Xen cài các yếu tố ý thức, tiềm thức, vô thức

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết những đứa trẻ chết già của nguyễn bình phương (Trang 60 - 68)

7. Cấu trúc của khoá luận

3.2.3. Xen cài các yếu tố ý thức, tiềm thức, vô thức

S. Freud và sau này là K. G. Jung, qua thuyết Phân tâm họcTâm phân học, cho rằng cấu tạo tâm lý của con người gồm có ba phận chính: vô thức, tiềm thức và ý thức. Đó là lục địa của những điều tiềm ẩn, bị chôn vùi, giấu kín trong mỗi chúng ta.

Ý thức là sự nhận thức của con người về thế giới khách quan, về bản thân mình. Sự nhận thức ấy có một sức mạnh ràng buộc, chi phối những hành động của con người trong cuộc sống hàng ngày, giúp cho những hành động đó đi đúng quỹ đạo của những chuẩn mực luân lý trong xã hội.

Tiềm thức được cấu thành bởi những ký ức, những kinh nghiệm được hồi tưởng, những tri thức mà chủ thể đã có từ trước nhưng đã gần như trở thành lớp trầm

55

tích nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể. Tiềm thức là ý thức dưới dạng tiềm tàng.

Vô thức là những trạng thái tâm lý con người ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự điều chỉnh của ý thức. Vô thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như: bản năng ham muốn, giấc mơ, dục vọng…

Ba thành phần này không tách biệt mà cùng tồn tại, dung nhập vào nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh cho tâm lý con người.

Kết quả nghiên cứu về tâm lý của con người của S. Freud (Phân tâm học)

K. G. Jung (Tâm phân học) đã có những ảnh hưởng quan trọng tới sáng tác văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại coi trọng sự thể hiện con người ở chiều sâu tâm lý bên trong, tức là coi trọng sự giải phẫu ý thức, tiềm tàng, vô thức của con người.

Nguyễn Bình Phương là nhà văn có khuynh hướng đi sâu vào khám phá và tái hiện đời sống tâm linh của con người. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, các yếu tố thuộc về ý thức, tiềm thức, và đặc biệt là vô thức xuất hiện đậm đặc. Trong quá trình xây dựng nhân vật, Nguyễn Bình Phương đã tiến hành xen cài các yếu tố này. Nhờ vậy, đời sống tâm lý của nhân vật hiện lên khá toàn diện.

Nguyễn Bình Phương đã xen kẽ những hồi tưởng, những kỉ niệm với các giấc mơ, với đời sống bản năng của nhân vật và ý thức của nó về hiện trạng sống của mình. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, những kí ức của nhân vật “ông” trong phần Vô thanh bị cắt vụn, xé nhỏ và xáo tung lên. Những kí ức lộn xộn cứ trở về khiến nhân vật “ông” không thể sắp xếp, khi thì là cuộc sống sau ngày đã rời làng khi thì là những câu chuyện xảy ra ở làng tất cả như một cuộn tơ được xáo lên không có đầu mối, chỉ chăng ra dày đặc với những sự kiện khác nhau.

Nhân vật “ông” thường ngược dòng về những câu chuyện của quá khứ. Các lớp thời gian quá khứ cứ chồng chất đan xen lẫn nhau làm người đọc như lạc vào

56

mê cung của quá khứ, của tâm tưởng, kí ức. Thời điểm thường được nhắc tới là hoàng hôn, thời điểm giáp ranh sáng tối, lúc đó mọi sự vật, hiện tượng được soi rọi bởi thứ ánh sáng le lói sắp tắt của ngày tàn, bởi không khí trầm buồn, hoàng hôn miền trung du rề rà, mệt mỏi.

Trong tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương chủ yếu xen cài vô thức và tiềm thức, điều này được thể hiện trong giấc mơ của Hương. Trước hôm đi, nằm bên Tiến, Hương mơ thấy mẹ mình hiện về: “Mẹ rũ đầu nhìn cô, nửa người dưới nhoè nhoẹt nom không rõ, nửa trên xanh lét. Hương thấy trên tóc của mẹ khói bốc lên nghi ngút như rừng cháy. Hương hoảng sợ chạy đến với Tiến nhưng bị mẹ níu lại. Hai mẹ con giằng co nhau cho đến khi cùng tuột tay và ngã ngửa ra” [13; 219].

Ngoài ra, nhân vật cụ Trường cũng hiện lên trong cõi vô thức. Cụ Trường khó ngủ, ho khù khụ và chìm vào trạng thái lơ mơ: “Có những luồng khói chuyển động nhẹ thênh, rồi trong làn khói ấy xuất hiện bóng người. Rất đông người, toàn quần áo trắng, cả những thanh gươm cũng trắng… Bây giờ ta quyết định giao cho cháu một việc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dòng họ… Không, đừng cắt lời bác… Lấy nó đi” [13; 113]. Thông qua đó, nhà văn cho thấy những toan tính và dục vọng hướng tới một kho báu, ở đó tự họ thể hiện rõ bản chất của mình. Chính dục vọng hướng đến kho báu đó khiến cho con người quay cuồng trong những cuộc tìm kiếm, những âm mưu tranh đoạt, hãm hại, thôn tính lẫn nhau. Trong cuộc hành trình muôn thuở ấy, con người vì mải kiếm tìm, mưu cầu, ham hố mà vô tình đã dẫm đạp lên tất cả, huỷ hoại tất cả, huỷ hoại chính bản thân mình và ngay cả những gì mình đang tìm kiếm.

Có thể nói, sự đồng hiện của ý thức và vô thức trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã khiến cho đời sống tâm linh của các nhân vật hiện lên thật hơn, sâu hơn, ám ảnh hơn. Một luận đề được đặt ra: liệu con người có hoàn toàn là lí tính, với những cảm xúc có thể nhận biết và kiểm soát như ta vẫn ảo tưởng? Đó là một câu hỏi mang tinh thần hoài nghi với ý nghĩa nhân văn xuất phát từ cảm quan hậu hiện đại mà Nguyễn Bình Phương đặt ra cho người đọc.

57

KẾT LUẬN

1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Trong hơn mười năm trở lại đây, tiểu thuyết thực sự khởi sắc với những thành tựu mang tính chất bước ngoặt, cả về lí luận thể loại và thực tiễn sáng tạo, khẳng định được vai trò là “xương sống”, là “cột trụ” của nền văn học với những cách tân độc đáo trên nhiều phương diện từ khuynh hướng tiếp cận, đánh giá hiện thực đến phương thức xây dựng nhân vật, sáng tạo ngôn từ, nghệ thuật tổ chức tác phẩm… Thành công của thể loại này đã đem đến cho văn học Việt Nam nguồn sức sống mới, đáp ứng nhu cầu phản ánh đời sống từ nhiều chiều kích, tạo nên sức mạnh khám phá thực tại và tái hiện toàn diện đời sống của con người. Đồng thời cũng góp phần đưa văn học Việt Nam tiến xa hơn trên con đường hiện đại hoá và hội nhập đầy đủ hơn vào tiến trình văn học thế giới.

2. Trên văn đàn Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình Phương được đánh giá là một trong những nhà văn đi tiên phong và góp phần đem lại cho văn xuôi đương đại một diện mạo mới và trong rất nhiều phương diện cách tân của nhà văn, vấn đề sự đổi mới nhân vật là một yếu tố nổi bật làm nên phong cách Nguyễn Bình Phương. Tiểu thuyết và phong cách Nguyễn Bình Phương đã gắn bó chặt chẽ với một thời kỳ văn học đầy cảm hứng cách tân. Với một loạt các tiểu thuyết có giá trị, được ra đời trong một khoảng thời gian không phải là dài, đã đủ để khẳng định tài năng thực sự của nhà văn. Trên cơ sở tìm hiểu một số quan niệm tiêu biểu về nhân vật tiểu thuyết và những đặc điểm nổi bật của nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tác giả khoá luận tập trung nghiên cứu vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm chỉ ra những điểm độc đáo trong khuynh hướng tiếp cận con người, tạo dựng hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Qua đó xác lập vị trí và cụ thể hoá những đóng góp nổi bật của Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới thể loại tiểu thuyết nói riêng, hiện đại hoá nền văn học nói chung.

58

3. Trong quá trình nghiên cứu vấn đề nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tác giả khoá luận luôn có ý thức chủ động phân tích, tổng hợp và đặc biệt là tiến hành so sánh với các tiểu thuyết truyền thống và các tiểu thuyết đương đại nhằm tìm ra những nét đặc sắc, độc đáo về quan niệm nghệ thuật về con người, hệ thống nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

Từ việc phân tích, tổng hợp và so sánh đó, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản như sau:

3.1. Về quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, Nguyễn Bình Phương có cái nhìn sắc sảo và nhân văn được thể hiện qua hai khái cạnh: con người bị chi phối bởi tâm linh hoá và con người tha hoá – biến dạng. Từ quan niệm nghệ thuật về con người, Nguyễn Bình Phương đã nhìn nhận và đánh giá vừa cụ thể vừa sâu sắc, toàn diện và lí giải biện chứng, thuyết phục mọi biểu hiện tâm lí phong phú, phức tạp của nhân vật. Do đó, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hết sức đa dạng, phong phú, đó là thế giới của những con người, của những kiểu con người có nhiều nét độc đáo khác lạ.

3.2. Về các dạng thức nhân vật, Nguyễn Bình Phương đã quan tâm xây dựng, khắc hoạ một số dạng thức nhân vật tiêu biểu, độc đáo để biểu hiện quan niệm nghệ thuật của mình về con người, về hiện thực và hướng tới tái hiện đời sống đương đại với những đổ vỡ, biến động. Các dạng thức nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già là:

- Nhân vật con người tha hoá, con người dục vọng - Nhân vật ma quái

- Nhân vật dị biệt, biến hình, kỳ ảo - Nhân vật đám đông

- Nhân vật mang tính biểu tượng

Mỗi dạng thức nhân vật mang những đặc trưng độc đáo, bị chi phối bởi một kiểu cảm quan riêng – cảm quan thời hậu hiện đại mang đậm dấu ấn của cơn khủng hoảng niềm tin vào tất cả những giá trị đã từng tồn tại trước đó. Đồng thời

59

cũng cho thấy ý thức cách tân mạnh mẽ của nhà văn trong quá trình khám phá cuộc sống, con người và làm mới thể loại tiểu thuyết. Qua các dạng thức nhân vật cơ bản, tác giả đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa thiết thực. Song vấn đề nổi bật và xuyên suốt trong quá trình nhà văn tái hiện các dạng thức nhân vật là vấn đề thân phận con người và sự xác lập ý nghĩa cũng như các giá trị đích thực cho sự tồn tại của con người. Chính vì thế, đọc Nguyễn Bình Phương, người ta luôn cảm nhận được chất nhân văn, nhân bản thấm sâu trong từng trang viết của nhà văn.

3.3. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Bình Phương đã có nhiều cách tân đáng ghi nhận. Có thể khẳng định đây là những đóng góp quan trọng của tác giả vào tiến trình cách tân thể loại tiểu thuyết Việt Nam.

Ngoài những biện pháp nghệ thuật phổ biến để sáng tạo nên các dạng thức nhân vật cơ bản, Nguyễn Bình Phương còn vận dụng thành công hai thủ pháp nghệ thuật mới mẻ và đặc sắc thể hiện quan niệm về đời sống, về con người.

Thứ nhất, về phương diện ngôn ngữ nhân vật (ngôn ngữ đối thoại), không đi theo lối mòn, Nguyễn Bình Phương đã chủ động bứt phá khỏi những khuôn khổ chuẩn mực trong tiểu thuyết truyền thống để tạo ra một bước đột phá về ngôn ngữ nhân vật.

Nhà văn đã cố ý phá vỡ chuẩn mực tính của đối thoại truyền thống. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mang một màu sắc mới mẻ, đa dạng và phức tạp. Đối thoại khá tự do và phóng túng bởi nhà văn không chủ tâm xây dựng các đối thoại để thể hiện tích cách, suy nghĩ, quan niệm của nhân vật mà hướng đến biểu đạt những vấn đề có liên quan trực tiếp đến nhân vật. Qua sáng tạo, Nguyễn Bình Phương đã chứng tỏ được một điều: đối thoại không chỉ có khả năng thể hiện đời sống xã hội của nhân vật mà còn có thể trở thành phương tiện để khám phá các chiều kích phức tạp và những bến bờ sâu thẳm trong đời sống tâm linh con người.

60

Thứ hai, về phương diện các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Bình Phương đã vận dụng có chọn lọc các thủ pháp trên tinh thần sáng tạo, chú trọng khai thác triệt để tác dụng của ba thủ pháp chính: sử dụng yếu tố kỳ ảo, tẩy trắng nhân vật và xen cài các yếu tố ý thức - tiềm thức – vô thức trong quá trình khắc hoạ các nhân vật.

Như vậy, có thể nói nghiên cứu vấn đề thế giới nhân vật trong tiểu thuyết

Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Qua đó, tác giả khoá luận không chỉ tìm ra những nét độc đáo nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mà trong một phạm vi nhất định còn góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng và bản sắc riêng của nhà văn này.

Tóm lại, nghiên cứu vấn đề thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già là một đề tài mới mẻ, hấp dẫn song cũng có không ít khó khăn, thử thách. Khoá luận tốt nghiệp của chúng tôi được hoàn thành trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ý kiến, đánh giá của những người đi trước; đồng thời bước đầu cũng có sự tìm tòi, khám phá và kiến giải riêng. Tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian, tư liệu và kinh nghiệm của người nghiên cứu nên khoá luận chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và tất cả các bạn.

THƢ MỤC THAM KHẢO

1. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (2003), Chủ nghĩa hậu hiện đại – những vấn đề lí thuyết (sưu tầm, biên soạn), NXB. Hội nhà văn, TTVHNN Đông Tây.

2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Henri Bakhtin (2005), Dẫn giải ý tưởng văn học, (Nguyễn Thế Công dịch), NXB. Giáo dục.

4. Bakhtin M. (1970), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), NXB. Hội nhà văn.

5. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2003), Lí luận văn học NXB. Giáo dục.

6. LÊ Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB. Giáo dục.

7. Trương Thị Ngọc Hân, Một số điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, tienve.org.

8. MilanKundera, Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), NXB. Đà Nẵng. 9. Thuỵ Khê, Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa

trẻ chết già, eVan.com.vn.

10. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB. Giáo dục. 11. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, NXB. Giáo dục.

12. Hoàng Phê (chủ biên) (2006) , Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng. 13. Nguyễn Bình Phương (2013), Những đứa trẻ chết già, NXB. Trẻ. 14. Nguyễn Bình Phương (1999), Người đi vắng, NXB. Văn học. 15. Nguyễn Bình Phương (2000), Trí nhớ suy tàn, NXB. Thanh niên.

16. S. Freud (2005), Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ – Nhập đề của Hermann Beland, NXB. Thế giới.

17. G. N. Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB. Giáo dục. 18. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2007), Giáo trình Lí luận văn học (3 tập), NXB.

Đại học sư phạm, H.

19. Trần Đình Sử(2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB. Giáo dục, H. 20. Phùng Gia Thế (2007), Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật

trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 146.

21. Phùng Gia Thế (2007), Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (2 phần), Văn học trẻ, số 2-3.

22. Phùng Gia Thế (2007), Những dấu hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương,Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 1.

23. Phùng Gia Thế (2007), Có hay không những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau 1986, Văn nghệ, số 49.

24. Đoàn Cầm Thi, Người đàn bà nằm từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương, vietnamnet.vn.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết những đứa trẻ chết già của nguyễn bình phương (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)