1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh

20 668 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 265,42 KB

Nội dung

Đúng như nhà sử học người Pháp Guy Schoeller đã từng phát biểu rằng: “Sẽ là quá ít, nếu chúng ta nói rằng chúng ta đang sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trần Hà Phương

BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trần Hà Phương

BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã s ố: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

PGS TS NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Xuân, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin cảm ơn đến quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong thời gian đào tạo vừa qua

Xin cảm ơn gia đình - cha mẹ, chị, em gái, anh rể, cháu,…đã yêu quý và đã dành cho tôi những động viên khích lệ và sự quan tâm đặc biệt để hoàn thành tốt công việc

Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu

Tp Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2013 Tác giả

Trần Hà Phương

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ

từ Giáo viên hướng dẫn là PGS TS Nguyễn Thị Thanh Xuân Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất

cứ công trình nghiên cứu nào trước đây

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian dối nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình

Tp Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2013

Tác giả

Trần Hà Phương

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

8

MỞ ĐẦU8 1

8

1 Lí do chọn đề tài8 1

8

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu8 4

8

3 Mục đích nghiên cứu8 5

8

4 Lịch sử nghiên cứu8 6

8

4.1.8 8Về biểu tượng nghệ thuật trong văn học nói chung (thơ ca)8 6

8

4.2 Về biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh8 9

8

5 Phương pháp nghiên cứu8 13

8

6 Đóng góp của luận văn8 14

8

7 Cấu trúc của luận văn8 16

8

NỘI DUNG8 17

8

8

1.1.8 8Biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật8 17

8

1.1.1 Biểu tượng8 17

8

1.1.2 Biểu tượng nghệ thuật8 18

8

1.2 Xuân Quỳnh – Cuộc đời và sự nghiệp8 33

8

1.2.1 Cuộc đời8 33

8

1.2.2 Sự nghiệp8 33

8

Chương 2 BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH –

HỆ THỐNG VÀ ĐẶC ĐIỂM8 36

8

2.1 Các biểu tượng đơn - Hệ thống và Đặc điểm8 36 2.1.1 Bàn tay 36

Trang 6

2.1.2 Trái tim8 47

8

2.1.3 Ngọn lửa8 52

8

2.1.4 Tiếng8 56

8

2.2 Các biểu tượng kép – Hệ thống và Đặc điểm8 64

8

2.2.1 Con tàu – Sân ga8 65

8

2.2.2 Hoa - Cỏ dại8 75

8

2.2.3 Sóng - Gió (Nước)8 84

8

2.2.4 Thuyền - Biển (Sông)8 89

8

Chương 3 BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH –

8

3.1.Truyền thống8 100

8

3.1.1.Yếu tố khách quan8 100

8

3.1.1.1 Gia đình8 100

8

3.1.1.2 Quê hương8 102

8

3.1.1.3.Thời đại8 104

8

3.1.2.Yếu tố chủ quan8 107

8

3.1.2.1.Phương diện tinh thần8 107

8

3.1.2.2 Tài năng nghệ thuật8 109

8

3.1.2.3.Vốn sống, vốn hiểu biết8 114

8

3.1.2.4 Quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật8 118

8

3.2 Cách tân8 121

8

3.2.1 Lạ hóa8 121

8

3.2.1.1 Hoán đổi8 121 3.2.1.2 Đa giọng điệu 123

Trang 7

3.2.2 Gợi, nén8 125

8

3.2.3 Ám ảnh8 127

8

KẾT LUẬN8 130

8

TÀI LIỆU THAM KHẢO8 133

Trang 8

MỞ ĐẦU

Xuất phát từ sự trăn trở, nghi vấn của cá nhân người viết về câu hỏi muôn đời của Triết học, cụ thể là chủ nghĩa Duy vật Mác – xít về hai vấn đề lớn: Thế giới

và con người Thứ nhất: Thế giới này là gì? Thế giới này từ đâu mà ra? Thế giới này tồn tại như thế nào? Thế giới này sẽ đi về đâu? Thứ hai, con người, ta là ai? Ta từ đâu tới? Ta là gì trong thế giới này? Hay nói cách khác, người viết muốn đi tìm chân lý của cuộc sống và chân lý khoa học Và con đường đi ấy, bằng cách giải mã các biểu tượng Khái niệm biểu tượng, thoạt nghe thì tưởng chừng như đơn giản, nhưng nó không hề dễ chút nào Một khái niệm phức tạp và tổng hòa các khái niệm khác, mà chắc hẳn rằng càng đi sâu tìm hiểu về nó thì càng khó khăn và thử thách

Về góc độ cuộc sống: Có hàng loạt câu hỏi đặt ra, biểu tượng trái đất hình tròn có ý nghĩa gì? Biểu tượng Liên Hiệp Quốc được thiết kế trên nền xanh da trời, giữa lá cờ là hình ảnh hai cành oliu (hay hai bông lúa) có ý nghĩa gì ? Biểu tượng lá

cờ Thụy Sĩ có nền đỏ, thập màu trắng có ý nghĩa gì? Biểu tượng tổng hợp các nét mặt trên yahoo có ý nghĩa gì? Biểu tượng gương mặt Harland Sanders của KFC có

ý nghĩa gì? Biểu tượng hoa Sen của Phật giáo có ý nghĩa gì? Biểu tượng tháp Eiffen của nước Pháp có ý nghĩa gì? Biểu tượng Áo Dài của Việt Nam có ý nghĩa gì?

…Vâng, rất rất nhiều biểu tượng xung quanh chúng ta Đúng như nhà sử học người

Pháp Guy Schoeller đã từng phát biểu rằng: “Sẽ là quá ít, nếu chúng ta nói rằng

chúng ta đang sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng

ta”(http://tapchinhavan.vn/news/Nghien-cuu-Ly-luan-Phe-binh/Lua-Tu-bieu-tuong-van-hoa-den-bieu-tuong-ngon-tu-132/) Thật vậy, biểu tượng như một phần không thể thiếu gắn kết trong cuộc sống của chúng ta Đó là kết tinh của tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan trong đời sống của con người Chúng ta có thể bắt gặp nó trong tất cả các lĩnh vực như khoa học, du lịch, ẩm thực, kinh tế, văn

hoá, giáo dục, y học,…đặc biệt là trong nghệ thuật – “lĩnh vực của sự độc đáo” (văn

học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, sân khấu, khiêu vũ, điện ảnh,…) Trong

Trang 9

đó, văn học, mà cụ thể thơ ca là vùng đất màu mỡ cho các biểu tượng toả sáng Bởi

lẽ, thơ ca có sức nén, sức cô đọng hơn cả các bộ môn nghệ thuật khác Nói một cách khái quát, tất cả các biểu tượng hội tụ tạo thành văn hóa (văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) Như chúng ta đều biết văn hóa bao gồm cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần,

có giá trị, nó gắn với một không gian và thời gian nhất định Tìm hiểu về biểu tượng, cũng là một phương thức tìm hiểu về văn hóa Hơn nữa, chính nhờ các biểu tượng mà chúng ta nhận diện ra một con người, một quốc gia, một sự việc, một khái niệm,…nào đó nhanh chóng và tiện lợi

Nói một cách cụ thể hơn, người viết, với tư cách là một phụ nữ mới chập chững bước vào đời cần chuẩn bị những kiến thức cần và đủ về con người và cuộc sống Đặc biệt, quan tâm đến vấn đề: Tình yêu, hôn nhân, gia đình, giới tính, giáo dục, nghệ thuật - Những vấn đề tưởng chừng như giản đơn, nhưng nghìn đời nay nhân loại vẫn luôn nghi vấn và chúng vẫn luôn là những đề tài gây tranh cãi, quan tâm của tất cả mọi người Đâu là chân lý của cuộc sống? Mục đích của sự có mặt của con người trong vũ trụ là gì? Và so với nam giới, nữ giới có vị trí, vai trò gì trong cuộc sống? Bình đẳng giới thật sự có tồn tại? Tất cả điều đó, người viết sẽ cố gắng tiếp cận thông qua con đường lịch sử, mà dừng lại ở một hiện tượng tiêu biểu

của Nữ giới trong văn đàn Việt Nam, đó là “Nữ hoàng thơ Tình yêu - Xuân Quỳnh”

Dọc theo chiều dài lịch sử văn đàn Việt Nam, ngoài Hồ Xuân Hương ra, Xuân Quỳnh được xem là nữ sĩ có những đóng góp tích cực, táo bạo, hồn nhiên, sâu sắc, chân thành, với những trăn trở với đời, với người Và một nghi vấn đã đặt ra, tại sao Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh - những người thiết tha, sôi nổi, yêu đời, yêu con người, yêu công lý, yêu tình thương, yêu hòa bình,…như vậy lại gặp những mất

mát, đau thương trong cuộc đời chung và cuộc đời riêng? Tính cách quyết định số phận Phải chăng chính cá tính đặc biệt, làm nên những số phận đặc biệt đầy bí ẩn cho mọi người lúc đương thời lẫn các thế hệ sau? Những câu hỏi đó càng là động lực mạnh mẽ thôi thúc người viết khám phá về Xuân Quỳnh - cuộc đời và sự nghiệp Và hơn thế nữa, khám phá về Xuân Quỳnh – một đại diện tiêu biểu của Nữ giới, người viết cũng chính là đang khám phá về bản thân Và còn gì tuyệt vời hơn

Trang 10

trong cuộc sống khi ta biết về chính ta? Đồng thời, người viết thật sự muốn tìm ra chân lý của hạnh phúc qua công trình nghiên cứu khoa học này Theo quan niệm

của Phật giáo (thuộc về tâm linh) thì “Hạnh phúc là do mình nghĩ”, và đó có phải là

câu trả lời?

Về góc độ khoa học: Nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong văn học nói chung, trong thơ ca nói riêng và cũng như nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh là vấn đề không mới trong giới nghiên cứu nước nhà Tuy nhiên, chúng tôi chọn đề tài này, là vì:

Thứ nhất, đó là từ niềm yêu thích, ngưỡng mộ tâm hồn và tài năng nhà thơ Xuân Quỳnh của cá nhân người viết Say đắm, chân thành, mãnh liệt, tin yêu nhưng đầy lo toan, trăn trở, bất hạnh…là những gì mà người viết cảm nhận được mỗi lần đọc thơ Xuân Quỳnh Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ truyền thống

lẫn hiện đại, một hồn thơ phong phú chứa đựng xúc cảm của những cô gái đang

yêu, của những người mẹ, người vợ lúc nào cũng canh cánh nỗi niềm về hai từ

làng xóm, quê hương, đất nước tha thiết, đầy nhiệt huyết Thiết nghĩ, ở độ tuổi vừa mới ra trường như người viết, việc cảm, hiểu, lý giải được thơ Xuân Quỳnh là một điều rất khó khăn Nhưng bằng khát vọng được khám phá những cung bậc trong trái tim của nữ sĩ luôn là một động lực thôi thúc người viết tìm đến và chọn đề tài này

Thứ hai, việc tiếp cận, phê bình tác phẩm thông qua các biểu tượng nghệ thuật là một trong những cách hữu hiệu vừa khoa học - vừa nghệ thuật trong những năm gần đây ở Việt Nam Và việc chọn thơ của Xuân Quỳnh làm đối tượng nghiên

cứu là điều rất hợp lý Bởi lẽ, sáng tác của Xuân Quỳnh không phải là “nghệ thuật

vị nghệ thuật” mà là những vần thơ “từ cuộc đời mà nở hoa và sau đó trở về cuộc đời mà kết trái” Một loại thơ giản dị, hồn nhiên, tự nó quyết định cho mình một

hình thức Nhưng đằng sau đó, chúng ta không quên đó là những sáng tạo tinh thần của một nữ sĩ có tài năng nghệ thuật thật sự như Xuân Quỳnh Thơ Xuân Quỳnh, người ta thấy xuất hiện rất nhiều biểu tượng và mỗi biểu tượng luôn là một thông điệp nhất định Những biểu tượng nghệ thuật như một sự tất yếu xuất hiện trong thơ

Trang 11

bà Việc giải mã được biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của nữ sĩ cùng đồng

nghĩa với việc người đọc đã hiểu và cảm được những gì mà nhà thơ truyền tải

Thứ ba, thông qua đề tài này, người viết hy vọng góp thêm một tiếng nói khách quan và mới mẻ trong việc nghiên cứu một hiện tượng độc đáo trong làng thơ Việt Nam như Xuân Quỳnh Đồng thời, đây cũng là một cơ sở khẳng định thêm việc tiếp cận, phê bình tác phẩm văn học thông qua giải mã các biểu tượng nghệ thuật là hữu hiệu Tin rằng, đây sẽ là một cứ liệu bổ ích, ý nghĩa của những ai học, dạy, nghiên cứu và yêu thích thơ văn

Tổng hợp từ những lý do vi mô và vĩ mô như trên, nối tiếp hành trình nghiên

cứu từ luận văn đại học Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật

của nhà văn qua một số nhà văn tiêu biểu (Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh

Châu), người viết chọn đề tài Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh làm

luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình

Xác định hướng đề tài là nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân

Quỳnh, chúng tôi khảo sát toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh (ở thể

loại thơ ca) Lưu ý rằng, vì các tập thơ của Xuân Quỳnh in không thống nhất và có

rất nhiều bài thơ in chung và nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, nên ở đây người

viết giới hạn lại trong tài liệu Xuân Quỳnh – Không bao giờ là cuối [61] gồm 100

bài thơ tiêu biểu được chia theo bố cục của Ban biên tập: Dẫu biết rằng anh trả lại,

Những năm tháng không yên, Bầu trời trong quả trứng Bố cục này được xếp theo

chủ đề tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu dành cho trẻ em trong thơ Xuân Quỳnh và dĩ nhiên trong quá trình làm bài người viết cũng tham

khảo thêm một số văn bản nằm ngoài tài liệu trên Cụ thể là các tập thơ: Tơ tằm -

Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Cây trong phố, chờ trăng, Bầu trời trong quả trứng, Tự hát, Sân ga chiều em đi, Hoa cỏ may [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50]

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu cuộc đời của nhà thơ để lý giải cội

nguồn (truyền thống và cách tân) hình thành các biểu tượng nghệ thuật trong thơ bà

Trang 12

(đặc biệt chú ý đến gia đình nhỏ mà Xuân Quỳnh đã cùng vun đắp với kịch gia nổi tiếng Lưu Quang Vũ)

Đồng thời, để làm nổi bật sự khác biệt, những đóng góp riêng của nhà thơ

Xuân Quỳnh, chúng tôi sẽ khảo sát một vài tác phẩm của các nhà thơ nữ cùng

thời (Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi,…) Bên cạnh đó, chúng tôi đặt nhà thơ Xuân Quỳnh

trong tiến trình của văn học Việt Nam từ văn học dân gian - truyền miệng (Ca dao - dân ca, truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn) đến văn học viết để thấy vị trí của nữ sĩ trên văn đàn Và để làm nổi bật, chúng tôi so sánh với một số hiện tượng văn học tiêu biểu của thế giới Không chỉ riêng về các tác giả nữ, mà để toàn diện chúng tôi đối chiếu với các nhà văn nam giới Bởi lẽ tiếng nói của nữ giới luôn được lắng nghe và phản hồi từ nam giới, Adam và Eva vốn dĩ luôn song hành cùng nhau Và trong quá trình đối chiếu, có so sánh các tác phẩm thơ ca lẫn văn xuôi

Không dừng ở đó, bên cạnh lĩnh vực văn chương, để tăng sức thuyết phục, chúng tôi cũng tiếp cận các hiện tượng tiêu biểu khác thuộc lĩnh vực nghệ thuật khác như: âm nhạc, hội họa, điện ảnh, sân khấu, kiến trúc,… Và các đối tượng thuộc các ngành khoa học khác như triết học, địa lý, tâm lý, vật lý, lịch sử, sinh học, ngôn ngữ học, kí hiệu học, logic học, nhân chủng học, đạo đức,….để có cái nhìn toàn diện, biện chứng, tin cậy và chính xác Đặc biệt, tham khảo những tài liệu về giới tính, tâm sinh lý của nam và nữ giới, cũng như những sách dạy về kỹ năng mềm - kỹ năng giao tiếp - kỹ năng sống

Với đề tài luận văn này, chúng tôi hướng đến mục đích nghiên cứu cụ thể sau:

Thứ nhất, nắm được những vấn đề chung về biểu tượng nghệ thuật trong thơ

Từ đó làm cơ sở nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh

Thứ hai, tìm và chỉ ra hệ thống và đặc điểm của các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh

Trang 13

Thứ ba, lý giải được việc hình thành các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh trên hai bình diện truyền thống và cách tân

Qua các mục tiêu cụ thể đó, chúng tôi hướng đến mục tiêu cao hơn là góp thêm một tiếng nói trong nghiên cứu khoa học để hiểu sâu sắc hơn những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, khẳng định vị trí của nữ sĩ trong văn đàn Việt Nam Và dĩ nhiên, củng cố thêm một cơ sở khoa học vững chắc trong việc tiếp cận tác phẩm văn học bằng phương thức giải mã biểu tượng nghệ thuật

Và mục tiêu lớn nhất và cũng là niềm mong ước của tác giả là tìm ra chân lý của khoa học và chân lý của cuộc sống, tìm ra được đâu là chân của hạnh phúc Cụ thể là những vấn đề xoay quanh thế giới, con người, giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật Tin chắc đây không chỉ là câu hỏi riêng của người viết, mà là của tất cả những ai đang sống và muốn sống một cuộc sống đúng

nghĩa của nó Bởi lẽ mỗi người chỉ có một cuộc đời - “Không ai tắm hai lần trên

một dòng sông” (Heralit) cả Đặc biệt trách nhiệm công dân là một vấn đề nhức

nhối mà mỗi cá nhân nên suy ngẫm khi được mệnh danh hai tiếng Con Người

Như đã đề cập, nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong văn học nói chung (mà tiêu biểu là thơ ca) trên thế giới đã có nền tảng rất lâu, tiêu biểu là các bài viết sau:

Bài viết “Khám phá biểu tượng trong văn học” của tác giả Raymond Firth

(Đinh Hồng Hải dịch, với sự cộng tác của Chu Tú Lệ, trong sách Biểu tượng

Chung và Riêng (Symbols: Pulic and Private), Nxb Đại học Cornell, 1973) (8 http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/389315/phe-binh-van-hoc/kham-pha-nhung-bieu-tuong-trong-van-hoc-.htmlU)

Bài viết “Biểu tượng trong hệ thống văn hóa” của tác giả Iu M Lotman

(Trần Đình Sử dịch, bản tiếng Nga, trong sách Iu.M.Lotman - Bài báo chọn lọc,

Tập 1, Tallinn, 1992, tr.191-199) (8

http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=4979#more-4979)

Ngày đăng: 23/08/2016, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w