1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh

20 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 278,17 KB

Nội dung

Với một trái tim nhân hậu, nhạy cảm, luôn khắc khoải về nhân sinh, cõi đời mà hạnh phúc và tình yêu là niềm khao khát không nguôi, người nghệ sĩ Xuân Quỳnh đã lặng lẽ đi góp nhặt vẻ đẹp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ S Ố: 5.04.33

Người hướng dẫn : TS Lê Tiến Dũng Người thực hiện : Tô Hà Tường Vân

KHÓA 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2001

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ S Ố: 5.04.33

Người hướng dẫn : TS Lê Tiến Dũng Người thực hiện : Tô Hà Tường Vân

KHÓA 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2001

Trang 3

M ỤC LỤC

2

MỤC LỤC2 3 2

PHẦN DẪN NHẬP2 1 2

1 Lý do chọn đề tài:2 1 2

2 Lịch sử vấn đề:2 2 2

3 Phạm vi nghiên cứu:2 6 2

4 Phương pháp nghiên cứu:2 7 2

5 Cấu trúc luận văn:2 8 2

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI XUÂN QUỲNH2 9 2

1.1 Tiểu sử:2 9 2

1.2 Cuộc đời:2 10 2

CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH2 15 2

2.1 Thế giới hình tượng cuộc sống:2 15 2

2.1.1 Thế giới tuổi thơ:2 15 2

2.1.2 Thế giới thiên nhiên:2 24 2

2.2 Hình tượng cái tôi:2 34 2

2.2.1 Hình tượng sóng - biển:2 35 2

2.2.2 Hình tượng đôi bàn tay:2 41 2

2.2.3 Hình tượng con tàu - sân ga:2 44 2

2.2.4 Hình tượng trái tim:2 49 2

CHƯƠNG 3: CHẤT LIỆU NGÔN TỪ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH2 58 2

3.1 Giọng điệu:2 58 2

3.1.1 Giọng ru hời, chở che:2 58 2

3.1.2 Giọng phấp phỏng lo âu:2 64 2

3.1.3 Giọng trữ tình, tự phô bày :2 67 2

3.2 Phương thức xử lý chất liệu:2 71 2

3.2.1 Từ ngữ, chất liệu:2 71 2

3.2.2 Hệ thống thể loại:2 75 2

KẾT LUẬN2 77 2

PHẦN PHỤ LỤC2 78 2

THƯ MỤC THAM KHẢO2 81

Trang 4

PH ẦN DẪN NHẬP

1 Lý do ch ọn đề tài:

Xuân Quỳnh là một nhà thơ tài năng mà cuộc đời và sự nghiệp của chị là một niềm cảm

phục đối với mọi người Tài năng trời phú cho chị thật hào phóng và còn có nhiều tài năng khác kèm theo tài năng viết văn thơ của chị, chị có thể trở thành một diễn viên múa tuyệt vời

hoặc trong những suy nghĩ văn học, tất thảy chị đều tỏ rõ thực lực rất vững vàng Chị đã vượt qua biết bao thăng trầm của cuộc sống để sáng tác mà không hề than vãn, Xuân Quỳnh đã

sống hết mình cho thơ nên sự nghiệp là cuộc đời thứ hai của Xuân Quỳnh Thơ của chị là con sóng tâm hồn không hề bình lặng mà luôn day dứt trăn trở trên con đường khám phá lẽ sống

của thơ ca Với một trái tim nhân hậu, nhạy cảm, luôn khắc khoải về nhân sinh, cõi đời mà

hạnh phúc và tình yêu là niềm khao khát không nguôi, người nghệ sĩ Xuân Quỳnh đã lặng lẽ

đi góp nhặt vẻ đẹp của đời làm nên cái đẹp nghệ thuật Chối từ thứ nghệ thuật "kết lá vùn mây" trong khuôn khổ có sẵn, chị quả cảm đi tìm cái đẹp thơ ca trong cuộc sống giản dị đời thường, chủ tâm khai thác vẻ đẹp của nhân tâm, nhân bản, của những cư xử, tình cảm, những

mối quan hệ tinh tế nhất Cuộc sống, con người trong thơ Xuân Quỳnh vì thế chân thật nhưng không trần trụi Hiện thực và lãng mạn hài hòa tuyệt dịu vô tình tạo nên một thứ vũ khí riêng cho thơ Xuân Quỳnh, góp phần hình thành và kết tinh một thế giới thơ nguyên xi, trong lành, thơm thảo, tràn đầy những cảm xúc chân thành, cởi mở, day dứt và lo âu nhưng vẫn hết sức

dịu dàng, sâu sắc không như cái ồn ã, bụi bặm của đời thường

Từ những ngày đầu trăn trở lựa chọn con đường sáng tác văn học cho đến khi tử nạn vào mùa thu năm 1988, Xuân Quỳnh luôn là một nhà thơ tâm huyết Chị không từ chối bất cứ công việc nào được phân công, thậm chí đã khoác ba lô đi đến những vùng đạn bom ác liệt

nhất Điều quý giá nhất là Xuân Quỳnh đã để lại một sự nghiệp không nhỏ Chị mất một cách đột ngột khiến chúng ta phải nghĩ đến việc nhìn lại toàn bộ sáng tác của chị Một điều rõ ràng, hơn mười năm đã trôi qua kể từ khi nhà thơ qua đời, lớp bụi thời gian không những không làm phai mờ những vần thơ đầy nữ tính và nhiều trăn trở của chị, mà ngược lại thời gian như một chất xúc tác làm cho thơ chị càng ngời sáng hơn Hiện nay, những tập thơ của

chị được tái bản trên khắp ba miền đất nước Độc giả khắp nơi vẫn thích thú, yêu mến và nhu

cầu thưởng thức các sáng tác của chị vẫn còn rất cao

Có thể thấy dư âm để lại trong lòng người đọc khi trang thơ của Xuân Quỳnh khép lại

là một thế giới nghệ thuật thâm đẫm tình yêu Đấy cũng chính là khát vọng muôn thuở của con người "vị thần đầu tiên xuất hiện trên đất này là vị thần ái tình Thần ái tình là đứa bé có

Trang 5

cánh với cây cung bên người, ngọn đuốc cầm tay mang tình yêu đến với những trái tim"1

(1)

P , là nguồn đề tài không bào giờ cạn của văn học nói chung, thơ ca nói riêng Nỏ hình thành trong lòng mỗi người chúng ta nỗi khao khát được sống trọn vẹn với tình yêu, với hạnh phúc đời người, trân trọng và nâng niu những gì mình có được

Mến mộ tài năng, nhân cách nhà thơ Xuân Quỳnh, người viết khao khát tìm hiểu cái thế

giới nghệ thuật đa dạng, phong phú ấy trong thơ chị, với mong muốn được góp phần nhỏ vào

việc nghiên cứu một trong những chân dung nhà thơ nữ tiêu biểu của thi đàn Việt Nam hiện đại

2 L ịch sử vấn đề:

Ngay từ tập thơ đầu tay in chung với Cẩm lai "Tơ tằm - Chồi biếc", thơ Xuân Quỳnh đã gây sự chú ý với giới nghiên cứu - phê bình văn học Lê Đình Kỵ trong bài "Tơ tằm và chồi

biếc" đăng trên nghiên cứu văn học số 1/1964 đánh giá thơ Xuân Quỳnh "nhẹ nhàng, trong sáng, xinh xắn như một điệu múa dân tộc"1

(2)

P Tác giả cũng đã nhận định "thơ Xuân Quỳnh

vốn rất bạo, nhưng cái hay là không ai nhận thấy nó quá đáng cả "1

(3)

Viết về Xuân Quỳnh, trong bài "Xuân Quỳnh - một chồi thơ sắc biếc", Chu Nga đã đánh giá Xuân Quỳnh là "một chồi thơ khỏe, tràn đầy sức sống và hứa hẹn một cây thơ vững

chắc, xanh tươi Thơ Xuân Quỳnh tuy chưa nói được gì nhiều về các vấn đề chung, lớn của

thời đại song thơ Xuân Quỳnh lại cuốn hút tôi bằng những lời tâm sự chân thành về những chuyện hết sức riêng tư như tình yêu, ước mơ và khát vọng" 1

(1)

Tiếp theo xu hướng đánh giá như trên theo con đường thơ của Xuân Quỳnh có nhiều bài viết đăng rải rác trên các báo, bàn nhiều nhất là tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh Mỗi nhà phê bình có một cách cảm nhận riêng Nhìn chung, các ý kiến ấy không đối lập nhau, làm cho cái nhìn về thơ Xuân Quỳnh được sâu sắc hơn Các bài viết về Xuân Quỳnh đặc biệt nở rộ sau cái chết đột ngột của chị cùng Lưu Quang Vũ và Lưu Quỳnh Thơ vào tháng 8 năm 1988

Là người yêu quí Xuân Quỳnh, Vương Trí Nhàn đã có những nhận xét xác đáng về thơ

chị Từ khi cho in những bài thơ đầu tiên cho tới giữa năm 1988, sửa soạn tập thơ cuối cùng

"Hoa cỏ May", Xuân Quỳnh đã có một chặng đường thơ khoảng một phần tư thế kỷ, nhìn vào thơ, ta thây con đường chị đi khá thông thoáng, vài ba năm lại có một tập thờ ra đời Trong

(1) Mai Văn Hoan – Thần Thoại Hy Lạp, SĐD, trang 38

(2) Lê Đình Kỵ - Tơ tằm và chồi biếc, NCVH số 1/1964, trang 20

(3) Lê Đình Kỵ - Tơ tằm và chồi biếc, NCVH số 1/1964, trang 20

(1) Chu Nga - Xuân Quỳnh - Một chồi thơ sắc biếc, TCVH số 1/1973, trang 87

Trang 6

khi nhiều người bạn cùng lứa chị bỏ cuộc hoặc tự lặp lại mình trong thơ thì trên đại thể, thơ Xuân Quỳnh vẫn giữ được cái duyên ngầm riêng, vẫn có được làn hơi trẻ trung, tươi tắn Không những thơ bầu bạn với Xuân Quỳnh mà thơ còn nâng cao con người nhà thơ lên Qua thơ, ta bắt gặp "một Xuân Quỳnh hào phóng, nồng nhiệt, tha thiết với cuộc sống" 1

(2)

P

Nguyễn Thị Minh Thái trong "Thơ tình Xuân Quỳnh: biết yêu anh cả khi đã chết rồi"

viết: Thơ tình đầu đời của thi sĩ Xuân Quỳnh "đã bất ngờ chiếm lĩnh thi đàn thơ tình Việt Nam đương đại bằng một khát vọng yêu - như một tình điệu thơ hoàn toàn mới mẻ khác lạ Trước Xuân Quỳnh và kể cả cùng thời với Xuân Quỳnh chưa có một hồn thơ phụ nữ nào đắm say cuồng nhiệt đến thế"1

(1)

P Điều đó cho thấy tác giả đánh giá cao hồn thơ phong phú, đa

dạng, sâu sắc của Xuân Quỳnh trong : việc biểu hiện một tình yêu đầy trăn trở mà "vẫn giữ trong mình một tình yêu không phai bạc với con người"1

(2)

P Cùng suy nghĩ ấy, trong cuộc trao đổi về thơ Xuân Quỳnh cuối năm 1984, Vương Trí Nhàn và Phạm Tiến Duật đã phát biểu rằng: ngay từ những bài thơ đầu tay, Xuân Quỳnh đã

thể hiện : "Một sự chủ động mà chỉ người phụ nữ ngày nay mới có: những ước ao nhức nhối

về hạnh phúc lứa đôi và sẵn sàng "Giương vây" gìn giữ bằng được"1

(3)

P Cả hai nhận xét thơ Xuân Quỳnh có sự vận động của thời gian, rất đậm cảm giác về sự thay đổi - một cảm giác Xuân Quỳnh rất giỏi lọc ra và sống hết mình với nó Trong đó, hai tác giả cũng nhìn nhận

những mặt hạn chế của thơ Xuân Quỳnh về sự cả tin, ảo tưởng, quá nhạy với cái động nên nhiều lúc rơi vào tùy tiện, quá nhạy với cái tĩnh nên lại rơi vào ảo tưởng, ảo tưởng nhưng

chứa nhiều yếu tố hay hứa hẹn một sự phát triển cao hơn nữa trên con đường đi kiếm tìm

hạnh phúc

Theo Nguyễn Thị Như Trang, dù viết về một con đường ra trận, hay viết về lá cờ đầu

cầu giới tuyến những năm đất nước ngập trong nỗi đau chia cắt, hay viết về những trăn trở, lo

âu trong tình yêu, thơ Xuân Quỳnh cũng là "những vần thơ xuất phát từ tấm lòng dễ rung

(2) Vương Trí Nhàn - Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ, Thơ Xuân Quỳnh NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, 1989, trang 165

(1) Nguyễn Thị Minh Thái - Thơ tình Xuân Quỳnh - "Biết yêu anh cả khi đã chết rồi Báo Sài Gòn giải phóng

1993 trang 4

(2) Nguyên Thị Minh Thái - Thơ tình Xuân Quỳnh - "Biết yêu anh ca khi đã chết rồi, Báo Sài Gòn giải phóng,

1993, trang 4

(3) Vương Trí Nhàn - Phạm Tiến Duật - cảm thức về thời gian - ý thức về hạnh phúc, văn nghệ 1985, trang 13

Trang 7

cảm, rất nhuần nhị, xuât phát từ chữ tâm mang nặng tình đời"1

(1)

P Với vẻ dung dị, nhuần nhuyễn rất tài hoa và không kém phần sâu sắc, cây bút Xuân Quỳnh đã nổi bật hẳn lên trong

số những cây bút nữ đương thời

Bước vào thế giới Xuân Quỳnh là bước vào tòa lâu đài tâm hồn của một "người đàn bà yêu và đang làm thơ" - Đoàn Thị Đặng Hương "Từ những bài thơ của thuở ban đầu còn nhiều

hồn nhiên, mộc mạc và cả sự non nớt trong nghệ thuật đến những bài thơ đã già dặn, đã đi vào độ chín của một phong cách thơ đều lắng sâu những nỗi đau thầm kín: những nỗi đau và

trăn trở của một cuộc đời và một số phận nghệ thuật của người đàn bà làm thơ"1

(2)

P Tác giả

khẳng định "những bài thơ tình của Xuân Quỳnh có một nhan sắc riêng, chân thật và đam mê mãnh liệt"1

(3)

P Đây chính là "tiếng thơ rất sớm của một người con gái, một người đàn bà đã

chủ động yêu và đòi quyền được yêu"1

(4)

P Đây cũng chính là chân dung con đường tình yêu - nghệ thuật Xuân Quỳnh đã đi và công hiện cho đời

Đến với "Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh" của Lưu Khánh Thơ, ta thấy quá trình sáng tác thơ của Xuân Quỳnh theo tác giả "là một chặng đường đi lên không bị đứt đoạn Hồn thơ

của chị ngày càng một đa dạng và không ngừng được mở ra"1

(1)

P, thơ chị không có mạch thơ nào thật sự là bình yên và đơn giản mà thường có nhiều trăn trở băn khoăn, "thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương"1

(2)

P ; "thơ chị chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thực của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống"1

(3)

P

Mai Quốc Liên trong "Vài lời muộn màng", lời bạt cho tập "Thơ viết tặng anh" có

những đánh giá hết sức thấu đáo về thơ Xuân Quỳnh Theo tác giả, chác chắn là thơ Xuân

(1) Nguyễn Thị Như Trang - Quỳnh ơi, Văn nghệ, 1988, Trang 3

(2) Đoàn Thị Đặng Hương - Người đàn bà yêu và làm thơ, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà NỘI,

1995, Trang 214 + 215

(3) Đoàn Thị Đặng Hương - Người đàn bà yêu và làm thơ Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội,

1995, Trang 223

(4) Đoàn Thị Đặng Hương - Người đàn bà yêu và làm thơ, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hỏa, Hà Nội,

1995, Trang 222.

(1) Lưu Khánh Thơ - Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995, Trang 226

(2) Lưu Khánh Thơ - Cảm nhận về thư Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995, Trang 226

(3) Lưu Khánh Thơ - Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995, Trang 227

Trang 8

Quỳnh có nhiều kiệt tác để lại cho đời sau, đi vào vĩnh cửu Chị là một trong những nhà thơ hàng đầu trong thời chúng ta đang sống, một nhà thơ lớn, một nhà thơ đã đi hết cái tôi của mình một cách hồn nhiên, dung dị và sâu lắng"1

(4)

P , "chị là người tha thiết với tình yêu, tha thiết với người tình Một tâm hồn mãi mãi khao khát, mãi mãi thao thức vì tình yêu Chưa có

ai biểu hiện một sự thương yêu sâu xa, đằm thắm đến thế trong thơ tình Việt Nam như chị"1

(5)

P Tác giả cũng nhận ra được bản chất tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh: "Trước nay có lẽ chưa

có người con gái làm thơ nào đã nói những lời yêu cháy bỏng, thật và dữ dội như chị - đó chính là nét hiện đại trong tâm hồn chị, tâm hồn người phụ nữ thế kỷ XX, dám yêu và dám

thổ lộ tất cả, không lùi bước trước bất cứ một sự "giữ ý" nào1

(1)

P Mặt khác, theo nhận xét của tác giả, "Xuân Quỳnh có tất cả những phẩm chất của con người thời hiện đại nồng nàn, táo

bạo, quyết liệt, lại đồng thời có những phẩm chất tự ngàn xưa, riêng biệt của nữ tính: bao dung, trung hậu, dịu dàng"1

(2)

P Và tác giả kết luận "Xuân Quỳnh là một nhà thơ bẩm sinh, một nhà thơ vút lên từ số phận, từ tình yêu, từ những vui buồn đời thường của một thời dữ dội"1

(3)

P

Chị đã đi một con đường trong lĩnh vực thi ca vì không phải hình ảnh, từ ngữ nào cứu được thơ, mà chỉ có máu của trái tim, của những rung cảm nhân bản nhất của tâm hồn con người

mới mãi mãi là nguồn gốc của thớ ca Chị đã "đi trên con đường lớn của thơ, con đường đi từ trái tim và ở lại giữa những trái tim người đời"1

(4)

P

Bàn về thi pháp thơ Xuân Quỳnh, chưa có nhiều đánh giá phong phú như nói về khát

vọng tình yêu và hạnh phúc trong thơ chị Thỉnh thoáng, khi viết về chị, các tác giả có thừa

nhận thơ chị tự nhiên, ngọt ngào, hình ảnh thơ, câu tứ giản dị Chị thường dùng lời ru, thường

viết về cỏ dại Nhưng đó cũng mới chỉ là những nhận xét ban đầu chưa thực sự đi sâu vào

những nghiên cứu thực sự ở đây, đáng chú ý có bài 'Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân

(4) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng Lời bạt "Thơ viết tặng anh" NXB Văn nghệ TP HCM, 1988, Trang

117

(5) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh" NXB Văn nghệ TP HCM 1988 Trang

117

(1) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh" NXB Văn nghệ TP HCM 1988 Trang

119

(2) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh", NXB Văn nghệ TP HCM, 1988, Trang

121

(3) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh" NXB Văn nghệ TP HCM, 1988, Trang

122

(4) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh*', NXB Văn nghệ TP HCM, 1988, Trang

122

Trang 9

Quỳnh" của Lê Thị Ngọc Quỳnh Tác giả cho rằng "thiên nhiên với chị (Xuân Quỳnh) không

chỉ là bà mẹ thứ hai như người ta thường nói, mà như người mẹ duy nhất với tất cả ý nghĩ

chở che, đón đợi, thủy chung và tin cậy - như một nơi trở về của chị"1

(1)

P Tác giả cho rằng

cảnh sắc quê hương là kỷ niệm về tuổi thơ của Xuân Quỳnh Khung cảnh thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh luôn biến đổi như thời gian cuộc sống không đứng yên Xuân Quỳnh dùng thiên nhiên để thể hiện những quan niệm về tình yêu và hạnh phúc Trong thơ Xuân Quỳnh

có một thiên nhiên rộng lớn (lý tưởng và cái nhìn lãng mạn của tác giả - hướng ngoại) và một thiên nhiên nhỏ đời thường (khoảng hiện thực đời thường, đậm chất nữ tính - hướng nội) Đó

là một thiên nhiên hòa hợp với tâm hồn của chị

Chu Văn Sơn trong bài viết "Cánh chuồn trong giông bão" ví cái tôi của Xuân Quỳnh trong thơ là một cánh chuồn mỏng manh bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi giông bão

của cuộc đời Theo tác giả, thơ Xuân Quỳnh có một "chất thơ từ tổ ấm"1

(2)

P

và một giọng thơ luôn "phấp phỏng lo âu"1

(3)

P Như vậy, Xuân Quỳnh là một hiện tượng thơ có được sự đánh giá tương đối thống nhất

Dù ý kiến như thế nào thì tất cả đều khẳng định giá trị của thơ Xuân Quỳnh cả về nội dung

lẫn nghệ thuật Hầu hết đều nhìn nhận Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ sắc sảo, tài hoa, viết thơ tình hay, nghệ thuật thơ tự nhiên, giọng thơ trữ tình đầy nữ tính Tiếng thơ Xuân Quỳnh

"là tiếng nói mới của thơ dân tộc, tiếng nói phản ánh chiều sâu của văn hóa dân tộc"1

(1)

P Tuy

vậy, chưa có công trình nào thực sự đi vào nghiên cứu một cách toàn diện về thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh

3 Ph ạm vi nghiên cứu:

Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta Thơ chị đã đi vào lòng người đọc, trở thành một tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, cay đắng ở đời, trở thành một

tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu và dung dị, chứa đựng trong nó sự

sống đương thời, đồng thời Cũng in dấu nếp nghĩ, nếp cảm của tâm hồn người Việt chúng ta

tự xa xưa Xuất phát từ một cái "tôi" nội cảm và khát vọng mãnh liệt về cuộc sống, về tình yêu, càng về sau ngòi bút Xuân Quỳnh càng già dặn, nhiều trăn trở, lo âu Đối với Xuân

(1) Lê Thị Ngọc Quỳnh - Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh - Thơ và lời bình, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội, 2000 Trang 223

(2) Chu Văn Sơn - Cánh chuồn trong giông bão, TCVH số 1/1994, Trang 21

(3) Chu Văn Sơn - Cánh chuồn trong giông bão, TCVH số 1/1994, Trang 22

(1) Phan Ngọc - Thơ tình Xuân Quỳnh, tiếng nói mới của thơ dân tộc, Văn hóa - nghệ thuật, Tia sáng, 1999, Trang 26

Trang 10

Quỳnh, người sáng tác không gì sợ bằng sự nghèo nàn "Nghèo trong cảm xúc nhận xét thì không thể tha thứ được"1

(2)

P Thế giới cuộc sống phong phú, đa dạng đã được chị đưa vào thơ

một cách tự nhiên, chân thành

Bao năm qua, những bài thơ mang đậm hình ảnh, cảm xúc về cuộc sống và tình yêu ấy

đã tạo được một dấu ấn riêng về phong cách, chiếm trọn cảm tình độc giả, cũng như tạo được

sự chú ý nơi các nhà lý luận và phê bình văn học Dù nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh dưới mọi góc độ khác nhau, nhưng tựu trung các học giả đều đi đến một mục đích duy nhất, đó là tìm

hiểu cái hay, cái đẹp trong các sáng tác của Xuân Quỳnh Người viết luận văn cũng có chung

niềm mơ ước đó Tuy nhiên, do thời gian, tư liệu và tầm hiểu biết có hạn nên việc khảo sát

của luận văn chỉ tập trung tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh trong các tập thơ chủ yếu: Sân ga chiều em đi, Tự hát, Lời ru trên mặt đất, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả

trứng Mong rằng với sự cố gắng của mình, tôi có thể góp thêm một tiếng nói khách quan nhỏ

bé về thơ Xuân Quỳnh, hầu thỏa mãn được lòng ngưỡng mộ của bản thân

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong phạm vi đề tài này, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau : 4.1 Phương pháp nghiên cứu hệ thống:

Phương pháp này được sử dụng để xác lập tính nhất quán trong phong cách sáng tác

của tác giả Trước cũng như sau, những bài thơ tâm tình của Xuân Quỳnh đều xuất phát từ

một cái tâm rộng mở, chan chứa yêu thương dù đời chị luôn gặp nhiều bất hạnh, trắc trở, ít khi gặt hái được niềm vui Nhưng thơ chị vẫn rất thực và trọn vẹn, vẫn "mới và tươi thật"1

(1)

P

để người đọc từ cô thiếu nữ đến những bà mẹ trẻ đều tìm được ở thơ chị một người bạn sẻ chia tâm sự thật sự

4.2 Phương pháp so sánh:

Người viết so sánh thơ Xuân Quỳnh với các tác giả cùng thời và trước đó, để thấy được thơ Xuân Quỳnh có sự tiếp thu, kế thừa có sáng tạo văn học quá khứ của dân tộc ta Dùng phương pháp này, người viết nhằm khẳng định cái hay, cái đẹp và những nét đặc sắc trong thơ Xuân Quỳnh ở cả nghệ thuật lẫn nội dung

4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp:

Phương pháp này được dùng để tiến hành phân tích một số bài thơ hoặc đoạn thơ hay,

(2) Vương Trí Nhàn - Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ, Thơ Xuân Quỳnh NXB Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, 1989, Trang 160

(1) Nguyễn Quân, Phong cảnh mười bảy, Xuân Quỳnh, Thơ và đời, NXB Văn hóa Hà Nội 1995 Trang 179

Ngày đăng: 17/08/2016, 12:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w