Tổ chức của Hồi giáo nƣớc ta

Một phần của tài liệu Những thành tựu văn hoá tinh thần của Ả Rập thời kì “Văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII – XV) (Trang 76)

5. Bố cục

3.2.5. Tổ chức của Hồi giáo nƣớc ta

- Tổ chức của đạo Bàni: Chủ yếu là ở từng chùa, mỗi chùa ngoài Cả chùa và các vị chức sắc chăm lo việc đạo, họ đều tổ chức Ban cai quản chùa hoặc Ban phong tục. Ban cai quản chùa có nhiệm vụ chăm lo đời sống tôn giáo cho tín đồ, vận động tín đồ sống "tốt đời đẹp đạo" đoàn kết với cộng đồng dân cƣ các tôn giáo khác. Tổng sƣ cả là ngƣời đƣợc các sƣ cả suy tôn, có uy tín lớn trong đạo, nhƣng không bắt buộc phải có mà tuỳ vào mỗi địa phƣơng (ở Bình Thuận suy tôn sƣ cả Thanh Tàu làm tổng sƣ cả).

- Tổ chức của ngƣời Chăm Islam: Ngƣời Chăm Islam thành lập tại thánh đƣờng các Ban quản trị thánh đƣờng. Đứng đầu mỗi Ban quản trị là vị Hakim sau đó là một số chức sắc nhƣ Naep, Ahly, thƣ ký, thủ quỹ. Bên cạnh việc chăm lo đời sống tín ngƣỡng tôn giáo cho tín đồ, Ban quản trị còn là cầu nối giữa cộng đồng Hồi giáo trong Jamaah với chính quyền cơ sở.

Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1992 đã đƣợc phép thành lập Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở tại số nhà 15 đƣờng Nguyễn Văn Trỗi, phƣờng 15, quận Phú Nhuận; nhiệm kỳ hoạt động cẩ Ban Đại diện là 5 năm, bao gồm Trƣởng ban, các Phó Trƣởng ban, Thƣ ký, ngoài ra còn có Ban cố vấn, bộ phận văn phòng và Ban quản trị của 14 khu vực. Ban Đại diện là cầu nối giữa cộng đồng tín đồ Hồi giáo tại thành phố với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc để chăm lo lợi ích chính đáng cho tín đồ, động viên tín đồ thực hiện quyền công dân, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trƣơng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Do vị trí thành phố là trung tâm của khu vục Nam Bộ, nên Ban Đại diện hoạt động và có mối quan hệ rộng hơn với cộng đồng Hồi giáo các tỉnh lân cận và tham gia một số hoạt động quốc tế.

Một phần của tài liệu Những thành tựu văn hoá tinh thần của Ả Rập thời kì “Văn minh Hồi giáo” (thế kỉ VII – XV) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)