7. Cấu trúc của khoá luận
3.1. Ngôn ngữ nhân vật
Nếu ngôn ngữ người kể chuyện là lời gián tiếp thì ngôn ngữ nhân vật là lời trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật” [6; 214]. Vì vậy, sự nhìn nhận mang tính chủ quan của nhà văn gửi gắm vào nhân vật, vào những quan niệm, tư tưởng nhân sinh cũng được bộc lộ qua ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là một phạm trù lịch sử. Trong Văn học trung đại, do ý niệm cá nhân chưa phát triển, nó chưa có được sự cá thể hoá sâu sắc, và chưa phân biệt với ngôn ngữ tác giả. Với Chủ nghĩa hiện thực, đặc biệt là Văn học hậu hiện đại ngôn ngữ nhân vật được coi là một đối tượng miêu tả, cá tính hoá trở thành một yêu cầu thẩm mỹ.
Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương và đặc biệt là ở tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già “phức tạp” như ngôn ngữ cuộc đời. Ở đó có những thanh âm trong trẻo và cả những tạp âm. Điều đó được thể hiện rõ nét qua
ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
Theo Bakhtin, “đối thoại” là một phương diện tồn tại của con người”, ông quan niệm: “nếu một tác giả điếc đặc với tính song điệu hữu cơ và tính đối thoại nội tại của thế giới ngôn từ sống động và lung linh biến đổi thì anh ta sẽ không bao giờ hiểu được và thực hiện được những khả năng và nhiệm vụ đích thực của thể loại tiểu thuyết” [4; 137]. Đối thoại là một yếu tố rất quan trọng trong ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác phẩm, vì thế, nội dung giao tiếp và tư tưởng nhân vật thể hiện trên câu chữ của cuộc thoại.
47
Về bản chất, “lời đối thoại trong văn bản nghệ thuật là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là một phản ứng đáp lại lời nói trước đó. Lời nói đối thoại bộc lộ thuận lợi nhất khi hai bên đối thoại có sự tiếp xúc phi quan phương và không công khai, không bị câu thúc trong không khí bình đẳng về mặt đạo đức của người đối thoại” [3; 186]
Tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương có biết bao tiếng nói lạ, bao cuộc đối thoại cô đơn, những câu nói vô nghĩa của đám người đi trên xe trâu. Trên chiếc xe trâu, gã đánh xe quay lại nhìn hai thanh niên, nhếch môi buông một câu: “Ngủ chiều khác gì đi đái trong mơ!” [13; 16]. Em gái ông ngoái cổ về phía sau luyến tiếc cây trẩu: “Mình đã bỏ lại cây trẩu sau lưng… Dễ đến trăm năm ấy nhỉ?” [13; 19], “hừ, chỉ bốn ngày là hết cứt”; “những cặp môi xanh xao”.
Cuộc thoại của hai thanh niên trên xe trâu nghe tưởng như vô nghĩa:
“ – Tao đồ rằng nắng màu xanh. Thanh niên gầy gò cất giọng khô mốc, ngả đầu ra sau vẻ phớt đời.
- Bao giờ nó cũng tím.
- Kiến thức chỉ có ở những kẻ không học hành.” [13; 80]
Khi đưa những cuộc thoại như thế này vào tác phẩm, Nguyễn Bình Phương không chú tâm vào nội dung đối thoại mà muốn tô đậm cái ngẫu nhiên, tính bất quy tắc của đời sống.
Đọc Những đứa trẻ chết già, thấy những từ thông tục, từ tục trong đối thoại của nhân vật xuất hiện với tỉ lệ lớn và có xu hướng ngày càng công nhiên. Dường như Nguyễn Bình Phương muốn chất liệu ngôn từ phải được bình đẳng trên cùng một mặt sân giá trị. Có thể thấy rõ điều này trong cuộc đối thoại giữa Hải và lão Liêm:
“Lão Liêm điên tiết chỉ tay vào Hải, hai thái dương giật giật:
48
dạy. Tao thì tao nghiền mày ra như cám, hiểu chưa, thằng đĩ đực. - Chẳng biết ai là đĩ đực!
… Lúc sau lão lại đâm bổ vào:
- Đồ ăn cứt, chết cha mày đi cho tao nhẹ mắt” [13; 29]. Hay trong cuộc thoại:
“Mày đi đâu về, thằng kia
Hải giật mình nghe tiếng bố hỏi, hắn vờ cài cúc quần, nói rất khẽ - Đi ỉa!
- Đừng có giấu tao, đi đâu?
Vừa hỏi lão Liêm vừa sấn đến trước mặt con, hai cục ổi ở yết hầu chạy lên chạy xuống. Tự dưng Hải cáu:
- Tôi đã bảo đi ỉa là đi ỉa. Không tin ra mà xem!” [13; 64].
Cuộc đối thoại giữa Lanh – người tình của Hải và lão Liêm cũng đậm chất thông tục:
“ – Con tôi không chơi với đĩ!
Lanh nổi cơn tam bành, nhẩy tâng tâng rỉa rói vào mặt lão, không còn nể nang gì nữa. Ả vươn bộ ngực đồ sộ gí sát người lão khiến lão tối tăm mặt mũi:
- Đĩ, ừ thì vậy. Tôi không làm đĩ với ông, tôi làm đĩ với con trai ông. Giỏi thì cứ lao vào… Bố sư thằng già này. Bà thì bà kẹp cho vỡ bẹp cả đầu. Bà không tha cho con mày đâu!” [13; 59].
Qua những cuộc đối thoại trên ta thấy tính chuẩn mực của ngôn ngữ văn học truyền thống bị phá vỡ, và lối hành văn dùng từ “lạ lẫm” như thế nằm trong chủ ý của nhà văn, nhằm diễn đạt tận cùng sự hỗn tạp của cuộc đời. Như vậy, tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già là một hợp âm của mọi kiểu dạng đối thoại, có khi nó là giọng nói cất lên từ cõi âm. Thế giới của ông vì vậy vừa trắng vừa đầy, im lặng nhưng ồn ào, vô hình và hữu hình, thật và ảo, âm dương lẫn lộn.
49