Nhân vật con người tha hoá, con người dục vọng

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết những đứa trẻ chết già của nguyễn bình phương (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc của khoá luận

2.3.1. Nhân vật con người tha hoá, con người dục vọng

“Tha hoá” là một khái niệm triết học nói về sự “đánh mất mình” do nhiều nguyên nhân xã hội – kinh tế - văn hoá. Sự tha hoá bản chất con người được nhiều nhà triết học, văn hoá đề cập tới. C.Mác đã từng phân tích sâu sắc: sự tha hoá bản chất con người thể hiện ở tình trạng xa lạ, thù địch của con người với chính con người. Và cuối cùng là con người trở nên xa lạ với chính thế giới mà con người đang sống.

Vấn đề tha hoá của con người là một chủ đề được văn học quan tâm. Không ít tác phẩm văn học đương đại đã phản ánh sự huỷ hoại của môi trường tự nhiên và xã hội đối với nhân cách, lối sống của con người. Điều này càng rõ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Có thể nói kiểu nhân vật tha hoá có mặt hầu hết trong các tác phẩm của nhà văn với những cấp độ và biểu hiện muôn vẻ.

Con người tha hoá trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là những con người vô vọng và nổi bật là những con người đầy dục vọng. Đó là những con người sống với những ham muốn tầm thường: họ tham lam, giành giật, giẫm đạp lên nhau vì lợi ích của riêng mình. Đây là loại nhân vật “cổ điển”, “truyền thống” của văn học, nhưng cái mới của Nguyễn Bình Phương là nhà văn đã thể hiện loại nhân vật này với những dục vọng của con người đương đại. Qua những ham muốn, dục vọng tầm thường của mỗi nhân vật ấy là một cái nhìn đầy cảnh báo, cảnh tỉnh của nhà văn đối với xã hội về sự xuống cấp nhân cách và những giá trị nhân văn.

Những đứa trẻ chết già mang hình thức của một tiểu thuyết với mạch truyện về cõi âm (câu chuyện về những hồn ma trên chuyến xe trâu trở về làng

27

trong phần Vô thanh) và cõi trần (câu chuyện về hai gia đình ông Trường hấp và ông Trình gắn với bí mật về một kho báu mà cả hai phía đều toan tính phải giành lấy được trong phần chương). Một chuyện là chất chồng của những sự kiện và căng thẳng kịch tính trong khi chuyện kia lại chỉ là một hoàn cảnh câm lặng; một chuyện là biết bao hồ nghi, dò đoán, thám thính, rình rập lẫn nhau trong khi chuyện kia lại là sự buông thả đến tuyệt đối; một chuyện là dày đặc của các phong cách ngôn ngữ đời sống trong khi chuyện kia lại chỉ là những lời thoại một giọng đều đều hay đứt quãng;… Hai mạch truyện soi chiếu, đối lập nhau mà cũng gắn với nhau một cách nhuần nhuyễn nhờ có chung một dục vọng: đó là hành trình dài dặc đi tìm kho báu theo suốt đời này kiếp khác. Nó gợi liên tưởng rằng câu chuyện ở cõi trần của ngày hôm nay cũng sẽ là câu chuyện ở cõi âm, và sự xô bồ của biết bao dục vọng, tị hiềm, tranh chấp cũng chỉ là cái bề ngoài của một triết lý giản dị: những dục vọng và tranh đoạt sẽ vĩnh viễn bị trút lại khi con người ta bước về cõi chết.

Những dục vọng của các nhân vật trong tác phẩm được soi chiếu rõ qua những cuộc hôn nhân được sắp đặt. Ba thế hệ nhà cụ Trường, lão Liêm và Hải, dù thành hay chưa thì cả ba đều đã từng được sắp đặt cho một cuộc hôn nhân theo ý cha mẹ. Cụ Trường được bác căn dặn, sắp xếp: “Bây giờ ta quyết định giao cho cháu một việc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng của dòng họ. Dòng họ nhà ta có giàu lên hay lụi bại đi là nhờ cháu… Cháu phải làm người hấp đi để che mắt thiên hạ… vào Trại Cau, tìm đứa con gái ấy… nó là em họ cháu… Không, đừng cắt lời bác… Lấy nó đi… Đó là định mệnh” [13; 113]. Và rồi sự sắp đặt để đạt được dục vọng ấy lại đưa đến những kết cục bi thảm hơn nữa: loạn luân. Cuộc loạn luân lần thứ nhất của cụ Trường với người em họ, người đàn bà ở Trại Cau đã vô tình đưa đến cuộc loạn luân lần thứ hai. Sau này, họ đâu có biết đến đời cháu họ, Loan – Phán, hai anh em họ lại tiếp tục yêu nhau mà không biết là hai anh em chung một ông nội. Cuộc loạn luân này tuy không để lại ám ảnh, day dứt cho Phán – Loan nhưng nó lại là nỗi đau thường trực trong lòng những người

28

thế hệ trước, để thành ma, cụ Chẩn và người đàn bà Trại Cau lại tiếp tục mối tình, tiếp tục đòi con. Cuộc loạn luân tiếp theo đau đớn cho cả người trong cuộc, lẫn người làm cha, làm mẹ. Ông Trình phải chứng kiến một đằng là em trai, một đằng là con gái, hai chú cháu ruột mà không biết, mà yêu nhau, cưới nhau: “Người chịu nhiều cay đắng nhất là bố con ông Trình. Hôm đưa ma Tiến quắt. Hương gần như hoá điên, mắt vằn đỏ, quần áo xộc xệch, tướp táp. Mặc cảm về sự loạn luân còn lớn hơn nỗi đau mất người yêu [13; 286].

Tuyến truyện cơ bản diễn ra quanh những con người trong hai gia đình: gia đình lão Trường hấp và gia đình ông Trình. Thế giới nhân vật trong tác phẩm cũng vì thế mà thực ảo lẫn lộn, có mạch được khu biệt bởi các chương của thực tại là câu chuyện về làng Phan với những cuộc đời, tính cách méo mó, đầy dục vọng như: Trường hấp, Cung rỗ, Sinh lùn, Bính chột, Bồi còng, Nguyệt goá, Bào mù... Tác giả không dành nhiều thời gian để miêu tả từng nhân vật mà cho người đọc nhận ra mỗi nhân vật khi tất cả bọn họ hướng tới một kho báu, ở đó tự họ thể hiện rõ bản chất của mình. Chính dục vọng hướng đến kho báu đó khiến cho con người quay cuồng trong những cuộc tìm kiếm, những âm mưu tranh đoạt, hãm hại, thôn tính lẫn nhau. Họ sẵn sàng giết hại nhau vì nhiều lý do: vì tình, vì tiền, vì thù hận…Trong cuộc hành trình muôn thuở ấy, con người vì mải kiếm tìm, mưu cầu, ham hố mà vô tình đã dẫm đạp lên tất cả, huỷ hoại tất cả, huỷ hoại chính bản thân mình và ngay cả những gì mình đang tìm kiếm. Hơn nữa, vọng lại từ cõi chết, người ta sẽ thấy được tất cả hiện trạng lố bịch và giả trá trong tham vọng của con người. Cái bả vinh hoa phú quý cuối cùng là một thứ phù phiếm, nó không có thật; nó chỉ là một bãi phân trong cảnh cuối cùng mà những con người hầm hè tranh cướp đến đổ máu tìm thấy như một kết cục bi hài nhưng sẽ là cái gốc rễ của mọi khổ đau nếu người ta cố tình tìm mọi cách để giành giật lấy nó.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết những đứa trẻ chết già của nguyễn bình phương (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)