Con đường thập tự của linh mục trẻ

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov luân văn thạc sĩ khoa học ngữ văn (Trang 50 - 58)

VỀ CHÚA TRỜI HIỆN ĐẠI – APĐI CALIXTƠRATO

3.1. Con đường thập tự của linh mục trẻ

Apdi Calixtơratov, “cộng tác viên ngoài biên chế của tờ báo tỉnh

đoàn” [1/46], người đã hai lần tự nguyện dấn thân vào cuộc phiêu lưu đầy gian khổ và máu để tìm kiếm “... một nhân vật trung tâm mới trên phạm vi toàn thế giới của các tín ngưỡng - nhân vật Chúa Trời hiện đại với những tư tưởng thiêng liêng mới mẻ phù hợp với những đòi hỏi hiện nay của thế giới” là nhân vật trung tâm, cũng là nhân vật phức tạp và đặc sắc nhất của tiểu thuyết. Chính vì có tư tưởng “không dung hoà được với thần học chính thống”, cho rằng “Chúa cũng phải phát triển” [1/94]và muốn “... đi tìm hình thức mới, hình thức hiện đại của Chúa Trời” nên chàng sinh viên ưu tú này đã “bị đuổi khỏi chủng viện với tư cách là một kẻ tà đạo”. Khó có thể hình dung con trai viên trợ tế, một linh mục trẻ trong tương lai, người từng “... nghiên cứu sự tích Chúa Giêsu, (...) thầm gánh chịu nỗi đau khổ của Người trên vai mình tới mức oà lên khóc nức nở khi đọc đến đoạn Giuđa phản bội Người trong khu vườn Hepximania” lại chính là người đầu tiên nghi ngờ sự tồn tại của Chúa. Nhưng phác dựng một cách giản đơn chân dung một kẻ lăng mạ, phỉ báng và bị Nhà thờ Thiên chúa giáo ruồng bỏ có tên là Apđi Calixtơratov hoàn toàn không phải là dụng ý của Aitmatov. Nhân vật của ông chẳng cần

đến cơn giận dữ của Cha Phối Hợp Đmitơri mới rời bỏ giáo hội. Với Apđi, “các tôn giáo truyền thống đã già cỗi một cách vô vọng rồi”. Khẳng định: “Giáo hội của con sẽ mãi mãi ở bên con, (...) – Giáo hội của con chính là bản thân con. Con không thừa nhận các giáo đường và nhất là không thừa nhận các giáo sĩ, đặc biệt là với tư cách hiện nay của họ” [1/101], Apđi tự tìm cho mình con đường đi riêng, “con đường thứ ba” “... con đường khắc phục sự thủ cựu kéo dài hàng thế kỷ, giải phóng khỏi hệ thống giáo điều, ban cho tinh thần con người quyền tự do trong việc nhận thức Chúa như bản chất cao nhất của sự tồn tại của bản thân”.

Tuy nhiên, sự thẳng thắn tự tin, đôi khi đến mức cứng nhắc, cực đoan trong việc bênh vực, bảo vệ chính kiến của mình chỉ có thể là tố chất của một chính trị gia chứ tuyệt nhiên không phải là ưu thế của một linh mục trẻ đang ngờ vực sự tồn tại của Chúa. Sự non nớt trong nhận thức và thiếu cân nhắc, nóng vội trong trình bày quan điểm đã khiến Apđi trở thành một kẻ vừa thiếu thực tế, vừa mơ hồ trong việc tiếp cận và nắm bắt bản chất của một hệ tư tưởng đã song hành cùng lịch sử ngót hai ngàn năm. Ý tưởng đi tìm một Chúa Trời mới của chàng trai trẻ, do đó, ngay từ ban đầu đã vấp phải sự ngăn cản không chỉ của người đại diện cho giáo hội chính thống mà còn của người bạn thân - giáo viên sử học Vichto Gorođexki. Tuy khác nhau về tính chất, mục đích và cả quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá, song trong các cuộc trò chuyện, tranh luận với Apđi xung quanh vấn đề này, giữa Vichto Gorođexki và Cha Đmitơri dường như đã có một điểm gặp gỡ: Sự tồn tại của Chúa, của học thuyết Kitô giáo - cũng như các học thuyết tư tưởng khác - là một thực tế hiển nhiên, không cần đi tìm nó trong chính nó và không nên, không thể khoác lên hình hài cũ một bộ trang phục mới. Với Vichto Gorođexki, đơn giản, không thể thay đổi một lý thuyết vốn đã trừu tượng này bằng một lý thuyết cũng trừu tượng, mơ hồ khác, dù rằng điều đó là cấp thiết: “Anh có

hiểu không, nếu Giêsu không bị đóng đinh câu rút thì ông ta không thể là Chúa được. Nhân vật độc đáo này bị ám ảnh bởi tư tưởng thiết lập công bằng trên khắp thế giới lúc đầu bị người đời giết chết một cách man rợ rồi sau đó được tôn cao lên, được ca ngợi, được than khóc và cuối cùng được coi như phải trải qua nhiều đau khổ mới tìm ra được. Ở đây có kết hợp sự sùng bái và sự tự buộc tội, sự ăn năn và hy vọng, sự trừng phạt và khoan hồng, và cả tình yêu con người nữa. Còn sau đó, tất cả đều bị bóp méo và làm cho thích ứng với những lợi ích nhất định của những lực lượng nhất định thì lại là chuyện khác, vả lại, đó là số phận của mọi tư tưởng có tính chất toàn thế giới. Vậy anh hãy nghĩ xem nhân vật nào mạnh mẽ hơn, hùng hậu hơn và hấp dẫn hơn – nhân vật Chúa đi lên đoạn đầu đài vì đạo, bị đóng đinh trên cây thập tự vì tư tưởng, hay nhân vật đấng tối cao hoàn hảo, dù là biết suy nghĩ theo kiểu hiện đại chăng nữa...”. Đến lượt mình, Cha Phối Hợp Đmitơri cũng bất lực trong việc giảng giải, thuyết phục Apđi, với ông, những ý nghĩ điên rồ của cậu học trò thông minh nhưng “cứng đầu” này sẽ chuốc lấy tai hoạ mà trước hết là bị rút phép thông công, đuổi khỏi chủng viện: “ – Tỉnh lại đi, chàng thanh niên kia, đừng có kiêu ngạo như thế! Ngươi đang trên con đường huỷ diệt đấy! (...) Ngươi những tưởng ngươi làm cho Chúa hoàn thiện hơn nhưng thực ra ngươi xem thường Chúa rồi đấy. Vậy mà ngươi lại sẵn sàng lấy bản thân mình ra để thay thế! Nhưng bởi vì việc Chúa ở bên cạnh chúng ta không phụ thuộc vào ngươi và những kẻ giống như ngươi nên việc ngươi xúc phạm đến Chúa chỉ tiêu diệt ngươi thôi. Còn Chúa sẽ tồn tại vĩnh viễn và mãi mãi!” [1/99].

Vichto Gorođexki đã ý nhị nhắc nhở về những hậu quả tai hại của việc tìm kiếm Chúa trong trần thế, Cha Đmitơri cũng cảnh báo về “sự trả giá cho cách nghĩ nông cạn”, song sự chân tình của bạn bè lẫn cha bề trên đều không làm thay đổi quyết tâm của Apđi. Những hoài nghi về sự thiêng liêng và cao siêu của Chúa Trời nảy sinh trong Apđi thôi thúc anh dấn thân vào cuộc sống

trần thế, nhưng không phải để trải nghiệm, kiểm chứng mà trớ trêu, lại đúng như cha Đmitơri đã nói, như một kẻ tuẫn nạn, “thay thế” vị trí của Chúa Trời. Từ khi gia nhập vào đội ngũ những kẻ đi tìm cây anasa, Apđi bước những bước đầu tiên đến “đoạn đầu đài” của chính mình.

Trước tiên, anh làm quen với Pêtơrukha và Lenca. Lúc đầu, họ còn tỏ ra dè dặt, canh chừng, nhưng dần dần, anh cũng tiếp cận được họ. Khi nghe chuyện cậu bé Lenca mười sáu tuổi có hoàn cảnh bất hạnh, hình như đã đâm mê chất độc anasa, "Apđi phải ghìm mình lắm mới không phản ứng lại tất cả những chi tiết đáng phẫn nộ như vậy..." [1/88]. Giữa những hành động, anh luôn tự nhủ với chính mình: "Tình hình sẽ khác hẳn nếu như biết ngăn chặn họ khỏi tộc ác, làm họ trong sạch bằng ăn năn hối lỗi, buộc chính họ phải từ bỏ công việc tội lỗi này và thấy hạnh phúc chân chính trong công việc khác. Nếu được như thế thì tuyệt diệu biết bao! Nhưng họ phải thấy hạnh phúc của họ ở đâu? Trong những giá trị đang được quảng cáo của chúng ta ư? Nhưng những giá trị đó đã bị mất giá và bị dung tục hóa nhiều rồi. Chẳng lẽ lại ở Chúa Trời mà từ nhỏ họ đã thấy là chuyện lố lăng của ông bà họ, là một chuyện hoang đường không hơn không kém?" [1/103].

Trong suốt khoảng thời gian tìm cây anasa ấy, Apđi luôn tìm mọi cách để khuyên bảo Pêtơrukha và Lenca. Đây là những lời đầu tiên của anh: "Lenca đấy, còn nhỏ tí, vậy ai đã lôi kéo nó vào việc này? Hay cậu chẳng hạn, cậu bao nhiêu tuổi rồi, hai mươi phải không? Vậy mà cậu cứ như thằng ngốc ấy, không dám bước một bước, không dám nói một lời thừa ấy, chỉ cốt Anh Cả khỏi nổi giận. Tốt hơn là cậu hãy suy nghĩ xem tình hình sẽ ra sao, có cái đáng để suy nghĩ đấy" [1/121]. Nhưng ngay lập tức, lời khuyên nhủ đó đã bị phản ứng: "Quẳng cái chuyện đó đi, Apđi, và đừng có đụng đến Lenca. Nếu trước kia cậu học làm cha cố thì cậu hãy quên việc đó đi. Hãy quên đi. Những lời lẽ tốt đẹp của cậu không đáng giá một xu, còn với anh ta, với gã Anh Cả

ấy, thì chúng tớ hốt được tiền. Rõ chứ? Lenca là đứa mồ côi, ai cần gì đến nó, nhưng nếu nó có tiền thì nó sẽ ra phết cho mà xem" [1/121].

Nhưng Apđi không bỏ cuộc, suốt hành trình tìm anasa, Apđi luôn chọn thời cơ để đưa ra những lời thuyết giảng, nhằm đưa hai tâm hồn tội lỗi kia trở về với ánh sáng, với cái Thiện. Khi họ tìm được cây anasa, theo lời Pêtơrukha, Apđi thu lập chất plaxtilin để làm quà cho Anh Cả, qua đó có thể trực tiếp gặp được hắn – kẻ đầu lĩnh của nhóm tìm anasa. Đây là một thử thách đối với anh trên con đường thập tự. Anh phải "cởi hết quần áo, chạy giữa các bụi cây anasa để phấn hoa dầu gai dính vào người" [1/125]. Nhưng vì Apđi ý thức được rằng điều này là cần thiết" để gặp được nhân vật chính mệnh danh Anh Cả, để tích lũy tài liệu rồi phát hiện những động cơ ngầm chi phối hành vi của những kẻ đi tìm anasa và qua lời lẽ, qua báo chí mà thét lên tiếng kêu đau đớn cho cả nước biết" [1/125], nên anh vẫn cố gắng "chạy đi chạy lại dưới ánh nắng nóng như thiêu đốt".

Chạy giữa những bụi anasa, anh say phấn hoa, đầu anh suốt hiện những ảo ảnh. Anh chỉ bừng tỉnh khi nhìn thấy ba chú sói con. Và sau đấy, lần đầu tiên anh giáp mặt với cặp sói Acbara và Tastrainar. May mắn thoát chết, Apđi chạy trở về, anh "nôn ọe ra chất phấn hoa độc hại kia và khốn khổ quắp người lại, anh vừa rên rỉ lẩm bẩm: "Lạy Chúa, ngừng lại đi, đủ rồi! Không bao giờ, con sẽ không bao giờ đi kiếm anasa nữa. Đối với con thế là đủ rồi, con không muốn, con không muốn nhìn thấy và ngửi thấy mùi này, lạy Chúa, hãy thương con..." [1/128]. Cuộc trải nghiệm khủng khiếp về anasa khiến Apđi thấy rõ tác hại của thứ cỏ độc này, điều đó khiến anh càng trở nên cương quyết trong những lời thuyết giảng. Anh có cuộc đối thoại với Pêtơrukha và Lenca:

- Cứu vớt! – Pêtơrukha giận dữ hét to. – Vậy cậu sẽ làm gì để cứu vớt chúng tớ? Kể đi xem nào!

- Trước hết chúng ta phải ăn năn trước Chúa và trước mọi người...

Apđi ngạc nhiên thấy Pêtơrukha và Lenca không phá lên cười. Chỉ Pêtơrukha là nhổ một cái, dường như có một chất bẩn gì đó rơi vào mồm y. - Ăn với chả năn! Lại bịa đặt nữa rồi đấy, - gã càu nhàu" [1/129].

Như vậy, trong việc thuyết giáo lần này, Apđi - anh chàng giáo sinh bị chủng viện khai trừ cũng không thành công. Những lời lẽ anh đưa ra, tuy hay ho, nhưng vô cùng ảo tưởng và non nớt. Điều đó thể hiện tính chất trừu tượng, phi thực tế trong tư tưởng , đồng thời, thể hiện sự thiếu trải nghiệm của chính anh.

Cuộc chạm trán, cuộc đối thoại căng thẳng giữa Apđi và gã Anh Cả Grisan gần giống như cuộc tranh luận giữa Giêsu và Pônti Pilát. Nhưng điểm khác biệt nằm ở chỗ, cuộc đối đầu này diễn ra trong thời điểm hiện tại, làm sống dậy một huyền thoại về Chúa Trời hiện đại. Đây là cuộc đối đầu của một giáo sinh chủng viện và tên thủ lĩnh nhóm tìm anasa, giữa cái Thiện và các Ác.

Grisan bị đau chân, Apđi đến hỏi thăm. Và cuộc chuyện trò giữa họ bắt đầu. Apđi không ngừng buông ra những lời thuyết giảng, trong khi đó, Grisan trình bày những lý lẽ thực tế, đang hiện hữu trong đời. Mở đầu cuộc tranh luận, Apđi xác định bổn phận của mình: "Tớ hiểu ý cậu muốn gì, nhưng khi tận mắt thấy tội ác mà lánh đi chỗ khác thì đối với tớ, việc đó chẳng khác gì một trọng tội nặng nề. Và câu đừng có can ngăn tớ. Tớ không thể thờ ơ được với những gì sẽ xảy ra, chẳng hạn, với chú bé Lenca, với Pêtơrukha và những gã trai khác trong bọn cậu. Kể cả cậu nữa" [1/145]. Anh khuyên Grisan: "Các cậu hãy ăn năn đi, ăn năn ngay tại đây, trên thảo nguyên, dưới bầu trời trong sáng này, các cậu hãy tự hứa là sẽ vĩnh viễn chấm dứt công việc

này đi, hãy chối bỏ món lợi mà chợ đen hứa hẹn, hãy chối bỏ tội lỗi và đi tìm sự hòa giải với bản thân mình, với đấng mang tên Chúa đã hợp nhất chúng ta lại bằng lý trí thống nhất..." [1/147]. Nhưng Grisan đã ngay lập tức phản bác: "Thôi đi! Đừng có dối trá nữa! Trên đời này mọi thứ đều có thể mua bán được hết, kể cả Chúa của cậu nữa" [1/149]. "Con người đã được hứa hẹn biết bao nhiêu điều từ ngày tạo thế, còn điều kỳ diệu gì nữa mà người ta không hứa hẹn với những kẻ bị khinh bỉ và sỉ nhục: nào vương quốc của Chúa sẽ đến, nào dân chủ, nào bình đẳng, nào tình anh em, rồi thì hạnh phúc trong tập thể, nếu muốn thì hãy vào các công xã mà sống, rồi nếu siêng năng cần mẫn thì còn được hứa hẹn cả thiên đàng nữa. Nhưng trong thực tế thì sao? Toàn những lời lẽ hay ho thôi! Còn tớ thì nếu cậu muốn biết, tờ làm khuây khỏa những kẻ đói khát, những kẻ thấp hèn. Tớ tựa như cột thu lôi ấy, tớ dẫn mọi người theo lối cổng hậu lên gặp Chúa Trời hão huyền, không có thực" [1/150].

Để chứng minh tiền mới là Chúa Trời cuộc thách đố, Grisan là kẻ đưa ra lời thách: "– mọi người sẽ tập tập trung lại, mọi người đều hiện ra rõ ràng. Khi đó cậu hãy thử thuyết phục họ đi, những chú bé Lenca và những gã Pêtơrukha tháo vát ấy, cậu hãy cứu vớt linh hồn họ đi, hỡi Đấng Cứu Thế của tớ. Tớ, sẽ không gây trở ngại cho cậu bằng một hành động gì hết, bằng một lời lẽ gì hết. Cậu cứ coi như không có tớ vậy. Nếu cậu thành công trong việc dẫn dắt bọn họ đi theo cậu, trong việc cảm hóa họ về với Chúa của cậu thì tớ sẽ ra đi ngay lập tức như người ta vẫn phải ra đi khi thất bại. Cậu hiểu tớ chứ? Cậu có nhận lời thách thức của tớ không?".

Apđi đã nhận lời. Và đây là thời khắc cực kỳ quan trọng trong hành trình thập tự của con người trẻ tuổi, vị Chúa Trời ảo tưởng của cuộc sống trần thế. Cuộc thách đố giữa hai nhân vật đại diện cho Thiện và Ác cũng mang

tính biểu tượng sâu sắc, đó là cuộc đấu giữa thiên thần và ác quỷ, giữa ánh sáng và bóng tối, hiện diện ngay trong cuộc sống hiện đại.

Apđi bắt đầu những suy nghĩ miên man: "Mặc dù Apđi làm ra vẻ thờ ơ với những gì họ làm ở đây, nhưng trong thâm tâm thì anh phẫn nộ, anh đau khổ thấy mình bất lực, không có một thứ gì chống lại Grisan, không thể làm một việc gì đó thiết thực để giành giật những gã trai trẻ kia thoát khỏi anh hưởng của Grisan" [1/159]. Nhưng rồi, Apđi đã không tự chủ được, khi nổi giận dữ trào dâng trong tâm hồn anh. Anh ném mẩu thuốc có chứa anasa ra khung cửa mở của toa tàu, anh ném cả ba lô có chứa anasa mà mình đã hái, và anh hét lên giận dữ: "– Bây giờ các cậu hãy làm như tớ đi! Rồi chúng ta sẽ ăn năn. Chúa sẽ mở lòng thương và tha thứ cho chúng ta, nào Lenca, nào Pêtơrukha! Các cậu hãy quẳng đi, hãy tung cho gió cuốn đi cái chất độc anasa khốn khiếp ấy!" [1/161].

Apđi đã mắc sai lầm, những kẻ đi tìm anasa đã nổi giận. Bọn chúng đánh anh tới tấp, giờ đây, "anh đã tận mắt thấy rõ sự hung dữ, tàn ác và dã man của những kẻ nghiện ma túy – vậy mà mới đây thôi, họ còn khoan khoái

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov luân văn thạc sĩ khoa học ngữ văn (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w