5. Bố cục
3.2.6. Mối quan hệ của Hồi giáo Việt Nam với các cộng đồng Hồi giáo khu vực
khu vực và trên thế giới
Trong quá trình hình thành và phát triển chỉ có cộng đồng Chăm Islam là có quan hệ quốc tế, cộng đồng Chăm Bàni không có mối liên hệ quốc tế nào. Cộng đồng Chăm Islam giữ mối liên hệ với khu vực bởi yếu tố tôn giáo và cả yếu tố hôn nhân văn hoá.
Từ khi nƣớc ta chính thức là thành viên khối ASEAN 28/5/1995 và nhất là từ khi nƣớc ta thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo, cộng đồng Hồi giáo Việt Nam có điều kiện để hội nhập vào khu vực Đông Nam Á, nơi có số lƣợng tín đồ đông đảo, có nhiều quốc gia coi Hồi giáo là quốc đạo. Họ tham gia vào các hoạt động nhƣ thi xƣớng kinh Koran, du học, dự các hội nghị Hồi giáo, viếng thánh địa Mecca v.v…
Theo thống kê chƣa đầy đủ, từ năm 1992 đến nay, các sinh viên Hồi giáo nƣớc ta đƣợc các tổ chức Hồi giáo quốc tế tài trợ du học, kể cả diện tự túc là trên 80 trƣờng hợp.
Những hoạt động đó góp phần hiểu biết thêm bên ngoài, đồng thời cũng làm cho bè bạn hiểu Việt Nam hơn, đặc biệt là hiểu chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam là luôn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo, các tôn giáo đều bình đẳng trƣớc pháp luật, dù là theo tôn giáo nào nhƣng là ngƣời Việt Nam thì đều có niềm tự hào về đất nƣớc mình, về lịch sử của dân tộc Việt Nam.
KẾT LUẬN
Đạo Hồi là tôn giáo có số lƣợng tín đồ đông thứ hai trên thế giới (sau đạo Thiên Chúa) chỉ sau 14 thế kỉ ra đời và phát triển. Có lẽ cho tới giờ thế giới vẫn còn kinh ngạc bởi sức sống mãnh liệt của tôn giáo này.
Đƣợc sáng lập bởi Muhammad vào thế kỉ thứ VII, trên bán đảo Ả Rập khô cằn và nóng bỏng, Hồi giáo cũng giống nhƣ một cơn bão cát sa mạc đã đƣa nó lan rộng ra khắp bán đảo lớn nhất thế giới này và truyền đi khắp mọi miền trên trái đất. Lúc chết Muhammad chỉ trăn trối lại rằng các tín đồ của ông hãy mang lời dạy của Chúa tới chân trời góc bể và có bây giờ nếu Muhammad còn sống chắc hẳn ông sẽ rất hài lòng bởi kết quả hơn cả mong đợi ấy.
Phan Thế Châu cho rằng Hồi giáo là một tôn giáo không nhìn nhận sự cách biệt giai cấp và sự phân biệt giữa các giống ngƣời, chính vì vậy mà nó đã nhanh chóng đƣợc ngƣời dân những nơi ngƣời Ả Rập chinh phục tin theo, đặc biệt ở xã hội mà sự phân biệt đẳng cấp rất nặng nề nhƣ Ấn Độ.
Những ngƣời Hồi giáo, “họ có một lí tưởng về một cộng đồng Hồi giáo toàn cầu, thống nhất tất cả các tín đồ vượt qua tất cả các sự khác biệt về chủng tộc, quốc
gia và gia tộc” [6, 257]. Đồng thời Hồi giáo có tính thống nhất về tôn giáo, xã hội
và chính trị nên do đó sự truyền giáo cũng chính là hành động bành trƣớng của các vƣơng triều Hồi giáo tiếp sau Muhammad. Cũng chính vì lí tƣởng về một xã hội chung nhất nhƣ vậy nên ngƣời Ả Rập đã mang tất cả tinh hoa và sự sáng tạo của mình để xây dựng một nền văn hoá mới của thế giới - văn hoá Ả Rập - không chỉ riêng trong phạm vi nơi mà đạo Hồi ra đời mà còn bao trùm cả tất cả những vùng đất mà đạo quân Hồi giáo đi qua.
Từ lúc đạo Hồi ra đời, văn hoá Ả Rập thực sự phát triển, đặc biệt là thời kì
“văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII - XV). Đó là giai đoạn mà tôn giáo này vƣợt ra biên
giới của bán đảo Ả Rập và tạo nên nền văn hoá Ả Rập nổi tiếng thế giới suốt thời Trung cổ.
Một trong những cơ sở văn hoá của Hồi giáo đó chính là ngôn ngữ Ả Rập. Những ngƣời Hồi giáo cho rằng tiếng Ả Rập là ngôn ngữ thiêng bởi đó là ngôn ngữ
của kinh Koran - những lời khải thị của thánh Allah. Bởi vì một ngƣời Hồi giáo khi đọc kinh Koran buộc phải đọc bằng tiếng Ả Rập cho nên ngôn ngữ này có sức sống trên toàn cầu và ngày càng hoàn thiện bởi đƣợc sử dụng với một số lƣợng tín đồ đông đảo. Ngƣời Ả Rập hay nói có vần điệu, giống nhƣ lời lẽ của thánh kinh nên văn học Ả Rập cũng mang sắc thái du dƣơng, nhẹ nhàng, có những vần điệu là thoả mãn lòng ngƣời. Qua đó ngôn ngữ Ả Rập càng đƣợc trau chuốt hơn. Nền văn học Hồi giáo cũng đã khơi gợi cảm hứng cho các nhà văn châu Âu sáng tác những tác phẩm bất hủ.
Đạo Hồi nghiêm cấm thờ ản tƣợng hay vẽ hình ngƣời nên mĩ thuật hầu nhƣ không phát triển, vì thế nghệ thuật thƣ pháp và trang trí Arabesque phát triển. Ngƣời ar dùng chữ Ả Rập trích từ kinh Koran để trang trí trên những cung điện, thánh thất, sách, lụa, cửa… Với họ nhƣ thế là tôn thờ Allah, bởi ngôn ngữ của Ngƣời ở khắp mọi nơi cũng nhƣ thể hiện uy quyền của Ngƣời ở mọi lúc mọi nơi. Họ cũng dùng hoạ tiết Arabếque để trang trí, và phong cách nghệ thuật này cho đến bây giờ luôn là một thành tựu vĩ đại của nghệ thuật thế giới.
Không thể phủ nhận rằng ngƣời Ả Rập Hồi giáo có công rất lớn trong việc lƣu giữ và truyền bá văn hoá giữa các nền văn minh. Từ một dân tộc du mục và lạc hậu nhất thế giới đƣơng thời, họ đã tiến hành thánh chiến đối với những vùng đất lân cận không chịu cải đạo theo Hồi giáo - những nơi có trình độ văn minh cao hơn, chinh phục họ và học hỏi nền văn hoá của họ. Không giống nhƣ các nƣớc Tây Âu trong thời gian này Giáo hội Thiên Chúa giáo đang làm tàn lụi những thành tựu văn hoá của nhân loại, cũng không có sự đồng hoá văn hoá dân tộc du mục này, mà trái lại tất cả đã kết hợp và cho ra một nền văn hoá Ả Rập mang nhiều yếu tố Ả Rập và cả những yếu tố bản địa của những nơi mà Hồi giáo có mặt.
Về mặt văn hoá tinh thần, ngƣời Ả Rập đã đạt đƣợc những thành tựu sáng chói trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và nghệ thuật.
Ngƣời ta vẫn cho rằng muốn một đất nƣớc phát triển thì trƣớc hết phải lo phát triển con ngƣời, và những ông hoàng Hồi giáo đã rất quan tâm đến việc giáo dục trong đế quốc. Trƣờng đại học đầu tiên nằm trên lãnh thổ của những vƣơng công Hồi giáo, ra đời vào thế kỉ thứ IX, trƣớc châu Âu gần 200 năm. Cũng cần nhận
thấy rằng “nền khoa học Ả Rập là sự kết tinh các gia tài tri thức Hy Lạp, La Mã, Ba
Tư và Ả Rập” [6, 113]. Trong khi châu Âu còn đang chìm trong đêm trƣờng Trung
cổ thì các nhà bác học Ả Rập thông qua công việc dịch các tác phẩm cổ điển của Hi Lạp, Ấn Độ… ra tiếng Ả Rập đã mở ra cho cả thế giới Ả Rập một chân trời kiến thức mới. Và cũng từ đây, họ đẩy mạnh công tác học hỏi, nghiên cứu gia tài khoa học này và xây dựng nền khoa học tiên tiến cho cộng đồng Ả Rập Hồi giáo. Khắp nơi trong đế quốc, hoạt động dịch thuật diễn ra rầm rộ. Trong các thƣ viện của ngƣời Ả Rập có các công trình toán học, thiên văn, vật lí, địa lí, y học… của ngƣời Ả Rập, các bản dịch những công trình khoa học của các nhà khoa học Hi Lạp nổi tiếng nhƣ Hippocrates, Galen, Aristolte. Những công trình nghiên cứu khoa học của ngƣời Ả Rập đã trình bày những ý tƣởng mới, có lôgic và thực chứng rõ ràng, trái ngƣợc với những giáo lí của nhà thờ La Mã trung cổ. Do đó đế quốc Ả Rập nhanh chóng trở thành trung tâm học thuật của thế giới lúc này. Rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả nổi tiếng thời cổ đại của châu Âu đƣợc ngƣời châu Âu biết đến thông qua các bản dịch của ngƣời Ả Rập. Nhƣ vậy ngƣời Ả Rập đã có công lƣu giữ các thành tựu về học thuật của thế giới. Ngoài ra, các thành tựu về học thuật lúc này của ngƣời Ả Rập cũng ừa một trong nữhng yếu tố nuôi dƣỡng cho phong trào Phục hƣng ở châu Âu sau này. Trong công trình “Sự đóng góp về văn hoá của
Hồi giáo đối với thế giới Cơ đốc”, T.C.Young đã nói: kể từ khi chúng ta, những tín
đồ đạo Kito, tìm đến các kinh đô Hồi giáo và những người thầy Hồi giáo để học nền nghệ thuật của họ, các khoa học của họ và nền triết học của họ thì chúng ta đã nợ họ món nợ văn hoá. Chúng ta nợ học công lao giữ gìn cho chúng ta di sản văn hoá cổ điển của chúng ta cho đến khi chúng ta có thể tìm lại di sản đó và hiểu di sản
đó” [6, 114]. Qua đó ta thấy đƣợc tầm quan trọng của những ngƣời Ả Rập đối với
nền văn hoá châu Âu và thế giới nhƣ thế nào.
Đạo Hồi là một trong những tôn giáo có tầm ảnh hƣởng to lớn nhất trên thế giới. Nó lan đi khắp châu Âu, châu Phi, qua tới châu Mĩ, đến tận nƣớc Nga xa xôi và len lỏi cả vào khu vực Đông Nam Á.
Đối với Việt Nam, đạo Hồi đã du nhập vào nƣớc ta từ thế kỉ thứ X- XIV và bám rễ đƣợc ở một số cộng đồng ngƣời Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuy ngƣời Chăm ở nƣớc ta thuộc hai dòng Hồi giáo khác nhau nhƣng nó không đối lập nhau, mà vẫn mang tinh thần đoàn kết tôn giáo giống nhƣ chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta. Điều này làm cho bức tranh tôn giáo của Việt Nam thêm phong phú nhƣng cũng không mang nặng màu sắc chính trị.
PHỤ LỤC
LỊCH PHÁP HỒI GIÁO
Dƣơng lịch sớm nhất trên thế giới là do ngƣời Ai Cập cổ sáng tạo ra, còn âm lịch sớm nhất thế giới là sản phẩm của ngƣời cổ Babylon và tổ tiên ngƣời Trung Quốc.
Thế kỉ XVIII TCN, âm lịch sử dụng ở Babylon và Trung Quốc thời nhà Hạ rất giống nhau, đều cứ cách 2, 3 năm lại thêm một tháng nhuận để cho tƣơng ứng với thời gian Trái Đất quay một vòng quanh mặt trời. Về mặt ghi năm thì loại âm lịch này có thể nói là hoàn toàn giống với dƣơng lịch. Do đó, ngƣời ta gọi âm lịch của ngƣời cổ Babylon và lịch nhà Hạ ở Trung Quốc là “âm - dương lịch”. Tuy nhiên trên thế giới vẫn có một loại lịch thuần tuý là âm lịch, đó là lịch Hồi giáo.
Lịch Islam giáo do Muhammad sáng lập (còn gọi là lịch Musunman). Lịch này không tƣơng ứng với thời gian trái đất quay quanh mặt trời.
Ta hãy xét xem 2 ngày trong lịch dƣới đây:
- Ngày mở đầu năm đầu tiên của lịch Hồi giáo là ngày 16 tháng 7 năm 622, tức là ngày thứ hai sau khi Muhammad tiến vào Medina. Ta thấy mở đầu của lịch Islam so với ngày mở đầu của dƣơng lịch thế giới chậm mất 6 tháng rƣỡi.
- Calip tiến quân vào thành Damacus là ngày 16 tháng 1 năm 14 theo lịch của đạo Hồi, tức là ngày 11 tháng 3 năm 635 theo dƣơng lịch. Nhƣ vậy, tháng 1 lịch Hồi giáo so với tháng 1 dƣơng lịch chỉ chậm hơn một tháng.
Lịch của ngƣời Hồi giáo lấy một lần trăng tròn làm một tháng, tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày, 12 tháng là một năm. Mỗi tháng lại có bình quân 29 ngày rƣỡi, nhƣng thời gian trăng tròn trăng khuyết lại hơn 29 ngày rƣỡi, cho nên cứ cách 2, 3 năm lại có một tháng nhuận. Nhƣ vậy năm thƣờng theo lịch Hồi giáo có 354 ngày, năm nhuận là 355 ngày, so với thời gian thực tế trái đất quay quanh mặt trời là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây thì thiếu khoảng 22 ngày. Dó đó cách tính năm theo lịch Islam rất không hợp với dƣơng lịch cũng nhƣ âm lịch. Ví nhƣ từ năm 622 đến năm 1931, dƣơng lịch và âm lịch đều trải qua 1310 năm, còn lịch Hồi giáo
vì chậm 11 tháng nên trải qua 1350 năm, so với công lịch và dƣơng lịch thế giới thì tăng vằ chẵn 40 năm.
Chính vì lịch Hồi giáo đơn thuần là âm lịch nên nó không liên quan tới 4 mùa. Ví nhƣ nói rằng ngày Nguyên đán theo lịch Islam năm nay vào mùa hạ thì 8 năm sau nó rơi vào mùa xuân, 16 năm sau lại thuộc mùa đông, còn 24 năm sau nữa ngày này lại chuyển sang mùa thu.
Để phân biệt bốn mùa, tiện cho công việc cấy trồng thu hoạch nông sản, ngƣời Ả Rập lại sáng tạo ra một loại dƣơng lịch. Loại lịch này lấy ngày “xuân
phân” (21 hoặc 22 tháng 3 dƣơng lịch thế giới) làm ngày mở đầu một năm, thƣờng
là 365 ngày, năm nhuận 366 ngày. Nhƣng loại lịch này ngƣời Ả Rập dùng để tính toán thời gian canh tác chứ không dùng để tính năm.
Từ lúc ra đời đến nay, lịch Hồi giáo đƣợc xem nhƣ là “quốc lịch”, đƣợc ngƣời Hồi giáo sử dụng nhƣ một trong những điều luật cơ bản nhất của tín đồ Hồi giáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo
1. Việt Anh, Quang Hùng (2002), Tên các nước và các địa danh trên thế giới, Nxb Đà Nẵng.
2. X Carpusina & V. Carpusina (2004), Lịch sử văn hoá thế giới, Hà Nội. 3. Phan Thế Châu (1973), Hồi giáo lược khảo, Nxb Đông Quang, Sài Gòn.
4. Lê Thuỳ Chi (2005), 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới, Nxb Văn hoá-thông tin, Hà Nội.
5. Clive J. Chrisie (Trần Văn Tuỵ, Đào Dục, Lê Thu Anh, Lê Thị Hồng dịch) (2000), Lịch sử Đông Nam Á hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (2008), Giới thiệu văn hóa Phương Đông, NXB Hà Nội.
7. Nguyễn Mạnh Cƣờng (2008), Văn hóa tín ngưỡng của một số dân tộc trên đất
Việt Nam, Nxb Văn hóa- thông tin và Viện Văn hóa.
8. Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch) (2004), Lịch sử văn minh Ảrập, Nxb Văn hóa-thông tin, Hà Nội.
9. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2005), Việt Nam - đất nước con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Đức, Thế Trƣờng, Lê Yên (2002), Islam Hồi giáo - tôn giáo và lịch
sử văn minh nhân loại, Nxb Văn hoá thông tin.
11. Trịnh Huy Hoá (2002), Hồi giáo, Nxb Trẻ (bản tải từ trang web: http://my.opera.com/)
12. Lê Phụng Hoàng (chủ biên) (2001), Lịch sử văn minh thê giới, Nxb Giáo dục, TP HCM.
13. Lê Phụng Hoàng, Hà Bích Liên, Trần Hồng Ngọc (2007), Các công trình kiến
14. Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Nam Bộ - đất và
người (tập IV), Nxb Trẻ, TP HCM.
15. Nguyễn Hiến Lê (2002), Bán đảo Ảrập, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 16.Cao Liên (2003), Phác thảo lịch sử thế giới, Nxb Thanh niên.
17. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1998), Lược sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục. 18. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2003), Sổ tay kiến thức lịch sử (phần lịch sử thế
giới), Nxb Giáo dục.
19. Nguyễn Văn Luận (1974), Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam - phần Việt Nam, Tủ sách Biên khảo - Bộ Văn hoá Giáo dục và Thanh niên
20. Nhiều tác giả (1996), Almanach Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hoá- thông tin.
21. Vũ Dƣơng Ninh (1999), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Lƣơng Ninh (chủ biên) (2008), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục.
23. Lƣơng Ninh (chủ biên) (1998), Lịch sử văn hoá thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La (2002), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25.Paul Poupard (Nguyễn Mạnh Hảo dịch) (2002), Các tôn giáo, Nxb Thế giới. 26.Mai Quảng, Đỗ Đức Thịnh (2001), Phác thảo lịch sử văn minh nhân loại, Nxb
Thế giới, Hà Nội.
27. Dominique Sourdel (Thi Hoa, Thu Thuỷ dịch) (2002), Hồi giáo, Nxb Thế giới.
28. Nguyễn Chí Tình (2009), Văn hoá và thời đại, Nxb Khoa học xã hội.
29. Marguerite Marie Thiollier (Lê Diễn dịch) (2001), Từ điển các tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội.
30. Nguyễn Thị Thƣ, Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Văn Sơn (2002), Lịch sử