Giọng đối thoạ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu yếu tố truyền thống và hiện đại trong tập thơ mẹ và em của nguyễn duy (Trang 52 - 54)

Sáng tác thơ trong thời hiện đại, thơ Nguyễn Duy thường có xu hướng đối thoại với bạn đọc:

Ai? không ai vệt bầm đen tọa thiền

xứ sở thông minh sao thật lắm trẻ con thất học lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương

tuổi thơ oằn oại mồ hôi, nước mắt tuổi thơ oằn lưng xuống chiếc bơm xe đạp

tuổi thơ bay như lá ngã tư đường bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng

mở mắt…bóng nhân tài thất thểu

Những câu thơ trên như những lời trao đổi của tác giả với bạn đọc về thực trạng của đất nước sau chiến tranh. Đó là những hạn chế của đất nước mà ngày nay, khi chiến tranh qua đi chúng ta mới nhìn ra được. Từ những lời đối thoại như vậy, Nguyễn Duy như muốn bạn đọc suy nghĩ và cùng góp sức xây dựng tổ quốc đẹp giàu hơn.

Nguyễn Duy tìm đến với giọng đối thoại vì ông muốn rút ngắn khoảng cách giữa nhà thơ và bạn đọc, như thế nhà thơ sẽ nói được với bạn đọc nhiều hơn về cuộc sống hiện tại, về những điều mà nhà thơ suy nghĩ. Ta thấy ở những câu thơ trên, Nguyễn Duy như đang trò chuyện với một người đối diện về sự trải nghiệm tuổi thơ của mình.

Nguyễn Duy có khi cho bạn đọc thấy sự trầm lắng ở những suy tưởng của ông về tình đời, về lẽ đời. Có khi đó là sự tưởng niệm về những bậc sinh thành, về người mẹ với những kí ức, những tình cảm sâu đậm qua các chi tiết như: nón mê, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nắng mưa, những câu hát… “con cò…sung chát…đào chua”, theo gió bay về trời mà mà lắng xuống tâm hồn

người con luôn day dứt vì sự hi sinh của mẹ “chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”… Ở tuổi 40, sau những năm tháng chiến tranh, những thăng trầm dâu bể của dân tộc và đời mình, ông càng thấm thía sức sống bất diệt và giá trị bồi dưỡng tâm hồn ở những lời ru của mẹ và giá trị nền văn học dân tộc. Nó mong manh nhưng lại lâu bền, bất tử:

Ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết những lời mẹ ru

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Có nhiều lúc ông đối thoại với bạn đọc về sự xót xa về những đói khát, nhếch nhác của những con người vất vả, cơ cực nơi ông đã từng sinh ra và lớn lên:

nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa lưng trần bạc nắng thâm mưa bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì

(Về làng)

Trước hiện thực ấy Nguyễn Duy đã tự thấy ân hận về bản thân:

Ta đi mơ mộng trên đời để cha cuốc đất một đời chưa xong

(Về làng)

Nhiều khi Nguyễn Duy lại kể cho bạn đọc về cuộc đời và những thay đổi trong tư tưởng của ông:

Tôi lớn lên trên bờ bãi sông Hồng trong màu mỡ phù xa máu loãng giặc giã từ con châu chấu cào cào mương máu, đê điều ngổn ngang chiến hào

trang sử đất ngoằn nghèo trận mạc

(Đánh thức tiềm lực)

Có lúc ông lại tự phê phán cách làm thơ của chính mình:

Ta quàu quạu học đòi triết gia táo bón những câu thơ nhăn nhó, nhọc nhằn

(Bao cấp thơ)

Với giọng thơ đối thoại, Nguyễn Duy như trực tiếp trao đổi với bạn đọc về những vấn đề vô cùng phức tạp của đời sống, và cho ta thấy được những triết lí sống, những giá trị tốt đẹp cần gìn giữ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu yếu tố truyền thống và hiện đại trong tập thơ mẹ và em của nguyễn duy (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)