Truyền thống trong hình thức nghệ thuật 1 Về thi liệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu yếu tố truyền thống và hiện đại trong tập thơ mẹ và em của nguyễn duy (Trang 34 - 37)

2.2.1. Về thi liệu

Trong thơ ca trung đại, một trong những yếu tố làm nên tính qui phạm chính là sử dụng các thi liệu quen thuộc, chẳng hạn như khi tả về cảnh đẹp thiên nhiên những hình ảnh thường được nhắc tới là trăng, hoa, mây, khói; khi nói về làng quê là dòng sông, bến nước, con đò, là giếng nước gốc đa hay mái đình nghiêng nghiêng cổ kính…Nhưng không chỉ ở thơ ca trung đại

những hình ảnh đó mới là mẫu mực, thơ ca hiện đại cũng có rất nhiều nhà thơ muốn tìm vẻ đẹp của truyền thống như Nguyễn Bính, Huy Cận… Thơ

Nguyễn Duy thường sử dụng nhiều thi liệu quen thuộc để tái hiện cuộc sống hiện đại muôn màu sắc.

Nguyễn Duy cũng có chung niềm đam mê với các tao nhân mặc khách đó là ánh trăng và luôn coi ánh trăng là người bạn tri kỉ. Vầng trăng là một hình ảnh đã quen thuộc trong thơ ca từ ca dao dân ca:

Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

(Ca dao)

Và bây giờ vầng trăng với Nguyễn Duy:

Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ

(Ánh trăng)

Nguyễn Duy thường tìm về quá khứ với những hình ảnh gần gũi, thân thương và có chút gì dân dã gắn với tuổi thơ của một cậu bé nhà nghèo:

Tuổi thơ bát ngát cánh đồng cỏ và lúa, và hoa hoang, cỏ dại vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua

Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít

con chim chả bắn mũi tên xanh biếc con chích chòe đánh thức buổi ban mai

Hình ảnh đồng ruộng, hoa hoang cỏ dại, cánh cò trắng muốt với những con chim ríu rít đủ sắc màu mang lại cho người đọc một cảm giác thân thương và gần gũi.

Gắn với tình yêu quê hương đất nước, ở Nguyễn Duy khi nhớ tới tuổi thơ là nhớ tới những kỉ niệm đi câu cá ở cầu Na, đi bắt chim sẻ ở “vành tai

tượng Phật” và nhà thơ còn hay nhắc tới những địa danh quen thuộc nơi đã

ghi dấu một thời thơ ấu:

Thủa nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ Đền Sòng mùi huệ trắng quện khói trầm thơm lắm

điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

(Đò Lèn)

Những nét văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân cũng là những kỉ niệm không thể nào quên, nó đã trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Duy nhiều lần.

Không chỉ vậy, hình ảnh người bà, người mẹ như những thân cò lặn lội tảo tần từ trong ca dao bước ra thật sinh động trong thơ ông:

bắt con tép giữa bãi sình

cái chân đen đủi, cái mình trắng phau cũng là phiêu dạt theo nhau về đây - chót Mũi Cà Mau - gặp cò!

mai rồi lại hát à ơ

con cò lặn lội bên bờ đại dương…

(Lời ru con cò biển)

Hình ảnh cánh cò là một biểu tượng đẹp về người phụ nữ mà ca dao xưa vẫn thường nhắc đến:

Con cò lặn lội bờ sông

Nguyễn Duy thường viết về những người thân trong gia đình, đặc biệt khi viết về mẹ ông đã xây dựng một hình ảnh người phụ nữ đầy vất vả nhọc nhằn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu

rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Những hình ảnh về người mẹ cũng là hình ảnh hết sức quen thuộc trong thơ ca thơ từ xưa tới nay:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm

(Ca dao)

Nguyễn Duy là một nhà thơ hiện đại, thơ của ông thường mang tính thời sự nóng hổi nhưng trong sâu thẳm con người ông ta vẫn thấy một Nguyễn Duy cổ điển. Nhất là khi viết về quê hương và những người thân yêu trong gia đình nhà thơ thường sử dụng những thi liệu cổ điển để gợi nhớ lại những kỉ niệm đẹp mà cuộc đời đã tặng cho ông.

Bằng việc dùng lại các hình ảnh thơ quen thuộc, Nguyễn Duy đã đưa vào thơ hiện đại một không khí trầm lặng của truyền thống tạo ra một phong cách riêng, khá độc đáo.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu yếu tố truyền thống và hiện đại trong tập thơ mẹ và em của nguyễn duy (Trang 34 - 37)