Con người vô cảm

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp con người và hiện thực đời sống trong tập truyện thành phố đi vắng của nguyễn thị thu huệ (Trang 31)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Con người vô cảm

Tập truyện Thành pho đi vắng có đến hai phần ba số truyện xoay quanh câu chuyện về sự thờ ơ lạnh lùng và thói vô cảm của con người trong xã hội đô thị đương đại. Thành phố ngày càng giàu có và đông đúc hơn, mọi thứ xung quanh đều hào nhoáng, nhũng phương tiện và máy móc hiện đại, nhiều kỷ lục và phát minh mới... nhưng cái tình trong cỏ cây, vạn vật, trong không gian, trong chính mỗi con người lại dần biến mất. Sự vô cảm bao trùm. Mức độ tàn nhẫn của con người ngày càng gia tăng. Người ta thờ ơ với mọi việc xung quanh mình, bình thản gây tội lỗi và làm điều ác.

Truyện X-Men cỏ mùi trường đua kể về cô Cave miền biển yêu anh chàng mê trò đua chó. X-Men là tên cô Cave đặt cho mỗi vị khách của mình. Với cô, X-Men là một anh chàng sạch sẽ, một con người đặc biệt. Sau đêm ân ái, cô quyết định về sống chung với chàng. Tưởng rằng sẽ có một tình yêu đẹp giữa hai con người cùng cô đơn. Nhưng rồi bất ngờ xuất hiện một xác người trên biển. Ai là thủ phạm? X-Men nhìn xoáy vào nàng thì thầm nghiêm trang:

“Anh giết đ ấ y Nhắc đến một tội ác tày trời mà X-Men xem nó nhẹ như vừa

thở ra một hơi thuốc. Rồi X-Men lại thản nhiên nói tiếp: “Anh cũng giết rổỉ”;

“Có nghĩa không phải anh giết người một lần mà là nhiều l ầ n .. Có thế nói,

không chỉ người đọc kinh ngạc, sợ hãi mà ngay cả cô Cave kia cũng không thể ngờ rằng: cái ác đang nằm chung giường với mình, không ngờ một anh chàng thơm tho sạch sẽ, mang mùi hương của sâm, quý từng con chó già, chó bệnh vì thấy ở chúng sự bình y ê n ... hóa ra lại là tên giết người. Hóa ra ẩn sau cái vẻ bề ngoài thơm tho, hào nhoáng của hắn là bản chất của một tên sát nhân. Liệu cuộc đời này còn bao nhiêu cái giả - thật đáng sợ như thế nữa?

Viết về sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội đương đại, nữ nhà văn xoáy sâu vào những rạn nứt ở sợi dây kết nối tình cảm của con người trong gia đình - hình ảnh xã hội thu nhỏ. Ta đều biết, gia đình là tổ ấm của mỗi cá nhân, là chiếc nôi nuôi dưỡng nhân cách con người, là tế bào cấu thành xã hội. Sự phát triển bền vững của mỗi gia đình sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phồn vinh, phát triển của xã hội. Ngược lại, sự bất ổn của mỗi gia đình sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự lung lay, bất ổn của xã hội. Trong tập

Thành phố đi vắng, Nguyễn Thị Thu Huệ đã làm rõ muôn nỗi bất hạnh của

câu chuyện gia đình, bắt nguồn từ thói vô cảm và sự ích kỉ cá nhân, qua hàng loạt truyện ngắn như: Không thế kết thúc, Song gửi thác về, Củ mèo và rượu

hoa... Đó là câu chuyện về một đại gia đình, nhiều thế hệ cùng sống chung

nhung không ai cần hiếu ai. Mỗi người là một thế giới riêng không có sự gắn kết và chia sẻ. Nhìn từ bề ngoài cứ tưởng đó là một gia đình êm ấm, còn giữ được nề nếp truyền thống nhưng thực chất bên trong chỉ là một mớ hỗn độn, bát nháo; ai đi đường riêng của người ấy, cương thường đạo lí không còn: “bác trai ham mê SITU tập đồ cổ”, nhung vợ ông ta lại “đánh tráo đồ cổ” của chồng bằng đồ giả, rồi lấy đồ thật đi bán và ngoại tình với bạn của chồng. Mẹ chồng uất ức với con dâu mà không dám phản ứng liền nghĩ ra kế: đi vệ sinh trên giường của con dâu. Rồi con, cháu... mỗi người mỗi kiểu sống, không ai cần hiểu ai, không ai cần vì ai. Vậy mà gia đình ấy vẫn tồn tại {Không thể kết

thúc). Đó là chuyện về vợ chồng Tân- Luyến. Gia đình này sống trong một

ngôi nhà giống như một “ốc đảo” giữa lòng thành phố ồn ào tấp nập. Rồi mỗi thành viên trong gia đình ấy lại tự xây cho mình nhũng “ốc đảo” riêng. Họ tồn tại như những cỗ máy di động, chẳng cần chuyện trò tâm sự, hay chia sẻ giãi bày. Nhũng câu đối thoại ít ỏi của họ chang hề ăn nhập với nhau: mẹ nói một đằng, con trả lời một n ẻo ... Vì vậy, trong gia đình ấy có đầy đủ mọi tiện nghi đắt tiền, nhưng họ chưa bao giờ có được hạnh phúc (sống gửi thác về). Đó

còn là câu chuyện về gia đình ông Nhân: thời trẻ đi học ở nước ngoài, suốt chín năm trời, ông ta không hề tin tức liên lạc gì về gia đình cho người vợ trẻ và đứa con thơ dại. Người vợ trẻ cô đơn, suốt ngày quanh quẩn với “căn nhà

hai trăm mét bốn bề gió thối, không hơi đàn ông, hóa điên dại”, cuối cùng đã

tìm đến cái chết. Người ta bảo, vợ ông Nhân ‘Чао từ trên lan can lầu hai xuống sân, chết ngay, hai mắt m ở trùng trừng không làm sao mà kéo cho

nhắm lại(Cú mèo và rượu hoa)... Rõ ràng, thói thò' ơ, lạnh lùng, vô trách

nhiệm của những con người sống không cảm xúc, “không trái tim”, những “người máy” như các nhân vật ở trên đã khiến cho cuộc đời này dù giàu có mà “giá lạnh tình người” . Những con người như thế đã biến tổ ấm gia đình trở thành “tô lạnh”, khiến gia đình không còn là chốn nương náu bình yên như cha ông thưở trước mà trở thành “địa ngục trần gian” đày đọa con người. Vậy là, con người đương đại giàu có mà bất hạnh. Đời sống vật chất đầy đủ,và sự hào nhoáng, sầm uất của chúng lại tỷ lệ nghịch với văn hóa sống của con người, chính bởi sự vô cảm. Điều đáng sợ là thói vô cảm đang ngày càng phổ biến, không chỉ là biểu hiện của cá nhân mà đang lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác. Nó khiến cho đời sống con người ngày càng mất mát: mất sự bình yên, mất không khí trong lành, mất sự an toàn ở bất cứ nơi đâu khi ta đặt chân tới... Sự mất mát này không đột ngột trong chốc lát, mà ăn mòn dần dần, mắt thường không thấy rõ, để rồi khi nhận ra mới thấy hết một hiện trạng đời sống thật cay đắng, phũ phàng. Thói vô cảm đã hủy diệt những giá trị sống đích thực của con người, hủy diệt sợi dây tình cảm kết nối mối quan hệ người - người, ngay cả những mối quan hệ bền chặt truớc kia như tình máu mủ ruột thịt. Chính tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ đã chia sẻ về tác phẩm của mình trên báo Tuổi trẻ: “ĐỜỸ song những năm thảng này khiến người tốt song co ro như rét không có ảo ấm, mưa không cỏ ô che... Tôi luôn bị ám ảnh về nhũng dòng chảy đang xoay chuyến những thế hệ người Việt

theo hướng xấu đi, đang đi xuống. Sự thanh cao, phấm chất đáng quỷ của người Việt một là dần bế tắc không lối thoát, trong khi vẫn phải sống chứ không chết hay tìm ra một giải pháp khác. Sự bất an, đơn điệu, nhữiĩg thói quen sinh hoạt văn hóa cộng đồng ít dần làm ngưòi ta mất cảm xúc... Những giá trị tốt đẹp bị triệt tiêu từ từ, thay bằng sự hào nhoáng phô trương của

trang phục, đồ dùng tỷ lệ nghịch với văn hóa sống”. Vậy là, văn minh không

đi cùng với văn hóa, giàu mà không mạnh. Tại sao cha ông thuở trước nghèo khổ về vật chất mà lại sống sâu nặng nghĩa tình và sáng tạo được nhiều giá trị văn hóa vô giá? Tại sao con cháu hôm nay giàu có hơn, hiện đại hơn mà lại bất hạnh, bất ổn và đánh mất đi nhiều điều tốt đẹp? Những câu hỏi như thế, thiết nghĩ nhà văn dành quyền trả lời cho độc giả.

Như một tất yếu, những bất ổn của gia đình sẽ lan ra xã hội và ngược lại, những bất ổn của xã hội sẽ thẩm thấu đến mỗi gia đình, mà căn nguyên chủ yếu từ sự băng giá của cảm xúc và thói vô cảm của con người. Điều đó khiến cho phố xá đông đúc người mà người vẫn cảm thấy cô đơn, bởi thiếu vắng tình người. Con người giống như những cái cây giữa sa mạc cằn cỗi. Và hậu quả của hiện tượng sa mạc hóa cuộc đời là những gia đình tan vỡ, người già cô đơn và bị mồng rẫy, con người tranh giành, cướp bóc và giết hại lẫn nhau. Ớ Thành pho đi vắng, tác giả khắc họa một thế giới đậm đặc những con người vô cảm, lạnh lùng. Theo đó, là hình ảnh cái chết, những thông tin về cái chết trực tiếp và gián tiếp hiện ra dày đặc trong tập truyện (14/16 truyện). Cái chết như một vết đen phủ bóng lên đô thị đương đại. Những cái chết của không gian, cái chết của con người làm đầy cái chết đang hiện diện trong lòng đô thị ngày một bất an và băng giá? Và người đọc không khỏi giật mình về hậu quả khôn lường do sự giá lạnh của tình người gây ra. Phòng chiếu phim số 9 để lại trong lòng bạn đọc nỗi ám ảnh về một cái chết bất ngờ đến khó tin: Một đôi trai gái thường đến xem phim tại phòng chiếu phim số 9. Ai trông

thấy cũng phải trầm trồ khen: đẹp đôi quá. Ấy vậy mà chẳng hiểu vì mâu thuẫn gì trong buổi xem phim, cô gái đã đâm chết người yêu của mình. Buổi chiều, người soát vé đã phát hiện ra, chàng trai đã chết, “hai mắt trong suốt m ở to nhìn thắng người đối diện. Ngực trái là con dao làm bang xác máy bay, thép trắng xanh có khắc so ỉ 975 bằng tay, cắm sâu, và dòng máu nhỏ đậm đặc thấm đông trên nền áo trang, chảy xuống đùi, thấm thành vũng trên mặt

sàn trải t h ả m Và đối diện với một thực trạng nhân sinh thật đáng buồn như

thế, người tốt trở nên nhỏ bé, đôi khi cô độc. Dần dần, chính những người tốt cũng phải vô cảm để sống cho yên thân. Truyện Trong lúc ăn một bát phở gia

truyền miêu tả một thực tế: “G ócphòng mười hai mét vuông, không cửa s ố ”,

giữa một chung cư cũ là một sự lựa chọn duy nhất cho ngày cuối tuần của nhũng người tốt, nếu không muốn ra đường và đối mặt với “bọn cướp chuyên nghiệp” có trang bị vũ khí. Nhân vật trong truyện không quan tâm đến mọi chuyện xung quanh, đơn giản chỉ để bản thân được yên ổn.

Thói vô cảm của con người trong đời sống đô thị đương đại được thể hiện đầy đủ nhất trong truyện được lấy làm nhan đề chung cho cả tập là

Thành pho đì vắng. Sự trở về của cô gái sau ba năm ra nước ngoài, thành

phố quen thuộc của cô vẫn còn đấy, cảnh vật không đổi thay, vẫn phố phường, những con đường, hàng cây, nhà hàng, khách sạn... Tất cả vẹn nguyên gợi nhắc những kỉ niệm còn tươi rói. Cô gặp lại những con người năm cũ: bác tài xế xe buýt, cô quản lí nhà hàng, ông bác sĩ... Họ vẫn nhớ cô là ai nhưng sự thân thiện khi xưa thì đã mất. Đ iều gì đã đẩy cô gái vào nỗi hoang mang cực độ của một người xa lạ với không gian thân thuộc? Đó là sự biến mất của linh hồn thành phố. Phố vẫn phố, “dài sau mưa, mùi hơi

mát, hăng hăng ỉả cây dập vỡ” , nhưng con người của phố không còn. Cái

thành phố cô từng yêu đắm say vì mùi người, vì sự náo nhiệt, xô bồ, hỗn tạp nhưng tràn trề sức sống không còn nữa, thay vào đó là m ột đô thành

hoang lạnh, trơ trơ. Trên mọi nẻo đường kiếm tìm tình người, cô gái càng tìm càng vô vọng. Cô nhận ra “người vân đông, nhưng hết âm thanh, như

những diên viên phim câm ”. Cả thành phố “như người đông máu, vồ cảm

dửng dưng”. Mọi âm thanh cuộc sống như biến mất. Đen âm thanh quen

thuộc nhất là tiếng người “lào xào” cũng trở thành nỗi khát khao nhức buốt. Cô gái bơ vơ trên chính thành phố quen thuộc, từng gắn bó máu thịt với mình... Ket thúc của truyện rất buồn: cô gái đã tìm chỗ cho mình ở nghĩa trang. Cô chết vì quá nồng nhiệt với cuộc sống, trong khi thành phố nơi cô từng sống, từng yêu, từng ấm áp với cô, bỗng trở nên tàn nhẫn, lạnh lẽo, máy móc chỉ sau vài năm không gặp lại. Cái chết của nhân vật là sự phản kháng tới cùng của nhà văn trước những thay đổi tiêu cực trong xã hội. Trên một bài báo, N guyễn Thị Thu Huệ đã giải thích cốt truyện một cách dữ dội như sau: ‘T ơ / nghiêm ra rằng thế hệ mới ra đời rất giỏi, nhiều người tài. Các bạn trẻ nạp cho mình kiến thức chuyên môn rất tốt, bằng cấp cao, thông minh, nhanh nhẹn, nhưng các bạn lại lạnh lùng, thực dụng. Trong công việc rất cần những người như thế, nhưng về mặt xã hội, đẩy lại là những người lạnh lùng. Đó là những điểu tôi nói trong Thành phố đi vắng.Sẽ đến như thế, đến m ột đời sống vô cảm. Người ta đầy đủ

sung sướng nhưng sẽ vô cảm h ơ n Rõ ràng, văn chương N guyễn Thị Thu

Huệ lạnh lùng ở câu chữ, nhưng xa xót trong tâm can. Điều đó cho thấy, chị chưa mất niềm tin vào con người, vẫn khao khát nhiều lắm về tình người, vẫn đau đáu về cái thiện, cái đẹp. Tác phẩm của chị phanh phui đến tận cùng cái xấu, cái ác, chỉ ra căn nguyên gây những bất ổn của xã hội đương đại là căn bệnh vô cảm của con người; thực chất cũng nhằm đánh thức trong người đọc một sự ấm nóng về tình người; tìm lại sợi dây bền vững kết nối mối giao cảm giữa người với người.

2.2.3. Con ngưòi với nguy CO’ đánh mất giá trị truyền thống

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, sự du nhập các luồng văn hóa ngoại sinh là một tất yếu. Và mặt trái của nó là nguy cơ đánh mất giá trị truyền thống, làm xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Thành phố đi vắng có rất nhiều câu chuyện đầy ẩn dụ về chuyện: Giả và thật. Cái giả đang giết chết cái thật và người ta không muốn giữ những giá trị, vì có giữ chúng cũng chang được bởi luôn có sự đánh tráo. Truyện Không thể kết thúc nói về một gia đình nhiều đời sun tập đồ cổ, như sự hiện diện của dòng tộc qua mấy trăm năm. Nhung niềm tự hào truyền thống đó của gia đình đang bị bà dâu trưởng phá hủy. Bà ta đánh tráo đồ giả để lấy trộm đi đồ cổ thật: “Khi bình vỡ, bác trai mới biết là bác dãu đã trảo bình mới vào, giá trị trăm nghìn, so với bình cũ rẻ cũng vài chục triệu. Tài sản mất đã đau xót, nhưng chưa đau bằng việc mất

gốc”. Có lúc ông chồng ôm chặt người em trai mà rơm rớm nước mắt, rên rỉ

“C/z/ dâu chủ đã nắm rề cây cố bao đời nhà mình nhố lên mang đi rồi thay

vào đấy là cái cây nhựa rồi”. Lúc uất ức, ông chồng đã chửi người vợ: “mày

là đồ vợ mất nhân tính, lừa chổng theo thằng bạn thân của tao lại cùng nó

cướp cả đô cố năm đời cha ông đ ế lại, mất dạy khốn nạn quá”. Thật cay đắng

thay cuộc đời người đàn ông ấy. Ông ta biết rõ sự giả dối, nhưng chỉ phản kháng đầy bất lực và bế tắc. Khi ra tòa li hôn, ông ta viết vào đơn, phần lí do bỏ vợ: “không song chung với người giả d o ĩ \ Sự giả dối, gian manh của cô con dâu chỉ riêng bà mẹ chồng biết tất cả, nhung già rồi, bà cũng đành bất lực, liền nghĩ ra một kế trả thù là đi vệ sinh trên giường êm đệm ấm của con dâu cho bõ tức. Vậy là, cái giả đang lẫn lộn với cái thật và cái thật vẫn đang phải chung sống hàng ngày với cái giả.

Còn biết bao con người giả dối xuất hiện trong xã hội. Trong truyện của Thu Huệ, có những người đàn ông bề ngoài bảnh bao, đạo đức khi đi với vợ con ngoài ánh sáng nhưng lại lén lút đi với cave trong bóng tối. Đó là vị

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp con người và hiện thực đời sống trong tập truyện thành phố đi vắng của nguyễn thị thu huệ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)