Nhân vật mang tính biểu tượng

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết những đứa trẻ chết già của nguyễn bình phương (Trang 49 - 52)

7. Cấu trúc của khoá luận

2.3.5. Nhân vật mang tính biểu tượng

Theo Freud, “biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng… khi ta nhận ra, chẳng hạn trong một hành vi, ít nhất là có hai phần ý nghĩa mà phần này thế chỗ cho phần kia bằng cách vừa che lấp vừa bộc lộ phần kia ra; ta có thể gọi mối liên hệ giữa chúng có tính biểu tượng” [16; 24]. Nhà phân tâm học S. Ferencri viết: “Không phải mọi cái so sánh đều là biểu tượng, mà chỉ là biểu tượng những so sánh trong đó vế thứ nhất bị dồn nén vào vô thức” [16; 24].

44

Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chứa đựng rất nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như máu, trăng, cú mèo, hồn, đêm,… Đó là những hình ảnh thuộc về miền vô thức, gây ám ảnh về bạo lực, diệt vong và chết chóc cho nhân vật. Hệ thống những hình ảnh biểu tượng tạo nên cấu trúc siêu thực cho tác phẩm và ngoài việc tạo ra bầu không khí cho tiểu thuyết, nó còn có giá trị biểu hiện quan niệm nhân sinh của tác giả.

Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng hàng loạt các nhân vật hết sức đặc thù như ma quái, những kiểu nhân vật dị biệt, biến hình, kỳ ảo, nhân vật đám đông, Nguyễn Bình Phương còn đặc biệt chú ý đến những nhân vật biểu tượng như con Nghê, con Cú, cánh bướm,… như một kiểu nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm của mình.

Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Nguyễn Bình Phương đã sáng tạo ra hình ảnh mang dáng hình con Nghê: “Nếu tính những quả đồi cao nhất, sẽ thấy chỗ lão Liêm đang đứng là đầu một con vật lạ chưa ai nhìn thấy, nó hao hao giống con bò già cóc đế, xương sống lổn nhổn. Nhưng người giàu tưởng tượng hơn nữa sẽ dễ dàng nhận ra rằng những quả đồi to xếp với nhau thành hình con nghê” [13; 59].

Con Nghê vốn được coi là biểu tượng của tài lộc – cũng là con vật lạ; mỗi lần nó xuất hiện đều gắn liền với một hiện tượng bất thường nào đó và nó trở thành một truyền thuyết ly kỳ, hấp dẫn mọi người. Con Nghê hiện hình trong cuộc sống thực nơi một làng Phan xa xôi nào đó và trong niềm mong chờ của cả hai dòng họ, song đó lại không phải là con thú như những con thú bình thường, đó là một con thú lạ, một con vật thiêng liêng.

Lần đầu nó xuất hiện gây bao sự ngạc nhiên kỳ lạ cho mọi người: “Sao chổi bay chéo bầu trời, soi rõ từng lớp sương đang lờ đờ chuyển động. Trong ánh sáng trắng xanh ấy lấp loá hình một con thú bằng không khí đang tan ra lẫn vào màn hơi đục mờ của thung lũng đầu đông. Sao chổi kéo chiếc đuôi dài hàng chục mét lao đi vùn vụt rồi tắt ngấm sau cánh rừng làng Phan” [13; 140]. Con Nghê

45

còn hiện lên trong bức tranh có ba mắt, bên cạnh có những ký hiệu vô cùng khó hiểu. Có hai dòng họ đang tranh giành kịch liệt để khao khát được chiếm lĩnh chiếc đầu của con Nghê, với họ, lần cuối cùng con Nghê xuất hiện thực sự là một trận chiến, một trận chiến giữa người với người và người với thú. Kết thúc “con Nghê khựng lại, máu từ ức nó phun ra như xối, nó lảo đảo khuỵu hai chân trước xuống… Con Nghê rướn về phía trước, với chút sức lực cuối cùng nó xoãi hai chân xuống mép nước… Con Nghê giãy chết, bốn chân nó đạp nước tung toé, cái đầu cố ngẩng lên, lại gục xuống” [13; 271]. “Ở các vùng quanh làng Phan xảy ra một hiện tượng có mấy quả đồi bỗng trở nên héo rũ, cây cối, đá sỏi tan rữa thành tro bụi, không thể trồng gì trên đó được. Nếu đem nối những quả đồi này với nhau sẽ ra hình một con Nghê. Một con Nghê khổng lồ, xám xịt vì đã chết” [13; 288]. Con Nghê chính là biểu tượng cho lòng tham vô đáy và niềm tin mê muội của con người nhưng kết cục lại đem đến sự thất bại thảm hại của con người trước bí mật ngàn đời của tự nhiên. Đó là cái giá phải trả quá đắt cho những ai tham lam, cho sự ganh ghét tranh giành quyền lực, cho sự u mê, tăm tối trong nhận thức. Đây là một hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng đặc biệt trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Như vậy, bằng quan niệm nghệ thuật độc đáo về con người, Nguyễn Bình Phương đã xây dựng nhiều dạng thức nhân vật trong tiểu thuyết của mình. Đó cũng là những con người “xuất thân” từ xã hội nên rất gần gũi với mỗi chúng ta. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng ta lại thấy có chút gì đó của mình trong các dạng thức nhân vật mà nhà văn phản ánh. Đây cũng là một trong những điểm thành công của Nguyễn Bình Phương trong việc tạo dựng con người sinh động, chân thực, chúng như được bước ra từ chính cuộc đời thực. Cũng chính các dạng thức nhân vật này góp phần tạo nên sự thành công của tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, bởi chúng không chỉ rất “đời” mà còn nóng hổi tính thời sự.

46

CHƢƠNG 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẾT GIÀ CỦA

NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết những đứa trẻ chết già của nguyễn bình phương (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)