Nhân vật dị biệt, biến hình, hư ảo

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết những đứa trẻ chết già của nguyễn bình phương (Trang 39 - 47)

7. Cấu trúc của khoá luận

2.3.3.Nhân vật dị biệt, biến hình, hư ảo

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm nhân vật được định nghĩa là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học… một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống… thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người…luôn gắn chặt với một chủ đề tác phẩm” [6; 126]. Nhân vật luôn là trung tâm của sáng tác văn học, là hình chiếu tư tưởng và năng lực nghệ thuật của nhà văn. Trong sự biến đổi của kỹ thuật dòng tiểu thuyết đương đại (cấu trúc lắp ghép phân mảnh, sự luân chuyển ngôi kể, đa dạng hoá các loại giọng trần thuật…) xu hướng xây dựng hình tượng nhân vật cũng thay đổi. Các tác giả Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Việt Hà… ít chú ý lấy nguyên mẫu của nhân vật trong đời sống mà thiên về hướng “mờ hoá, vô danh hoá”. Họ thường “dị hoá” nhân vật về hình thức và tính cách. Nguyễn Bình Phương cũng xoá bỏ khoảng cách giữa cái bình thường và cái dị biệt, cái không bình thường dễ dàng được chấp nhận và trở thành cái nhật thường, đó là bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương khi xây dựng các nhân vật kỳ ảo.Với quan niệm: “không xây dựng những nhân vật

34

điển hình”, Nguyễn Bình Phương đã mạnh dạn đổi khác so với cách xây dựng nhân vật của tiểu thuyết sử thi trước đó. Nhà văn tạo nên hệ thống nhân vật mang tính đặc thù: nhân vật người điên, nhân vật hư ảo, nhân vật biến hình, nhân vật chuyển kiếp, nhân vật ma quái.

Trong văn học trung đại, nhân vật kỳ ảo thường tồn tại dưới hình thức bóng ma, oan hồn (trong Truyền kỳ mạn lục, Lĩnh Nam chích quái…). Đến văn học đương đại, nhân vật kỳ ảo xuất hiện dưới các dạng tồn tại mới như Bào thai trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Quang Lùn, bé Hon trong

Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài,… So với các cây bút văn xuôi hiện nay, Nguyễn Bình Phương có hướng “đầu tư” nhiều hơn cho nhân vật kỳ ảo cả về số lượng và dạng thức biểu hiện.

Trong văn học phương Tây, KafKa, Iônexcô thường xuyên sử dụng môtíp nhân vật biến dạng như con người biến thành tê giác, thành con bọ khổng lồ. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Nguyễn Bình Phương cũng tạo ra những nhân vật biến dạng hết sức kỳ lạ:

Ngƣời biến thành cây

Trong Những đứa trẻ chết già ở phần Vô Thanh, một nhân vật đã bị biến thành cây. Đó là lão Hạng làm nghề bán dép cao su. Lão có bốn người con,vợ lão mất sớm, cuộc sống rất nghèo khổ. Song điều đáng nói là cái tật mê cây của lão Hạng. Thời còn sống, lão Hạng mê cây đến độ ngồi hàng giờ trước cái chõng bày dép cao su để ngắm những cây xà cừ xanh thẫm và “lão miên man như thèm khát”.

Những lúc vậy “mặt lão xanh lét, giần giật chạy” [13, 46]. Tới khi chết, “Lão Hạng dang hai tay ghi chặt gốc xà cừ vào người, trán lão tì vào lớp vỏ sần sùi” , “Khi gỡ lão ra người ta thấy ngực lão có vết rạch rộng bằng gang tay, chỗ rạch ấy áp vào thân cây, cũng đúng chỗ vỏ bị rạch một vết thương tương tự. Từ vết rạch ở thân cây, ứa ra một dòng nhựa đỏ bầm đặc quánh. Khi đặt lão xuống đất người ta phát hiện người lão cứ xanh dần, xanh dần như lá cây già” [13; 47].

35

Hình ảnh lão Hạng trở về đêm đêm trong trí nhớ của nhân vật “ông” trong tác phẩm cũng là hình ảnh kỳ quái : “Lão Hạng mỉm cười rì rào. Hai tay lão mọc đầy lá xà cừ. Tóc lão xanh um” [13; 47].

Ngƣời mọc đầy lông, đầy tóc

Lão Biền trong Những đứa trẻ chết già là một người thợ cắt tóc, lão đã phạm một sai lầm khủng khiếp là ăn cắp tiền của người đã chết, sau đó lão luôn sống trong những giấc mơ bị ám ảnh bởi hình ảnh của người đàn bà về đòi tiền. Túi tiền mà lão ăn cắp ấy chính là của một bà mẹ đã giúp đỡ lão rất nhiều khi còn sống. Sự việc được phát hiện khi em gái của nhân vật “ông” kể lại: hôm mẹ ông hấp hối có gọi lão Biền vào dặn dò và chính mắt cô nhìn thấy lão lấy một bọc gì đó ở đầu giường của mẹ cô. Sau này, người ta thấy tự dưng lão xây nhà cửa đàng hoàng mà không bao giờ biết lão lấy đâu ra số tiền lớn như vậy. Một thời gian sau, lão bị ốm và chết trong tình trạng người mọc đầy lông và ngứa ngáy đau đớn: “Ngứa kinh khủng… Lông. Lông chân lão đen tuyền. Không, chân lão đen tuyền. Nó mọc đầy tóc. Tóc dài lắm. Dài tới mức rũ xuống và bện thành một lớp dày bọc lấy ống chân… Người lão đầy lông. Lão kinh hoàng chạy trốn cả chính mình” [13; 97]. Sau đó, dân làng tìm thấy lão chết nằm sấp mặt trên một ngôi mộ “người mọc đầy tóc, không ai nhận ra mặt lão nữa vì tóc đã phủ kín. Tay lão nắm chặt bó tiền âm phủ nhàu nát. Trên lưng lão chi chít vết chân cú mèo. Khi chôn lão xong, mộ lão mọc lên một loại cỏ đen và nhỏ” [13; 100].

Vì sao nhân vật của Nguyễn Bình Phương lại biến dạng kỳ lạ như vậy? Phải chăng cái chết biến thành cây xà cừ của lão Hạng là mong muốn được giải thoát khỏi kiếp sống cơ cực nghèo khổ và bất hạnh: thà làm một cái cây còn hơn là người chồng, người cha hàng ngày phải chứng kiến, chịu đựng cảnh vợ con cơ cực nheo nhóc. Có lẽ vì thế lão Hạng biến thành một cái cây? Hình ảnh lão trong dáng hình của cây xà cừ đêm đêm trở về mỉm cười có phải là thể hiện sự hoá kiếp mãn nguyện này?

36

Quá trình biến hình của lão Biền diễn tả một sự tha hoá nhanh chóng. Từ một con người chăm chỉ, hiền hậu, lòng tham khiến lão trở thành kẻ đê tiện, dám cả gan ăn cắp tiền của người đã mất – nhất là người đó đã từng có ơn giúp đỡ lão. Ăn trộm đồ của người đã mất xưa nay là một điều cấm kị bởi hành động vô đạo đức đó chạm tới phần thiêng liêng của tâm linh. Để cho nhân vật mang trọng tội này chết trong đau đớn, ngứa ngáy, cái chết đến dần dần xâm lấn cơ thể bằng một lớp lông và tóc dày đặc, tác giả nhằm cảnh tỉnh con người trước thực trạng tha hoá về nhân cách. Chỉ vì mưu sinh, lão Biền làm nghề cắt tóc để kiếm tiền song cũng chỉ vì lòng tham vô độ mà lão ăn cắp tiền của người chết để dẫn đến hậu quả khôn lường. Những mớ tóc mà lão đã từng cắt dường như đại diện cho hàng ngàn cái đầu, hàng ngàn con người lương thiện mà cả cuộc đời lão từng gắn bó trở về tìm lại lão để trừng phạt lão như một sự báo oán cay nghiệt của một người chết, một hồn ma. Chủ đề “báo oán” quen thuộc trong văn chương được sống lại đầy ám ảnh qua câu chuyện.

Ngƣời già trẻ lại hoặc trẻ con biến thành ngƣời già

Cũng nằm trong mô hình nhân vật biến dạng, người ta còn có thể tìm thấy nhiều chi tiết kỳ quái khác. Trong tác phẩm, hình ảnh người già trẻ lại là trường hợp một người đàn bà mà Kiền, chồng dì Lãm đi theo: từ một bà già, người đàn bà trạc 40 tuổi, cô gái trẻ, đứa con gái 13 tuổi, đứa bé nằm trong nôi; biến dạng của Kiền thành đứa bé trong nôi gợi nhớ đến sự hoá thân của những nhân vật cổ tích Việt Nam. Nhưng cô Tấm trong cổ tích sau những biến dạng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc thì sự biến dạng ở đây là cái chết đang chờ đón nhân vật.

Có khi là sự biến hình ngược lại, trẻ con biến thành người già như chuyện “đẻ ngược” ở làng Phan. Một người đàn bà (nhân vật bà giáo) đã ba lần sinh nở, lần nào cũng đẻ ra những đứa trẻ mang các đặc điểm kỳ dị:

Lần sinh thứ nhất, đứa trẻ là trai. Người ta phát hiện ra rằng thằng con bà giáo có râu. Không những thế, ba bốn ngày sau tóc nó còn bạc trắng. “Đứa trẻ không khóc, nó giương đôi mắt kèm nhèm nhìn mọi người như phán xét… Hai

37

tuần sau nó chết” [13; 51]. Câu chuyện như ám chỉ sự “lão hoá” nhanh chóng của con người và thấy như quá ngắn ngủi, vô nghĩa.

Ở lần sinh thứ hai, đứa trẻ vừa ra đời đã ở độ già của người ba nhăm, bốn mươi tuổi gì đó. Tóc nó bàng bạc, răng vàng ố, nói như người lớn: “Mẹ lấy cho tôi cái điếu”. “Đêm, đột nhiên dân làng nghe từ nhà bà giáo vọng ra tiếng như hai người đàn ông trạc tuổi nhau, gầm ghè trò chuyện… Đứa bé đã biến mất” [13; 54].

Lần sinh thứ ba, bà mẹ sinh con gái. Nhưng đứa trẻ vẫn mang bộ mặt già trước tuổi. Lọt lòng được hai ngày, con bé có cơ thể như gái mười tám… Sau đó nó có chửa. Nó chửa, bụng to quá cỡ bình thường. “Nó đẻ, đứa con ra đời và chết… Một sớm tinh mơ những người dạy sớm nhìn thấy nó trôi là là về phía núi Rùng như một chiếc lá. Nó biến mất…” [13; 55].

Kiểu quái thai đủ dạng xuất hiện khá đậm đặc này tạo một ấn tượng ma quái ghê sợ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Trong khoa học, hiện tượng quái thai hay hiện tượng con người bị lão hoá được giải thích là do tác động của những nhân tố sinh học có tính chất tiêu cực (đột biến gen…). Nhưng trong văn học, hiện tượng “đẻ ngược”, “quái thai” này là một hiện tượng mang ý nghĩa xã hội nhức nhối mà Nguyễn Bình Phương muốn gợi lên trong lòng độc giả. Vì sao có những đứa trẻ bị dị tật ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ? Vì sao có những đứa trẻ chết già? Vì sao có những trường hợp thiên chức bản năng của người phụ nữ lại không thể thực hiện được? Người đọc có thể tìm thấy câu trả lời ở môi trường tự nhiên và môi trường nhân sinh bị tàn phá bởi cái ác, lòng tham và những toan tính tối tăm của con người, từ sự “đồng vọng” với “tiếng lòng” của nhà văn trong tác phẩm.

Ngƣời đột nhiên xuất hiện hoặc biến mất

Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương còn thấy một kiểu nhân vật biến ảo khá đặc biệt, có thể đột ngột xuất hiện, rồi lại có thể tự nhiên biến mất. Những vật vô tri có thể được nhân cách hoá thành “con người” và những con người bỗng có thể biến ảo thành hư vô. Đây cũng là một

38

trong những sáng tạo độc đáo của nhà văn. Con tàu trong tâm tưởng nhân vật “ông” trong Những đứa trẻ chết già “chợt nhoè đi, méo mó thành một vệt đen thẫm tựa như dải khăn tang oằn oại… Làn khói thoắt đậm thoắt nhạt rồi vặn theo hình cơ bắp. Khi ông dụi mắt lần nữa thì làn khói biến mất, thay vào đó là hình một người khổng lồ chân tay nghều ngào rời rạc. “Rồi những cơn gió mạnh đánh tan làn khói hình người đó, bắt đầu từ tay trái rời ra, nhoè đi, sau đến chiếc đầu, phần bụng và phút chốc chỉ còn thấy một làn bụi xanh nhạt lơ vơ trên nền trời đang mỗi ngày một sậm lại…” [13; 236]. Tiếp đó, hai thanh niên cùng trên chuyến xe trâu với ông giờ chỉ còn là những nét lờ mờ; gã đánh xe còng lưng xuống rồi biến thành đường viền trắng, mỏng manh.

Trường hợp nhân vật mất tích trong Những đứa trẻ chết già là Quang – một người thợ mộc đến làm thuê trong nhà ông Mộc tự dưng biến mất sau những đêm lang thang ở bãi tha ma. Sau đó bà Mịch nghe thấy tiếng thì thào ở bãi cỏ cất lên “Tôi là Quang. Tôi là Quang đây. Lại một nhóc nữa ra đời” [13; 157]. Rồi đến lượt lão Mộc hoá điên đi khắp làng và mọi người cũng không biết ông ta đi đâu; nhân vật Xoan con gái lão Mộc cũng biến mất không để lại dấu vết gì, chẳng hiểu Xoan có còn tồn tại trên mặt đất này không? Sự biến mất liên tiếp ấy khiến người ta phấp phỏm lo âu về mọi người và về chính bản thân mình.

Kiểu nhân vật biến mất cũng xuất hiện và chiếm một mật độ không nhỏ trong những cuốn tiểu thuyết khác của Nguyễn Bình Phương. Nhân vật Quân – chồng của Thuý bạn của Khẩn trong Người đi vắng, là công chức nhà nước đột nhiên mất tích một cách bí ẩn. Quân ôm số tiền 500 triệu của cơ quan đi đâu không ai biết. Cả cơ quan, người thân ráo riết đi tìm song đều vô vọng. Người ta không biết Quân đi đâu? Ở đâu? Đang làm gì hay đã chết? Có thể Quân đã chết. Song điều kì lạ là hồn vía của Quân vẫn lẩn khuất mọi nơi, mọi chốn khiến người ta hoảng sợ. Ta cũng bắt gặp những nhân vật biến mất này như Tuấn trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trí nhớ suy tàn. Toàn bộ câu chuyện là lời trần thuật của nhân vật Huyền, qua đó gợi lên chuyện tình giữa “em” – Huyền với Tuấn, người bạn trai đầu tiên của cô

39

nay đã ra đi. Tuấn được nhắc đến rất nhiều lần trong truyện song Tuấn đi đâu? Ở đâu? Làm gì? Là một câu hỏi không lời giải đáp. Tuấn là một dạng nhân vật biến mất. “Hình bóng của Tuấn chỉ còn là tấm gương trong suốt để nhân vật “em” soi vào đó, nhận ra cảm giác và khát vọng của cô trong thực tại” [15; 91]

Xây dựng những nhân vật dị biệt như trên Nguyễn Bình Phương đã thực sự làm mới cho nhân vật của mình so với kiểu nhân vật của truyền thống. Những con người ở đây thay hình đổi dạng, từ trẻ thành già, từ già thành trẻ, biến hình, chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, thậm chí đột ngột xuất hiện hoặc đột ngột biến mất…, tất cả được nhà văn phủ lên một lớp màu huyền hoặc, huyễn ảo không giống như cuộc đời bình thường. Có lẽ điểm nhìn nghệ thuật và sự khai thác đời sống của nhà văn không đơn thuần là nhìn từ cuộc sống mà đưa ra hàng loạt những kiểu nhân vật dị biệt, kỳ ảo, biến tướng ấy để người đọc cùng suy nghĩ nhiều hơn về sự hỗn loạn của thế giới được miêu tả, thế giới hỗn loạn của tiểu thuyết ấy mâu thuẫn với khao khát vươn tới cái hài hoà trật tự của con người và cuộc sống.

Việc xuất hiện của nhân vật hư ảo không phải hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Với khát vọng làm mới tiểu thuyết, các nhà văn cùng thời với Nguyễn Bình Phương đã tạo ra một hệ thống các nhân vật mới khác với mô hình nhân vật trước đó. Nhân vật biến hình, mờ ảo cho ta cảm giác về con người trong thế giới tồn tại chỉ trong những khoảnh khắc mong manh, khác với quan niệm về khả năng thống trị vĩnh viễn của con người trong cõi đời. Sử dụng yếu tố kỳ lạ, các nhà văn nhằm giải phóng tối đa sức tưởng tượng về hình tượng nhân vật cũng như bày tỏ quan niệm nhân sinh mới trong hoàn cảnh của cuộc sống có nhiều thay đổi.

Cũng cần nhận thấy khi Nguyễn Bình Phương tạo ra lớp nhân vật mất tích một cách kỳ lạ, nhà văn đã làm tăng màn sương kỳ ảo trong tác phẩm khiến độc giả khó tiếp nhận hiện thực và đôi khi bị cuốn theo vòng luẩn quẩn của nhân vật, không xác định được rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

40

Nhân vật chuyển kiếp

Kết quả nghiên cứu khoa học về con người cho biết chết là chấm dứt hoạt động sống. Nguyễn Bình Phương sống giữa thời đại khoa học, hiểu rõ quy luật của loài người; song với mong muốn có những thể nghiệm mới trong sáng tác để gửi gắm quan niệm riêng về nhân sinh. Nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật chuyển kiếp (những nhân vật mang bóng dáng của tiền kiếp hay hậu thân của môt thế giới vô thực). Cái kỳ ảo thể hiện dưới dạng nhân vật chuyển kiếp chỉ là một phương tiện nghệ thuật được nhà văn sử dụng nhằm truyền tải nội dung, tư

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết những đứa trẻ chết già của nguyễn bình phương (Trang 39 - 47)