùng khớp” với những chặng đường của đời một nhà thơ:
“Cứ chìm nổi với đám đông/ riêng ta xác định ta không là gì” (Bao cấp thơ)
Nếu như đường làng đưa người đọc trở về với những kỉ niệm tuổi thơ
“mang dấu ấn ruộng vườn”, với cánh đồng, cỏ lúa và hoa, bờ ruộng lấm tấm dấu chân cua, những cọng rơm xơ xác gầy gò, con cá kho dưa, quả cà kho
tép, cơm nếp thơm, canh cua ngọt, khoai sắn nướng lùi…thì đường nước hằn
in dấu chân người lính trên mỗi bước đường dọc ngang hành quân trải dài
theo đất nước thấm đẫm nghĩa tình quân dân, nghĩa tình đồng đội Đường xa
giống như một cuốn băng đậm chất du ký với những thước phim bằng thơ trải dài từ Á sang Âu, sang Mỹ, từ vùng đất cổ kính này sang thành phố hiện đại
khác, từ những miền hồi ức đến thế giới hiện tại, đầy ắp trải nghiệm Đường
về - quay trở lại với mảnh đất quê hương phần nhiều vẫn là trở về với hương
đồng gió nội, để rốt ráo tìm ra cái quí nhất còn đọng lại, bởi cuối cùng: “Dẫu
biết những gì chờ ta ở kia / chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy” (Mẹ và em)
Theo nhận xét của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, thơ Nguyễn Duy “bộc
lộ rõ nét một thế giới nội tâm có bản sắc” Trong thế giới nội tâm ấy, Nguyễn
Duy dành nhiều tình cảm xúc động cho những người thân yêu mà vì nhiều lí
do ông ít có điều kiện đền đáp những món nợ ân tình Đây là lí do vì sao ông
có nhiều sáng tác sâu sắc và cảm động về tuổi thơ, quê hương và những người
thân trong gia đình: Tuổi thơ, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Cầu Bố, Về đồng,
Đò Lèn, Vợ ốm…
Như vậy, quê hương và gia đình đã trở thành nguồn động lực, là nơi nuôi dưỡng hồn thơ Ngyễn Duy Để tri ân gia đình và nơi đã nuôi dưỡng hun
Trang 11đúc cho mình một tâm hồn nghệ sĩ, Nguyễn Duy đã viết rầt nhiều bài thơ về chính quê hương và những người thân yêu trong gia đình ông
1.2.2 Con người và thời đại
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nhận xét về Nguyễn Duy:“Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó” Đúng vậy! với một ngoại hình không “thơ” một
chút nào: lùn, mập, mặt vuông, bàn chân bè, bàn tay chai sạn, gân guốc… toàn những chi tiết chống lại nội tâm của nhà thơ Tuy nhiên ẩn sau đó chính
là một tâm hồn đầy “tiềm lực”
Nguyễn Duy có lần đã tâm sự: “Tôi là một người lính trẻ rất yêu thơ và
có võ vẽ làm thơ Nhưng…” và đằng sau chữ nhưng ấy ông đã chứng minh
bằng một sự nghiệp thơ đáng tự hào: 11 tập thơ trong khoảng 30 năm cầm bút
Xuất hiện cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ với một giọng điệu riêng rất khác người, liệu Nguyễn Duy có đi ngược lại với cảm hứng chung của thời đại? Có thể khẳng định là không! Quy luật tất yếu của nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải luôn sáng tạo Nguyễn Duy cũng không nằm ngoài quy luật đó
Trước những vấn đề nóng bỏng của đời sống kháng chiến, các nhà thơ trong cảm hứng thời đại cất cao giọng hào sảng, ca ngợi, tự hào cổ vũ chiến đấu thì Nguyễn Duy lại trầm lắng, suy tư và nhìn cuộc đời qua cách sống
riêng của mình Thành công của ông đã được ghi nhận qua: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, bằng giải thưởng của Báo Văn nghệ, và sau
đó là giải A của Hội nhà văn Viêt Nam với tập thơ Ánh trăng kể từ đó
Nguyễn Duy được chú ý, thu hút nhiều bài phê bình, nghiên cứu của nhiều tác giả tên tuổi như Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông… Tuy
Trang 12nhiên thơ Nguyễn Duy giai đoạn này dường như quá “ngay ngắn”, nghiêm
túc Ngay tác giả cũng tự thấy không vừa ý với lối thơ đó của mình
Ta quàu quạu học đòi triết gia táo bón những câu thơ nhăn nhó, nhọc nhằn
Với Nguyễn Duy, kiểu văn chương trang trọng, bác học đó khó có thể diễn tả nổi cuộc đời muôn vàn sắc thái này
Cõi phàm sấp ngửa quanh ta
thánh hiền thụt lưỡi, triết gia học đòi
Chỉ đến giai đoạn sau chiến tranh, đặc biệt là sau đổi mới “tiềm lực”
trong thơ Nguyễn Duy mới thật sự được đánh thức Ông đã từ bỏ thứ văn
chương trang trọng, bác học để đến với “văn chương bình dân” cực kì phóng
khoáng Nguyễn Duy đã sử dụng rất thành công thứ ngôn ngữ nôm na của dân chúng, thứ ngôn ngữ giản dị đời thường Nói như thế không có nghĩa thơ Nguyễn Duy sau này kém chất lượng triết lí, những câu thơ hay để lại ấn tượng cho độc giả luôn bao hàm những ý nghĩa triết lí chỉ có điều là nó không bộc lộ dưới dạng trực tiếp, khô khan nữa mà đã được chuyển hóa qua ngôn ngữ đời thường không kém phần thâm thúy
Một “thi sĩ thảo dân” một “điệu hồn dân tộc” như Nguyễn Duy đã
nhận thấy rõ một điều, phải gắn bó, xuất phát từ nhân dân mới tạo ra nguồn
tiềm lực dồi dào cho thơ Nguyễn Quang Sáng đã khẳng định: “Thơ Nguyễn Duy có hầu hết các gương mặt các miền đất với những cảnh sắc, thần thái riêng… Nguyễn Duy gắn bó máu thịt với đất nước mình bằng tình cảm rất cụ thể với người dân Thơ Nguyễn Duy có niềm tự hào chính đáng về dân mình, cùng với nỗi buồn thương chính đáng” [13, 189]
Thơ Nguyễn Duy gắn bó với Hơi ấm ổ rơm với Tre Việt Nam, với Khúc dân ca, với con đò trắng chở ước mơ, tâm tình của con người quê
hương Gần gũi và thiết tha lạ Có lẽ vì thế mà những bài thơ viết về quê
Trang 13hương của Nguyễn Duy rất độc đáo, rất cảm động: Tuổi thơ, Cầu Bố, Đò Lèn, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…
Nguyễn Duy viết đều và trải rộng ở nhiều khía cạnh: về cả quá khứ và hiện tại, về chiến tranh và tình yêu, về quê hương và những người thân ở gần lẫn xa cách…
Với một tình yêu quê hương đất nước thiết tha lại lớn lên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ và rồi trở về với thời bình Một thời đại có những bước thăng trầm biến đổi cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới hồn thơ Nguyễn Duy
Những năm 70 của thế kỷ XX cả dân tộc sục sôi trong cuộc đấu tranh
để giải phóng đất nước Tinh thần dân tộc, ý chí độc lập, tự cường được phát huy hơn bao giờ hết Lúc này những gì thuộc về cái tôi đều bị xem là nhỏ
mọn, tầm thường Con người đứng trước những vấn đề có tầm cỡ lịch sử: “Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ ngục tù?” Câu hỏi ấy khiễn mỗi
người dân biết tự trọng đều phải dẹp đi tất cả mọi lợi ích cá nhân, hi sinh tất
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy Bên những dũng sĩ diệt xe tăng ngoài đồng và
hạ trực thăng rơi
Trang 14(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)
Còn Xuân Diệu thì tự hào nói về sự gắn bó của nhà thơ với nhân dân đất nước:
Tôi cùng xương thịt với nhân tôi Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao
Toàn bộ nền văn học từ Bắc chí Nam được huy động tổng lực vào cuộc chiến đấu với đề tài lớn: Chống Mĩ, chủ đề tập trung: Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Chính vì vậy, Nguyễn Duy không nằm ngoài cảm hứng anh hùng, với lời văn và giọng điệu thơ đầy chất sử thi
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng lớn của thơ nhất là ở nửa cuối những năm 70 và
đầu năm 80 Bên cạnh niềm hân hoan “toàn thắng về ta”, là niềm xúc động
sum họp Bắc - Nam của những người con xa quê Khi cuộc chiến tranh kết thúc đứng ở vị trí người chiến thắng, các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống
Mĩ trong đó có Nguyễn Duy có nhu cầu nhìn lại con đường mình cùng với cả dân tộc vừa đi qua, chiêm nghiệm về lịch sử qua những trải nghiệm của chính mình và thế hệ mình
Cảm hứng sử thi vẫn là nền tảng của các nhà thơ về đề tài chiến tranh chống Mĩ nhưng trải nghiệm cá nhân của mỗi người làm thơ đã làm cho sự khái quát lịch sử có cái nhìn cụ thể, xác thực và thấm thía hơn Giọng điệu thơ cũng trở nên suy tư trầm lặng chứ không còn đầy hào sảng bay bổng như trước nữa
Sự khẳng định dân tộc, ngợi ca sức mạnh của nhân dân thường được thể hiện qua những mất mát, hi sinh, nỗi đau thầm lặng của vô vàn số phận Chân dung tinh thần của thế hệ trẻ đi qua cuộc chiến tranh được tô đậm ở sự
Trang 15lựa chọn dấn thân tự nguyện đầy tỉnh táo chứ không là niêm say mê, háo hức đầy chất lãng mạn như hồi đầu bước vào cuộc chiến tranh:
Tuổi trẻ biến trăm sông thành thác Dập tắt lửa chiến tranh bằng máu đời mình
(Thu Bồn)
Sau chiến tranh con người trở về với cuộc sống đời thường, có nghĩa là trở về với quan hệ thế sự trong cuộc sống thường nhật với nhiều bộn bề lo toan, với những khát vọng về hạnh phúc và cả những trăn trở để lựa chọn về
cách sống Nguyễn Duy qua hình ảnh “Vầng trăng, im phăng phắc” giữa thành phố đầy “ánh điện, cửa gương” để nhắc nhở về sự thủy chung với nhân
dân, đất nước, với những năm tháng gian lao vừa đi qua
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng nặng nề, thực trạng xã hội bộc lộ nhiều mặt trái, nhiều vấn đề bức xúc, bất công Bằng cái nhìn và ý thức trách nhiệm, thơ không né tránh những sự thật đau lòng, những bất công ngang trái và cả những trí tuệ ngủ quên trong lối mòn tự mãn Sự tự vấn, tự thú, thức tỉnh trở thành một hướng ở nhiều bài thơ Khi nhà thơ đối diện với hiện thực bằng tinh thần nhìn thẳng, nói rõ sự thật, nhất là khi không khí dân chủ đã được mở
ra cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước:
Tôi ăn bao hạt mồ hôi
Mà sao thơ chẳng mặn mòi bao nhiêu
Cứ như nước ốc ao bèo Thơ tôi ngại nói cái điều mẹ mong
(Trương Nam Hương)
Tầm vóc của nhà thơ lúc này cũng không “đứng ngang tầm chiến lũy” nữa mà trở về là những con người đời thường, con người “thảo dân” thi sĩ
Cứ chìm nổi giữa đám đông
Trang 16Riêng ta xác định ta không là gì”
(Nguyễn Duy)
Cảm hứng hào hùng và bi tráng khi nói về đất nước, nhân dân, về thế
hệ trẻ trong chiến tranh đã nhường chỗ cho những cảm xúc đượm buồn - buồn nhân thế-buồn thân thế và cả nỗi buồn trước sự bất lực của thơ ca và vị thế
mới của nó Nói như Chế Lan Viên: “Giờ là lúc xe cúp, ti vi, phim màu ngũ
sắc Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng” Tuy đã có không ít người làm thơ tỏ ra
chới với không bắt kịp với bước chuyển của cuộc sống, không tìm được giọng điệu phù hợp với thời đại nhưng cũng có không ít nhà thơ bằng mẫn cảm nghệ
sĩ đã tìm ra được những hướng đi mới, giọng điệu mới tạo nét đặc biệt riêng cho chính mình
Là nhà thơ thuộc thế hệ “thơ trẻ chống Mĩ cứu nước”, Nguyễn Duy
cũng không nằm ngoài qui luật của sự sáng tạo nghệ thuật đó Bên cạnh cảm hứng, giọng điệu chung của thời đại, Nguyễn Duy đã tìm ra một hướng đi riêng, tạo nên một phong cách nghệ thuật vừa hiện đại vừa cổ điển của riêng
mình mà như Trần Đăng Xuyền đã nhận xét là “bổ sung những thiếu hụt”
cho nền văn học kháng chiến và tiếp tục mạch nguồn ấy cho đến bây giờ
Nguyễn Duy đã đi qua hai thời đại: chiến tranh và hòa bình, những yếu
tố về thời đại cũng là những nhân tố khá quan trọng ảnh hưởng tới hồn thơ Nguyễn Duy Thực tế các sáng tác của ông đã minh chứng cho điều đó, tiêu
biểu là tập thơ Mẹ và em được xuất bản năm 1987
Trang 17CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG TẬP
THƠ MẸ VÀ EM CỦA NGUYỄN DUY
2.1 TRUYỀN THỐNG TRONG NỘI DUNG CẢM XÚC
2.1.1 Đề tài làng quê
Quê hương là điểm tựa tinh thần, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn người Việt Đại danh y Tuệ Tĩnh khi mất ở Trung Hoa xa xôi đã nhờ người khắc hộ
lên bia mộ dòng chữ “ngày sau có ai sang thì mang xác tôi về” Sau này nhà
thơ Đỗ Trung Quân đã từng nhắc:
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Có thể nói, hình ảnh quê hương đã in đậm trong máu thịt của mỗi con người Và đối với người Việt Nam thì hình ảnh làng quê trước hết gắn liền với hình ảnh đồng quê thôn xóm Hình ảnh làng quê đã trở đi trở lại trong các sáng tác từ văn học dân gian đến văn học trung đại Từng nền văn hóa phải thích ứng với thiên nhiên bao quanh nó cho nên nhắc tới văn hóa Việt Nam không thể không nhắc tới văn hóa làng quê Lịch sử văn hóa làng quê lại khá lâu đời và bền chặt, có ngõ, có cây đa, có lũy tre xanh bao quanh, có những người lao động làm lụng vất vả nhưng vẫn sống với nhau bằng tình nghĩa
Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có nhận xét về làng quê, coi cái làng
trong lịch sử nước ta có bao nhiêu chuyện lí thú đáng nói tới mà các nhà sử học và xã hội đã dày công tìm tòi và nghiên cứu nhằm rút ra nhiều bài học có giá trị hiện thực cho ngày nay Trong lịch sử lâu đời của dân tộc, làng là điểm tập hợp cuộc sống cộng đồng của con người, cuộc sống đa dạng phong phú vừa có tính đẳng cấp vừa có tính cộng đồng rất đáng quí
Trang 18Hình ảnh làng quê với những nét văn hóa đặc sắc đã đi vào trong rất nhiều tác phẩm Từ khi ấu thơ chúng ta đã được tắm mình trong những lời ru ngọt ngào của mẹ Lời ru ấy được bắt nguồn từ ca dao, dân ca Trong ca dao,
dân ca chúng ta bắt gặp những không gian quen thuộc như: dòng sông, con thuyền, mái đình, bờ ao, xóm nhỏ…Ở đó có những người bình dân (chủ yếu
là chàng trai và cô gái) sinh sống, làm lụng, tự tình và than thở:
“Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
Hay:
“Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
(Ca dao)
Văn học trong thời kì kháng chiến chống Mĩ bên cạnh đề tài chiến tranh, viết về quê hương cũng là một trong những đề tài lớn Nhưng nếu đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam được hình thành và phát triển do tác động của hoàn cảnh lịch sử, thì đề tài quê hương lại bắt nguồn từ những tình cảm tự nhiên nhất, tha thiết nhất, sâu sắc nhất của cư dân một nước ngàn đời nay gắn
bó với nghề nông Trải qua bao biến động của những công cuộc “đô thị hoá”,
“công nghiệp hoá”, nhưng nói như Hoài Thanh: mỗi người Việt Nam “đều có một người nhà quê”` [18, 335] và đồng quê “là nơi nương náu cuối cùng của
dĩ vãng” [18, 181], nên cây đa, bến nước, dòng sông, con đò luôn là những
gì thân thương nhất, gắn bó nhất, đó là những “ký ức tập thể”, là “cổ mẫu”
[18, 13-18] của họ Vì vậy viết về quê hương luôn luôn là nguồn mạch trong trẻo nhất, dồi dào nhất trong văn học Việt Nam
Tự chọn cho mình một lối đi là tìm ở hiện đại hình bóng của truyền
thống trong việc lựa chọn đề tài, nghĩa là chấp nhận dấn thân vào một địa hạt
đã được quá nhiều bậc “tiên chỉ” trong làng thơ như Nguyễn Khuyến,
Trang 19Nguyễn Bính, Anh Thơ, Bàng Bá Lân… “khai hoang vỡ hoá”, liệu Nguyễn
Duy có thể: “Là ta, ta hát những lời của ta”?
Cũng viết về làng quê, nhưng thơ Nguyễn Duy không mang tính thi vị hoá như thơ của các nhà Thơ Mới Những câu thơ say mê ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên như thế này:
Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
(Tiếng hát mùa gặt)
Thật hiếm hoi và chỉ xuất hiện trong thơ Nguyễn Duy thời kỳ đầu Ở
những giai đoạn sau, nếu có, chỉ là hoài niệm:
Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
cỏ và lúa, và hoa hoang cỏ dại Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít
(Tuổi thơ)
Trong thơ Nguyễn Duy, cảnh sắc làng quê được tái hiện thường gắn
liền với những vất vả, nhọc nhằn Nhưng trước tiên là những lời nhà thơ vừa
như giới thiệu vừa như kể về cảnh sắc quê hương mình
Tôi lớn lên trên bờ bãi sông Hồng trong màu mỡ phù sa máu loãng giặc giã từ con châu chấu, cào cào mương máng, đê điều ngổn ngang chiến hào trang sử đất ngoằn nghèo trận mạc
(Đánh thức tiềm lực)
Trang 20Sau những câu thơ viết về cảnh sắc làng quê, ta lại thấy tất cả sự vất vả nhọc nhằn nhưng rất đỗi yêu thương gắn bó của những người nông dân đã
được nhà thơ cô đặc trong không gian thật nhỏ hẹp - không gian - Xó bếp:
Nơi ấy
Mẹ ta nhễ nhại mồ hôi Đàn con lóc nhóc nói cười Buổi nhá nhem len lén mò cơm nguội Bảy sắc cầu vồng trong xó xỉnh lọ lem
(Xó bếp)
Và ám ảnh lớn nhất trong tâm hồn nhà thơ là những trận lũ Ở Trường Sơn khi quê nhà đang mùa mưa lũ, nhà thơ như hình dung rõ mồn một trước mắt mình cảnh:
Lúa chìm xuống cỏ dềnh lên rác bùn vạch ngấn ngang nhiên trên tường bèo đi ngang ngửa giữa đường lụt ăn theo bão lẽ thường xưa nay
( Lời ru trong bão)
Rồi đến khi chuyển vào định cư ở Sài Gòn, gió lạnh tràn về cũng gợi ông nhớ đến:
giọt sương muối co ro đầu nhảnh mạ
nhức nhối bàn chân phì phọp thở trong bùn
(Lời ấm áp từ trong gió lạnh)
Và đây là những lời thơ Nguyễn Duy gửi về quê nhà nhân dịp xuân
Đinh Sửu 1997:
Năm nay lại lụt trắng đồng quê ta lại tỏng tòng tong mùa màng làng ta lại lóp ngóp làng
Trang 21lòng ta lại ếch nhái hoang cả lòng
(Dân ơi)
Trong những câu thơ trên, Nguyễn Duy đã chú ý đến những chi tiết rất nhỏ và gần gũi với cuộc sống hàng ngày: “rác bùn vạch ngấn ngang nhiên trên tường”, bèo “đi ngang ngửa giữa đường”, “giọt sương muối co ro đầu nhảnh mạ” Nhưng chính nhờ những chi tiết ấy, cảnh lũ lụt hiện lên thật cụ
thể Đặc biệt ông thường nghiêng về miêu tả cảm giác, truyền đến người đọc
trọn vẹn cảm giác “co ro” thu mình lại vì lạnh của từng nhảnh mạ, cái “nhức nhối” của bàn chân trần nứt nẻ khi ngập sâu trong bùn lạnh giá, cái “lóp ngóp” hụt hơi của con người trong luồng nước lũ, cái đói cồn cào vì “đứt bữa” Đó là cảm giác của người trong cuộc đã từng rét run vì lạnh, từng thót
mình khi lội xuống bùn sâu, từng bơi một cách tuyệt vọng trong xoáy lũ Bên cạnh việc miêu tả về quê hương trong đề tài làng quê, Nguyễn Duy cũng có cùng sự quan tâm giống một số nhà thơ trước đó Nguyễn Duy đã chú
ý thể hiện sự vất vả lam lũ của con người quê mình:
Nơi ấy
Nhá nhem giữa quên và nhớ Đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ Mây chiều hôm gánh gạo đưa ta Tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ
(Xó bếp)
Không phải Nguyễn Duy không nhìn thấy sức mạnh của dân tộc ẩn sau những nghèo nàn cơ cực, những vất vả nhọc nhằn Nhưng Nguyễn Duy khác với các nhà thơ cùng thời ở chỗ, phần lắng sâu nhất của hồn quê trong ông không phải là cảnh sắc thiên nhiên hay bản sắc văn hoá cổ truyền mà là phần nhọc nhằn nhất, lam lũ nhất Trong thời bình, khi trực tiếp đối mặt với cuộc
Trang 22sống đời thường, ông lại càng mạnh mẽ, tỉnh táo hơn trong việc phản ánh thực
tế làng quê khi chiến tranh đã lùi xa hàng chục năm:
Gốc cây hòn đá cũ càng trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu
chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa
(Về làng)
Dùng lại của dân gian từ “cũ càng”, thay điệp từ “trên” trong bài ca
dao quen thuộc bằng điệp từ “vẫn”, câu thơ của Nguyễn Duy đã gợi lên sự ngưng đọng, bất biến, sự tồn tại dai dẳng của sự nghèo nàn, đơn điệu như căn bệnh truyền kiếp của nông thôn Việt Nam từ bao đời nay Và khi có điều kiện
được Nhìn từ xa Tổ quốc, những câu thơ của Nguyễn Duy viết về sự đói
nghèo lam lũ của đồng quê lại càng đau đớn xót xa:
Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày ?
Xứ sở nhân tình sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu
Xứ sở từ bi sao thật lắm ma
Xứ sở thật thà sao thật lắm thứ điếm
Sự nghèo khổ lam lũ của người dân quê còn được Nguyễn Duy thể hiện thật chân thực, cảm động qua chính cuộc đời của những người thân trong gia đình ông Với Nguyễn Duy, những cơ cực của đời bà:
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
(Đò Lèn)
Đó còn là sự vất vả nhọc nhằn của đời cha:
Trang 23suốt đời thồ nặng trĩu cả hai vai, việc nước việc nhà
(Cầu Bố)
Là sự hi sinh thầm lặng của đời mẹ:
Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Quê hương nghèo khó, lam lũ, là phần lắng sâu nhất, da diết nhất, xót
xa nhất của quê hương đọng lại trong tâm trí nhà thơ Nếu người xưa viết về cánh cò cánh vạc, con trâu cái cày như là sự hiện thân của những mảnh đời lam lũ, thì giờ đây, Nguyễn Duy lại nhìn thấy ở đó bóng dáng của chính ông
bà, cha mẹ mình:
Bà và mẹ hoá cánh cò cánh vạc Ông và cha man mác kiếp trâu cày
(Về đồng)
Sự hoà quyện giữa quê hương và gia đình ấy đã đem đến cho Nguyễn
Duy cái nhìn của người trong cuộc Ông viết về những vất vả nhọc nhằn của quê hương mình, người thân mình như nó vốn tồn tại bao đời nay trong cuộc sống người nông dân, không say mê tô hồng, không tàn nhẫn bôi đen, tự tin
về sự “bảo lãnh” của hiện thực cho thơ mình
Việc nhìn thẳng, nói thẳng sự thật cuộc sống lam lũ của người dân quê trong thơ Nguyễn Duy luôn gắn liền với khao khát đổi thay của nhà thơ Cái bất biến trong thơ Nguyễn Bính là những gì thơ mộng, êm đềm nhất của làng quê nên Nguyễn Bính sợ hãi sự thay đổi:
Những hôm em đi tỉnh về
Trang 24Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng tôi
(Chân quê)
Nhưng cái bất biến trong thơ Nguyễn Duy là sự đói nghèo, nên dù nhà
thơ có cảm nhận sâu sắc đến bao nhiêu vẻ đẹp của “cái tạo hình cuốc đất”,
“cái tạo hình gồng gánh” thì ông vẫn mạnh dạn phủ định: “cái đẹp ấy lẽ ra
không nên tồn tại nữa” Đánh thức tiềm lực nóng lòng trông chờ một sự đổi
thay:
Đường làng cây cỏ lưa thưa thanh bình từ ấy sao chưa có gì
mồ hôi đã chảy ròng ròng máu và nước mắt sao không có gì
(Về làng)
Và trước sự ngưng đọng bất biến của căn bệnh đói nghèo truyền kiếp ở
làng quê ấy, nhà thơ cảm thấy mình là người có lỗi, người mắc nợ:
Ta nhớ ta còn cắm những món nợ lớn nơi đồi núi trọc lốc xơ xác nơi thửa ruộng bạc phếch nứt nẻ nơi dòng nước cạn kiệt tôm cá nơi đám mây chưa kịp mọng thành mưa
(Nhớ nhà)
Đó là tâm trạng của một người con luôn có ý thức trách nhiệm với quê hương đất nước
Từ xưa đến nay, những nhà thơ được mệnh danh nhà thơ đồng quê
phải là những người lưu giữ được trong thơ mình “hồn quê” “Hồn quê” là
một khái niệm có nội hàm rộng, biến sinh theo hoàn cảnh lịch sử, gắn liền với bản sắc văn hoá làng quê Có người cho rằng chỉ thơ Nguyễn Bính mới thấm thía tâm tình nhà quê và chỉ có ông mới thâu tóm được hồn quê thì e rằng
Trang 25chưa thật công bằng, bởi bức tranh quê đầy rẫy sự sống và rộn rịp những sắc
màu vui tươi trong thơ Đoàn Văn Cừ, những cảnh quê thơ mộng trong thơ Bàng Bá Lân, Anh Thơ như những bông hoa khả ái từ xa mới đem về đều là
những mảnh của hồn quê đất nước Vậy thơ Nguyễn Duy viết về quê hương mình có lắng đọng một hồn quê? Sự vất vả nhọc nhằn, đói nghèo lam lũ hiện lên trong thơ ông cũng chính là một mảnh của hồn quê đất Việt Đây là mảnh
hồn của “đồng quê binh lửa”, “đồng quê biến động và ưu tư”, đúng như
Nguyễn Duy tự nhận xét về thơ mình Có thể nhận thấy rõ hơn điều này khi
so sánh “hồn quê” trong thơ Nguyễn Duy với “hồn quê’ trong thơ Hữu
Thỉnh - một nhà thơ mang đậm dấu vết “nhà quê” không phải vì ông tự giới
thiệu về mình là “cuống rạ bơ vơ”, là đem “nguyên mùi rơm tươi” vào thành phố, mà bởi vì trong thơ ông đầy ắp những hình ảnh làng quê như: cỏ hội hè, cau ấp bẹ, cánh diều để chỏm, cây rơm gầy, bầu trời trên giàn mướp, cuốc kêu ngoài bãi xa Nhưng về cơ bản, đó vẫn là một hồn quê thanh bình, là nơi
trú ngụ bình yên của dĩ vãng Nguyễn Duy là người sớm hướng đến mảnh hồn quê vất vả nhọc nhằn đã có lúc bị khuất lấp đi trong hiện thực nóng bỏng của
chiến trường ấy không phải chỉ vì: “Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèo / quen cái thói hay nói về gian khổ”, mà còn bắt nguồn từ một tình yêu sâu nặng,
một bản lĩnh vững vàng, một tài năng thực sự
Trong thơ Việt Nam sau 1975, đây đó ta vẫn bắt gặp những câu thơ viết
về nông thôn như thế này:
Mẹ tôi gạt cỏ bước lên
Cỏ dày, cây lúa phải chen nhọc nhằn
(Hữu Thỉnh)
Nhà bạn cũng giống nhà tôi Mái gianh vách đất nhìn trời qua vung
(Đồng Đức Bốn)
Trang 26Nhưng những câu thơ này ra đời sau Lời ru trong bão, Đánh thức tiềm lực của Nguyễn Duy nhiều năm, nên trong thơ Việt Nam đương đại,
Nguyễn Duy vẫn ở vị trí là một trong những người mở đường cho hướng
chiếm lĩnh đề tài quê hương từ phía “bùn lầy nước đọng”, một hướng đi thể
hiện rất rõ tài năng và cá tính sáng tạo của ông
Có thể thấy, cùng khai thác chung một đề tài đã quá quen thuộc từ xưa tới nay, đó là đề tài làng quê, Nguyễn Duy đưa ta về một làng quê cụ thể - quê hương Thanh Hóa của ông, nơi vừa có những đặc trưng của làng quê Việt Nam nhưng lại rất riêng bởi những đói nghèo Đó là nét độc đáo đã khẳng định vị trí của Nguyễn Duy với các nhà thơ khác
2.1.2 Đề tài tình yêu
Tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thơ ca từ xưa tới nay Trong
phong trào Thơ mới xuất hiện những nhà thơ nổi tiếng được phong là “Ông
hoàng của thơ tình” như Xuân Diệu hay người tự xưng mình là thi sĩ của
thương yêu như Nguyễn Bính, những người mà suốt đời thơ lúc nào cũng một đi tìm bóng giai nhân như Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương… Nhiều
triết lí tình yêu đã nảy sinh từ đó Mỗi người một định nghĩa, nhưng đặc điểm chung của các nhà thơ thời kì này là tình yêu thường gắn với nỗi buồn, chia
li, tan vỡ… nghĩa là không trọn vẹn, dường như thuộc về thế giới khác, không phải thuộc về thế giới hiện hữu này
Nguyễn Duy viết về tình yêu cũng như nhiều nhà thơ tình trước đó, ông chú trọng tới việc thể hiện các cung bậc, trạng thái của tình yêu Và hơn thế ông cũng có những bài thơ ngọt ngào, đằm thắm viết về tình cảm gắn bó thủy chung với vợ Đó cũng là những điều ta thường thấy trong mảng đề tài tình yêu từ xưa tới nay
Khi thể hiện các cung bậc của tình yêu, Nguyễn Duy đến với tình yêu bằng triết lí hạnh phúc, ít khi ta thấy ở thơ ông sự chia li đổ vỡ Đôi khi ta bắt
Trang 27gặp một Nguyễn Duy lãng mạn bay bổng với những tình cảm ngây thơ trong trắng của tuổi học trò:
Lá thư học trò vu vơ dấm dúi nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau đẹp như là không đâu vào đâu
(Kính gửi tuổi học trò)
Đó là những kỉ niệm đẹp của những cậu “học trò con trai ma quỉ” và những cô “học trò con gái thần tiên” thật ngây thơ với những tình cảm “vu
vơ dấm dúi” nhưng lại để cho tất cả một kỉ niệm “chấp chới suốt đời nhau”
Nguyễn Duy đã cho chúng ta thấy những rung động của tuổi học trò tuy
những tình cảm đó “không đâu vào đâu” Trong tình yêu có đôi khi Nguyễn
Duy lại tỏ ra rất điềm nhiên, lơ đãng nhưng bên trong đó lại là cả một khối tình đang như hòn than rừng rực cháy:
Em nhóm bếp củi ngo chẻ nhỏ ngọn lửa lấp đi khoảng vắng giữa hai người tôi lơ đãng nhìn em nhìn lơ đãng siêu nước pha trà vừa ấp úng sôi
Em biết chứ, chả ai lơ đãng cả hòn than kia đang đỏ đến hết lòng
mà ngọn lửa cứ giả vờ le lói mùi nhựa thông theo sợi khói đi vòng
(Đà Lạt một lần trăng)
Những câu thơ đã vẽ ra một khung cảnh lãng mạn của đôi tình nhân, họ yêu nhau nhưng vẫn có những ngại ngùng, những điều không nói hết và trong khung cảnh vắng lặng ấy, ngọn lửa chính là tác nhân xóa tan khoảng vắng giữa hai người, ngọn lửa cũng chính là biểu tượng cho tình yêu nồng cháy của
Trang 28nhân vật trữ tình Ý thơ gợi cho ta nhớ tới những lời tỏ tình thầm kín, duyên dáng trong ca dao xưa
Gặp đây mận mới hỏi đào Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
(Ca dao)
Và ở điểm này thì Nguyễn Duy cũng rất giống như những nhà thơ tình lãng mạn, cũng có những tình cảm ngượng ngùng không dám nói để đến độ
phải tương tư như Nguyễn Bính:
Nắng mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư)
Nguyễn Duy không chỉ tỏ ra là một nhà thơ tình thấu hiểu được mọi cung bậc, trạng thái của tình yêu mà còn là một con người có trái tim yêu tha thiết:
Hãy để anh là người yêu của em đừng do dự, đừng nhìn anh như thế
em biết đấy chẳng một ai có thể yêu em hơn chính bản thân mình
(Thơ tình tặng em) Nhà thơ muốn dành tất cả cho người mình yêu:
Hãy để anh thức cùng em đêm nay đêm sẽ ngắn và nhuộm màu êm ả hãy để anh hôn em bằng nụ hôn say đắm
vị ngọt ngào hơi thở của tình yêu
(Thơ tình tặng em)
Trang 29Khi những phút giây lãng mạn, ý tứ qua đi, tình yêu trong thơ Nguyễn Duy lại là những gì gần gũi thân thương, là những vấn vương không thể nói
rõ được Đó có thể là một chút cảm giác ngọt ngào trong một chiều mưa bất chợt:
Trắng trong từng hạt rơi rơi
để cho em nép vào tôi thế này
Trắng trong từng hạt bay bay
để cho tay chạm vào tay giật mình
(Đám mây dừng lại trên trời)
Không chỉ vậy, khi yêu Nguyễn Duy thường đi tìm những cảm giác, những rung động của trái tim, khám phá tình yêu bằng cảm xúc:
Từ môi mưa giọt xuống môi nhấm chung một hạt mưa rơi mặn mà
áo em ướt lẫn vào da tóc lẫn vào gió - gió là sợi tơ mắt em trong đến ngây thơ trong như nắng giữa mịt mờ mưa giăng…
(Mưa trong nắng, nắng trong mưa)
Đọc thơ tình của Nguyễn Duy ta mới phát hiện, nhà thơ dành nhiều tình yêu cho đôi mắt:
Con mắt nhãn đen thầm sau kẽ lá
đủ thôi miên chạng vạng cả đời ta
(Mắt Nhãn)
Hay:
Chúng mình nhắm mắt đi em cho na mở mắt ra xem chúng mình
Trang 30(Mắt Na)
Không chỉ vây, trong tình yêu ít người tránh được cảm giác cô đơn, nhớ thương mòn mỏi khi phải xa cách người mình yêu Ca dao đã từng nói về nỗi nhớ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Và bây giờ Nguyễn Duy nói về nỗi cô đơn trống vắng khi xa cách người yêu:
Ngả bàn tay nhớ bàn tay hương thơm buổi ấy thoáng bay trở về nói nhiều cũng chỉ mình nghe nhớ nhau mình lại vuốt ve tay mình
(Ca dao vọng về)
Nguyễn Duy cũng giống như rất nhiều nhà thơ tình lãng mạn khác, ông cũng thường có những cảm giác bâng khuâng khi có một bóng hồng ngang qua:
Người con gái chợt qua đường
áo em mong mỏng màn sương núi đồi
chợt rơi lại một nụ cười và…sương rười rượi một trời phía sau đem nhan sắc tặng cho nhau
em giăng cái đẹp ngang cầu ban mai chả riêng ta…chả riêng ai
để heo hút gió thở dài trên cây sớm nay ra ngõ gặp may ước chi…mai lại người này đi qua…
(Bất chợt)
Trang 31Hoặc:
Yêu nhau bằng mắt cũng là yêu cõi đời đẹp đủ liêu xiêu cõi mình tim tôi quen đập thùng thình một kho sưu tập nét hình thoáng qua
(Nét và hình)
Những phút giây ngẩn ngơ trước cái đẹp không phải chỉ có ở Nguyễn Duy mà trong thơ trung đại những nhà thơ chuẩn mực như Tam nguyên Yên
Đổ Nguyễn Khuyến cũng có lúc dừng chân trước cảnh “gái rửa bờ sông”:
Thu vén giang sơn một cặp tròn Nghìn thu sương tuyết vẫn không mòn Biết chăng chỉ có ông Hà Bá Mỉm mép cười thầm với nước non
Tình yêu được Nguyễn Duy thể hiện không sôi nổi, ồn ào, không thở than, không day dứt như những cung bậc thơ tình mà ta thường gặp Cái tình
ấy có chút gì tình cờ, vu vơ lãng mạn khi ngẫu nhiên nép chung mái hiên với một người con gái vì một cơn mưa bất chợt, có chút mạo hiểm khó dứt khi vô
tình chung một chuyến xuồng đầy với “người dưng”, có chút gì cao hứng, hồn nhiên “hát om sòm” khi “nằm võng đi ra bể” với “đằng ấy”, có tiếng thở dài khi “bất chợt” người con gái qua đường “giăng cái đẹp ngang cầu ban mai”…thực chất đó chỉ là khoảng khắc nhưng đủ làm lòng người dịu ấm
trong trẻo trở lại
Tình yêu với Nguyễn Duy còn là tình nghĩa, ông có nhiều bài triết lí về tình yêu và hạnh phúc, có cả nghiệt ngã, lạnh lùng, sòng phẳng và có cả ngọt ngào đằm thắm Nguyễn Duy không chấp nhận sự chung chung, sướt mướt, bao biện mà dứt khoát:
Đừng nói rằng em không yêu anh