Tính đồng thời lịch sử hay sự tiếp nối truyền thuyết

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov luân văn thạc sĩ khoa học ngữ văn (Trang 58 - 63)

VỀ CHÚA TRỜI HIỆN ĐẠI – APĐI CALIXTƠRATO

3.2. Tính đồng thời lịch sử hay sự tiếp nối truyền thuyết

“Tính đồng thời lịch sử” (từ dùng của nhà văn) chính là mắt xích quan trọng móc nối, hợp nhất các tuyến cốt truyện trong tiểu thuyết thành một chỉnh thể. Hiểu một cách đơn giản, “tính đồng thời lịch sử” được sử dụng trong tác phẩm văn chương cũng giống như thủ pháp “đồng hiện” trong điện ảnh, một mặt, nó làm cho “… những biến cố đã qua gần gũi như hiện thực trước mắt” [1/203], mặt khác, mở rộng tối đa khả năng tưởng tượng của độc giả, giúp độc giả cùng một lúc có thể hình dung, tiếp nhận nhiều mảng hiện thực, nhiều vấn đề của cuộc sống. Nhờ “tính đồng thời lịch sử”, huyền tích về sự tuẫn nạn của Jesu cách đây gần hai ngàn năm và con đường thập tự vô vọng của Calistơratov đầu thế kỉ hai mươi được tái hiện một cách sống động, như thể trùng hợp.

Apđi là kẻ tuẫn giáo, là con người mang bi kịch đó. Chúng ta thấy rằng, hành trình thập tự của anh có rất nhiều điềm giống với Giêsu, cũng mang tư tưởng cứu vớt con người, cũng chịu khổ nhục đầy đọa, và sống lại. Như ta đã biết, tuy anh rơi khỏi đoàn đàu đang chạy, nhưng may mắn là anh vẫn sống. Ngay cả bản thân anh cũng bất ngờ trước điều đó: "Anh khó tin được rằng anh còn sống nổi. Anh bị đánh đập tàn nhẫn trên toa tàu, đã bị hất xuống đất với tốc độ khủng khiếp, nhưng tất cả những cái đó chỉ là chuyện vặt so với việc anh vẫn sống, anh vẫn sống bất chấp mọi trở ngại!" [1/202]. Và cơn mưa mát lành như đã cứu tính mệnh anh, đưa anh trở lại cuộc sống. Nhưng quan trọng hơn, khi tỉnh lại, anh thấy mình dường như giác ngộ: "Anh đã lại xuất hiện như vậy từ cõi hư vô, và sau khi xuất hiện, anh phục hồi dần dần tất cả những gì tạo thành thực chất cuộc đời anh. Anh ngạc nhiên thấy những ý nghĩ súc tích và trong sáng một cách lạ lùng nảy nở trong đầu anh..." [1/202].

Và từ đó, anh thấy mình tự nguyện trở thành người học trò của Giêsu. Anh thấy mình với Thầy có cùng cảnh ngộ, anh muốn cứu Thầy: "Và anh nói với Đấng bị đưa từ chỗ Pônti Pilát lên núi Sọ: "Thưa Thầy, con đây! Con phải làm gì để cứu được Thầy? Lạy Chúa, con phải làm gì đây? Con phải làm gì đây để cứu được Thầy? Giờ đây, khi son sống lại, con lo sợ cho Thầy biết bao!" [1/203].

Với tính đồng thời lịch sử, Apđi nối kết hiện đại và quá khứ. Hình ảnh Chúa Trời hiện đại đã hòa nhập trong Chúa Trời cổ đại, đó là sự nối tiếp của truyền thuyết. Tâm hồn Apđi chìm trong những tưởng tượng. Anh thấy mình đang có mặt ở Giêrudalem, "Apđi rất lo lắng, tuyệt vọng khi đã đến hôm trước ngày đầu tiên của lễ Phục sinh, và vào buổi tối ngột ngạt đó trước ngày lễ, anh đi khắp mé dưới thành phố, cố tìm cho được ngôi nhà mà hôm trước đã diễn ra cuộc họp bí mật với các môn đồ, nơi Người bẻ bánh mà nói rằng

đây là thân thể của Người và rót rượu vào mà nói rằng đây là máu của Người. Anh cố đi tìm cho được Người bởi vì khi đó đã có thể báo trước về mối nguy hiểm đang đe dọa Người, về sự phản bội của Giuđa Ixcariốt, về sự cần thiết phải khẩn cấp rời bỏ thành phố khủng khiếp này ngay lập tức và mau lên đường càng sớm càng tốt" [1/204].

Nhưng điều đáng nói là, suy nghĩ của Apđi vế Chúa, về giải pháp tình thương đã thay đổi. Đó là sự đổi thay sau những trải nghiệm vừa qua, thực tế đã dạy anh một bài học, đã khiến anh nhận thức sâu sắc hơn về cuộc đời. Những suy nghĩ ấy thể hiện trong những lời độc thoại nội tâm của Apđi: "Thực vậy, cần gì đến tôn giáo kia chứ? Vì mọi thứ đã rõ ràng tư lâu với hết thảy mọi người, ngay cả với trẻ con nữa. Chẳng lẽ khoa học duy vật đã không đóng chiếc cọc vào mồ chôn đạo Kitô đấy sao? Mà đâu chỉ riêng đạo Kitô? Chẳng lẽ nó không quét sạch các tôn giáo khác một cách kiên quyết và oai vệ khỏi con đường tiến bộ và văn hóa – con đường duy nhất đúng đấy hay sao?... Giờ đây, Chúa Trời là ai nữa nếu không phải là chúng, những kẻ nắm trong tay thứ vũ khí ấy? Có chăng là hiện nay chưa có những ngôi nhà thờ mà trong đó người ta cầu nguyện trước các mô hình đầu đạn hạt nhân trên bàn thờ và quì lạy các tướng lĩnh... Nào có khác gì tôn giáo đâu ?" [1/207].

Có thời gian để suy ngẫm, Apđi muốn gặp Chúa, để kịp nói vói Thầy về nỗi lo ngại của mình, "để báo tin rằng trên vũ đài lịch sử đã xuất hiện một Chúa Trời mới – Chúa Gôliáp. Tựa như bệnh dịch hạch, Chúa Trời này đã làm tê liệt ý thức của hết thảy mọi người trên trái đất bằng tôn giáo của mình, một thứ tôn giáo sa đọa và bao trùm lên tất cả, thứ tôn giáo của sức mạnh quân sự vượt trội" [1/208]. Anh cũng hình dung rằng, với một tính cảnh như vậy, mọi cuộc tuẫn nạn của Chúa đều vô nghĩa: "Về nếu như Người lại một lần nữa quyết định hứng chịu gánh nặng tội lỗi của chúng ta và bước lên cây

thập tự lần thứ hai thì chắc gì đã làm xúc động nổi những tâm hồn đã bị nô lệ hóa bởi thứ tôn giáo xâm kích và sức mạnh quân sự vượt trội..." [1/208]. Như vậy, những niềm tin của Apđi về Chúa, về sự cứu chuộc đã hoàn toàn đổ vỡ. Anh bừng ngộ khi đối diện với cuộc đời này. Nhưng cả trong tưởng tượng, Apđi cũng không thể cứu được Thầy của anh. "Giuđa đã phản bội Người. Người đã bị bắt và giải đi" [1/208], anh than khóc một mình trong khu Hepximania.

Apđi yêu Thầy vô hạn, nhưng anh biết con đường của Giêsu đi là ảo tưởng, huyễn hoặc. Anh suy nghĩ: "Thầy đã gánh chịu cái nghĩa vụ thảm khốc ấy, cái nghĩa vụ không tránh khỏi trên con đường Thầy đã chọn nhằm giải phóng con người khỏi gánh nặng của việc bản thân con dự vào nỗi bất công từ ngàn xưa, bởi vì trong những sự vật tự nhiên thì không hề có bất công, bất công chỉ tồn tại giữa con người với nhau và bắt nguồn từ con người. Tuy nhiên, liệu có thể đạt được mục đích bằng cách phản lịch sử như vậy không, liệu có tồn tại hay không niềm tin nào đó rằng bài học này của Thầy sẽ không bị lãng quên mỗi một khi con người, do theo đuổi mối lợi của mình, sẽ muốn quên Thầy đi" [1/209].

Thậm chí, anh còn tìm cách ngăn cản hành động của Giêsu vì anh thấy nó quá vô ích: "Trời, tại sao Thầy lại chất lên vai gánh nặng như vậy để sửa chữa một thế giới không thể sửa chữa được? Hỡi Đấng Cứu Thế, hãy dừng lại đi, những kẻ mà vì họ Thầy sắp bước lên cây thập tự, sắp chịu một cái chết thảm khốc, những kẻ đó sau này sẽ giễu cợt Thầy" [1/210].

Trước những suy nghĩ như vậy, Apđi cảm nhận một nỗi buồn sâu sắc vô hạn. Sáng hôm sau, buổi xét xử Giêsu diễn ra, nghe những lời gièm pha của dân chúng về Giêsu, anh cảm thấy vô cùng phẫn nộ. Mặc dù biết rằng con đường đi của Giêsu mang sắc thái không tưởng, nhưng anh kính yêu Người, kính yêu bởi cuộc đấu tranh nội tâm mà bản thân anh cũng vừa trải qua. Anh

hét lên: "Không được nói như thế! Những kẻ vô ơn hèn hạ! Làm sao lại có thể bôi nhọ và tầm thường hóa đến thế cuộc đấu tranh của tinh thần con người với chính bản thân mình! Các ngươi phải tự hào về ông, phải lấy làm thước đo bản thân mình! Các ngươi phải tự hào về ông" [1/213]. Nhưng đám đông dân chúng Giêrudalem không ai nghe thấy tiếng anh nói, không ai nhận thấy sự hiện diện của anh. "Vì anh còn phải chờ đến thế kỷ hai mươi mới được sinh ra...".

Cuộc hành trình trong tâm tưởng, trạng thái đồng thời lịch sử của Apđi cũng chấm dứt ở đó.

Chúng ta thấy rằng, bằng việc trở về quá khứ, ngày Chúa Giêsu bị xét xừ. Apđi có cơ hội tìm hiểu chính bản thân mình. Anh thấy giữa mình có Giêsu có rất nhiều điểm chung: họ đều mang tư tưởng cứu vớt trong đầu, và đều có những giải pháp ảo tưởng. Nhưng thực tế khiến anh bừng tỉnh, nhận thức lại tất cả những điều đó. Vượt khoảng thời gian hàng nghìn năm, anh về Giêrudalem, mong tìm gặp Thầy và báo tin cho Thầy, để Thầy không phải chịu cuộc tuẫn nạn, và gánh chịu tội lỗi cho con người một cách vô ích.

Như vậy, với hành trình tâm tưởng của Apđi, Aimatov đã nói kết hình ảnh của Chúa Trời hiện đại và Chúa Trời cổ đại, gắn kết cả hai huyền thoại ấy. Apđi luôn nhận thức rằng, cuộc sống đổi thay, những tín điều về Chúa cũng phải đổi thayh Và từ góc nhìn của con người hiện đại, anh muốn thay đổi quá khứ, thay đổi lịch sử, thay đổi số mệnh. Nhưng quá khứ, lịch sử, số mệnh là một dòng chảy không đổi, bản thân anh, ngay trong những mơ tưởng, cũng không thể nào chuyển đổi được.

Tính đồng thời lịch sử hay sự nối tiếp truyền thuyết được Aitmatov thể hiện rất khéo trong tác phẩm, thông qua hành trình tâm tưởng ngược về quá khứ của Apđi, qua những suy nghĩ, độc thoại nội tâm của nhân vật. Một cơn mưa mang đến sự sống cho Apđi và khiến anh rơi vào những suy tưởng, cũng

trong cơn mưa ấy, Apđi kết thúc những điều tưởng tượng của mình. Tất cả được thể hiện dưới ngòi bút phân tích tâm lý tài hoa của nhà văn. Nhất là trong những đoạn văn thể hiện sự biến chuyển trong tâm hồn của Apđi sau những trải nghiệm thực tế.

Chúng tôi cũng có cảm giác rằng : cuộc hành trình tâm tưởng của Apđi giống như một giấc mơ, có mở đầu và kết thúc. Trong giấc mơ đó, anh tìm người Thầy của mình nhưng không gặp. Theo các nhà nghiên cứu, giấc mơ cũng là một trong những yếu tố kỳ ảo, nối kết giữa thực và mộng, hiện tại – quá khứ và tương lai. Hiểu theo nghĩa đó, chính giấc mơ này đã góp phần kiến tạo huyền thoại về Chúa Trời hiện đại, nó khiến cho chủ đề tác phẩm được thể hiện, đồng thời, nhân vật biểu lộ một cách sâu sắc và chân thực thế giới nội tâm của chính mình.

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov luân văn thạc sĩ khoa học ngữ văn (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w