1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN: ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC

104 887 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 169,99 KB

Nội dung

MỤC LỤCMỞ ĐẦU11.Lí do chọn đề tài12.Lịch sử vấn đề23.Ý nghĩa của luận văn84.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu85.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tư liệu khảo sát96.Phương pháp nghiên cứu97.Cấu trúc của luận văn10Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN121.1.Lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học121.1.1.Bình diện kết học121.1.2.Bình diện nghĩa học131.1.3.Bình diện dụng học141.2.Từ loại và sự phân định từ loại tiếng Việt161.2.1.Khái niệm về từ loại161.2.2. Sự phân định từ loại171.3.Khái quát về đại từ tiếng Việt211.3.1.Khái niệm đại từ211.3.2.Phân loại đại từ23Chương 2: ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN KẾT HỌC VÀ NGHĨA HỌC312.1. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trên bình diện kết học312.1.1. Bản chất từ loại của các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy312.1.2. Khái quát về nhóm đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy392.1.3. Khả năng kết hợp của các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy412.1.4. Chức vụ cú pháp512.2. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy nhìn từ bình diện nghĩa học582.2.1. Nghĩa ổn định của các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy582.2.2. Nghĩa chỉ trỏ và nghĩa thay thế của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy612.2.3. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong cấu trúc nghĩa miêu tả (cấu trúc vị tố tham thể)66Tiểu kết chương 273Chương 3: ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN DỤNG HỌC753.1. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy dùng để quy chiếu (quy chiếu chỉ định)75Chiếu vật là vấn đề quan trọng bậc nhất của dụng học. Để biết nội dung của một phát ngôn cần quy chiếu nó với sự vật tương ứng được nói tới trong hiện thực.753.2. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy và chỉ xuất thời gian, không gian793.2.1. Khái niệm thời gian, không gian trong ngôn ngữ793.2.2. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy và chỉ xuất thời gian813.2.3. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy và chỉ xuất không gian843.3. Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy với vấn đề tiền giả định853.3.1. Khái quát về tiền giả định853.3.2. Tiền giả định trong phát ngôn chứa các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy87Tiểu kết chương 390KẾT LUẬN91TÀI LIỆU THAM KHẢO94TƯ LIỆU KHẢO SÁT97

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -NGUYỄN THỊ THU CHANG

ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG

TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN:

KẾT HỌC, NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -NGUYỄN THỊ THU CHANG

ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG

TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN:

KẾT HỌC, NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số : 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Kim Phượng

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới

PGS TS Trần Kim Phượng, người đã truyền cho em tình yêu ngôn ngữ, đặc

biệt đã tận tình gợi mở, định hướng và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiêncứu và hoàn thành luận văn này

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong

tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn đã nhiệt thành giảng dạy và khuyến khích emtrong suốt quá trình học tập

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân yêu đãluôn ở bên cạnh ủng hộ, chia sẻ, cổ vũ và khích lệ em trong suốt quá trìnhthực hiện đề tài này

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Chang

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Phân loại đại từ tiếng Việt 24

Bảng 2: Khả năng kết hợp của các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy

với nhau 42

Bảng 3: Khả năng kết hợp của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong

tiếng Việt với các danh từ chỉ vị trí 48

Bảng 4: Các chức vụ cú pháp của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy

trong tiếng Việt 52

Bảng 5: Các nghĩa ổn định của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng

Việt 59

Bảng 6: Tần số xuất hiện của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong

tiếng Việt 73

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2.Lịch sử vấn đề 2

3.Ý nghĩa của luận văn 8

4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

5.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tư liệu khảo sát 9

6.Phương pháp nghiên cứu 9

7.Cấu trúc của luận văn 10

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 12

1.1.Lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học 12

1.1.1.Bình diện kết học 12

1.1.2.Bình diện nghĩa học 13

1.1.3.Bình diện dụng học 14

1.2.Từ loại và sự phân định từ loại tiếng Việt 16

1.2.1.Khái niệm về từ loại 16

1.2.2 Sự phân định từ loại 17

1.3.Khái quát về đại từ tiếng Việt 21

1.3.1.Khái niệm đại từ 21

1.3.2.Phân loại đại từ 23

Chương 2: ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN KẾT HỌC VÀ NGHĨA HỌC 31

2.1 Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trên bình diện kết học 31

2.1.1 Bản chất từ loại của các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy 31

2.1.2 Khái quát về nhóm đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy 39

2.1.3 Khả năng kết hợp của các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy .41

2.1.4 Chức vụ cú pháp 51

Trang 7

2.2 Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy nhìn từ bình diện nghĩa học 58

2.2.1 Nghĩa ổn định của các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy 58

2.2.2 Nghĩa chỉ trỏ và nghĩa thay thế của đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy 61

2.2.3 Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong cấu trúc nghĩa miêu tả (cấu trúc vị tố - tham thể) 66

Tiểu kết chương 2 73

Chương 3: ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN DỤNG HỌC 75

3.1 Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy dùng để quy chiếu (quy chiếu chỉ định) 75

Chiếu vật là vấn đề quan trọng bậc nhất của dụng học Để biết nội dung của một phát ngôn cần quy chiếu nó với sự vật tương ứng được nói tới trong hiện thực 75

3.2 Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy và chỉ xuất thời gian, không gian 79

3.2.1 Khái niệm thời gian, không gian trong ngôn ngữ 79

3.2.2 Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy và chỉ xuất thời gian 81

3.2.3 Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy và chỉ xuất không gian 84

3.3 Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy với vấn đề tiền giả định 85

3.3.1 Khái quát về tiền giả định 85

3.3.2 Tiền giả định trong phát ngôn chứa các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy 87

Tiểu kết chương 3 90

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

TƯ LIỆU KHẢO SÁT 97

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ học, từ loại luôn là vấn đềđược nghiên cứu từ rất sớm Thậm chí, nó còn được xem là vấn đề cổ truyềnbậc nhất của ngữ pháp học truyền thống Khi ngữ pháp chức năng (một líthuyết tiếp cận ngôn ngữ từ quan điểm của mô hình chức năng) ra đời, ngônngữ học không chỉ đơn thuần được xem xét trên bình diện kết học, thiên vềcấu trúc hình thức mà còn được nghiên cứu trên cả ba bình diện: kết học,nghĩa học và dụng học Lúc này, vấn đề từ loại vẫn được nhiều nhà nghiêncứu quan tâm Và từ loại cũng bắt đầu được soi chiếu bởi ánh sáng lí thuyết

ba bình diện

1.2 Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đại từ tuy chiếm một số lượng ítnhưng lại có một vị trí quan trọng, tần số sử dụng rất cao; có vai trò cần thiếttrong ngôn ngữ và giao tiếp Nó chi phối rất nhiều đến hoạt động giao tiếp của

con người Nhóm đại chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy chỉ là một tiểu loại

của đại từ tiếng Việt Tuy nhiên, nó lại khá quan trọng, đa dạng và phức tạptrong cách phân loại và sử dụng Có nhiều quan điểm khác nhau về nhóm từ

này, bởi đây là nhóm từ đặc biệt Nó dùng để trỏ người và vật được xác định

trong không gian hay thời gian hay để thay thế một đơn vị ngữ pháp nào đó trong ngữ cảnh [31, 80] Nó phản ánh mối liên hệ định vị của sự vật trong

thực tại Khi người Việt nói Tôi thích cái áo kia có khác gì khi họ nói Tôi

thích cái áo này? Cùng sự vật cái áo nhưng khi đi với kia và này, nó đã định

vị sự vật trong thực tế ở những khoảng cách vị trí khác nhau so với người nói

1.3 Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy cũng đã được một số nhà

ngôn ngữ học đề cập đến Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứumột cách đầy đủ và toàn diện nhóm từ này trên ba bình diện của ngôn ngữ.Hầu hết các tác giả chỉ tìm hiểu đại từ chỉ định trên một khía cạnh, phươngdiện nào đó mà thôi

Trang 9

Lựa chọn đề tài luận văn “Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy

trong tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học”, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc nghiên cứu nhóm từ

này trong tiếng Việt một cách sâu sắc và toàn diện hơn trên quan điểm củangữ pháp chức năng Đây là một việc làm cần thiết và là một hướng đi mới

mẻ và hứa hẹn những phát hiện bất ngờ, thú vị

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học

và dụng học

Trong luận văn này, trên cơ sở của lí thuyết ba bình diện, người viết

chủ yếu đi sâu nghiên cứu đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng

Việt ở phương diện từ loại Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động hành chức, cácđại từ này lại không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà gắn với câu – một đơn vị cơbản của ngôn ngữ Bởi vậy, cần phải xem xét các từ loại này trong mối quan

hệ với câu chứa chúng Xét về mặt chức năng, câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏnhất có thể thực hiện một hành động ngôn ngữ Ngay từ thời cổ đại, câu đã làđơn vị ngôn ngữ được quan tâm, nghiên cứu Từ đó đến nay, trải qua nhiềugiai đoạn phát triển, ngôn ngữ nói chung và câu nói riêng vẫn tiếp tục đượcnghiên cứu trên nhiều phương diện với những quan điểm của các trường phái,các khuynh hướng khác nhau trên thế giới

Điều đáng lưu ý là việc nghiên cứu câu đã có có sự thay đổi lớn cùngvới những thành tựu đáng ghi nhận Trước đây, ngôn ngữ nói chung và ngữpháp nói riêng chịu sự chi phối rất lớn của ngữ pháp học truyền thống nên câuchỉ được nghiên cứu ở mặt cấu trúc ngữ pháp, ở dạng tĩnh Trong quan niệmtruyền thống, ngữ pháp học là lí thuyết thiên về hình thức cấu trúc Với ảnhhưởng nặng nề của chủ nghĩa hình thức cấu trúc đó, ngữ pháp học truyềnthống thường không quan tâm đến bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng Cụ thể

Trang 10

hơn, câu không được xem xét ở mặt đến nội dung, ý nghĩa mà câu biểu hiện

và hoàn cảnh, mục đích sử dụng nó Tuy nhiên, ngữ pháp chức năng(Functional Grammar) ra đời đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử nghiêncứu ngôn ngữ học Có thể nói, thành tựu lớn mà các nhà ngữ pháp chức năngđạt được là lí thuyết ba bình diện (ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng)

Đây là lí thuyết được xây dựng trên quan điểm chức năng coi ngôn ngữ

tự nhiên là công cụ giao tiếp của con người và xuất phát từ việc nghiên cứu vềtín hiệu với các tên tuổi như F.D Saussure, Ch.S Pierce, Ch Morris, Mỗitín hiệu đều được nghiên cứu ở ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học.Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, trong đó câu là một đơn vị trong

hệ thống ấy Và tất nhiên, nó cũng cần được nghiên cứu trên ba bình diện đó.Ngữ pháp chức năng đã khắc phục được những hạn chế của trường phái cấutrúc luận đồng thời khẳng định được mối quan hệ mật thiết và mang tính tấtyếu của ba bình diện ngôn ngữ: Kết học (nghiên cứu kí hiệu trong mối quan

hệ với các kí hiệu khác), nghĩa học (nghiên cứu mối quan hệ giữa các kí hiệuvới hiện thực được nói tới), dụng học (nghiên cứu mối quan hệ giữa các kíhiệu với người lí giải chúng)

Ở Việt Nam, trước những năm 90 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu câucòn mới chỉ là những bước đầu và cũng chịu ảnh hưởng lớn từ trường pháicấu trúc luận Các nhà ngữ pháp tiêu biểu là Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn KimThản, Đái Xuân Ninh, Diệp Quang Ban, Từ sau năm 1990 đến nay, đặcbiệt là khoảng hơn mười năm trở lại đây, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam

đã nhanh chóng tiếp thu những thành tựu của ngữ pháp chức năng để vậndụng vào việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung và câu nói riêngnhằm giúp ngôn ngữ học Việt Nam theo kịp các bước tiến của ngôn ngữhọc thế giới Các lí thuyết của ngữ pháp chức năng đặc biệt là lí thuyết babình diện đã được vận dụng vào việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt Cóthể nói ngữ pháp chức năng lúc này đã trở thành cơ sở lí luận cho các nhàViệt ngữ nghiên cứu

Trang 11

Người có công đưa ngữ pháp chức năng vào Việt Nam và ứng dụng nó vào

việc nghiên cứu ngôn ngữ là Cao Xuân Hạo với cuốn Sơ thảo ngữ pháp chức

năng (1991) Đây là công trình ngữ pháp có ý nghĩa to lớn trong việc đánh dấu sự

ra đời của ngữ pháp chức năng ở Việt Nam Lần đầu tiên, các vấn đề của ngônngữ được tác giả tiếp cận, nghiên cứu dưới ánh sáng của lí thuyết này Và điều đó

đã mang đến cho nền ngôn ngữ của chúng ta lúc bấy giờ một luồng gió mới, tạo ramột bước ngoặt mới cho việc nghiên cứu cú pháp tiếng Việt Mỗi ngôn ngữ khácnhau đều có những đặc trưng khác nhau Theo Cao Xuân Hạo, với những đặctrưng riêng của tiếng Việt, đây là cách tiếp cận phù hợp nhất Trong công trìnhnày, ngoài việc nêu lên các vấn đề cơ bản của việc nghiên cứu câu (câu là gì, câu

và các đơn vị của ngôn ngữ, cấu trúc chủ vị và cấu trúc đề thuyết ), Cao XuânHạo còn đưa ra các mô hình lí thuyết ba bình diện trong ngôn ngữ học hiện đại vàchỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học và

cả ranh giới phân biệt ba bình diện này

Trong Đại cương ngôn ngữ học tập 1 (2003), tác giả Đỗ Hữu Châu và

Bùi Minh Toán đã chỉ ra rằng bắt nguồn từ lí thuyết kí hiệu học do Ch Morriskhởi xướng mà ngôn ngữ học hiện đại xem xét, khảo sát câu ở ba bình diệnkhác nhau: bình diện nghĩa học (nghĩa của câu), bình diện kết học (bình diện

cú pháp) và bình diện ngữ dụng Và tác giả cũng cho rằng đây là sự khác biệtlớn so với quan điểm ngữ pháp truyền thống, vốn chỉ xem xét câu ở bình diện

cú pháp Ngữ pháp hình thức truyền thống không coi bình diện nghĩa và bìnhdiện sử dụng của câu là đối tượng nghiên cứu của nó

Như vậy, có thể thấy rằng lí thuyết ba bình diện, thành tựu của ngữpháp chức năng, đã và đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọngcủa nó trong việc nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ Và chúng tôi cũng lấy líthuyết ba bình diện để làm cơ sở lí luận tìm hiểu các vấn đề của luận văn

Trang 12

2.2 Lịch sử nghiên cứu đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy

Trước hết, đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy có mặt trong nhiều

cuốn từ điển Chúng tôi đã khảo sát và nghiên cứu trên một số cuốn từ điển

sau: Từ điển tiếng Việt (2013), Hoàng Phê; Đại từ điển tiếng Việt (2013),

Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân

Thành, Các tác giả đã chỉ ra ý nghĩa của các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy và

cả vai trò từ loại của chúng

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại (1980), tác giả Hữu Quỳnh đã

nêu định nghĩa về đại từ chỉ định và cũng phân đại từ chỉ định ra làm hai loại:đại từ chỉ định sự vật và đại từ chỉ định không gian (vị trí) thời gian Đại từ

chỉ định sự vật bao gồm: này, nọ, kia, ấy, đó Đại từ chỉ định không gian thời gian: đây, đấy, đó, kia, này, nay, giờ, bây giờ, bấy giờ Trong đó, đây, đấy,

đó, kia được xếp vào nhóm đại từ chỉ định không gian, số còn lại thuộc nhóm

đại từ chỉ định thời gian Như vậy, ở sự phân loại này, ranh giới giữa các đại

từ chỉ định không rõ ràng, nhiều từ vừa thuộc nhóm này lại vừa thuộc nhóm

khác, ví dụ như từ này, đó, kia Từ này vừa là đại từ chỉ định sự vật vừa là đại

từ chỉ định thời gian; từ đó, kia vừa là đại từ chỉ định sự vật vừa là đại từ chỉ

định không gian

Trong Ngữ pháp tiếng Việt (1983), Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, các tác giả gọi các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy là đại từ không gian, thời

gian và xếp chúng vào một nhóm nhỏ thuộc tiểu loại đại từ sự vật (đại từ dùng

để trỏ sự vật) Đồng thời, các tác giả cũng cho rằng những từ như: này, kia,

ấy, đó, này là những từ có đặc điểm của một thứ phụ từ thường làm phụ tố chỉ vị trí cho một chính tố là danh từ [40, 88].

Trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại (1996), Lê Biên xếp đại từ vào

lớp từ loại trung gian giữa thực từ và hư từ Tác giả chia đại từ ra làm 6 loại:Đại từ xưng hô, đại từ chỉ định, đại từ để hỏi, đại từ chỉ khối lượng, tổng thể;

Trang 13

đại từ phiếm chỉ và các đại từ thế, vậy Lê Biên dựa vào nghĩa, chia đại từ chỉ định làm hai tiểu loại: Đại từ xác định (đây, này, nay) và đại từ không xác định (ấy, đó, nọ, kia, đấy ) Ông còn lưu ý cách sử dụng cặp đại từ chỉ định:

đây đó, đi đây, đi đó, này nọ; trường hợp đấy, ấy, đây làm đại từ xưng hô;

trường hợp đó, đấy, đây làm phương tiện liên kết các đoạn văn trong văn bản.

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt từ loại (2010), ở chương VI, khi nói

về đại từ, Đinh Văn Đức cũng đề cập tới các đại từ chỉ định Trước hết, ôngcho rằng trong hệ thống từ loại, đại từ không xếp vào thực từ hay hư từ mànằm ở vị trí trung gian Tiếp đó, ông chỉ ra hai cách để phân loại đại từ Nếucoi đại từ là một từ loại với chức năng ngữ pháp chung là chỉ trỏ, thay thế thìnội bộ đại từ sẽ được phân loại thành hai loại nhỏ: đại từ chỉ người và đại từ

chỉ định Về đại từ chỉ định, tác giả cho rằng những đại từ chỉ định đây, đấy,

đó, kia được dùng khá cơ động về phương diện chức năng (thay thế, chỉ

trỏ) Những từ này, kia, ấy là những từ phụ của danh từ, làm phần cuối của danh ngữ với tư cách là những định tố (mang ý nghĩa chỉ trỏ, xác định) Này

và kia là hai từ hạt nhân của nhóm chỉ định.

Trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học (2012), Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), đại từ được xếp vào nhóm thực từ Đây, này, đấy, đó, kia, ấy là những

đại từ có khả năng thay thế cho nhiều từ loại khác nhau và thay thế cho cảmột câu, một chuỗi câu và chúng được gọi là đại từ chỉ định Chúng thuộccùng một tiểu loại của đại từ và chưa được đề cập nhiều

Diệp Quang Ban gọi những đại từ này với cái tên “chỉ định từ” (ngoạichiếu – quy chiếu ngoài văn bản) để phân biệt với đại từ (nội chiếu – quy chiếutrong văn bản) Ông phân chỉ định từ làm ba loại: chỉ định từ không gian, chỉ định

từ thời gian và chỉ định từ số lượng Các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy thuộc loại

chỉ định từ không gian Ba chỉ định từ đây, đó, đấy vốn là chỉ định từ không gian

cũng được dùng vào định vị thời gian [3, 527]

Trang 14

Trong Đại cương ngôn ngữ học – ngữ dụng học, tập hai, Đỗ Hữu Châu có nói đến các đại từ này trong phần chỉ xuất Từ này, kia, đây được người Việt

dùng để định vị không gian, thời gian (trong phần chỉ xuất không gian, thời gian

chủ quan) Riêng từ ấy được tác giả đề cập đến nhiều ở phần chỉ xuất không

gian, thời gian khách quan và phần chỉ xuất trong diễn ngôn (văn bản)

Bên cạnh các công trình ngữ pháp học, phong cách học, dụng học còn

có một số luận văn cũng đề cập đến những đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó,

kia, ấy như: Luận văn Nhóm từ chỉ vị trí trong tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học của Phạm Thị Thu Hưng (2011),

luận văn Đại từ nhân xưng tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học,

nghĩa học và dụng học (2013) của Nguyễn Thị Hải Trong những luận văn

này, các tác giả đề cập đến đại từ chỉ định trên những góc độ, phương diệnkhác nhau Ví dụ như những đại từ nhân xưng có nguồn gốc từ đại từ chỉđịnh, khả năng kết hợp của những từ chỉ vị trí với đại từ chỉ định Ngoài ra,

có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí, các kỷ yếu tiêu biểu là bài viết của

PGS.TS Trần Kim Phượng đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc

năm 2013 với nhan đề: Từ “ấy” trong tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học Trong bài viết, tác giả đã đi sâu vào

nghiên cứu từ “ấy” trên lí thuyết ba bình diện và với tư cách là những từ loại

khác nhau: đại từ, trợ từ, thán từ, Từ đó, phân tích bản chất ngữ pháp vàchức năng của nó khi đi vào hoạt động hành chức

Trên đây là những công trình nghiên cứu về đại từ chỉ định mà chúngtôi đang tiến hành khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các công trình chỉmới đề cập đến một mặt riêng lẻ của nhóm đại từ này, chưa có công trình nào

đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện trên cả ba bình diện: kết học, nghĩa học

và dụng học Dựa trên việc kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu

đi trước, chúng tôi tiến hành tìm hiểu sáu đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó,

kia, ấy trên cả ba bình diện: kết học, dụng học, nghĩa học.

Trang 15

3 Ý nghĩa của luận văn

3.1 Về mặt lí luận

Tiến hành đề tài “Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong

tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học”,

chúng tôi muốn có được những đóng góp nhất định về phương diện lí luậnvào việc nghiên cứu nhóm đại từ chỉ định này trên ba bình diện

3.2 Về mặt thực tiễn

Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng những đại từ chỉ định mà chúng tôichọn để tìm hiểu có tần xuất sử dụng vô cùng lớn trong thực tiễn Kết quảnghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho việc dạy và học tiếng Việt trong nhà trườngthuận lợi hơn Người dạy và người học có thể hiểu rõ hơn về một nhóm từloại khá phức tạp để từ đó hiểu và sử dụng đúng hoàn cảnh, mục đích giaotiếp Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn luận văn sẽ góp phần nào đó vàoviệc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài vì đối với người nước ngoài, việchọc đại từ chỉ định tiếng Việt là một vấn đề khó Kết quả luận văn cũng có thể

là cơ sở để giúp cho việc so sánh đối chiếu nhóm từ này với nhóm từ kháctrong tiếng Việt; cho thấy nét độc đáo trong sự tri nhận không gian, thời giancủa người Việt

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện luận văn này, chúng tôi nhằm mục đích đưa ra cái nhìn toàn diện

và hệ thống về nhóm đại từ chỉ định trên quan điểm của ngữ pháp chức năng

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích nêu trên, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài: lí thuyết ba bình diện trong

ngôn ngữ học theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, các vấn đề về từloại tiếng Việt

Trang 16

- Khảo sát các đại từ chỉ định xuất hiện trong các văn bản tiếng Việt

và trong hội thoại của người Việt Sau đó tiến hành thống kê, phân loại

- Miêu tả và phân tích các đại từ chỉ định trên ba bình diện: kết học,

nghĩa học và dụng học

5 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tư liệu khảo sát 5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là 6 đại từ chỉ định: đây, này, đấy,

đó, kia, ấy trong tiếng Việt.

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn chỉ nghiên cứu đại từ chỉ định, không nghiên cứu các nhóm

đại từ khác như đại từ nhân xưng, đại từ chỉ tổng lượng

- Chúng tôi chỉ nghiên cứu 6 đại từ chỉ định: đây, này, đấy, đó, kia, ấy

mà không nghiên cứu các các đại từ chỉ định khác (ví dụ như: nọ, nay, nãy ).

Sở dĩ như vậy là bởi vì theo chúng tôi đây là những đại từ chỉ định tiêu biểu

và có tần số sử dụng cao, phổ biến Hơn nữa, chúng mang những đặc trưng cơbản của nhóm đại từ chỉ định

5.3 Tư liệu khảo sát

Để giải quyết những vấn đề mà đề tài luận văn đặt ra, chúng tôi đã tiếnhành khảo sát những đại từ chỉ định này trên những tư liệu sau:

- Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (2012), NXB Văn học Hà Nội

- Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2005), NXB Hội nhà văn

- Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam (2012), NXB Văn học Hà NộiNgoài ra, chúng tôi còn lấy một số câu nói trong giao tiếp đời thường,lời bài hát để làm tư khảo sát

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi lựa chọn một số phương pháp và thủpháp sau:

Trang 17

- Phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ: Luận văn sử dụng

phương pháp này để làm rõ những đặc trưng của đối tượng

- Phương pháp phân tích từ loại: Vì đối tượng mà chúng tôi tiến hành

khảo sát thuộc lớp từ loại khác đặc biệt cho nên trong luận văn, cụ thể trongchương 2, chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để tiến hành xác định bảnchất từ loại cho từng từ một cách rõ ràng trong từng trường hợp cụ thể

- Thủ pháp thống kê, phân loại: Trong luận văn, chúng tôi sử dụng

phương pháp này để thống kê các trường hợp xuất hiện của đại từ chỉ định

đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tư liệu khảo sát Sau đó, tiến hành tập hợp,

phân loại và đưa ra những con số thống kê theo những tiêu chí nhất định Đây

sẽ là cơ sở để chúng tôi rút ra những kết luận quan trọng cho luận văn

- Thủ pháp phân tích vị từ - tham thể: Phương pháp này được chúng

tôi sử dụng ở chương 2, khi chúng tôi nghiên cứu 6 đại từ này trên bình diệnnghĩa học Mục đích để phân tích vai trò của đại từ chỉ định trong cấu trúc vị

tố - tham thể (cấu trúc nghĩa miêu tả)

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kếtluận Trong đó, phần nội dung chính là phần trọng tâm của luận văn và đượcchia làm 3 chương Cụ thể:

- Chương 1: Cơ sở lí luận.

Ở chương 1, chúng tôi sẽ trình bày các vấn đề lí thuyết cơ bản mangtính chất lí luận: lí thuyết ba bình diện (kết học, nghĩa học và dụng học) củangữ pháp chức năng, khái niệm từ loại và sự phân định từ loại tiếng Việt.Đồng thời, chúng tôi cũng khái quát về đại từ tiếng Việt (khái niệm, phân

loại) Các đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy sẽ được tìm hiểu trên

những cơ sở lí thuyết này Nói cách khác, đây là cơ sở tiền đề quan trọng đểchúng tôi nghiên cứu nhóm đại từ chỉ định này trên ba bình diện: kết học,nghĩa học và dụng học

Trang 18

- Chương 2: Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt

trên bình diện kết học và nghĩa học

Trong chương 2, chúng tôi xem xét nhóm đại từ chỉ định này trên hai

bình diện: kết học, nghĩa học Trên bình diện kết học, đại từ chỉ định đây,

này, đấy, đó, kia, ấy được tìm hiểu ở hai vấn đề chủ yếu là: khả năng kết hợp

và chức vụ cú pháp trong câu Còn trên bình nghĩa học, chúng tôi sẽ tìm hiểucác ý nghĩa của 6 đại từ chỉ định và vị trí, vai trò của chúng trong cấu trúcnghĩa miêu tả, từ đó tìm ra những kết luận mới

- Chương 3: Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt

vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập tới Khi các đại từ chỉ định đây, này, đấy,

đó, kia, ấy đi vào hoạt động hành chức (hoạt động sử dụng), chúng hứa hẹn sẽ

đem đến những khám phá bất ngờ, thú vị

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN1.1 Lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học

Bắt nguồn từ lí thuyết về tín hiệu học của nhà ngôn ngữ học CharlesSanders Peirce (1839 -1914) và sau đó là lí thuyết tín hiệu ba chiều của CharlesWilliam Morris, lí thuyết ba bình diện nghiên cứu câu ra đời và ngày càng khẳngđịnh được vai trò vị trí của mình trong ngôn ngữ học hiện đại Bởi so với quanniệm và cách nghiên cứu câu của ngữ pháp truyền thống thì rõ ràng lí thuyếtnghiên cứu câu này toàn diện, khoa học hơn rất nhiều Theo đó, câu được xemxét trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học Khi xem xét hoạt độngngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của đại từ nói chung và đại từ chỉ định nóiriêng, đôi khi phải đặt nó vào trong các câu cụ thể, vì chỉ khi đi vào hoạt độngtrong câu/phát ngôn, đại từ mới thể hiện được các đặc điểm của mình

1.1.1 Bình diện kết học

Kết học (syntactics) theo Ch Morris đó là lĩnh vực nghiên cứu kí hiệutrong các mối quan hệ kết hợp với các kí hiệu khác Nói cách khác, kết học làlĩnh vực của các quy tắc kết hợp tín hiệu thành một thông điệp Trong ngôn ngữ,

kết học cũng chính là bình diện ngữ pháp của câu Trong Câu tiếng Việt, Nguyễn Thị Lương cho rằng: bình diện ngữ pháp câu nghiên cứu các quy tắc,

cách thức liên kết các từ thành cụm từ (gọi là cú pháp cụm từ) và thành câu, các kiểu câu (gọi là cú pháp câu) Cú pháp cụm từ nghiên cứu cấu tạo ngữ pháp của

các loại cụm từ, đặc biệt là cụm từ chính phụ Cú pháp câu nghiên cứu đặc điểm,chức năng của các thành phần câu; cấu tạo ngữ pháp của các kiểu câu theo kếtcấu C –V, các kiểu câu theo mục đích nói [23, 23]

Có thể nói đây là bình diện của các mối quan hệ ngữ pháp giữa các đơn

vị ngữ pháp và các kiểu cấu tạo ngữ pháp trong câu Riêng về việc nghiên cứu

Trang 20

các thành phần ngữ pháp của câu chính là xem xét cấu tạo, đặc điểm hìnhthức, ý nghĩa và chức năng ngữ pháp của các thành phần ngữ pháp và quan hệ

giữa các thành phần đó trong câu Trong cuốn Câu trong hoạt động giao tiếp

tiếng Việt, Bùi Minh Toán cho rằng kết học là bình diện của sự tổ chức hình

thức cấu trúc ngữ pháp Và ông chia bình diện này thành hai lĩnh vực: thànhphần ngữ pháp trong câu và kiểu cấu trúc ngữ pháp của câu

1.1.2 Bình diện nghĩa học

Xuất phát từ bình diện nghĩa học của tín hiệu (mối quan hệ giữa tínhiệu và sự vật mà tín hiệu biểu hiện), bình diện nghĩa học (ngữ nghĩa) của câuđược hình thành và trở thành vấn đề quan tâm trong ngôn ngữ học hiện đại,đặc biệt là trong trào lưu ngữ pháp chức năng Nghĩa học (semantics) làphương diện của các quan hệ giữa tín hiệu với hiện thực được nói tới trongthông điệp (vật được quy chiếu trong thông điệp) Hay nói cách khác, bìnhdiện nghĩa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín hiệu và cái được biểu đạt.Trong ngôn ngữ học, các biểu thức ngôn ngữ luôn có mối quan hệ mật thiếtvới cái mà biểu thức này miêu tả Đó chính là mối quan hệ về ngữ nghĩa

Diệp Quang Ban đã cho rằng nghĩa học là bộ môn nghiên cứu về ý nghĩa

và ý nghĩa được hiểu là cái gì ở giữa các từ, các câu với cái mà các từ, các câunày diễn tả; nghĩa học cũng là phần nghiên cứu mối quan hệ giữa các câu xét ởmặt âm thanh và các vật, việc, hiện tượng có liên quan mà các câu biểu hiện

Bình diện nghĩa của câu quan tâm nghiên cứu hai thành phần cơ bản lànghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả, nghĩa sự vật) và nghĩa tình thái

Nghĩa biểu hiện là thành phần nghĩa ứng với sự tình được đề cập đến.Mỗi sự tình gồm một vị tố và một hay nhiều tham thể Vị tố là lõi của sự tình,được tạo nên bởi vị từ (ĐT, TT, QHT) Tham thể là thực thể tham gia vào sựtình (DT, CDT, Đt) Cấu trúc vị tố - tham thể là một cấu trúc nghĩa được dùng

để biểu thị nghĩa biểu hiện của câu Xem xét nghĩa của câu cần xem xét cấu

Trang 21

trúc này Nguyễn Thị Lương gọi thành phần nghĩa này là thành phần nghĩa

miêu tả Trong cuốn Câu tiếng Việt, tác giả nêu ra định nghĩa: Nghĩa miêu tả

là phần nghĩa phản ánh sự việc, hiện tượng, sự vật, hoạt động trạng thái, tính chất quan hệ ngoài thực tế khách quan được đưa vào câu Nội dung phản ánh hiện thực đó được gọi là sự việc (hay sự thể) Mỗi câu thường ứng với một sự việc.[23, 23]

Nghĩa tình thái là thành phần nghĩa khá phức tạp trong bình diện nghĩacủa câu Nó luôn luôn có mặt trong câu cùng với nghĩa biểu hiện CharlesBally cho rằng thái độ của người nói đối với nội dung biểu hiện của câu chính

là tình thái Bùi Minh Toán đưa ra định nghĩa: Nghĩa tình thái là phần nghĩa

có tác dụng làm cho sự tình mà câu biểu hiện hướng đến mục đích, đến những hành động ngôn ngữ nhất định, hoặc thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự tình được đề cập đến, hay đối với người nghe [39,

31]

Nghĩa biểu hiện và nghĩa tình thái là hai thành phần tạo nên bình diện nghĩacủa câu Chúng không tách bạch, cô lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

1.1.3 Bình diện dụng học

Dụng học (pragmatics) là bình diện được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ

đặc biệt quan tâm Ngay từ năm 1937, B Malinowski đã viết: Nếu như chức

năng sớm nhất, cơ bản nhất của ngôn ngữ là chức năng ngữ dụng – tức là chức năng điều khiển (direct), kiểm soát (control) và liên kết hoạt động của con người – thì hiển nhiên không có một sự nghiên cứu ngôn từ nào tách khỏi ngữ cảnh (context of situation) lại được xem là một nghiên cứu hợp lí.” (Dẫn

theo Đỗ Hữu Châu, [11, 8]) Charles William Morris định nghĩa: “dụng họcnghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người lí giải chúng” Theo định nghĩanày thì rõ ràng đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ lúc này đã thoát ra khỏiquan điểm nội tại trong nghiên cứu ngôn ngữ của trường phái cấu trúc luận cổ

Trang 22

điển Trường phái cấu trúc luận cổ điển chỉ tập trung chú ý vào cấu trúc nộitại của ngôn ngữ xét trong bản thân nó và vì bản thân nó, xem nhẹ hoạt độngcủa ngôn ngữ trong việc thực hiện chức năng giao tiếp, tức nhân tố ngoại tạicủa ngôn ngữ Dụng học ra đời đã khắc phục được những hạn chế này Ngữdụng học đã hướng ngôn ngữ ra ngoài xã hội, quan tâm đến chức năng củangôn ngữ trong xã hội.

Nói cách khác, ngữ dụng là bình diện của mối quan hệ giữa câu và việc sửdụng câu trong hoạt động giao tiếp Ở bình diện này, câu luôn được xem xéttrong các mối quan hệ với người sử dụng, mục đích sử dụng, hoàn cảnh sửdụng Đó cũng chính là các nhân tố trong hoạt động giao tiếp Sau này, A G

Smith nói rõ hơn về khái niệm này: Kết học nghiên cứu quan hệ giữa các tín

hiệu, nghĩa học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với sự vật và dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người dùng (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, [11, 11])

Nguyễn Thị Lương cũng đưa ra quan điểm về bình diện ngữ dụng:

Bình diện này nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với người sử dụng, giữa câu với việc sử dụng câu trong một tình huống giao tiếp cụ thể nhằm phát hiện những ý nghĩa của câu – phát ngôn trong tình huống cụ thể đó [23, 24]

Có nhiều quan điểm khác nhau về bình diện dụng học nhưng nhìnchung, có thể hiểu đây là bình diện nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ tronggiao tiếp nhằm đạt được một mục đích nhất định nào đó Nó không nghiêncứu các đơn vị ngôn ngữ tồn tại ở trạng thái tĩnh (trong hệ thống) mà nghiêncứu các đơn vị ngôn ngữ ở trạng thái động (trong sử dụng)

Ngữ dụng học quan tâm đến các vấn đề như sau: chiếu vật, hành độngngôn ngữ, các thành phần nghĩa ngữ dụng của câu (nghĩa tường minh vànghĩa hàm ẩn), lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại, cấu trúc thông tin

Tóm lại, ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học tuy là ba lĩnh vựckhác nhau nhưng chúng không tồn tại độc lâp, tách biệt nhau mà lại có mối quan

hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời Hình thức của câu biểu thị nội dung

Trang 23

nghĩa của câu nhưng để hiểu được đúng nghĩa của câu cần đặt nó trong ngữ cảnh.Bởi vậy, cần xem xét câu trên cả ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học.

1.2 Từ loại và sự phân định từ loại tiếng Việt

1.2.1 Khái niệm về từ loại

Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm của mình về khái niệm “từ

loại” Trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại, Lê Biên cũng đã nêu rõ định nghĩa từ loại: Từ loại là sự phân loại vốn từ của một ngôn ngữ cụ thể thành

những loại, những hạng dựa vào những đặc trưng ngữ pháp Sự quy loại của một lớp từ nào đó vào một loại từ nhất định được xác định bởi những đặc trưng về ngữ nghĩa, về hoạt động ngữ pháp của nó (về hình thái học hoặc về

cú pháp học, hoặc cả về hình thái học và cú pháp học) trong việc thực hiện một chức vụ cú pháp nhất định [4, 8] Tác giả còn nhấn mạnh: Chỉ sự phân loại từ nào nhằm mục đích ngữ pháp, có bản chất ngữ pháp của từ mới được gọi là từ loại.

Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung cũng đưa ra quan điểm củamình: Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp Đó lànhững lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưngthống nhất dùng làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại, Đinh Văn Đức cho rằng từ

loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu [16, 23]

Có một điều dễ dàng nhận thấy khi đưa ra khái niệm từ loại, nhìn

chung các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến bản chất, đặc trưng ngữ phápcủa từ loại Và chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng từ loại là kết quảphân định các từ theo bình diện ngữ pháp Nó là những lớp từ được phân chia

Trang 24

theo những đặc điểm ngữ pháp giống nhau Những từ có đặc điểm ngữ phápgiống nhau được quy vào một loại từ.

1.2.2 Sự phân định từ loại

1.2.2.1 Mục đích của sự phân định từ loại

Trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại, Lê Biên khẳng định sự phân định

từ loại tiếng Việt là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Đó lànhu cầu của nhận thức, là yêu cầu khách quan của bản thân hệ thống ngôn ngữ,

là đòi hỏi của việc chuẩn ngữ pháp tiếng Việt hiện đại Để sử dụng một ngônngữ nào đó, người ta cần phải có một vốn từ nhất định và quan trọng là phải nắmđược những quy tắc về dùng từ, tạo câu để từ đó vận dụng vào thực tế sử dụngnhằm nói và viết đúng đạt được hiểu quả giao tiếp Mục đích của việc phân định

từ loại là thiết lập một danh sách các từ loại của một ngôn ngữ cụ thể Đặc biệt,

mục đích chủ yếu đó chính là nhằm phát hiện bản chất ngữ pháp, tính quy tắc trong hoạt động ngữ pháp và sự hành chức của các lớp từ loại trong quá trình thực hiện những chức năng cơ bản của ngôn ngữ: làm công cụ giao tiếp, để tư duy trừu tượng Từ đó có thể sử dụng các lớp từ cho đúng quy tắc, hợp với phong cách và chuẩn của tiếng Việt hiện đại [4, 9]

1.2.2.2 Tiêu chuẩn phân định từ loại tiếng Việt

Tiêu chuẩn là cơ sở, là tiền đề quan trọng của việc phân định từ loại.Đây là một vấn đề được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu Tuynhiên, có thể thấy họ đều khá thống nhất với việc phân định từ loại dựa trên batiêu chuẩn cơ bản sau:

Thứ nhất là tiêu chuẩn về ý nghĩa khái quát (ý nghĩa phạm trù chung)

Ý nghĩa khái quát của từ là ý nghĩa phạm trù, có tính chất khái quát hóa cao;

nó là kết quả của quá trình trừu tượng hóa nghĩa của hàng loạt cái cụ thể cómặt trong thực tại, được người bản ngữ nhận thức, phản ánh qua khái niệm.Loại ý nghĩa này khái quát hóa các ý nghĩa cụ thể của hàng loạt từ Nội dung

ý nghĩa khái quát được hiểu là thứ nội dung ý nghĩa nhận biết được thông qua

Trang 25

ý nghĩa hay cách sử dụng của những số đông từ nhất định làm thành nhữnglớp, chứ không phải là nội dung của từng từ rời cụ thể Ví dụ như ý nghĩa về

sự vật, về hành động, về trạng thái, về tính chất, về quan hệ Ý nghĩa kháiquát trở thành nòng cốt cho ý nghĩa từ loại, là cơ sở cho sự đồng nhất, có thểtập hợp và quy loại hàng loạt từ (khác nhau về ý nghĩa từ vựng) vào cùng một

từ loại Quy loại là tác dụng lớn mà tiêu chí này mang lại

Thứ hai là tiêu chuẩn về khả năng kết hợp Khả năng kết hợp của từ là mộtbiểu hiện của cú pháp hiển thị trong ngôn liệu, biểu thị mối quan hệ giữa từ với từtrong ngữ lưu Đối với tiếng Việt, bản chất khả năng kết hợp của từ là sự phân bố

vị trí trong những bối cảnh ngữ pháp Nó được hình thức hóa bằng những phươngthức ngữ pháp như: biến đổi trật tự từ, dùng các phụ từ, hư từ Để biết được khảnăng kết hợp của từ, cần phải xem xét từ đó trong mối quan hệ với các từ xungquanh nó, nó có thể là thành phần nào trong cụm từ chính phụ (thành phần chính,thành phần phụ), nó kết hợp được với từ nào đặc biệt là khả năng kết hợp với hư

từ (từ chứng) Đặc trưng về khả năng kết hợp của các lớp từ là dấu hiệu chủ yếu

về ngữ pháp, có tác dụng quyết định trong việc phân định, quy loại các lớp từtiếng Việt về mặt từ loại

Thứ ba là tiêu chuẩn về chức vụ cú pháp Trong hoạt động ngôn ngữ, ởcấu trúc câu, mỗi từ loại trong tiếng Việt đều có khả năng đảm nhận một chức

vụ ngữ pháp nhất định trong câu Mỗi chức vụ cú pháp cụ thể có thể do những

từ thuộc các từ loại khác nhau đảm nhiệm Nói cách khác, việc nghiên cứu cúpháp của từ là xem xét từ đó sẽ đảm nhiệm chức năng ngữ pháp gì trong câu,xem xem từ đó sẽ thực hiện nhiệm vụ gì trong câu (nối kết, thể hiện quan hệ ýnghĩa tình thái trong câu ) Mỗi từ loại khi đi vào trong câu, nó có cả mộtchùm chức vụ cú pháp đặc trưng cho chức năng của từ đó Trong chùm chức

vụ của mỗi từ loại, bao giờ cũng có một chức vụ nổi lên như là một chức vụtrung tâm Một từ có thể giữ nhiều chức năng cú pháp trong câu nhưng cầnphải xem xét chức năng ngữ pháp nào của từ là chủ yếu để làm căn cứ phân

Trang 26

loại Ví dụ như danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, nhưng chủyếu nó thường làm chủ ngữ trong câu.

1.2.2.3 Hệ thống từ loại tiếng Việt

Từ loại trong tiếng Việt có sự phân chia khá đa dạng, phong phú và vôcùng phức tạp Mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những cách phân chia khácnhau Nhưng nhìn chung, căn cứ vào các tiêu chuẩn nói trên, hầu hết các nhànghiên cứu đã chia các lớp từ tiếng Việt thành hai loại lớn: thực từ và hư từ

Và trong luận văn này, theo quan điểm của chúng tôi, từ loại tiếng Việt đượcchia ra thành ba nhóm:

- Thực từ: danh từ, động từ, tính từ

- Hư từ: phụ từ, tình thái từ, quan hệ từ

- Trung gian: số từ, đại từ

Có thể mô hình hóa hệ thống từ loại trong tiếng Việt như sau:

Thực từ Trung gian Hư từ

Thực từ trong tiếng Việt chiếm số lượng lớn nhất Nó biểu đạt ý nghĩa

có liên quan đến nội dung phản ánh của người Việt trong việc tri nhận thếgiới Nó dùng để gọi tên (định danh) sự vật, hiện tượng trong thực tế kháchquan Các thực từ trong tiếng Việt có khả năng làm trung tâm đoản ngữ, tậphợp chung quanh chúng là những thành tố phụ trong một kết cấu tự do Nó có

Từ loại tiếng Việt

Phụ từ

Đại từ

Số từ

Tính từ Động từ

Trang 27

thể độc lập tạo câu, giữ các chức vụ cú pháp khác nhau trong câu và thường giữcác chức vụ cú pháp chính.

Hư từ có số lượng không lớn nhưng lại có một vai trò quan trọng vàmột tần số sử dụng rất cao Nó không mang ý nghĩa định danh (gọi tên sự vậthiện tượng) mà mang ý nghĩa ngữ pháp Hay nói cách khác, ý nghĩa của các

hư từ có tính chất ngữ pháp, là phương tiện diễn đạt các quan hệ giữa các kháiniệm trong tư duy theo cách thức phản ánh bằng ngôn ngữ của người bản ngữ

Về khả năng kết hợp, hư từ thường không làm thành tố chính, một số làmthành tố phụ trong cấu trúc ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩatình thái Đa số hư từ dùng làm yếu tố liên kết cú pháp (chức năng liên kết).Trong câu, hư từ không có khả năng độc lập tạo ra câu và không đảm nhậnchức vụ ngữ pháp chính của câu

Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đại từ có một vị trí đặc biệt Nó nằm

ở nhóm trung gian giữa thực từ và hư từ

Ý nghĩa khái quát của đại từ không rõ ràng Đại từ không có nghĩa sởchỉ, không gọi tên sự vật (định danh) sự vật, khái niệm, hiện tượng trongthực tế khách quan Nó mang ý nghĩa chỉ trỏ và thay thế Ý nghĩa của đại

từ không trực tiếp là nội dung phản ánh thực tại như yếu tố từ vựng có mặttrong ý nghĩa của DT, ĐT, TT Mối quan hệ giữa thực tại và ý nghĩa đại từ

là một sự gián tiếp

Về khả năng kết hợp, đại từ có điểm giống với hư từ Đại từ thườngkhông giữa vai trò là thành tố trung tâm mà thường giữ vai trò là thành tố phụ

của đoản ngữ Có đôi khi đại từ làm trung tâm của đoản ngữ (VD: bốn chúng

tôi) nhưng những trường hợp này trong tiếng Việt trên thực tế rất hiếm, và chỉ

mang tính chất lâm thời, khả năng tập hợp các thành tố phụ chung quanh nó

sẽ rất hạn chế so với khả năng của các thực từ

Trang 28

Về chức vụ cú pháp, đại từ rất giống thực từ Đại từ có quan hệ mậtthiết với các thực từ cơ bản như DT, ĐT, TT và nhất là DT Nó rất gần vớithực từ vì nó có chức năng thay thế cho thực từ Cũng giống như thực từ, đại

từ có thể làm nhiều thành phần khác nhau trong câu như: chủ ngữ, vị ngữ, bổngữ, định ngữ, Chẳng hạn như nhóm đại từ nhân xưng có khả năng làm chủngữ của câu rất cao Chức năng ngữ pháp của đại từ trong khi làm thành phầncâu cũng rất cơ động

Có thể thấy rằng đại từ là từ loại vừa giống hư từ lại vừa giống thực từ

Nó rất gần với thực từ nhưng lại không phải là đại từ đích thực vì nó chiếm sốlượng hữu hạn như hư từ, không mang tính định danh, thường không làmthành tố trung tâm mà chỉ làm thành tố phụ của đoản ngữ Vì thế, không thểxếp đại từ vào nhóm thực từ Nhưng cũng không thể xếp nó vào nhóm hư từđược vì đại từ có thể đảm nhiệm rất nhiều các chức vụ cú pháp khác nhautrong câu, trong khi hư từ thì không thể Như vậy, trong hệ thống từ loại tiếngViệt, đại từ có vị trí trung gian giữa đại từ và hư từ

1.3 Khái quát về đại từ tiếng Việt

1.3.1 Khái niệm đại từ

Tên gọi “đại từ” trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tên gọi pronom Trong ngữ pháp học cổ điển ở Tây Âu, pronom là từ gốc Latinh Pro có nghĩa

là thay thế, nominibus có nghĩa là danh từ, tên gọi Vì thế mà người ta thường

quan niệm đại từ là từ thay thế cho danh từ

Nguyễn Lân là người đưa ra định nghĩa về đại từ khá sớm Ngay từ năm

1956, trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam, lớp 7, ông viết: đại từ là những từ dùng

để thay thế một danh từ để khỏi nhắc lại danh từ ấy và để câu được gọn gàng.

[22, 55] Chức năng thay thế của đại từ được nhấn mạnh Mục đích của sự thaythế này là tránh sự lặp lại không cần thiết và để câu không bị rườm rà

Trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại (1996), Lê Biên không đưa ra một

định nghĩa cụ thể nào về đại từ nhưng ông khẳng định vị trí trung gian của đại

Trang 29

từ Đại từ không có nghĩa sở chỉ, không gọi tên (định danh) sự vật, khái niệm,hiện tượng trong thực tế khách quan Nghĩa của đại từ là “trỏ” và “thay thế” Nóbiểu thị các quan hệ định vị bao hàm cả nghĩa trỏ và nghĩa thay thế Riêng vềchức năng thay thế của đại từ, tác giả nhấn mạnh: đại từ thay thế cho sự gọi tên

chứ không phải thay thế cho tên gọi Nghĩa là ý nghĩa thay thế ở đây là thay thế

cái đã được gọi tên, cái đã được nói tới, cái đã được biết Mặt khác, ý nghĩa thay thế là thay thế về chức năng cú pháp chứ không phải thay thế từ loại [4,

21] Đây cũng chính là sự đặc biệt trong chức năng thay thế của đại từ

Nguyễn Hữu Quỳnh (2001) đưa ra định nghĩa về đại từ:“ Đại từ là

những từ dùng để chỉ sự vật, để xưng hô, để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ, số từ và cụm từ trong câu” [32, 150]

Trong Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 (1991), Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung đưa ra khái niệm đại từ như sau: Đại từ là những lớp từ dùng

để thay thế và chỉ trỏ [1, 126] Đại từ không trực tiếp biểu thị thực thể, quá

trình hoặc đặc trưng như danh từ, động từ, tính từ Nó biểu thị các ý nghĩamột cách gián tiếp: chúng mang nội dung phản ánh vốn có của các thực từthay thế Chẳng hạn như khi nó thay thế danh từ thì đại từ biểu thị ý nghĩathực thể của danh từ

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp chỉ ra ý nghĩa của đại từ trong Dẫn luận

ngôn ngữ học (2008) Đại từ không gọi tên sự vật, hành động, tính chất mà trỏ vào chúng Gọi tên và trỏ là hai chuyện khác nhau Về đặc điểm hoạt động ngữ pháp, đại từ dùng để thay thế cho các thực từ [17, 250] Đây cũng

chính là sự khác biệt giữa đại từ và các thực từ Nếu thực từ có chức năngđịnh danh thì đại từ lại không, chúng có chức năng thay thế và trỏ

Trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, 2011, NXB Giáo dục, cáctác giả (Nguyễn Minh Thuyết chủ biên phần Tiếng Việt) đưa ra khái niệm về

đại từ như sau: Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính

chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để

Trang 30

hỏi Đại từ có thể đảm nhận các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong

câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ

VD: Phải nói em tôi rất ngoan Nó lại khéo tay nữa (Khánh Hoài)

Đt (làm CN)

Như vậy, có thể thấy rằng có khá nhiều định nghĩa về đại từ được đưa ra.Khi đưa ra các định nghĩa đại từ, các nhà nghiên cứu đều đề cập đến hai chức

năng chính của của đại từ là thay thế và trỏ Có những tác giả nhấn mạnh vào

chức năng thay thế (Nguyễn Lân, Lê Biên, ) nhưng cũng có người lại nhấnmạnh vào chức năng trỏ của đại từ (như Nguyễn Thiện Giáp) Chúng tôi chorằng nếu chỉ dựa trên một trong hai chức năng để định nghĩa đại từ thì chưa thật

sự thỏa đáng vì như thế đúng nhưng chưa đủ Bởi có những đại từ tưởng chừngnhư chỉ mang chức năng thay thế nhưng thực chất cũng vẫn mang cả ý nghĩa chỉtrỏ và ngược lại Trong luận văn này, dựa vào chức năng của đại từ, chúng tôi

đồng ý với quan điểm cho rằng đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ Chính chức năng trỏ và thay thế đã làm nên đặc trưng riêng cho từ loại đại từ

tiếng Việt, giúp phân biệt với các từ loại khác Tuy nhiên, vai trò của chức năng

“thay thế”, “chỉ trỏ” cụ thể như thế nào, chức năng nào nổi trội hơn chức năngnào, thì còn tùy thuộc vào từng tiểu loại của nó

1.3.2 Phân loại đại từ

Đại từ là từ loại khá phức tạp nên phân loại đại từ là một việc làm cầnthiết Bởi nó sẽ giúp đem đến một cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về lớp

từ này Việc phân loại đại từ tiếng Việt chưa có sự thống nhất giữa các nhànghiên cứu ngôn ngữ Với quan điểm của mình, họ đưa ra những cách phânloại đại từ khác nhau Chúng tôi đã hệ thống cách phân loại đại từ tiếng Việtcủa một số nhà Việt ngữ tiêu biểu trong bảng sau:

Trang 31

Bảng 1: Phân loại đại từ tiếng Việt

- Đại từ để trỏ: dùng để thay thế danh từ

chỉ người hay sự vật mà mình trỏ haytrông vào khi nói Các nhà nghiên cứu đisau gọi nhóm này chính là nhóm đại từchỉ định

- Đại từ để hỏi: dùng để hỏi cho biết là

người nào hay vật gì

- Đại từ dùng để nói trống: dùng thay thế

danh từ để chỉ người hoặc sự vật mộtcách không rõ rệt

Nguyễn Kim

Thản

Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt tập 1 (1963)

Đại từ được chia thành hai loại lớn: đạithể từ và đại vị từ

Trong đại thể từ và đại vị từ, tác giả lạichia thành những tiểu loại nhỏ hơn:

- Đại thể từ là đại từ thường dùng để trỏ

thực thể (sự vật, thời gian, phươnghướng, số lượng) Nó có đặc điểm làkhông có định ngữ (trừ một vài trườnghợp cá biệt) Đại thể từ gồm:

+ Đại từ nhân xưng: dùng để trỏ người

hay động vật, vật thể (VD: tao, ta, mày,

Trang 32

mi, nó hắn, y, chúng )

+ Đại từ phản thân: là đại từ không có

ngôi và số, dùng để trỏ chủ ngữ của câunói Tiếng Việt có hai đại từ phản thân:

mình, ta.

+ Đại từ tương hỗ: tiếng Việt chỉ có một

đại từ tương hỗ là nhau Nhau chỉ số

nhiều, không trỏ một ngôi nào cụ thể Nóđặt sau những động từ ngoại động và cảmgiác để bổ sung đối tượng cho động từ,biểu thị rằng hành động của chủ thể cóqua có lại

+ Đại từ phiếm chỉ: người ta

+ Đại từ chỉ số lượng và thời gian: bấy

(bấy nhiêu, bấy giờ), bây (bây nhiêu, bây giờ), tất, cả, tất cả, hết thảy

+ Đại từ chỉ định: gồm có: này, đây, kia,

ấy, đấy, đó, nọ Đại từ chỉ định có tác

dụng chỉ định bất kì sự vật nào (ngườihay động vật, địa điểm hay thời gian ).Chúng có thể độc lập làm thành phần câuhoặc làm định ngữ cho danh từ và phódanh từ

- Đại vị từ: dùng để trỏ động tác, tình

trạng, tính chất của thực thể Trong tiếng

Việt có hai đại vị từ: thế và vậy

- Ngoài ra, còn một loại đại từ nữa cũng

được tác giả để cập đến và được xếp riêng

ra một mục Đó là đại từ nghi vấn Đại từ

nghi vấn được Nguyễn Kim Thản chialàm hai loại: loại thứ nhất hỏi về sự vật và

Trang 33

số lượng, loại này gồm: ai (hỏi về người),

mấy, bao, bao nhiêu (hỏi về số lượng), bao giờ (hỏi về thời gian), đâu (hỏi về địa

điểm), gì, nào; loại thứ hai hỏi về tình hình, tính chất của sự vật, gồm: thế nào,

sao.

Lê Biên Từ loại tiếng

Việt hiện đại

(1996)

Lê Biên phân loại đại từ thành các tiểuloại sau:

- Đại từ xưng hô

- Đại từ chỉ định: là những đại từ trỏ nơi

chốn, thời điểm xác định (định vị về thờigian, không gian) Sự định vị này lấy vịtrí, thời điểm của người nói làm điểm gốc

để giới hạn vị trí thời đoạn như: đây, đó,

đấy, nãy, này, nọ, ấy

- Đại từ để hỏi: gì, nào, sao, thế nào, ra

sao, bao giờ, bao nhiêu, ai

- Đại từ chỉ khối lượng, tổng thể: cả,

tất cả, hết thảy, tất thảy

- Các đại từ phiếm chỉ: ai, người ta,

bao nhiêu bấy nhiêu.

- Các đại từ “thế, vậy” Đó là các đại từ

trỏ và thay thế được ĐT, TT

Nguyễn Hữu

Quỳnh

Ngữ pháp tiếng Việt (2001)

Dựa vào ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp, tácgiả chia đại từ tiếng Việt thành 6 nhóm nhỏ:

- Đại từ xưng hô: là đại từ được dùng

để xưng hô hoặc thay thế và chỉ người.Đại từ xưng hô trong tiếng Việt gồm cácđại từ chuyên dùng để chỉ xưng hô và cácđại từ xưng hô lâm thời, mượn các danh

từ biểu thị quan hệ thân thuộc hay quan

hệ xã hội

Trang 34

- Đại từ chỉ định sự vật: là những từ

dùng để trỏ người và vật được xác địnhtrong không gian hay thời gian hoặc thaythế một đơn vị ngữ pháp nào đó trong

ngữ cảnh (này, nọ, kia, ấy, đó)

- Đại từ chỉ định không gian (vị trí) thời

gian: Đại từ chỉ định không gian dùng để

chỉ một vị trí, một địa điểm nào đó: đây,

đấy, đó, kia Còn đại từ chỉ định thời gian là

những từ: nay, này, giờ, bây giờ, bấy giờ

- Đại từ chỉ trạng thái: là những từ chỉ

hoạt động trạng thái và tính chất đã nói ởcâu trước, thay thế cho một đơn vị ngũ

pháp nào đó (thế, vậy)

- Đại từ chỉ số lượng: là những từ thay

thế số từ chỉ số lượng gồm: bấy nhiêu,

cả, tất cả, hết thảy, tất thảy

- Đại từ để hỏi: là đại từ dùng để hỏi về

người , về vật , về vị trí, về thời gian, về

trạng thái, số lượng (ai, gì, chi, nào; đâu,

nào, bao giờ; thế nào, sao; mấy, bao nhiêu )

Hoàng Văn

Thung

Ngữ pháp tiếng Việt tập 1 (2010)

Căn cứ vào các mặt đối lập theo ba đặctrưng của đại từ, tác giả chia đại từ thànhhai lớp con: đại từ xưng hô và đại từ chỉđịnh

- Đại từ xưng hô: dùng để thay thế và

biểu thị các đối tượng tham gia vào quátrình giao tiếp Nó gồm 2 tiểu loại nhỏ:

+ Đại từ xưng hô dùng ở ngôi xác định + Đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi

Trang 35

linh hoạt.

- Đại từ chỉ định: thay thế và chỉ trỏ các

đối tượng được phản ánh trong mối liên

hệ “định vị” trong thực tại Ý nghĩa củađại từ tương ứng với ý nghĩa sự vật, sựviệc, hiện tượng của thực từ, kết hợpvới thực từ, câu, đoạn văn được thay thế.Đại từ chỉ định gồm:

+ Đại từ xác chỉ, + Đại từ phiếm chỉ + Đại từ: thế, vậy.

Diệp Quang

Ban

Ngữ pháp tiếng Việt (2013)

Diệp Quang Ban chia đại từ thành 4 loại:

- Nhân xưng từ: là những từ không

mang nghĩa, chúng thuộc vào số những từdùng để quy chiếu (gồm từ phản thân và

từ tương hỗ)

- Chỉ định từ: là những từ không mang

nghĩa, chúng được dùng để quy chiếu đếnmột số phương diện, và giúp chỉ sự vật,việc, hiện tượng trong mối quan hệ vớicác phương diện đó Chỉ định từ baogồm: chỉ định từ không gian, chỉ định từthời gian và chỉ định từ số lượng

- Đại từ nội chiếu: là từ dùng thay từ, tổ

hợp từ hay câu bên trong văn bản haydiễn ngôn

- Đại từ nghi vấn và đại từ phiếm chỉ:

đại từ nghi vấn là những từ dùng để đánhdấu các kiến trúc nghi vấn (thường nằmtrong kiểu câu nghi vấn) Còn đại từphiếm chỉ diễn đạt tính không xác định vàkhông tham gia vào việc cấu tạo kiến trúcnghi vấn, mặc dù có hình thức của đại từ

Trang 36

- Đại từ nhân xưng

Như vậy, đại từ chỉ định không phải là một từ loại riêng biệt mà là một tiểu

loại của đại từ Nhóm đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy sẽ được chúng tôi

xem xét cụ thể ở các chương tiếp theo của luận văn

Tiểu kết chương 1

Trên đây, chúng tôi đã hệ thống lại toàn bộ cơ sở lí thuyết có liên quanđến luận văn Đó là lí thuyết ba bình diện trong ngôn ngữ học, vấn đề từ loại

và sự phân định từ loại, khái niệm đại từ và sự phân loại đại từ tiếng Việt

Thứ nhất là những vấn đề về lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học

và dụng học Lí thuyết này sẽ soi sáng cho các vấn đề của luận văn

Thứ hai, dựa trên ba tiêu chuẩn cơ bản (ý nghĩa khái quát, khả năng kếthợp và chức vụ cú pháp), chúng tôi phân chia từ loại trong tiếng Việt ra làm

ba nhóm: thực từ, hư từ và trung gian Trong đó, đại từ được xếp vào nhómtrung gian bởi nó có những đặc điểm vừa giống thực từ vừa giống hư từ

Thứ ba, trong chương một của luận văn, chúng tôi cũng làm rõ khái

niệm đại từ và sự phân loại đại từ tiếng Việt Đại từ là lớp từ dùng để thay thế

Trang 37

và chỉ trỏ Định nghĩa này được chúng tôi đưa ra dựa trên chức năng chính là thay thế và chỉ trỏ của đại từ Về sự phân loại đại từ, đại từ có sự phân loại

khá đa dạng Chúng tôi chia đại từ thành sáu nhóm chủ yếu: Đại từ nhânxưng, đại từ thay thế, đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn, đại từ phiếm chỉ và đại

từ tổng lượng Từ đó, chúng tôi đi đến khẳng đại từ chỉ định là một tiểu loạicủa đại từ tiếng Việt

Những nội dung được trình bày ở chương này sẽ là cơ sở, là tiền đề

quan trọng để chúng tôi tìm hiểu về đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy

trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học ở chương 2 và chương 3

Trang 38

Chương 2

ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH ĐÂY, NÀY, ĐẤY, ĐÓ, KIA, ẤY TRONG

TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN KẾT HỌC VÀ NGHĨA HỌC

2.1 Đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trên bình diện kết học 2.1.1 Bản chất từ loại của các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy

Các từ đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt là những từ có bản

chất từ loại khá phức tạp Bởi chúng không phải là thực từ nhưng cũng khôngphải là hư từ, mà nằm ở ranh giới giữa thực từ và hư từ Trong giao tiếp hằngngày và trong văn bản, những từ này được sử dụng rất nhiều Có khi chúngxuất hiện với tư cách của từ loại này nhưng cũng có khi cũng lại xuất hiện với

tư cách của từ loại khác Tùy vào phát ngôn có chứa các từ này và cả ngữ

cảnh giao tiếp mà ta có thể xác định bản chất từ loại của chúng Đây, này,

đấy, đó, kia, ấy là nhóm từ thường được biết đến với tư cách là đại từ chỉ

định Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà chúng có thể là một đại từ nhân

xưng (đây, đấy, ấy), một đại từ thay thế (ấy, đó ), một trợ từ hay một thán từ.

Người Việt sử dụng những từ này một cách rất linh hoạt đem đến những hiệuquả giao tiếp rất bất ngờ và thú vị Để luận văn có một cái nhìn toàn diện và

sâu sắc hơn về đại từ chỉ định đây, này, đấy, đó, kia, ấy trong tiếng Việt, trước

khi đi sâu vào nghiên cứu những đại từ chỉ định này, người viết muốn đề cậpđến bản chất từ loại của những từ trên

- Từ đây:

+ Đây là một đại từ nhân xưng lâm thời ngôi thứ nhất, số ít Trong

trường hợp này, từ đây người nói dùng để tự xưng với người đối thoại một cách thân mật, hoặc trịch thượng sỗ sàng; đối lập với đấy (từ dùng để gọi

người đối thoại)

Trang 39

(1) Miếng trầu là nghĩa tương giao

Muốn cho đây đấy duyên vào hợp duyên.

(Ca dao)

(2) Vợ chồng thu xếp với nhau thế nào, đây mặc kệ! (1, 256)

Từ đây trong ví dụ 1 là từ người nói dùng để tự xưng với người đối thoại

một cách thân mật Đó có thể là lời của một chàng trai hay một cô gái muốn quachuyện “miếng trầu” mà nói lên ước muốn nên duyên, mong ước về hạnh phúclứa đôi (Vì trong quan niệm của người Việt, miếng trầu là đầu câu chuyện, là lễvật cưới xin nên hình ảnh miếng trầu luôn luôn gợi cho thanh niên nam nữ liêntưởng tới những chuyện tình yêu, chuyện duyên phận lứa đôi Còn ở ví dụ 2,

người nói cũng dùng từ đây để tự xưng với người đối thoại nhưng theo cách trịch thượng, sỗ sàng Bởi đây chính là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, chỉ ông lý khi ông lý nói với bác Phó gái để bắt chồng bác đi xem bóng đá.(Tinh thần thể dục,

Nguyễn Công Hoan) Cách xưng hô này thể hiện thái độ trịch thượng của kẻ bềtrên (quan lại) quát người bề dưới (dân)

+ Đây là một trợ từ: nhấn mạnh về tính chất hiện diện cụ thể của người,

điều vừa được nói đến hoặc được dùng như một trợ từ nhấn mạnh sự bănkhoăn của người nói về điều vừa nêu ra như để tự hỏi mình

(3) Cám ơn anh chị, em đưa con về nhà đây (2, 20)

(4) Tôi cũng không biết rồi mọi chuyện sẽ ra sao đây? (KN)

Có khi đây còn xuất hiện trong các kết hợp: chi đây, gì đây, đây này,

đây mà, đây ư, đây thôi, đây rồi, đây nhé

(5) Tất là trong gia đình này, đương có sự xung đột mẹ chồng nàng

dâu chi đây (1, 25)

(6) Cái gì đây? (1, 172)

(7) Ảnh của ông cụ đây này! (2, 40)

Trang 40

+ Đây là một đại từ chỉ định: dùng để chỉ định sự vật, địa điểm ở gần

hoặc ngay chỗ người nói hoặc ngay thời điểm nói

(8) Giới thiệu với anh, đây là Lan – bạn thân của em! (KN)

(9) Ở đây tôi thấy khó chịu lắm! (KN)

(10) Cách đây bốn năm tôi còn là một cô sinh viên đầy mộng mơ (KN)

- Từ này:

+ Này là đại từ nhân xưng lâm thời ngôi thứ nhất, nhưng nó thường

không đi một mình mà đứng trong kết hợp đằng này.

(11) Có gì đâu, đêm hôm qua, đằng này đi tuần với thầy quản, vào mé

rừng làng Cổ Tích (1, 142)

+ Này là trợ từ biểu thị ý nhấn mạnh tính cụ thể và xác định của những

sự vật, sự việc, tính chất nào đó đang được liệt kê ra

(12) Anh ta đẹp trai này, thông minh này, tốt bụng này (KN)

Từ này nhấn mạnh về điều vừa nêu ra, với ý bảo người đối thoại hãy

chú ý làm theo Đồng nghĩa với nè.

(13) Cầm điếu thuốc dí thế này này (2, 54)

(14) Con nghe mẹ dặn này! (KN)

Hoặc từ này biểu thị thái độ nghiêm khắc của lời nói, có hàm ý đe dọa

trước một sự chống đối nào đó của người đối thoại

(15) Cứng cổ này! (1, 279)

(16) Làm ăn thế này à? Liệu hồn! (KN)

+ Dùng này với tư cách là thán từ làm tiếng gọi (theo Nguyễn Hữu

Quỳnh, [32, 169]) Còn Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung xếp từ này

vào nhóm các tình thái từ dùng để gọi đáp (hoặc để cấu tạo thành phần gọi

đáp) Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê xếp vào loại cảm từ Chúng tôi cho

rằng nên gọi chúng là thán từ là hợp lý nhất Vì nó là tiếng thốt ra như để gọingười đối thoại, nhằm gây sự chú ý trong giao tiếp

Ngày đăng: 23/09/2016, 08:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2010), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
2. Diệp Quang Ban (2012), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
3. Diệp Quang Ban (2013), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2013
4. Lê Biên (1996), Từ loại tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Biên
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
Năm: 1996
5. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1975
6. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
7. Đỗ Hữu Châu (1996), Giản yếu về dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giản yếu về dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
8. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 1997
9. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2003
10. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2003), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học, tập 1
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
11. Đỗ Hữu Châu (2012), Đại cương ngôn ngữ học – Ngữ dụng học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học – Ngữ dụng học, tập 2
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng trọng Phiến (2006), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng trọng Phiến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
13. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ việt Hùng, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
14. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và giao tiếp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng ngôn ngữ và giao tiếp tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
15. Hữu Đạt (2011), Tri nhận không gian, thời gian trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tri nhận không gian, thời gian trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa
Năm: 2011
16. Đinh Văn Đức (2010), Ngữ pháp tiếng Việt, từ loại, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2010
17. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
18. Nguyễn Thị Hải (2013), Đại từ nhân xưng tiếng Việt nhìn từ lý thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ nhân xưng tiếng Việt nhìn từ lý thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học
Tác giả: Nguyễn Thị Hải
Năm: 2013
19. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1991
20. Phạm Thị Thu Hưng (2011), Nhóm từ chỉ vị trí trong tiếng Việt nhìn từ lý thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhóm từ chỉ vị trí trong tiếng Việt nhìn từ lý thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học
Tác giả: Phạm Thị Thu Hưng
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w