HIỆN ĐẠI TRONG NỘI DUNG CẢM XÚC CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG CẢM QUAN ĐƯƠNG ĐẠ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu yếu tố truyền thống và hiện đại trong tập thơ mẹ và em của nguyễn duy (Trang 48)

CẢM QUAN ĐƯƠNG ĐẠI

Bước ra từ những năm tháng chiến tranh, trong những năn 80 cái tôi trữ tình của thơ Nguyễn Duy có những biến chuyển theo cảm hứng dân chủ mà văn học đương đại mang lại, cái tôi trữ tình ấy được thể hiện khi thì trực tiếp, khi lại gián tiếp qua các dạng thức khác nhau. Có khi Nguyễn Duy tự giới thiệu chân dung mình với rất nhiều đối cực, khi thì thật chân chất mộc mạc:

“Tôi lớn lên với ruộng với đồng” (Âm thanh bàn tay), khi thì phá phách

ngang tàng: “nghênh ngang hiền triết điếu cày thăng thiên” (Thuốc lào); khi tha thiết tình yêu con người, cuộc đời: Chia mình cho mọi buồn đau /tan mình

trong mỗi sắc màu vui tươi (Cỏ dại); khi thì bi quan chán nản: còn anh nghễnh ngãng làm nghề mộng du (Gửi về Lam Sơn); khi cực kỳ nghiêm túc: Em ạ người thơ chịu án khổ sai thơ / nhạc hư ảo khiêu vũ từ ngữ (Khiêu vũ);

khi lại quá buông tuồng: Mải nưng nứng mộng siêu nhân / lên cơn giá vũ

đằng vân giang hồ (Cõi về).

Nhưng có lẽ khổ thơ sau là lời tự giới thiệu chân xác nhất về bản nguyên nhà thơ:

Người ở rừng mang vết suối dáng cây người mạn bể có chút sóng chút gió

người đô thị thì nét đường nét phố như tôi mang dấu ruộng dấu vườn

Ở Nguyễn Duy ta thấy có cái “hồn phố” của hiện đại. Người nông dân ngày xưa yêu cuộc sống bình ổn, Nguyễn Duy ngày nay say mê những cuộc phiêu lưu:

Xin em đừng ngán cuộc chơi Phiêu lưu đã nhất trần đời là mơ

(Bài ca phiêu lưu)

Người nông dân ngày xưa không “Vạch áo cho người xem lưng”, luôn ý thức “Đóng cửa dạy nhau” và sống theo phương châm: “Một sự nhịn chín

sự lành”, Nguyễn Duy ngày nay không kiêng nể khi đụng vào những vấn đề ‘kinh mạch”, “huyệt đạo” của xã hội:

Đổi mới thật không hay giả vờ đổi mới ? Máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng ?

(Nhìn từ xa...Tổ Quốc)

Cái “hồn phố” ấy còn thể hiện ở sự tinh tế chạm đến những phần tế

nhị nhất của tâm hồn con người:

em đưa tiễn, bước chân gìn giữ lắm hạt mưa dùng dằng ngọn cỏ ven đê

(Sông Thao)

chiều như sương thương nhớ mỏng như chiều

(Ta chờ mùa hạ sang)

Những năm 80 của thế kỉ XX, thơ Nguyễn Duy gợi lên một thế giới đô thị ngột ngạt, tù túng, đầy biến động của thực trạng xã hội những năm 80 của thế kỉ XX. Nó khác với chốn quê nhà trong trẻo bình yên như trong thơ Nguyễn Bính.Và cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy lúc này là cái tôi nhuốm màu phiêu lãng “bụi” :

Đừng chê anh khoái bụi đời Bụi dân sinh ấy bụi người đó em

(Cơm bụi ca)

Nhà thơ đã cắt nghĩa về thứ bụi ấy bằng ý thơ đầy chất triết lý nhân sinh về thân phận “cát bụi” của con người:

Em ạ hình như ta chả là gì cả rơi đất cát rơi rơm rạ lại có ngày ai đó nhặt ta thôi

(Rơi và nhặt)

Cũng như Trịnh Công Sơn và những nhà thơ khác, với Nguyễn Duy, “bụi” là hoá thân của kiếp người. Nhưng cái nhỏ nhoi của hạt bụi - kiếp

người trong thơ ông không song hành cùng sự bi quan yếm thế mà đã đạt đến sự đốn ngộ: “linh hồn cát bụi thuộc miền trong veo`” (Cơm bụi ca). Cái tôi ấy rất bình tâm sống giữa cuộc đời: “bình tâm làm hạt bụi người mà bay”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói, cái thanh thản, bình tâm, sự vĩnh cửu luân hồi của “bụi”

trong thơ Nguyễn Duy là một dạng thức của cái tôi trữ tình mang cảm quan đương đại.

Không chỉ “bụi”, hình ảnh ngọn trong thơ Nguyễn Duy cũng biến hóa khôn lường. Nó bị chi phối bởi cái tôi trong cảm quan đương đại: thích dấn than, phiêu lưu. Với Tản Đà, gió là nỗi khát khao:

Gió hỡi gió phong trần ta đã chán Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong

(Hỏi gió)

Với Xuân Diệu, gió mang trái tim của một kẻ đa tình, khiến vườn tình

trong thơ ông càng trở nên bí ẩn:

Vài miếng đêm, u uất, lẩn trong cành

(Tương tư chiều)

Với Tố Hữu, gió mang hơi thở của thời đại Hồ Chí Minh, nâng cánh

con người vươn đến những ước mơ, khát vọng:

Đã nghe gió ngày mai thổi lại Đã nghe hồn thời đại bay cao

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Nhưng có thể nói rằng chưa bao giờ trong thơ Việt Nam, sự xuất hiện của gió lại phong phú đa dạng sắc màu âm thanh đường nét, dáng vẻ như trong thơ Nguyễn Duy. Đây thực sự là một lễ hội hoá trang của gió, thật náo nức, xôn xao và quyến rũ. Người ta có thể lắng nghe gió, nhìn thấy gió, cảm nhận gió như một thực thể hữu hình. Gió vô hình nhưng lại được hữu hình hoá với bao sắc màu, âm thanh, trạng thái. Gió là biểu tượng cho sự phong phú đa dạng của thiên nhiên và tâm hồn người, là biểu tượng cho sự vận động phức tạp, là sự lãng mạn đa tình...Vì sao hình ảnh “gió” trong thơ ông càng

phức tạp, dữ dội? Có thể giải thích điều này bằng chính hình tượng cái tôi trữ tình của nhà thơ. Trong thơ Nguyễn Duy, cái tôi trữ tình của ông hiện lên thích phiêu lưu như “ngọn gió lang bang”. Chính cái bản thể ấy đã hướng

ngòi bút ông đến Gió, để Gió trở thành bản sao của chính tâm hồn ông.

Trong xu thế của văn học đương đại, cái tôi trữ tình mà Nguyễn Duy thể hiện trong thơ rất đa dạng. Điều ấy đã tạo ra một Nguyễn Duy hiện đại. Dường như trước mỗi vấn đề của cuộc sống ông đều có cách riêng đưa vào trong thơ để nói và dùng giọng đối thoại khiến thơ ông in đậm chất dân chủ hóa của thời đại.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu yếu tố truyền thống và hiện đại trong tập thơ mẹ và em của nguyễn duy (Trang 48)