Một số điểm giống và khác nhau giữa hai cộng đồng Hồi giáo ngƣời Chăm

Một phần của tài liệu Những thành tựu văn hoá tinh thần của Ả Rập thời kì “Văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII – XV) (Trang 66 - 73)

5. Bố cục

3.2.2. Một số điểm giống và khác nhau giữa hai cộng đồng Hồi giáo ngƣời Chăm

Chăm Islam ở nƣớc ta là cộng đồng Chăm Hồi giáo theo giáo phái Shfi‟i, thuộc dòng Sunnit. Còn cộng đồng Chăm Bàni là kết quả của sự hỗn dung của Hồi giáo nguyên thuỷ với tín ngƣỡng dân gian.

Khác với Chăm Islam, đối với những ngƣời Chăm Bàni, những tập tục, nghi thức của Hồi giáo đã phai nhạt dần bởi nhiều lí do, trong đó phải kể đến sự tác động của những bản sắc dân tộc Chăm và Bàlamôn giáo - một tôn giáo có hệ thống giáo lí, giáo luật khác với Hồi giáo nhƣng đã ăn sâu vào tâm thức của ngƣời Chăm nơi đây. Bởi vậy có thể nói Chăm Bàni là một kiểu Hồi giáo mang đậm tính chất tín ngƣỡng bản địa.

Chăm Bàni đƣợc gọi là Hồi giáo cũ, còn Chăm Islam đƣợc gọi là Hồi giáo cách tân. Do cùng có nguồn gốc sinh ra nên hai dòng này có những nét tƣơng đồng về giáo lí cũng nhƣ giáo luật Hồi giáo. Tuy nhiên việc sinh hoạt tôn giáo của hai dòng này không hoàn toàn giống nhau vì ngƣời Chăm Bàni không có liên hệ gì với cộng đồng Hồi giáo quốc tế, trong khi cộng đồng Chăm Islam ở miền Tây Nam bộ thì thƣờng xuyên liên hệ với các cộng đồng Hồi giáo ở Campuchia và Malaysia.

“Giữa cha mẹ và con cái có quan hệ ràng buộc về tín ngưỡng” [7, 258]. Đó là điểm giống nhau đầu tiên và cơ bản của hai dòng Hồi giáo này ở nƣớc ta.

Ngƣời Chăm Islam vốn là dòng Hồi giáo chính thống cho nên các tín đồ luôn giữ đúng những giáo lí, giáo luật của Hồi giáo thông qua việc thi hành 5 “điều răn” của Hồi giáo, không ăn thịt lợn và hút thuốc. Ngƣời Chăm Islam tin rằng những lễ vật trong các lễ hội chính là phúc lộc mà Thƣợng Đế ban tặng cho họ, vì vậy hàng năm họ có rất nhiều ngày lễ nhƣ: kỉ niệm ngày sinh Muhammad, ngày Muhammad đến Mecca, ăn chay trong tháng Ramadan, hành hƣơng, lễ đón năm mới theo lịch Hồi, lễ Ashoura vào dịp đầu năm để tạ ơn Thƣợng đế đã ban bố thực phẩm cho con ngƣời và ngày Raya Adha vào dịp cuối năm…

Hằng năm, cứ đến ngày 12 tháng Rabiul Awal Hồi lịch (tháng 3), cộng đồng Chăm Islam tổ chức lễ kỉ niệm ngày sinh Muhhammad. Họ cho rằng, Muhammad là ngƣời khai sáng và truyền lại các tín ngƣỡng tốt đẹp nhất trên đời này. Ngƣời Chăm Islam nhắc nhở nhau thực hiện lời dạy bảo của ông. Đây là một trong những ngày hội quan trọng nhất của ngƣời Chăm Islam. Sau buổi lễ, họ cũng nhau xức dầu thơm (đƣợc mang về sau những chuyến hành hƣơng tới Mecca) nhƣ để hƣởng thụ phúc của Allah.

Ngoài ra, ngƣời Chăm Islam còn có nghi lễ Tolakbala đƣợctổ chức vào ngày thứ tƣ tuần cuối cùng tháng Safar (tháng 2) hàng năm. Ngƣời Chăm Islam tin rằng, vào thời gian này Thƣợng đế giáng xuống trần những tai họa, nên học phải câu xin Thƣợng đế ban cho sự bình an. Tolakbala đƣợc tổ chức vào buổi trƣa. Họ cùng nhau làm lễ, sau đó cắt tóc (cắt vài sợi), dụi mắt, biếu tiền hoặc tặng quà cho những đứa trẻ mồ côi, sờ vào đầu chúng… và cầu mong Thƣợng đế luôn mang phƣớc lành cho họ.

Trong khi ngƣời Chăm Islam chịu nhiều sự ràng buộc bởi kinh Koran thì trái lại, Hồi giáo khi du nhập vào cộng đồng Chăm Bàni đã phải đối mặt với một xã hội mẫu hệ, nên nó phải hoà nhập, thích ứng với phong tục nơi đây và vì vậy nó mất đi tính cứng nhắc của mình. Do đó, ngƣời Chăm Bàni thực hành các nghi lễ Hồi giáo khác hẳn với ngƣời Chăm Islam. Họ không chỉ dành niềm tin tôn giáo cho Muhammad - ngƣời sáng lập ra đạo Hồi mà còn thực hiện nhiều nghi lễ thờ phụng các vị thần khác nhƣ nữ thần tạo ra dân tộc họ, các anh hùng của dân tộc Chăm, ông

bà tổ tiên của họ… Nếu có ngƣời Chăm Islam nào muốn nhắc nhở họ trở lại với những quy tắc chính thống của Hồi giáo thì cũng chỉ “đụng phải sự thờ ơ, thụ động, kể cả của những tộc trưởng, xã trưởng, gắn bó nhiều với truyền thống cổ xưa (của

người Chăm)” [33, 166].

Tín đồ Hồi giáo Chăm Bàni không đọc bất cứ một loại kinh Hồi giáo nào cũng nhƣ không thực hiện 5 điều răn của đạo Hồi, đƣợc quyền hút thuốc và uống rƣợu bia, không cầu nguyện vào trƣa thứ Sáu. Họ cũng không nhịn ăn trong tháng Ramadan mà chuyển tháng này thành một lễ hội mang đậm màu sắc dân tộc - “Tết

Ramưwan”.

Về phong tục cƣới hỏi: Cả hai cộng đồng Chăm ở nƣớc ta đều cho rằng hôn nhân là bổn phận, thật bất hạnh nếu nhƣ đó là một ngƣời không lập gia đình và càng bất hạnh hơn nếu ngƣời đó đã có gia đình nhƣng không có con cái.

Đối với ngƣời Chăm Bàni thì khi con gái tới tuổi lấy chồng họ sẽ nhờ một ngƣời mai mối đến đánh tiếng cho nhà trai để lo việc hôn sự. Nói chung là con gái đem đồ đi hỏi chồng. Còn ở Chăm Islam thì ngƣợc lại, bên nhà nam sẽ nhờ ngƣời đi đánh tiếng bên nhà gái. Lễ cƣới của ngƣời Chăm Bàni đơn giản hơn rất nhiều so với lễ cƣới ngƣời Chăm Islam. Lễ cƣới bên Chăm Islam thƣờng là bên đàng gái có quyền đặt điều kiện tiền đồng, tiền cƣới và lễ cƣới phải thực hiện đúng nghi thức

Rukun Nikah, có đại diện hai bên, có đến thánh thất làm lễ (nhƣng cô dâu không

đƣợc vào trong)… và một phần quan trọng trong lễ cƣới nữa là tiệc cƣới. Ngƣời Chăm Islam giống nhƣ những ngƣời Hồi giáo khác trên thế giới, đều xem hôn lễ là dịp quan trọng nhất của đời ngƣời cho nên cần phải tổ chức lớn, mời đông đủ bà con láng giềng và các tín đồ Islam khác. Sau lễ cƣới cô dâu về nhà chồng. Và ngƣời đàn ông có quyền có nhiều vợ nhƣng thƣờng hiếm.

Riêng với ngƣời Chăm Bàni thì lễ cƣới đƣợc đơn giản hóa nhiều, bởi những phong tục Hồi giáo đã hòa lẫn với các tín ngƣỡng dân gian của xã hội Chăm nơi đây. Họ không có chuyện thách cƣới hay thách tiền đồng, trai gái đƣơc quyền tìm hiểu nhau trƣớc khi quyết định chuyện hôn nhân. Dù nữ là ngƣời mang lễ vật đi cƣới nhƣng trong lễ cƣới ngƣời trao nhẫn cƣới (có trong lễ vật của nhà gái) lại là chú rể. Ngƣời Chăm Bàni cũng không quan trong chuyện tiệc cƣới và tiệc cƣới của

họ thƣờng đơn giản (thông thƣờng là do nhà gái đài thọ). Sau đám cƣới, ngƣời nam về bên nhà nữ để ở rể, hoặc cũng có thể cả hai dọn ra ở riêng.

Về việc tang lễ, ngƣời Hồi giáo Islam ở nƣớc ta quan niệm rằng cuộc sống hiện tại chỉ là tạm bợ nên khi trong nhà có ngƣời chết thì không ai đƣợc khóc, vì họ tin tƣởng rằng cuộc sống hạnh phúc đang đợi ngƣời chết ở thế giới bên kia. Ngƣời Chăm Bàni thì đƣợc quyền thể hiện cảm xúc của mình trƣớc cái chết của một ngƣời hơn. Đối với ngƣời Chăm Hồi giáo, họ thực hiện việc thổ táng, không dùng quan tài mà chỉ quấn ngƣời chết trong tấm vải liệm. Họ cũng không xây mộ, mà đặt trên những phần đất chôn những phiến đá để đánh dấu. Hàng năm họ thƣờng không tổ chức giỗ, mà trong nhà cũng không thờ ảnh tƣợng. Phú Văn Hẳn viết về ngƣời Chăm Islam nhƣ sau” “đối với ông bà tổ tiên của gia đình, dòng họ mình, người Chăm thường xuyên tưởng nhớ và tổ chức thăm viếng vào những ngày cuối tháng Ramadan. Tuy không còn hình thức cúng giỗ nhưng khi nào có món ăn ngon, vật quý mà nhớ tới người đã khuất thì gia đình có thể làm bữa tiệc mời bà con, ho hàng tới dự. Đây cũng là dịp để bày tỏ lòng tôn kính với người đã khuất và lòng hiếu thảo, biết ơn của người con, người cháu đến ông bà tổ tiên đã sinh ra và nuôi dưỡng mình lớn khôn” [7, 259]. Còn ngƣời Chăm Bàni thì thƣờng giỗ 49 ngày, một năm rồi sau đó không giỗ nữa.

Ngƣời Chăm Bàni và ngƣời Chăm Islam cũng giống nhƣ những ngƣời Hồi giáo khác, họ kiêng thịt heo. Ngƣời Islam còn kiêng cả huyết những con vật nhƣng Chăm Bàni thì không.

- Trang phục

Y phục của những ngƣời Chăm Hồi giáo, nam cũng nhƣ nữ, chủ yếu là

sarong, bằng một tấm vải dài 2m, rộng

1m25, quấn quanh thân theo kiểu váy, thắt nút ở dây lƣng.

Chức sắc mặc áo dài trắng, nam đội mũ “cà lồ trắng” (Rupe‟as) hay kapeak nay thƣờng dùng nỉ đen, đôi khi

Hình 10: Các cô gái Chăm Islam [nguồn:

đội mũ chụp (fej) đỏ hoặc đen, cũng có khi là một dải băng quấn đầu.

Đối với ngƣời Chăm Islam thì ngƣời nữ khi ra ngoài tuy không cần che mạng nhƣng thƣờng trên đầu họ có quấn một chiếc khăn.

- Tháng ăn chay

Đó là tháng Ramadan - tháng Chín theo lịch Hồi giáo.

Đối với ngƣời Chăm Islam, trong tháng này họ thực hiện nghĩa vụ nhịn ăn nhƣ bất cứ tín đồ Hồi giáo nào. Họ phải nhịn mọi thứ vào ban ngày và chỉ đƣợc phép ăn uống, hút thuốc vào ban đêm. Họ không đƣợc hát xƣớng vui chơi, hoặc quan hệ tình dục, không đƣợc sát sinh, không đƣợc gây gổ, cãi vã… Vào ngay cuối cùng của tháng Ramadan, nghi lễ Raya Iadil Fitrah - ngày cuối cùng của tháng ăn chay - đƣợc tổ chức trọng thể để mừng cho việc họ đã vƣợt qua tháng ăn chay. Sau những ngày nhịn đói, nhịn khát, họ đã hiểu đƣợc thế nào là sự túng thiếu và thèm cảm giác đƣợc ăn, đƣợc uống trong cuộc sống thƣờng ngày, qua đó họ biết đƣợc nỗi khổ của những ngƣời nghèo và cảm thông với họ. Trong ngày này, họ thƣờng tổ chức ăn uống, đi viếng mộ và chúc tụng lẫn nhau.

Còn đối với ngƣời Chăm Bàni họ chuyển tháng này thành một ngày lễ khác gọi là Ramưwan. Tết Ramƣwan cũng giống nhƣ tết Nguyên đán của ngƣời Kinh, đó là tết lớn nhất của ngƣời Chăm Bàni. Vào ngày đầu tiên của tết này, họ thƣờng tổ chức đi thăm mộ (hình 11). Đây là phong tục một phần thuộc về tôn giáo, còn lại là tín ngƣỡng dân gian, sự tƣởng niệm và biết ơn dòng tộc, tổ tiên.

Tuy nhiên, với ngƣời Chăm Bàni ở Bắc Bình nói riêng và Bình Thuận nói chung, việc kiêng kị, ăn chay trong tháng Ramƣwan chỉ có các tu sĩ, những ông sƣ cả, thầy Mƣm, thầy Char thực hiện. Bởi

Hình 11: Tết Ramưwan [nguồn: http://admin.qdnd.vn/]

theo họ thì mọi giáo luật đều phải phù hợp với điều kiện sinh sống của địa phƣơng. Nếu đến mùa Ramƣwan mà tất cả tín đồ đều phải đến thánh đƣờng thì mùa vụ sẽ không thể thực hiện, ảnh hƣởng đến đời sống của dân làng. Các tu sĩ sẽ đại diện cho tất cả tín đồ hãm mình trong thánh đƣờng đọc kinh, cầu nguyện. Dân chúng vẫn đƣợc ăn uống, làm việc bình thƣờng trong suốt tháng Ramƣwan. Đây là một sự biến đổi rất tiến bộ của các thế hệ tu sĩ đi trƣớc mà các tín đồ ngày nay luôn biết ơn tổ tiên, ông bà mình.

Do sự hỗn dung của Hồi giáo với văn hóa dân gian mà ngƣời Chăm Bàni không quan trọng tháng Ramadan giống nhƣ ngƣời Chăm Islam. Đối với họ, đây là lễ quan trọng nhất trong năm. Trong những ngày này, ngƣời phụ nữ Chăm Bàni thƣờng đội đồ (thƣờng là cơm, bánh, trái cây, trứng vịt…) đến chùa để cho các tăng lữ trong chùa dùng. Trong 3 ngày đầu tiên thì đội đồ vào 3 lần/ngày, sau đó cho đến hết tháng là 4 lần/ ngày.

Kết thúc 30 ngày đọc kinh, cầu nguyện, sáng ngày thứ 30, các tu sĩ chuẩn bị cho “Lễ đổi gạo”, hay còn gọi là bố thí. Gạo là do gia đình tu sĩ và các tín đồ mang tới. Hình thức chia căn cứ vào số lƣợng ngƣời của các gia đình, kể cả ngƣời sống và ngƣời chết. Chia xong, các gia đình cử ngƣời đến mang những thứ đƣợc chia về và phân phát cho từng ngƣời trong gia đình nhƣ là lộc. “Lễ đổi gạo” vừa thích hợp với tập. quán của ngƣời Chăm xƣa cũng nhƣ hợp với phong tục của một dân tộc xuất phát từ nền văn minh lúa nƣớc. Đến buổi chiều, các tu sĩ lại tiếp tục đọc kinh, cầu nguyện, chuẩn bị cho thủ tục quan trọng cuối cùng là đƣa cây thánh ra ngoài vào sáng hôm sau. Không ai biết cây thánh có từ bao giờ, chỉ biết đƣợc nó là vật truyền từ đời này sang đời khác. Theo các cụ già thì nó đƣợc làm bằng trầm hƣơng loại tốt và luôn tỏa mùi thơm. “Cũng như lễ đón mặt trời lặn, người Chăm Bàni tin rằng lễ đưa cây thánh ra ngoài diễn ra trọn vẹn thì năm đó cả làng sẽ được phước lớn” [46].

Lễ Ramƣwan của ngƣời Chăm Bàni thực sự là rất độc đáo, mang đậm tính chất dân gian. Điều ấy chứng tỏ một điều rằng, đạo Hồi khi và nƣớc ta, đặc biệt là khi tiếp xúc với cộng đồng Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận đã có nhiều biến đổi thể hiện sự thích ứng của tôn giáo này đối với những ngƣời dân bản địa.

- Về địa vị người phụ nữ

Một điểm khác biệt quan trọng giữa hai dòng Hồi giáo ở nƣớc ta đó chính là về vai trò của ngƣời phụ nữ.

Ngƣời phụ nữ thuộc dòng Chăm Islam luôn chịu sự ràng buộc nghiêm ngặt trong xã hội, phải thực hiện đúng những điều trong kinh Koran. Họ không quan trọng việc học vấn mà cơ bản là ngƣời phụ nữ phải biết chăm lo việc nhà, phục vụ chồng và chăm sóc con cái. Họ phụ thuộc vào ngƣời đàn ông. Tuy nhiên, khác với quan điểm hồi giáo, khi ra ngoài họ không cần phải che mạng. một số ngƣời Chăm Islam cho rằng con gái học hành nhiều đi ra ngoài xã hội làm việc dễ bị cám dỗ, dễ xa rời cộng đồng và tôn giáo của mình. Cộng đồng sẽ phê phán, lên án bố mẹ trong việc dạy dỗ con cái, đồng thời không đƣợc cộng đồng nhìn nhận là gia đình ngoan đạo. Chính vì những áp lực nhƣ vậy nên các bậc bố mẹ không muốn cho con gái mình đi học để tránh những hậu quả trên.

Trong khi đó ngƣời phụ nữ Chăm Bàni lại có vị trí bình đẳng hơn, địa vị của họ có phần cao hơn cả nam giới bởi họ là trụ cột trong gia đình, đƣợc khuyến khích vƣơn lên khẳng định vị trí của mình bằng việc tham gia vào các công việc của xã hội, các lĩnh vực y tế, giáo dục… Con cái thƣờng theo họ mẹ hơn là theo họ cha nhƣ ngƣời Chăm Islam.

Các cô gái Hồi giáo nƣớc ta không phải mang mạng che mặt khi ra ngoài, tuy nhiên ở ngƣời Chăm Islam, trên đầu mỗi cô gái thƣờng quấn một chiếc khăn.

- Trong lĩnh vực giáo dục

Trong lĩnh vực này hai dòng Chăm Hồi ở nƣớc ta có sự khác nhau tƣơng đối lớn.

Đối với những ngƣời Chăm Islam thì việc giáo dục một đứa trẻ đƣợc tuân theo phƣơng pháp truyền thống của đạo Hồi. Nghĩa là đứa bé lúc lên 6 sẽ đƣợc gởi vào trƣờng thánh thất để đƣợc học để thuộc đƣợc kinh Koran, sau đó mới đƣợc học văn hoá. Vì vậy trong cộng đồng Chăm Islam có xây dựng những trƣờng học Hồi giáo dành riêng cho con em họ, tuy nhiên nội dung chƣơng trình học khác hẳn với chƣơng trình phổ cập của nhà nƣớc. Cũng có lúc họ gởi con em mình tới trƣờng học của ngƣời Kinh nhƣng do khác biệt về ngôn ngữ (học sinh Chăm không rành tiếng

Kinh) nên khó tiếp thu, vả lại phong tục tập quán của Hồi giáo cũng là một trở ngại đáng kể (ngày thứ 6 không đi học, ăn chay trong tháng Ramadan…). Đa số những em đi học là những bé trai, bé gái rất ít.

Trái lại, ngƣời Chăm Bàni thì theo học các lớp văn hoá của ngƣời Kinh. Thƣờng thƣờng trong những lớp đầu cấp sẽ có giáo viên ngƣời Chăm,trong quá trình dạy vừa nói tiếng Kinh vừa nói tiếng Chăm, giúp các em ngƣời Chăm thông thạo đƣợc tiếng quốc ngữ. Vả lại, các học sinh ngƣời Chăm Bàni cũng không bị ràng buộc nhiều bởi các quy định của Hồi giáo (không ăn chay trong tháng Chín, không cầu nguyện… ) nên ít gặp khó khăn hơn các em học sinh thuộc dòng Chăm Islam. Và ở ngƣời Chăm Bàni, nữ đƣợc khuyến khích đi học bởi vai trò của ngƣời

Một phần của tài liệu Những thành tựu văn hoá tinh thần của Ả Rập thời kì “Văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII – XV) (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)