Nghệ thuật viết chữ đẹp và Arabesque

Một phần của tài liệu Những thành tựu văn hoá tinh thần của Ả Rập thời kì “Văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII – XV) (Trang 35 - 39)

5. Bố cục

2.6.1.1.Nghệ thuật viết chữ đẹp và Arabesque

Chính do Hồi giáo nghiêm cấm ảnh tƣợng nên hai môn nghệ thuật này mới ra đời và phát triển.

- Nghệ thuật viết chữ đẹp của ngƣời Ả Rập hay còn gọi là thư pháp, dùng để chép kinh Koran, trang trí đền thờ và các công trình kiến trúc Hồi giáo, sách và trên các đồ vật khác. Chữ Arập, ngôn ngữ của hầu hết các văn bản Hồi giáo, có thể viết rất đẹp theo nhiều cách viết thảo khác nhau.

Ngƣời Ả Rập ví rằng “mỗi chữ viết đẹp cũng quý như hạt ngọc trai” [8, 146] mà chữ Ả Rập thì cầu kì và khó viết, do đó để viết đƣợc những chữ đẹp, ngƣời viết phải luyện từ bé. Có khi vài hàng chữ của những thƣ gia bậc thầy cũng đƣợc coi là tài sản vô giá.

Lối chữ Kufic ra đời sớm, ở Irad vào thế kỉ thứ VII. Đó là lối chữ có góc cạnh kết hợp với các hình tròn đậm, nét đứng thì

ngắn mà nét ngang thì dài.

Lối chữ thảo ra đời muộn hơn, vào thế kỉ

X và dần lấn át lối chữ Kufic. Chữ thảo mềm mại hơn, tròn trĩnh, viết theo đƣờng ngang uốn lên uốn xuống và có tới mấy loại chữ thảo tuỳ mục đích sử dụng. Chữ thảo Naskh thƣờng dùng chép kinh Koran, có nét mảnh, tròn trịa và dễ đọc. Chữ thảo Thuluth trông oai nghiêm, đƣợc dùng chép chữ trang trí cho các công trình kiến trúc, đồ tuỷ tinh, hàng tơ lụa, hàng kim khí… Ngoài ra còn có các loại chữ thảo khác nhƣ chữ thảo Muhaqqaq, Rayhani, Tawqi nhƣng hiện nay thịnh hành nhất là chữ thảo Naskh. Khắp thế giới

không có lối chữ viết hay chữ in nào mà đẹp bằn chữ Ả Rập. Hồi thế kỉ X, có ngƣời giàu còn bỏ của cải ra sƣu tầm những bản thảo viết tay chữ thảo Naskh bằng nhiều loại mực khác nhau trên giấy da cừu. Ngày nay chúng ta chỉ còn giữa dƣợc vài cuốn chép tay từ thời ấy: cổ nhất là một cuốn kinh Koran chép từ năm 784, đang lƣu ở thƣ viện Cairo. Nó đƣợc đóng bằng một thứ da mềm nhất, bền nhất một cách rất nghệ thuật. Sách của những ngƣời Hồi giáo có bìa đƣợc trang trí rất đẹp, vì vậy mà sách của ngƣời Hồi giáo trong các thế kỉ từ IX đến XVIII là những quyển sách đẹp nhất thế giới.

Nhiều thƣ gia bậc thầy mà tên tuổi còn tới ngày nay nhƣ Ibn Muqlah (886- 940), Ibn al Bawwab (thế kỉ XI) và Yaqut al Mustasimi (thế kỉ XIII) bởi các tác phẩm thƣ pháp của họ vừa bay bổng mà vừa hoà quyện tuyệt diệu.

Nghệ thuật thƣ pháp Hồi giáo có đƣợc sức mạnh và các giá trị của mình là do nó giúp thể hiện quyền năng bí ẩn và sự ngự trị ở khắp mọi nơi của Thƣợng đế, cũng nhƣ khả năng bộc lộ vẻ đẹp chân chính, tuyệt vời dƣới một cái vẻ bề ngoài rất trái ngƣợc. Những dòng chữ viết theo nghệ thuật thƣ pháp lấy nội dung từ kinh Koran đƣợc kết hợp với những đƣờng trang trí gợn sóng Arabesque tô điểm cho

Hình 4: chữ thảo [nguồn:

những bức tƣờng trắng trơn và các mái vòm thánh đƣờng. Những thánh đƣờng này thể hiện vẻ đẹp siêu phàm của một Thƣợng đế duy nhất, còn những dòng chữ, cũng lấy vẻ đẹp làm phƣơng tiện biểu cảm, thì nói thêm rằng chính vị Thƣợng đế đó là Đấng Tối cao ở trên hết thảy, bằng những lời từ kinh Koran. Chƣơng 68 của kinh Koran cho chúng ta biết rằng chính “nhờ ngòi bút và những gì nó viết ra” mà chúng ta đƣợc ban phúc và không bị nguyền rủa. Đạo Hồi công nhận việc viết những lời lẽ này ra một cách nghệ thuật, hấp dẫn con mắt, và “nhờ thế làm cho chúng có sức mạnh hơn, thì không có gì tội lỗi mà lại là điều tốt” [11].

Nghệ thuật viết chữ đẹp của ngƣời Ả Rập Hồi giáo có ảnh hƣởng rất lớn tới nghệ thuật châu Âu bởi có nhiều hoạ sĩ đã áp dụng nguyên xi tác phẩm của các nghệ nhân Hồi giáo vào trong các bức hoạ của mình mà điển hình là trong bức “Đức mẹ

đồng trinh đăng quang” của hoạ sĩ Lippi (1406- 1469), hiện đƣợc trƣng bày ở bảo

tàng Uffizi của Florence, các thiên thần trong tranh đang cùng nhau nâng một dải khăn voan dài thƣớt tha đƣợc trang trí bởi những dòng chữ Ả Rập.

- Nghệ thuật trang trí Arabesque

Hoa văn Arabesque hay hoa văn Ả Rập, không chỉ là một bộ phận của nghệ thuật Ả Rập mà còn rất đặc trƣng cho nền

nghệ thuật này, một nền nghệ thuật bị cấm khắc họa hình tƣợng con ngƣời và động vật.

Các họa tiết Arabesque vốn có nguồn gốc sâu xa từ Ba Tƣ nhƣng ngƣời Ả Rập đã khéo léo kết hợp sự vay mƣợn đó với sự sáng tạo của mình tạo nên một môn nghệ thuật mà cả thế giới phải ngƣỡng mộ.

Là một loại hình hội hoạ trang trí với những dây leo uốn lƣợn cầu kì và những mô típ tƣợng trƣng trừu tƣợng hình cong và những hoạ tiết hình học phức tạp. Ngƣời Ả

Rập sử dụng đủ thứ hình: đƣờng thẳng, góc nhọn, hình vuông, hình đa giác,lập phƣơng, hình nón, hình tròn, bầu dục, trôn ốc, mặt cầu… Lại dùng đủ cách để kết

Hình 5: hoạ tiết Arabesque [nguồn:

các hình nhƣ là hoa hồng, hoa sen, lá kè… Họ vẽ rồi chạm nổi, rồi khắc các hình ấy. Ta có thể thấy các họa tiết này trên rất nhiều đồ vật của ngƣời Ả Rập nhƣ bìa sách, đồ thuỷ tinh, lụa, đồ gốm…

Ta biết, đạo Hồi cấm ảnh tƣợng nên mĩ thuật hầu nhƣ không phát triển, bởi vậy trên mỗi bức tranh, nghệ thuật trang trí Arabesque đƣợc thể hiện rất phong phú và tuyệt vời tới nỗi tƣởng chừng nhƣ từng phân của bức tranh cũng đầy những hoạ tiết phức tạp, đƣợc vẽ hết sức cầu kì và đẹp mắt. Ngoài ra, nghệ thuật trang trí Arabesque còn đƣợc thể hiện ở các đền đài, cung điện, thánh thất Hồi giáo.

Một tác phẩm Arabesque nổi tiếng từ thế kỉ VIII mà cho tới nay chúng ta còn biết đƣợc bảo tồn ở Berlin. Đó là đoạn tƣờng trong cung vua Walid II (khoảng năm 743) ở Mshatta trong sa mạc Syria, trong thế chiến thứ II, ngƣời Đức đã chở đoạn tƣờng có những hoạ tiết trang trí lạ lùng và đẹp mắt này về thủ đô của mình.

Arabesque bắt dầu phát triển rực rỡ vào thế X và có ảnh hƣởng lớn đến các nghệ sĩ châu Âu cũng nhƣ nghệ thuật thế giới ngày nay. Suốt từ thời kì Phục hƣng cho tới tận thế kỉ XIX, trào lƣu nghệ thuật Arabesque rầm rộ tới mức sau này từ Arabesque đƣợc dùng với nghĩa là “hoạ tiết uốn lượn, cầu kì”. Các hoạ sĩ Âu châu thƣờng dùng các hoạ tiết này để trang trí trên nhiều đồ vật: cột, tƣờng, cửa sổ, bình, ngói, vải… Mỗi bức Arabesque đều có một mô típ nổi bật, lặp lại liên tục một cách đăng đới, hiện lên từ trung tâm ra tới mép hoặc từ đầu đến cuối, giống nhƣ một bản nhạc. Nhƣ vậy, Arabesque không phải là một hình tƣợng mà là một tiết điệu. Một sự nhắc đi nhắc lại không bao giờ ngƣng chỉ một chủ đề, nó cho phép con ngƣời thoát ly thế giới vật chất, cuốn hút ngƣời ta vào một sự chiêm nghiệm kỳ ảo. Bởi vì:

“Cái mà người nghệ sĩ muốn làm là vừa che giấu đồng thời vừa biểu lộ lời thánh truyền, và bằng cách ấy kích thích sự rung động bởi cái đẹp và cái chân, những cái luôn khích lệ con người ta vươn đến cõi xa viễn” [11].

Ngày nay Arabesque đƣợc sử dụng phổ biến trên thế giới nhƣ là một hình thức trang trí không thể thiếu đối với việc trang trí các tác phẩm nghệ thuật, cũng nhƣ các vật dụng trong đời sống thƣờng ngày. Nghệ thuật trang trí Arabesque không những làm phong phú thêm cho nghệ thuật thế giới mà còn là một sáng tạo nghệ thuật vĩ đại của nhân loại, bởi những họa tiết trang trí của nó dễ dàng đƣợc áp

dụng lên tất cả các sản phẩm vật chất của con ngƣời nhƣ một giá trị nghệ thuật không thể thiếu của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Những thành tựu văn hoá tinh thần của Ả Rập thời kì “Văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII – XV) (Trang 35 - 39)