Hậu cứu rỗi và cuộc tìm kiếm số phận

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov luân văn thạc sĩ khoa học ngữ văn (Trang 63 - 77)

VỀ CHÚA TRỜI HIỆN ĐẠI – APĐI CALIXTƠRATO

3.3.Hậu cứu rỗi và cuộc tìm kiếm số phận

Con mưa mát lành trên thảo nguyên đã cứu rỗi cả thể xác và tâm hồn

Apđi. Anh bắt đầu nhận thức "những gì tạo thành thực chất cuộc dời anh", anh thấy rõ được những điều ảo tưởng mình theo đuổi và bản chất của cuộc đời này. Có lẽ " không một sinh vật nào sống trên thảo nguyên vào giờ phút đó lại cảm thấy niềm vui tồn tại một cách sâu sắc và đầy biết ơn như Apđi, mặc dù tình trạng sức khỏe của anh vẫn phải khá hơn nữa" [1/213].

Từ sự thay đổi bên trong tâm hồn sau các trải nghiệm bên ngoài, "anh tiếp nhận cuộc sống một cách mới mẻ, phát hiện nó như một quà tặng của số phận và bởi vậy càng đánh giá cao hơn nữa cơ hội được sống và suy nghĩ." [1/214]. Cũng từ lúc đấy, anh bắt đầu cuộc tìm kiếm số phận của riêng mình. Đó là cuộc tìm kiếm trải qua rất nhiều giai đoạn và biến cố. Nó được mở đầu bằng những hồi ức quá khứ. Anh nhớ về người ca sĩ Bungari giống anh một cách lạ lùng, nhớ về bố anh – ngưởi vốn rất yêu thích những bài hát nhà thờ. Anh "nhớ lại tất cả những gì mà anh đã phải nếm trải và chứng kiến

trong các thảo nguyên ven Môiuncumư, anh nhớ lại cả cuộc gặp gỡ với bầy sói, cả việc con sói cái đáng lẽ cắm ngặp răng nanh vào anh thì lại nhảy vọt qua đầu anh." [1/217].

Giờ đây, khi "vẻ hài hòa và thanh bình ngự trị khắp miền thảo nguyên mà đêm qua đã được hưởng trận mưa tốt lành của đất trời" (tr.218) thì cuộc sống mới của anh bắt đầu. Đấy là điểm khởi đầu cho cuộc tìm kiếm số phận của Apđi.

Chúng ta thấy rằng, cùng với sự hồi sinh của đất trời, trái tim Apđi cũng cảm thấy bớt đi phiền nào, anh tự thuyết phục mình rằng, việc anh còn sống đã là một hạnh phúc quá lớn lao. Khi anh ngồi dưới chân cầu và tìm cách để thoát khỏi nơi đây, thì may mắn đã mỉm cười với anh: một chiếc xe tải có mui tự làm lấy bằng gỗ dán đi ngang qua chỗ anh. Ngồi trong buồng xe là một người đàn ông và một người phụ nữ đang bế con. Chiếc xe hãm lại. Những con người tốt bụng và giàu lòng thương ấy đã cho anh đi nhờ, đến ga Gianpắc – Xax. Họ còn cho anh ăn uống, "Apđi có cảm giác rằng chai sữa cừu chua và chiếc bánh mì thơm vừa mới ra lò là do Thượng Đế ban cho anh để bù đắp lại những nỗi đau khổ đêm qua" [1/220]. Như vậy, ngay trong những thời khắc đầu tiên của cuộc tìm kiếm số phận, anh đã gặp may.

Nhưng khi anh bước qua những gian nhà ga, "quần áo rách nát, khắp người thâm tím và lại còn mảnh ván cong queo kỳ cục này hay cho chiếc nạng nữa" [1/222], nên Apđi đã thu hút sự chú ý của mọi người. Rồi vì giấy tờ đã hỏng hết sau cơn mưa, anh bị viên công an đưa về đồn. Tại đây, một bất ngờ đã xảy ra trong hành trình tìm kiếm số phận của Apđi, bất ngờ này không biết là may mắn hay bất hạnh đối với Apđi, không biết nên vui hay buồn. Trong đồn công an, nhóm tìm kiếm anasa – những kẻ đánh đập anh tàn nhẫn, đã bị bắt: "Ở góc bên trái cạnh cửa ra vào, sau dẫy chấn song hàn một cách thô kệch bằng sắt cốt và ngăn riêng căn phòng ra suốt từ sàn đến trần là toán

tìm kiếm anasa đang ngồi hệt như lũ thú ngồi trong chuồng thú : Pêtơrukha, Lenca, Makhats, Côlia, hai gã phụ trách phá hoại và còn vài gã nữa – tất cả chừng mươi – mười hai gã, gần như cả toán, chỉ trừ có Grisan. Không thấy gã ta đâu". [1/224].

Có thể là may mắn cho Apđi, khi anh bị chúng đánh, rơi ra khỏi đoàn tàu nên không bị bắt. Nhưng trước mắt Apđi, họ là những con người đáng thương hơn đáng giận. Anh muốn cả toán thừa nhận anh là người có tham gia trong đoàn tìm kiếm anasa để cùng chịu nỗi đau với họ, để họ biết tình cảm của anh dành cho họ, anh luôn ở bên họ trong cơn hoạn nạn. Nhưng vì không thể vi phạm điều luật đã thỏa thuận từ trước, "tất cả toán đi tìm anasa đều không thừa nhận Apđi" [1/226]. Điều này làm cho Apđi vô cùng đau khổ, vì anh muốn chịu nạn cùng những con người lầm lạc ấy, trong trái tim, lòng vị tha đã lấn át nỗi sợ hãi: "– Tôi yêu cầu các anh bắt tôi và kết án tôi, - anh thét lên, - như những kẻ bất hạnh kia, những kẻ lầm lạc trong một thế giới chứa đầy mâu thuẫn và những tội ác không kể xiết! Tôi phải chịu trách nhiệm như họ. Tôi cũng đã làm công việc như họ kia mà ! Hãy mở cửa và giam tôi cùng với họ. Ở tòa án, họ sẽ xác nhận tôi cũng có tội như họ! Chúng tôi sẽ ăn năn tội lỗi của mình và điều đó sẽ gột rửa tâm hồn chúng tôi..." [1/227]. Nhưng lời yêu cầu của anh cũng rơi vào thinh không, những viên công an nghĩ là anh điên. Họ đưa anh ra ga. Và tâm hồn anh chết lặng. Biến cố đó đã tác động mạnh đến tâm hồn thánh thiện của anh: "Những biến cố ngày hôm qua, trận mưa rào ban đêm, một bên chân sưng vù không điều khiển được nữa và cuối cùng là cuộc gặp gỡ với toán thanh niên tìm kiếm anasa đang đứng trước nguy cơ bị trừng phạt nặng nề vì tội lỗi của họ - tất cả những cái đó đã tác động lên Apđi. Anh bắt đầu lên cơn rét, hết run bần bật lại nóng bừng bừng. Anh ngồi co ro, rụt đầu vào hai vai, không đủ sức đứng dậy nữa. Chiếc nạng bất hạnh nằm lăn lóc dưới chân anh." [1/229].

Giờ đây, khi còn lại một mình trên ga, anh cảm thấy choáng váng, kiệt sức, đôi mắt mờ dần đi. Thông qua lời của người kể chuyện, chúng ta nhận thấy, dường như trong tâm hồn Apđi, tính chất ảo tưởng vẫn còn chưa bị thực tế lấy đi, thay đổi hẳn: "Những kẻ tội phạm đó, những kẻ khốn khiếp đó, những kẻ giết người ngu độn đó lẽ ra phải khiến anh căm thù, khao khát trả thù, chứ không phải thương hại. Nhưng vốn thiên về lý tưởng, Apđi không muốn tiếp nhận những bài học của cuộc đời, và không một thứ lôgích nào có thể tác động nổi" [1/229].

Ở trên, ta nói tâm hồn Apđi đã bừng ngộ, đổi thay sau những trải nghiệm thực tế. Nhưng ở đây, ta thấy "Apđi không muốn tiếp nhận những bài học của cuộc đời". Vậy điều này có mâu thuẫn gì không?

Rõ ràng, hai điều này không hề mâu thuẫn gì nhau. Apđi nhận chân được bộ mặt thật của xã hội, thấy được tính chất ảo tưởng trong hành động của mình, anh biết những bài học mà cuộc đời dạy cho anh. Nhưng dẫu ý thức rõ ràng như vậy, nhưng thiên tính của anh là hướng về lý tưởng, đó là ý nghĩa sự sống của anh, nếu thiếu nó, anh không thể tồn tại. Chính điều này khiến cho Apđi dù biết thực tế, thấy rõ những bài học thực tế nhưng không chấp nhận nó. Bản thân anh cũng "không thể không hiểu rằng anh thật dễ bị thương tổn vì tính giàu lòng tha thứ này của anh và tính đó có thể dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại..." [1/229].

Nhưng trên bước đường tìm kiếm số phận của mình, Apđi cũng đã gặp những người tốt. Ở nhà ga, một phụ nữ đứng tuổi, đầu bạc, chít khăn, ngồi đối diện với Apđi, biết rõ anh không khỏe và cần giúp đỡ. Người phụ nữ đã nhờ y tá đến khám cho anh. Anh được chuyển đến bệnh viện cạnh nhà ga Gianpắc – Xax. Tại đây, một bước ngoặt khác đã diễn ra trong đời anh, bước ngoặt mang đến cho anh tình yêu của một người phụ nữ.

Có thể nói, đó là tiếng gọi của số phận, "một biến cố tương tự đã xảy ra với Apđi. Vào chiều ngày thứ ba, nàng đã vào bệnh viện thăm anh, đây là cô gái mà anh chỉ có thể mơ ước đến thôi bởi vì anh không biết nàng là ai, mà mơ ước thì có thể mơ ước đến mọi thứ trên đời..." [1/232].

Người phụ nữ ấy chính là người đã làm sửng sốt trí tưởng tượng của anh, cô gái trước đây mà anh đã gặp ở Ba Giếng. Cô tên là Inga, đến bệnh viện này làm công tác nghiên cứu khoa học, có liên quan đến việc tiêu diệt loài cây anasa. Họ gặp, trò chuyện vả cảm mến nhau. Tình yêu trở thành một sự cứu rỗi khác cho tâm hồn của Apđi, anh thấy mình được sống trong những phút giây nồng thằm của tình yêu với Inga. Trong những bức thư gửi Inga, anh bộc bạch cảm xúc của mình: "Tôi chìm đắm trong niềm hạnh phúc chưa từng thấy, niềm hạnh phúc đó tràn vào tâm hồn tôi chẳng khác gì tuyết lở từ núi xuống... và tôi sung sướng rằng khồi tuyết lở đó đổ sập xuống đầu tôi. Trước kia và hiện nay không có một người nào khác trên đời hạnh phúc hơn tôi, chỉ riêng tôi là gặp may như vậy, và tôi, như một kẻ man rợ cuồng tín vừa gõ trống vừa nhảy nhót, tôi cảm ơn số phận vì mọi thử thách mà số phận đã cứu sống tôi sau khi đã cho tôi biết được những gì chỉ có thể biết được trong cơn lốc xoáy của cuộc đời. Tôi muốn nói răng trong phạm vi một cá nhân thì tình yêu là cuộc cách mạng thật sự của tinh thần... Inga, em hãy tha lỗi cho tôi về những lời lẽ lộn xộn ấy. Nhưng tôi yêu em, tôi không đủ sức, không đủ lời để diễn tả toàn bộ ý nghĩa của em đối với tôi..." [1/236].

Tình yêu với Inga đã mở ra một quãng đời mới cho Apđi. Những tưởng, từ đây, anh sẽ sống một đời bình an và hạnh phúc. Song, cuộc sống quá vô thường, định mệnh trớ trêu lại làm anh đau khổ. Những bài viết của anh không được đăng vì sự hèn nhát của tổng biên tập. Anh sống bằng những đồng tiền còm cõi, có được từ việc bán đi những cuốn sách cổ của bố mình. Rồi cuộc đời Inga cũng có những phức tạp riêng : " Người chồng cũ của Inga

là phi công quân sự, họ không sống với nhau đã gần ba năm nay. Họ ly hôn khi đứa con trai ra đời. Bây giờ hình như người phi công ấy đang sắp lấy vợ khác. Chính vì vậy họ phải gặp nhau lần cuối cùng để giải quyết dứt khoát, trước hết là vần đề đứa con trai của họ - bé Igo" [1/241].

Inga viết cho anh lá thư, đến mùa thu này, cô muốn cùng anh đến Giambun thăm cháu Igo và bố mẹ cô. Kế hoạch này làm anh vô cùng xíc động, nó đánh động trong anh những khát khao hạnh phúc về một mái ấm gia đình. Nhưng khi anh đến thì Inga đã đi vắng, để giải quyết vụ kiện của người chồng cũ về bé Igo. Không ngờ, tình tiết này lại có sức tác động mạnh mẽ đến tâm hồn Apđi, "anh cảm thấy sửng sốt : sự việc quay sang một hướng mới, một hướng mà anh hoàn toàn không ngờ". Tất cả mọi thứ ở đây, giờ này, đều khơi gợi nỗi buồn trong tâm hồn Apđi. Rồi anh nhớ lại những ngày hè năm xưa, nhớ lại đoạn kết thúc chuyến đi mạo hiểm của chính anh. Và sự cô độc do cái ngẫu nhiên, tình cờ của số phận khiến anh nghĩ quẩn: "Anh cố hình dung xem chuyện gì đang diễn ra ở nơi ấy, ở Giambun, người phụ nữ anh yêu mến đang khốn khổ biết chừng nào, vậy mà anh không thể giúp cô được gì hết. Nhỡ bố mẹ co không muốn đứa bé bị mất bố và khăng khăng đòi cô phải làm lành với chồng thì sao?... nhỡ bố mẹ Inga lại coi trọng việc chàng rể của họ là ai – là một phi công quân sự, bố đẻ của Igo, hay một kẻ lạ lùng không có nghề nghiệp rõ ràng – thì sao?" [1/247].

Chặng đường tiếp theo trong hành trình tìm kiếm số phận, Apđi rơi vào một tình cảnh hết sức tăm tối. Gã Đại Huynh – Canđalốp phát hiện thấy anh ở nhà ga, gã đang đi mộ người cho cuộc săn thú tại thảo nguyên Môiuncumư, và gã biết anh đang cần việc gì đó để làm. Trong tâm trạng rối bời, Apđi đã gật đầu đồng ý: "Anh sẵn sàng làm mọi thứ, miễn là không phải ngổi yên trong cảnh cô dộc và không phải hoài công trông đợi. Hơn nữa, anh còn nghĩ rằng khi anh từ Môiuncumư trở về với món tiền kiếm được thì rất có thể Inga

sẽ xuất hiện và mọi việc sẽ trở nên sáng tỏ hoặc là anh – (thật hạnh phúc!) sẽ được mãi mãi ở bên người phụ nữ anh yêu dấu, hoặc anh sẽ phải ra đi và tự tìm lấy sức lực mà sống... Nhưng anh sợ hãi kết cục như vậy..." [1/248].

Song, mọi chuyện kết thúc ở đó, trên thảo nguyên Môiuncumư. Cuộc tìm kiếm số phận của Apđi đã kết thúc quá bi thảm. "Sở dĩ như vậy là vì vào lúc tối, Apđi lại tỏ ra điên rồ như lần trước, lúc trên toa tàu, và đó chính là cái cớ để anh bị trừng phạt" [1/249]. Tất cả là vì cuộc săn đuổi, bắn giết đã tác động vào tâm hồn anh quá mạnh mẽ, con người thánh thiện, lý tưởng trong anh sống lại, "đến nỗi anh lên tiếng đòi chấm dứt ngay vụ tàn sát đẫm máu này, anh kêu gọi bọn người đi săn đã mất hết tính người hãy ăn năn hối hận và hãy hướng lên Chúa" [1/249].

Đến đây, huyền thoại về Chúa Trời hiện đại lại sống dậy, qua những hành động và lời nói của Apđi. Cũng như lần trước, anh hành động, la hét trong cơn giận dữ điên cuồng khi thấy cái Ác đang hoành hành: "Apđi la hét, giơ hai tay lên, kêu gọi họ đứng về phía anh ngay lập tức để tẩy sạch cái ác và ăn năn hối lỗi. Trong cơn điên cuồng của mình, anh thật vô lý và buồn cười, anh gào thét lồng lộn, hệt như linh cảm thấy ngày tận thế, - anh có cảm giác là mọi thứ đều tan biến mất, đều sắp bị lật nhào xuống vực thẳm kia" [1/249]. Nhưng đúng như lời của người kể chuyện: "Anh muốn khắc phục những thứ không thể khắc phục nổi..." [1/249]. Do đó, thêm lần nữa, anh phải chịu cực hình, thêm một lần nữa, anh là vị thánh tuẫn nạn.

Đầu tiên, chúng lấy dây thừng trói chặt anh lại rồi vứt thẳng lên đống thịt xaigắc trên hòm xe. Sau đó, những gã sâu rượu, mất nhân tính tìm cách xử tội anh. Chúng giở trò hành hạ anh bằng đủ thủ đoạn. Apđi ngất đi rồi lại tỉnh, ý nghĩ cuối cùng của anh là về Inga: "rồi chị sẽ ra sao đây, bởi vì không bao giờ lại có ai có thể yêu chị tha thiết như anh" [1/252].

Khi anh dần tỉnh, phiên tòa tự tổ chức ấy lại tiếp tục, đấy là cuộc đối đầu không cân sức giữa cái Thiện và cái Ác. cáo Thiện bị đọa đày, làm nhục và hãm hại, trong khi cái Ác đan giơ nanh vuốt, chiếm thế áp đảo. Điều đó được thể hiện qua giọng lưỡi côn đồ, hung ác của gã Đại Huynh khi hắn chửi rủa Apđi: "– Đồ khốn khiếp, mày định đem Chúa ra dọa nạt chúng tao, định làm cho chúng tao phải khiếp sợ, mày định đem Chúa ra để móc mắt chúng tao, đồ khốn khiếp! Đem Chúa ra không đe dọa được chúng tao đâu – chúng tao đâu có dễ khiếp sợ như vậy, đồ chó. Vậy mày là ai mới được chứ? Chúng tao đang thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước ở đây, vậy mà mày chống lại kế hoạch, đồ chó, mày chống lại tỉnh, tức là mày là quân vô lại, là kẻ thù của nhân dân, là kẻ thù của nhân dân và Nhà nước" [1/253]. Trong lời nói đó, gã Đại Huynh đã viện dẫn đến Nhà nước. Vậy là, cái Ác được sự hậu thuẫn từ những kẻ cầm quyền. Điều đó chỉ xảy ra trong một bộ máy chính quyền quan liêu, phi nhân tính. Kế hoạch của Nhà nước, nhiệm vụ của tỉnh, tất cả chỉ là

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov luân văn thạc sĩ khoa học ngữ văn (Trang 63 - 77)