Huyền thoại trong Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov luân văn thạc sĩ khoa học ngữ văn

80 1.5K 8
Huyền thoại trong Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov luân văn thạc sĩ khoa học ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ts.Aitmatov (1928-2008) là nhà văn lớn của Liên bang Xôviết nói chung và nước cộng hoà Trung Á Kirgidia (nay là Cưrơgưxtan) nói riêng. Cống hiến của ông trong cuộc đời và trong sáng tạo nghệ thuật đã được công chúng độc giả Xô viết trước đây, công chúng độc giả Nga ngày nay và công chúng độc giả toàn thế giới (trong đó có Việt Nam) ghi nhận. Tài năng và uy tín của Aitmatov trong văn học Nga thời kì đổi mới (sau những năm 50) được khẳng định bằng hàng loạt Giải thưởng Lê nin và Giải thưởng Văn học Quốc gia do Nhà nước Liên xô trao tặng. Sáng tác của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt và chiếm được cảm tình đặc biệt của độc giả. Có thể kể đến hàng loạt tác phẩm nổi tiếng của Aitmatov như: Giamilia (1958), tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (1961), Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gunxarư (1966), Con tàu trắng (1970), Sếu đầu mùa (1975), Con chó khoang chạy ven bờ biền (1977), Và một ngày dài hơn thế kỷ (1980), Đoạn đầu đài (1986) Những tác phẩm này đều được Aitmatov viết bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga. Nhưng đúng như nhà nghiên cứu Lê Sơn đã nhận xét: "Trong văn học Xô viết hiện đại, có lẽ hiếm thấy nhà văn mà hầu như mỗi tác phẩm đều gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi, đôi khi khá gay gắt, như trường hợp nhà văn Ts.Aitmatov. Tranh luậntrong nước. Và cũng tranh luận ở ngoài nước" [30/383]. Nghĩa là tác phẩm của ông tạo được rất nhiều cảm hứng cho người đọc, nhưng cũng lung linh đa nghĩa, đấy là những "tác phẩm mở" đối với muôn vàn diễn giải. Mỗi cách diễn giải, tiếp cận đều cho ta thấy những ánh sáng riêng, vẻ đẹp riêng từ tác phẩm của Aitmatov. 1 1.2. Tiểu thuyết Đoạn đầu đài là tác phẩm lớn cuối cùng, cũng là tác phẩm tổng kết kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật của Aitmatov. Đoạn đầu đài chứa đựng những nét đặc biệt trong tư duy sáng tạo của nhà văn. Nổi bật lên trong tác phẩm là kiểu tư duy huyền thoại, kiểu cốt truyện huyền thoại tạo nên tính chất đa nghĩa, mơ hồ cho tác phẩm. Thực ra, cốt truyện huyền thoại, kiểu tư duy huyền thoại, sự đậm đặc yếu tố huyền thoại đã thể hiện ngay trong những tìm tòi, sáng tạo không ngừng nghỉ của ông trước đó như ở Cánh đồng mẹ, Con chó khoang chạy ven bờ biển, Vĩnh biệt Gunxarư, Và một ngày dài hơn thế kỉ Tuy nhiên, ở Đoạn đầu đài, có sự hội tụ, tập trung cao không chỉ của tài năng và kinh nghiệm sáng tạo, mà còn của tư tưởng, trí tuệ của nhà văn. Vấn đề huyền thoại, do đó, cũng được kết tinh lại trong cuốn tiểu thuyết này. Để tiếp cận với thế giới nghệ thuật của tác phẩm, không thể nào không đề cập đến vấn đề huyền thoại. Không những thế, việc nghiên cứu vấn đề huyền thoại trong Đoạn đầu đài có ý nghĩa bước đầu cho việc tìm hiểu kiểu tư duy huyền thoại trong toàn bộ sáng tác của Aitmatov. Đây là vấn đề hết sức thú vị. 1.3. Ts.Aitmatov là một trong số nhà văn hiếm hoi của một nền văn họcđại còn có tác phẩm được các nhà biên soạn SGK đưa vào chương trình giảng dạy bậc THCS (một trích đoạn trong truyện Người thầy đầu tiên). Nghiên cứu tác phẩm của ông không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với một nhà văn mà còn đối với cả một nền văn học lớn. Không những thế, nó còn có ý nghĩa sư phạm, giúp ta hiểu thêm về một nhà văn có tác phẩm được giảng dạy trong chương trình ngữ văn ở bậc Trung học hiện nay, từ đó, góp phần cảm nhận và hiểu sâu hơn về tác phẩm Aitmatov nói chung, đoạn trích trong Người thầy đầu tiên nói riêng Từ tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Huyền thoại trong Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov 2 2. Lịch sử vấn đề và giới thuyết khái niệm 2.1. Lịch sử vấn đề Nhận định về tác phẩm của Aitmatov, đặc biệt là vấn đề huyền thoại, các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã có những ý kiến đánh giá khác nhau, thể hiện ở nhiều cấp độ. Nhìn chung, những nhận định ấy tập trung vào các ý kiến như sau : Anđrây Turcốp, trong khi viết lời giới thiệu cho cuốn Giamilia – Truyện núi đồi và thảo nguyên, đã đánh giá một cách khái quát về tác phẩm của Aitmatov như sau: "Về sáng tác của Ts.Aimatov, người ta đã luận bàn nhiều ở cả quê hương ông, cả ở nơi khác: không một ai có thể bàng quan trước những sáng tác đó được. Tính hiện đại rõ ràng trong phong cách nghệ thuật của ông, sự mạnh dạn thoát ra khỏi khuôn khổ của những đề tài và thủ pháp từ trước đến nay vẫn được văn hóa ưa chuộng ở một mức độ nhất định đã làm gương cho một loạt các nhà văn Kirghizia, đặc biệt là lớp nhà văn trẻ" [2/10]. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Anđrây Turcốp không đi sâu phân tích tính hiện đại trong phong cách nghệ thuật của Aitmatov. Ông chỉ dừng lại ở vấn đề nội dung cốt truyện, hệ thống nhân vật trong các tác phẩm của Aitmatov. Cũng thiên về vấn đề nội dung, nhà thơ cộng sản người Pháp L.Aragông, khi nói về Giamilia, đã cho rằng đây là "thiên tình sử đẹp nhất thế gian". Và ông đề xuất: "Cần phải làm cho cuốn sách nhỏ này của chàng thanh niên sinh năm 1928 ở vùng biên giới của Kiếcghidia và Kadắcxtan, giữa núi đồi và thảo nguyên, tại cái xứ sở giáp Trung Quốc và Ấn Độ, nơi mà chúng ta bắt đầu tìm hiểu về những con người tuy giống chúng ta nhưng lại sống hoàn toàn khác chúng ta – cần phải làm cho cuốn sách nhỏ này của Aitmatov nhanh chóng trở thành bằng chứng nói lên rằng chỉ có chủ nghĩa hiện thực mới có khả năng kể về một câu chuyện tình yêu" [30/386]. Ý kiến này cho thấy, 3 Aragông đánh giá rất cao tài năng nghệ thuật của Aitmatov. Nhưng vì nhận định về Giamilia – một trong những sáng tác thời kỳ đầu của Aitmatov, nên Aragông chưa thấy rằng bên cạnh tính chất hiện thực, về sau, tác phẩm của Aitmatov sẽ còn thấm đẫm sắc màu huyền thoại, thể hiện những dấu hiệu của một sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng nghỉ và một kiểu tư duy riêng. Cũng trong mạch những nhận xét khái quát về tác phẩm của Aitmatov, chúng ta thấy có ý kiến của nhà phê bình Đ.Xtuyac: " Quan điểm và chính kiến của ông được thể hiện trong tác phẩm của ông. Tác phẩm của ông tuyệt đẹp, nên thơ tràn đầy chủ nghĩa lạc quan và niềm tin vào cuộc sống" [28/79]. Trong lời giới thiệu Đoạn đầu đài, A.Ađamôvich cũng đã khẳng định tài năng của Aitmatov. Đó là tài năng "đã đi trước so với nhiều người", "thể hiện một tư duy mới trong văn học". Cùng với các nhà nghiên cứu trên thế giới, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng có một số đánh giá, nhận định về tác phẩm của nhà văn tài hoa Ts.Aitmatov. Trong cuốn sách Văn học Xô viết đương đại, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã đánh giá rất cao tác phẩm của Aitmatov: "một tác giả còn rất trẻ và tài nghệ điêu luyện, một áng văn đậm đà bản sắc dân tộc và chứa chan tình cảm nhân loại" [19/196]. Hoàng Ngọc Hiến chủ yếu tìm hiểu về hình tượng nhân vật trong các tác phẩm Giamilia – Truyện núi đồi và thảo nguyên, Và một ngày dài hơn thế kỷ. Ở đây, vấn đề huyền thoại trong tác phẩm của Aitmatov vẫn chưa được quan tâm và luận bàn đúng mức. Bài viết Đặc sắc tư duy nghệ thuật Ts.Aitmatov của Đỗ Xuân Hà đăng trên Tạp chí văn học số 2/1987 là bài viết đi sâu nghiên cứu những nét độc đáo trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Nhà nghiên cứn đã rất chú ý đến nghệ thuật xây dựng nhân vật của Aitmatov, khả năng miêu tả "lịch sử trong con người" của nhà văn này. Điều đặc biệt, thông qua tiểu thuyết Và một ngày 4 dài hơn thế kỷ, Đỗ Xuân Hà đã nói đến phương thức khái quát hiện thực mang tính sử thi – huyền thoại của Aitmatov. Nhà nghiên cứu cho rằng: "Tác phẩm của ông là sự tiếp nối truyền thuyết, huyền thoại, vốn kinh nghiệm sống, triết học, ký ức của nhân dân" [12/44]. Khám phá những nét đặc sắc trong tư duy huyền thoại của Aitmatov, thể hiện qua yếu tố kỳ ảo, trong bài viết Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Và một ngày dài hơn thế kỷ đăng trong chuyên luận Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac, Lê Nguyên Cẩn đã có những nhận xét xác đáng. Lê Nguyên Cẩn cho rằng: "Việc sử dụng yếu tố kỳ ảo đã góp phần tạo nên thành công của Và một ngày dài hơn thế kỷ, tạo nên một nét đặc biệt trong thi pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa của Aitmatov" [9/193]. Tuy vậy, bài viết chỉ mới dừng lại ở việc phân tích yếu tố kỳ ảo chứ chưa đi sâu khái quát thành phương thức huyền thoại, lại chỉ khảo sát thông qua một tác phẩm, trong dung lượng của một bài báo khoa học, nên chưa thực sự làm nổi rõ tính chất huyền thoại trong sáng tác của nhà văn. Dịch giả Phạm Mạnh Hùng, trong lời giới thiệu tác phẩm Con tàu trắng, cũng cho rằng: "Trong Con tàu trắng cũng như Con chó khoang chạy ven biển, nhân vật chính đều là trẻ em. Hai chú bé cùng độ tuổi, cùng ngây thơ trong trắng. Cả hai đều yêu mến cái đẹp, cái nhân hậu, lẽ công bằng, tâm hồn hai em đều được nuôi dưỡng bằng những huyền thoại và truyền thuyết đẹp đẽ, cả hai đều giàu tưởng tượng và ước mơ " [3/568]. Như vậy, ở đây, dịch giả, trong khi nói đến nhân vật trong hai tác phẩm của Aitmatov, cũng đã chú ý đế vấn đề huyền thoại, truyền thuyết, song ông chỉ nhắc qua mà không phân tích gì thêm. Nhà nghiên cứu văn học Nga Nguyễn Hải Hà, trong bài viết Những chân trời của văn xuôi Xô viết hiện đại, in trong Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp, đã chỉ ra rằng: "Huyền thoại, truyền thuyết được sử dụng nhuần nhuyễn 5 làm tăng thêm sức biểu cảm trong các truyện của Aitmatov với phong cách phương Đông rất gần gũi chúng ta. Truyền thuyết đóng vai trò đắc lực trong Chó khoang chạy ven bờ biển, là ước vọng trong trắng thơ ngây của chú bé trong Con tàu trắng, là lời nhắc nhủ của nhân vật chính trong Vĩnh biệt ngựa già Gunxarư" [13/297]. Có thể nói, bài viết đề cập rõ nhất vấn đề huyền thoại, truyền thuyết trong văn xuôi Aitmatov là bài viết Bàn về huyền thoại, truyền thuyết trong văn xuôi Aitmatôp củaVăn Lưỡng, đăng trên website của Tạp chí sông Hương. Ở bài viết này, nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận định như sau: "Có thể khẳng định rằng, nét đặc trưng trong sáng tác của Aitmatốp là sự hòa quyện một cách nên thơ giữa tư duy tiểu thuyết mang tính sử thi với những hình thức nghệ thuật dân gian của dân tộc Kirghidia” [23]. Huyền thoại và truyền thuyết trong tác phẩm của Aitmatov được nhà văn chắt lọc từ trong vốn văn học dân gian và chỉ sử dụng những chi tiết, yếu tố mang ý nghĩa đạo đức, góp phần đào sâu thêm mặt triết lý của tác phẩm và thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật. Mặt khác, việc đưa huyền thoại, truyền thuyết vào tác phẩm được nhà văn kết hợp nhuần nhuyễn với việc phản ánh đời sống hiện tại, tạo cho nhà văn có một phong cách độc đáo. Tác giả tâm sự: "Cội nguồn của thái độ đam mê vô độ của tôi đối với thế giới loài vật có cội rễ từ phônclo dân tộc Kirghidia", bởi vì "phônclo Kirghidia đầy rẫy loài vật vì đó là phônclo của những người chăn súc vật. Trong tác phẩm của Aitmatốp, huyền thoại, truyền thuyết có ý nghĩa hướng thiện và khi đặt bên cạnh đời sống các nhân vật thì nó có tác dụng thanh lọc về mặt đạo đức " [23]. Chỉ ra những yếu tố huyền thoại, truyền thuyết trong một vài tác phẩm nhưng không đi sâu phân tích bất kỳ tác phẩm nào, bài viết củaVăn Lưỡng khép lại bằng nhận định về giá trị nhân văn trong tác phẩm của Aitmatov: "Trung thành với cảm hứng nhân đạo, được nuôi dưỡng bằng vốn 6 văn hóa dân tộc Kirghidia, dân tộc Nga và thế giới, Ts.Aitmatốp luôn khát khao vươn lên ngang tầm với thời đại trong việc nhận thức thế giới để thể hiện những vấn đề vừa mang tính nhân đạo, vĩnh hằng vừa mang tính thời sự. Những giá trị tinh thần mà nhà văn - nhà nhân đạo Aitmatốp đã cống hiến cho nhân loại vào cuối thế kỷ XX vẫn luôn được lưu giữ trong kho tàng văn học nhiều dân tộc trên thế giới. Bởi vì, đúng như nhà phê bình văn học N. Pôtapốp khẳng định, nhà văn Aitmatốp " biết lắng nghe tiếng nói của tổ tiên vang vọng trong những cảm xúc về cái đẹp, trong những quan niệm về ý nghĩa của cuộc đời cũng như thực chất của con người, tiếng bước chân của lịch sử trong những trang sử thi không bao giờ mai một, trong những truyền thuyết và những điệu dân ca mộc mạc " [23]. Coi trọng và chú ý vấn đề huyền thoại, truyền thuyết trong văn xuôi Aitmatov, dù chưa phân tích một cách hệ thống và đi sâu vào các tác phẩm cụ thể, song các nghiên cứu trên củaVăn Lưỡng thực sự là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài. Trong các luận văn tốt nghiệp đại họcluận văn thạc có liên quan đến đề tài, chúng tôi chú ý đến luận văn thạc của Lương Mai Hương với đề tài: Bước đầu tìm hiểu yếu tố huyền thoại trong một số tác phẩm của Aitmatôp (năm 1987). Đây là luận văn có nhiều cố gắng trong việc tiếp cận nghệ thuật huyền thoại, song vẫn chỉ dừng ở các “yếu tố”, nghĩa là coi huyền thoại như một phương thức, thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm chứ chưa phân tích nó như một kiểu tư duy sáng tác đặc thù của nhà văn. Ngoài luận văn này, chúng tôi cũng chú ý đến luận văn thạc của Phan Thị Thu Trang: Hình tượng phụ nữ trong sáng tác của Ts. Aitmatov (năm 2005). Trong phần viết của mình, tác giả luận văn có nói đến hình tượng người phụ nữ huyền thoại. Dĩ nhiên, luận văn cũng chưa đi sâu tìm hiểu tính chất huyền 7 thoại trong tác phẩm của Aitmatov nói chung, tiểu thuyết Đoạn đầu đài nói riêng. Như vậy chúng tôi thấy rằng: các ý kiến của các nhà nghiên cứu, tuy luận bàn về tác phẩm Aitmatov từ nhiều phương diện, phân tích nhiều vấn đề khác nhau, song dường như chỉ tập trung chủ yếu vào nội dung: cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật , mà chưa chú ý đúng mức đến huyền thoại như một nét đặc sắc thuộc tư duy sáng tạo của Aitmatov. Đặc biệt, vấn đề huyền thoại trong tiểu thuyết Đoạn đầu đài hầu như chưa được đề cập, nghiên cứu một cách có hệ thống. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi muốn làm sáng tỏ đặc sắc của nghệ thuật huyền thoại, của kiểu tư duy huyền thoại của nhà văn qua một tác phẩm cụ thể. Đây là công việc khó khăn, song chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn đọc thêm hiểu, thêm trân trọng những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn mến yêu này. 2.2. Giới thuyết khái niệm huyền thoại Huyền thoại “Tiếng Pháp: Mythe. Khái niệm chỉ một hình thức tư duy đặc thù của con người thời nguyên thủy, trong đó cái kì ảo che dấu những sự thật, được bảo lưu dưới nhiều dạng thức của đời sống tinh thần nhiều nhóm cư dân trên thế giói và đi vào văn học nghệ thuật. Theo Huybe (Hubert, Từ điển phê bình văn học), huyền thoại kể những sự việc được kể từ thời đại xa xưa, được truyền miệng đến các thời đại sau, dưới nhiều dạng thức; vì nguồn gốc huyền thoại không chính xác, nên mỗi huyền thoại được coi là toàn bộ các dạng thức ấy. (…). Theo Từ điển Robe (Robert), huyền thoại là một câu chuyện hoang đường, có nguồn gốc trong dân gian từ thời sơ khai; nó kể chuyện, dưới dạng biểu tượng, những con người, những sức mạnh thiên nhiên, như là những mặt khác nhau của thân phận con người. Huyền thoại là câu chuyện hư tưởng (tiếng Latinh: mythos) và có ý nghĩa biểu tượng mang nhiều nghĩa bí ẩn. (…). Hiện nay, huyền thoại được hiểu theo nghĩa rộng; là 8 huyền thoại những chuyện có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu và toàn nhân loại, thường dưới dạng biểu tượng và có chức năng biểu đạt thân phận con người (…). Nhân vật lịch sử có thể trở thành nhân vật huyền thoại; truyện pha trộn cái thực với cái hoang đường, cái hư ảo, cái kì diệu, thường bằng phương pháp phóng đại các kích cỡ, làm lệch lạc hình tượng nhân vật hay sự kiện lịch sử, có khi thần bí hóa nó, nhằm mục đích giải thích một nhân vật kỳ vĩ, hoặc tuyên truyền trong đại chúng một tư tưởng nào đó” [27/668-669]. Bản thân khái niệm huyền thoại và việc xem huyền thoại (ngoài ý nghĩa như một câu chuyện) như là một kiểu tư duy đặc thù hay như một thủ pháp, phương tiện được sử dụng trong sáng tạo nghệ thuật cũng không hoàn toàn đồng nhất trong các nhà nghiên cứu, phê bình xưa nay. Theo Raxun Gamzatov (tác giả Đaghextan của tôi) thì truyền thuyết, huyền thoại là những lời ghi trên cửa, khắc trên đá, trên dao găm, là đĩa quý ghi những lời di huấn. Mỗi huyền thoại tự nó vừa là một câu chuyện, vừa là một phương thức chuyển tải nội dung câu chuyện. Còn theo nhà nghiên cứu người Pháp R.Garaudy, huyền thoại là "hệ thống tín hiệu thứ ba". Nó "thể hiện một hình thức quan hệ của con người với tự nhiên. Nó bao hàm một sự phong phú các quan niệm về cái thực tại: thực tại không phải là cái tự nhiên có sẵn với các đặc trưng của nó, mà đó cũng là tự nhiên thứ hai được sáng tạo bởi con người, bởi kỹ thuật và nghệ thuật và đó cũng là tất cả những gì hiện tại chưa xuất hiện". Trong cuốn Chủ nghĩa Marx của thế kỷ XX, nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi dành từ huyền thoại cho câu chuyện biểu trưng gợi ra con người như là kẻ sáng tạo chân chính, có nghĩa là con người được định nghĩa trước hết bởi tương lai mà nó sáng tạo và không bởi quá khứ chủng loại vốn chỉ giản đơn dùng bản năng và ý muốn thúc đẩy nó" [9/166]. Hai nhà nghiên cứu Max Ethel và Larran Raquel, khi nói đến huyền thoại, lại cho rằng: "Huyền thoại không phải là cái gì khác ngoài lời nói, và 9 qua lời nói đó, những sự biến đổi đã trở thành phi thường. Mặt khác, những sự phi thường đã có một nét đặc thù trong huyền thoại, cái nét đặc thù đó là có tính chất phổ biến và nguyên mẫu. Chúng phổ biến ở chỗ chúng có một ý nghĩa như thế nào đó mà chúng cho phép mỗi người tự tìm thấy mình trong chúng; đó là một sự giao tiếp được thiết lập cho tất cả mỗi người. Chúng là khuôn mẫu huyền thoại thiết lập ra những mô hình về sự diễn tả một mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và môi trường hiện thực của nó. Con người đã có thể phát hiện ra tính đồng nhất của mình trong huyền thoại, thì khi đó huyền thoại này không phải là phải cấu thành một nhận thức đầu tiên về bản thân mình và môi trường của mình, mà cấu thành một nhận thức cao nhất" [9/43]. Như vậy, định nghĩa của R.Garaudy và định nghĩa của M.Ethel và L.Raquel về huyền thoại đều có điểm chung: nó là một hình thức quan hệ giữa con người với thiên nhiên, với thực tại, với môi trường hiện thực của nó. Trong công trình Thi pháp của huyền thoại, E.M.Meletinsky xem xét huyền thoại từ những hình thức cổ xưa nhất của nó đến những biểu hiện của "chủ nghĩa huyền thoại" trong văn học thế kỷ XX. Ông cho rằng: huyền thoại là một hiện tượng trung tâm trong lịch sử văn hóa, đồng thời là phương tiện cổ xưa để nhận thức thực tại xung quanh và bản chất con người. Huyền thoại cũng là mô hình đầu tiên của mọi hệ tư tưởng, là cái nôi nguyên hợp của các loại hình văn hóa khác nhau – văn học, nghệ thuật, tôn giáo và ở mức độ nào đó, cả triết học, thậm chí cả khoa học. Henri Benac, trong Dẫn giải ý tưởng văn chương, ở mục từ huyền thoại, đã trình bày nhiều cách diễn giải khác nhau về huyền thoại: Đấy có thể là "một câu chuyện hoang đường", nó có khả năng "thể hiện một tư tưởng triết học", có thể là "vai trò của một nhân vật". Còn đối với nhà văn siêu thực, "đấy là một vật dụng nào đó". Ở một cá thể, "đó là đề tài luôn tái diễn" [6/582]. 10 [...]... tác huyền thoại trong văn học" [5/156] Để nghiên cứu về huyền thoại trong tiểu thuyết Đoạn đầu đài của Aitmatov, chúng tôi rất chú ý cách hiểu của nhà nghiên cứu Hoàng Trinh trong Phương Tây, văn học và con người Ông cho rằng: "Huyền thoại là những hình tượng văn học gián tiếp và có tầm khái quát lớn, mang một ẩn ý sâu, phản ánh những tư tưởng triết học của tác giả về những vấn đề nào đó đang đặt ra trong. .. góp của luận văn - Nghiên cứu một cách có hệ thống đặc sắc của huyền thoại, nghệ thuật huyền thoại trong Đoạn đầu đài 12 - Góp phần vào nghiên cứu, giảng dạy VH Nga nói chung, tác giả nói riêng trong nhà trường 6 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương: - Chương 1: Huyền thoại về loài sói - Chương 2: Huyền thoại về Chúa Trời - Chương 3: Huyền thoại. .. tạo riêng của nhà văn Đoạn đầu đài là tác phẩm có “truyện trong truyện”, “tiểu thuyết trong tiểu thuyết”, và chúng tôi coi mỗi “truyện”, “tiểu thuyết” riêng lẻ hợp thành chỉnh thể ấy là một huyền thoại Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu huyền thoại về loài vật (loài sói), huyền thoại về chúa Giêsu (trong câu chuyện lịch sử cổ đại) và huyền thoại về Apđi Calixtơratov – kẻ đi tìm chúa Trời trong cuộc... Calixtơratov Cuối luận văn là Thư mục Tài liệu tham khảo 13 CHƯƠNG 1 HUYỂN THOẠI VỀ LOÀI SÓI Tìm hiểu vấn đề huyền thoại về loài sói trong tiểu thuyết Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov, cần thấy rằng: từ xưa đến nay, dưới góc nhìn văn hóa, sói là một loài vật giàu tính biểu tượng, gắn liền với các huyền thoại Sói là một biểu tượng văn hóa đa nghĩa, có nhiều cách diễn giải trong các nền văn hóa khác nhau Theo... điển 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn không có mục từ huyền thoại Tuy nhiên, ở mục huyền thoại hóa, có viết: "Mặc dù thần thoại nguyên thủy và cổ đại, với tính cách là ý thức nguyên hợp của xã hội cổ đại, đã lùi vào quá khứ, nhưng các yếu tố thần thoại và tư duy thần thoại vẫn còn tồn tại trong ý thức xã hội và trong nghệ thuật thế kỷ XX Đáng chú ý là các hiện tượng huyền thoại hóa ý thức... thuyết Đoạn đầu đài - Phạm vi: Huyền thoại trong Đoạn đầu đài - Nhiệm vụ: Nghiên cứu huyền thoại về loài sói, về Chúa Trời trong truyền thuyết, về Chúa Trời hiện đại- Apđi Calixtơratov 4 Phương pháp nghiên cứu Nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau : - Tiếp cận hệ thống - Phân tích, thống kê, tổng hợp - So sánh Ngoài ra, trong quá trình triển khai luận văn, chúng... [9/165] Vậy thì huyền 14 thoại về loài sói được thể hiện như thế nào trong tiểu thuyết Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov? Nó mang những ý nghĩa gì? Và đặt ra vấn đề gì trong cuộc sống? Những điều đó chỉ có thể được giải đáp khi ta đi sâu tìm hiểu trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm, để thấy được tài năng và tư duy nghệ thuật độc đáo của Ts.Aitmatov 1.1 Kẻ thống trị thảo nguyên Tiểu thuyết mở đầu bằng hình... giữa dã man và văn minh Trong sự đối lập đó, hình ảnh của sói thường gợi lên trong tâm hồn con người sự sợ hãi một điều gì mơ hồ, khó nắm bắt Song, ở trong tiểu thuyết Đoạn đầu đài, hình ảnh về loài sói được Aimatov miêu tả trong phần mở đầu tác phẩm, ngay từ đầu đã gắn liền với nỗi sợ hãi – nỗi sợ hãi con người Trước tiếng ầm ầm của máy bay lên thẳng, sói cái Acbara "lùi vào bóng tối của khe, co mình... vật trong các tác phẩm trước, hình tượng sói trong tiểu thuyết này trở thành huyền thoại về sức mạnh, sự bí ẩn của tự nhiên, của loài vật Đó vừa là chủ đề, một nét nội dung thường thấy trong các tác phẩm của Aitmatov, đồng thời, lại gắn bó thiết thân với quan niệm, tư duy nghệ thuật của nhà văn, đó là kiểu tư duy nghệ thuật được dựng xây trên những truyền thuyết và huyền thoại 31 CHƯƠNG 2 HUYỂN THOẠI... hiện lại câu chuyện “có một không hai” trong lịch sử cổ đại giữa Giêsu và Pônti Pilat trong Đoạn đầu đài, Aitmatov đã tạo dựng được một “Chúa Trời” của riêng mình 2.1 Cốt truyện cổ đại Trước hết, có thể thấy rằng: huyền thoại về Chúa Trời trong Đoạn đầu đài gắn liền với cốt truyện cổ đại Đấy là cốt truyện về Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thập tự, về cuộc đối thoại giữa Giêsu và viên tổng đốc Pônti . tài. Trong các luận văn tốt nghiệp đại học và luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài, chúng tôi chú ý đến luận văn thạc sĩ của Lương Mai Hương với đề tài: Bước đầu tìm hiểu yếu tố huyền thoại trong. trong văn học& quot; [5/156]. Để nghiên cứu về huyền thoại trong tiểu thuyết Đoạn đầu đài của Aitmatov, chúng tôi rất chú ý cách hiểu của nhà nghiên cứu Hoàng Trinh trong Phương Tây, văn học và. nó. Trong công trình Thi pháp của huyền thoại, E.M.Meletinsky xem xét huyền thoại từ những hình thức cổ xưa nhất của nó đến những biểu hiện của "chủ nghĩa huyền thoại& quot; trong văn học

Ngày đăng: 05/04/2014, 20:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan