Cộng đồng Hồi giáo ngƣời Chă mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Những thành tựu văn hoá tinh thần của Ả Rập thời kì “Văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII – XV) (Trang 64 - 65)

5. Bố cục

3.2. Cộng đồng Hồi giáo ngƣời Chă mở Việt Nam

Đạo Hồi du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ X – XIV bằng con đƣờng hòa bình cùng với quá trình tan rã của quốc gia Chiêm Thành (Chămpa) và sự suy

giảm dần của đạo Hinđu - tôn giáo chính thống của ngƣời Chăm. Hiện nay vấn đề thời điểm cụ thể Hồi giáo vào Việt Nam vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Một trong những giả thuyết đƣợc chấp nhận là [40]: Othman bin Affan, vị calip thứ ba của của đế chế Hồi giáo, đã cử tín đồ đạo Hồi đại diện đầu tiên đến Việt Nam và nhà Đƣờng ở Trung Quốc vào năm 650. Có lẽ trong những năm đầu tiên sau khi đạo Hồi khai sáng, thƣơng nhân Ả Rập đi đƣờng biển đã dừng chân tại vƣơng quốc Champa trên đƣờng đến Trung Quốc. Tuy nhiên chứng cớ trong văn tịch chỉ có từ thời nhà Tống. Theo đó ta biết rằng ngƣời Chăm bắt đầu tôn sùng đạo Hồi từ cuối thế kỷ X sang đầu thế kỷ XI. Số tín đồ tăng dần qua liên hệ với vua Hồi xứ Malacca nhƣng phải đến thế kỷ XII sau khi Champa bị Việt Nam thôn tính thì đạo Hồi mới trở nên thịnh hành với ngƣời Chăm.

Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thì khoảng từ thế kỷ X trở đi, vƣơng quốc Chăm với sự phát triển khá mạnh về hàng hải nên đã có sự tiếp xúc và giao lƣu văn hóa và buôn bán với ngƣời Indonesia và Malaysia là những nƣớc đã có đạo Hồi lan rộng. Do tình hình chiến tranh liên miên và thất bại, vƣơng triều dần suy yếu và niềm tin vào đạo Hinđu dần giảm sút nên đạo Hồi đã bám rễ đƣợc vào một bộ phận ngƣời Chăm.

Vào giữa thế kỷ XIX, nhiều tín đồ đạo Hồi ngƣời Chăm đã di cƣ từ Cao Miên vào vùng Đồng bằng sông Mekong (chủ yếu là ở An Giang), phát triển cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những thành tựu văn hoá tinh thần của Ả Rập thời kì “Văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII – XV) (Trang 64 - 65)