Luận án thực hiện nghiên cứu với mục tiêu để đề xuất các biện pháp vận dụng mô hình để tiếp cận và giảng dạy thơ Đường, hy vọng người giáo viên văn học tiết kiệm được chút ít thời gian chuẩn bị bài mà vẫn giảng dạy các bài thơ Đường theo đúng phương pháp loại thể, đạt hiệu quả chất lượng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 2LÊ THỊ THANH THỦY
BÁO CÁO KINH NGHIỆM TOÀN QUỐC
Về:
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
THƠ ĐƯỜNG THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
- 1998 -
Trang 3PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ
Phần I
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường theo đặc trưng loại thể là vấn đề có
cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn đà đúc kết thành lý luận Năm 1970, nhóm tác giả do ông
Trần Thanh Đạm đứng đầu đã công bố đề tài khoa học này qua cuốn sách" Vấn đề giảng dạy
tác phẩm theo loại thể”
Tác giả đã chỉ rõ:
"Nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng cảm thụ theo loại thể và người dạy cũng giảng theo loại thể Nói một cách khác, phương thức cấu tạo hình tượng mà tác giả đã sử dụng khi sáng tác qui định phương thức cảm thụ hình tượng đó của người đọc và cũng từ đó qui định phương thức giảng dạy của chúng ta"
Đây là luận điểm có tính nguyên tắc phổ biến Dựa trên luận điểm đó, tôi đã nghiên cứu phương pháp giảng dạy thơ Đường theo đặc trưng loại thể từ vài năm qua
Thơ Đường Trung Quốc là mảng văn học nước ngoài nằm trong chương trình lớp 9 và lớp 10
phổ thông, bổ túc Tuy có ít bài nhưng chỗ đứng của nó không thể bỏ qua Vì "Thơ Đường là
một thành tựu xuất sắc của nền văn học cổ Trung Hoa, đồng thời cũng là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử văn học thế giới" (*)
Trong quá trình giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc, hàng nghìn năm qua, nhân dân ta đã tiếp nhận thơ Đường Trung Quốc như một món ăn tinh thần bổ ích, Thơ Đường chữ Hán đã được đọc theo âm Việt, dịch ra tiếng Việt Nhiều người thuộc thơ Đường, yêu thơ Đường và sáng tác thơ Đường, để lại những áng
Trang 4Từ nhiều năm nay, các cấp chuyên môn ngành và những nhà nghiên cưu cũng chưa đặt chân đến vùng đất bỏ ngỏ này Nhiều năm đứng lớp, dạy văn trường BTTH, mỗi lần đụng đến bài thơ Đường, tôi cảm thấy ngại ngùng nhưng vẫn cứ phải làm cái việc bất đắc dĩ Dạy xong thì không bằng lòn với kết qủa Giáo án mỗi năm mỗi sửa Mãi đến khi được đọc những tài liệu về thi pháp thơ Đường 1(**)
tôi mới tìm ra cánh cửa, mở lời vào phương pháp giảng dạy thơ Đường theo đặc trưng loại thể
Những gì trình bày dưới đây chỉ là công việc phải làm và đã làm của người giáo viên dạy văn chương trong nhà trường chúng ta
(*)
Cuốn sách: "Dạy học giảng văn ở trường PTTH" của tác giả Nguyễn Đức Ân do nhà xuất bản Đồng Tháp phát hành năm 1997 có giới thiệu chuyên đề "Giảng dạy văn học theo loại thể" của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm.
(**) 1Tài liệu về thi pháp thơ Đường:
- "Hình thức Thơ ca cổ điển Trung Quốc "tác giả PTS Hồ Sĩ Hiệp" Đại học Quốc Gia TP Hô Chí Minh, Trường Đại học lưu hành nội bộ 1997
- "Thi pháp thơ Đường" của PTS Nguyễn Thị Bích Hải Nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế 1995.
Trang 5Phần II ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
- Thực tế từ 5 năm lại đây, số học viên độ tuổi 31 đến 40 ngày càng giảm, ngược lại, học viên độ tuổi từ 18 đến 25 tăng nhanh và đang trở thành đối tượng chính trong lớp học
Học viên ở độ tuổi 18 đến 25 tăng; là một chuyển biến khách quan có lợi để nhà trường xây dựng củng cố nề nếp học tập, có những yêu cầu cao hơn về chất lượng dạy và học Trong điều kiện đó, phương pháp giảng dạy thơ Đường
Trang 64
theo đặc trưng loại thể được áp dụng là một thuận lợi
Mặc dù được Ban giám đốc Trung tâm GDTX khuyến khích, tạo điều kiện và các bạn dồng nghiệp trong tổ hỗ trợ, tôi vẫn thấy việc dò dẫm đi vào phương pháp giảng dạy thơ Đường theo đặc trưng loại thể là một thu thách quá sức đầy khó khăn Tinh thần của tôi là vừa học hỏi trang bị lý thuyết vừa vận dụng vào thực tế giảng dạy, làm đến đâu xem xét lại đến đấy để rút tỉa kinh nghiệm đặc biệt là chú trọng những thu hoạch bổ ích cho mình
Phần III
CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
Thơ Đường Trung Quốc được các giới nghiên cứu phê bình văn học xưa nay đánh giá
là một công trình nghệ thuật sáng tạo độc đáo Bước vào giảng dạy thơ Đường phải tiếp cận với rất nhiều vấn đề Riêng về thế loại, đã có một hệ thống đa dạng về hình thức Ở đây không dám bàn đến tất cả những thể loại sáng tác vào đời Đường Trung Quốc mà chỉ nói tới những thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn bát cú, tuyệt cú hoặc bài luật cũng có nhiều vấn đề Thể thất ngôn bát cú luật thi được coi là dạng cơ bản, vì từ đó có thể suy ra tất cả các dạng khác của thơ Đường Do đó đi vào phương pháp giảng dạy thơ Đường theo đặc trưng loại thể, trước hết và chủ yếu là tìm hiểu ở những bài thất ngôn bát cú luật thi
I TRANG BỊ CHO HỌC SINH MỘT CHÚT VỐN LIẾNG ĐỂ HỌC THƠ ĐƯỜNG:
1 Thơ Đường luật theo qui phạm có ba dạng chính:
a Thơ bát cú:
- Thất ngôn bát cú (cả bài tám câu, mỗi câu bảy chữ)
- Ngũ ngôn bát cú (Cả bài tám câu, mỗi cáu năm chữ)
Trang 7
b Thơ tuyệt cú:
- Thất ngôn tuyệt cú (cả bài bốn câu, mỗi câu bảy chữ)
- Ngũ ngôn tuyệt cú (cả bài bốn câu, mỗi câu bốn chừ)
c Thơ bài luật:
Dạng kéo dài của thơ Đường luật Cả bài gồm mười câu trở lên, thường lấy số vần chẵn chục, tên bài thơ ghi rõ "thập vận", hoặc "nhị thập vận"
2 Bố cục truyền thống của bài thơ Đường là đề, thực, luận, kết:
a Ở bài tuyệt cú (Tứ tuyệt):
c Nhiệm vụ của đề, thực, luận, kết:
- "Đề" có nhiệm vụ mở ý cho cả bài thơ Ở bài bát cú, câu thứ nhất là "phá đề" thực hiện nhiệm vụ của "đề"; câu thứ hai là "thừa đề" tiếp ý của "phá đề" để chuyển vào thân bài
Bút pháp thơ Đường thường "phá đề" theo lối "khai môn kiến sơn" (mỏ cửa thấy núi), tức là nói thẳng vào sự việc
- "Thực", còn gọi là thích thực hay cặp trạng để giải thích rõ ý của đầu bài Các cụ xưa nói "Thảo xà hôi tuyến, bất túc bất ly" nghĩa là rắn cỏ, đường tro, chẳng tới sát mà cũng chẳng rời xa "Thực" nghĩa là đưa ra những hình ảnh
Trang 86
thực để phát triển ý thơ cho "đề"
- "Luận" là nói rõ, là khai thác mở rộng ý của "đề" và "thực"
- "Kết" là kết thúc ý toàn bài thơ, cần làm nổi bật tứ thơ, dụng ý của bài thơ, thái độ tư tưởng, tình cảm của tác giả
3 Bố cục bài thơ tuyệt cú có quan hệ gần gũi với bài bát cú luật thi:
"Tuyệt cú" là một thể thơ có nguồn gốc và đời sống riêng, nhưng từ khi có luật thi đời Đường, thì nó trở nên rất gần gũi với kiểu bài bát cú Bố cục của nó giống như được "cắt" từ bài bát cú ra
Cắt lấy hai câu đầu và hai câu cuối Trường họp này không đối
4 Sơ đồ niêm, luật, vần của bài bát cú:
Minh họa qua bài "Đăng cao" của Đỗ Phủ
Trang 9c/ Mỗi cặp câu: l với 2; 3 với 4; 5 với 6 và 7 với 8 là những liên thơ ý liên kết với nhau
d/ B°: Vần Bài bát cú luật thi có 5 vần gieo ở tiếng cuối các câu 1; 2; 4; 6 và 8
Bài tứ tuyệt có 3 vần, gieo ở cuối câu 1, 2 và 4 Đó là hệ thống vần chính cách, chưa
kể phá cách
SƠ ĐỒ VỀ NIÊM, LUẬT, VẦN CỦA THƠ ĐƯỜNG
Trang 108
5 Thi nhãn (còn gọi là nhãn tự)
Theo pháp tự của thơ cổ thể, câu thơ ngũ ngôn, lấy chữ thứ ba làm cơ nữu; câu thơ thất ngôn, lấy chữ thứ năm làm cơ nữu Đó là những chữ hay nhất khéo nhất trong câu thơ, hội tụ những tình cảm, vẻ đẹp của ý thơ
Trong một bài bát cú hay tuyệt cú có thể có một đến hai chữ cơ nữu, tập trung ý tình, tạo nên cái thần của bài thơ, những chữ đó được gọi là "thi nhãn" hay "nhãn tự"
Trường hợp đặc biệt, "thi nhãn" (nhãn tự) không nằm ở vị trí cơ nữu, có thể nằm ở chữ cuối cùng của bài thơ để gây ấn tượng mạnh
6 Đối:
Là hình thức tu từ do hai câu có số chữ bằng nhau, từ loại đối nhau, ý đối nhau Luật thi bắt buộc hai liên giữa của bài bát cú phải thực hiện đúng phép đối, làm cho hình thứ bài thơ cân đối, hài hòa, hoàn mỹ và ý thơ hàm súc
* *
* Sáu nội dung trên đây được in thành văn bản nhân tiết giới thiệu chung về thơ Đường, chúng tôi hướng dẫn học viên sử dụng Nhờ văn bản này, anh chị em có được cái vốn ban đầu
để soạn bài và tiếp thu kiến thức bài giảng
Thông qua việc khái quát về vai trò của thơ Đường đối với văn học nhân loại, học viên thấy được không chỉ có nhân dân Trung Hoa yêu thích thơ Đường mà nhiều dân tộc trên thế giới đã khao khát tìm đến thơ Đường Bao đời nay nhân dân ta đã dành cho thơ Đường một chỗ đứng trong nền văn học của mình Học viên nhận ra rằng học thơ Đường là việc làm cần thiết và bổ ích
Chúng tôi đã hướng dẫn anh chị em cách đọc một bài thơ Đường: đọc nguyên tác, đọc bản dịch nghĩa và đọc thơ dịch Cần thiết nhất là biết đối chiếu giữa bản thơ dịch với thơ nguyên tác để có giọng điệu thích hợp Đọc kết hợp với tìm hiểu, giải thích ý nghĩa một số từ Hán Việt trong bài, trên cơ sở đã nghiên
Trang 11cứu nội dung bản dịch
Đây là bước khởi động tích cực vừa tạo tâm thế cần thiết, vừa có vốn liếng trang bị ban đầu để đọc thơ Đường Việc làm này giống như nhưng luống cày vỡ để sau này bừa đi xáo lại, tạo nên màu mỡ trong việc tiếp thu cái hay cái đẹp của thơ Đường
II ĐỐI CHIẾU CHẶT CHẼ BÀI THƠ DỊCH VỚI NGUYÊN TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẦY ĐỦ NHỮNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
Ở mỗi bài thơ Đường, sách giáo khoa đều có phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ Ba văn bản nhưng chỉ là một bài thơ, một chỉnh thể nghệ thuật ý nghĩa này nằm đầy đủ ở văn bản nguyên tác Bản dịch chỉ giúp ta hiểu về nội dung câu chữ Văn bản dịch thơ cũng là một chỉnh thể nghệ thuật nhưng không thay được văn bản nguyên tác
Những bài thơ dịch hay nổi tiếng như "Tỳ bà hành" của Bạch Cư Dị do Phan Huy Thực chuyển thể sang song thất lục bát, hoặc bài "Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu do Tản Đà dịch sang thể thơ lục bát Hay là hay về ngôn từ, nội dung, có thể đến mức lột được cái thần của nguyên tác, đem mọi ý tình tác giả vào bản dịch của mình, nhưng niêm, luật, nhịp, vần, đối, của bài thơ thì không giữ được Đó là chưa kể những trường hợp bản dịch làm mất đi không ít giá trị nội dung nghệ thuật
Khi dạy đến bài "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" của Lý Bạch, tôi hướng dẫn học viên đối chiếu bài thơ dịch của cụ Ngô Tất Tố với nguyên tác Anh chị em phát hiện từ "cố nhân" dịch là "bạn", từ "cô phàm" dịch là "bóng buồm", nghĩa không sát Tôi hướng dẫn lớp đem ra sâu chuỗi từ ghép Hán Việt có yếu tố "cố" như là: cố nhân, cố tri, cố hương, cố đô, cố quốc để xác định sắc thái biểu cảm giống nhau của chúng Tất cả đều thừa nhận rằng yếu tố "cố" đem đến cho những từ ghép này sự hoài niệm về quá khứ, nhớ tiếc những gì đã gắn bó, đã thuộc về mình, như máu thịt của mình
Liên hệ đến bài "Tân xuất ngục học đăng sơn" (mới ra tù tập leo núi) rút từ "Nhật ký trong tù" của Bác Hồ tôi nhớ trong đó có hai câu:
Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh
Trang 1210
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân Dịch nghĩa:
Một mình bồi hồi bước dạo trên đỉnh núi Tây Phong
Trông về phía trời Nam xa xăm nhớ bạn cũ
Tác giả Nam Trân dịch:
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa
ý nghĩa "cố nhân" nữa
Trở lại từ "bóng buồm" nói trên, ta thấy chỉ có hình ảnh vật được nói tới, không có sắc thái biểu cảm tâm cảnh Phải là "bóng buồm lẻ loi" mới thay thế được từ "cô phàm" Bởi
vì nỗi buồn chia ly đã định hướng cho đôi mắt, khiến cho Lý Bạch chỉ thấy một cánh buồm đơn chiếc của Mạnh Hạo Nhiên mất hút giữa màu xanh bất tận của trời nước bao la
Thực tế trên cho phép khẳng định bản dịch thơ không thể thay thế được nguyên tác Bài thơ dịch chỉ giúp người đọc có ý niệm nhanh về nội dung, làm cơ sở để hiểu nguyên tác
Do vậy việc giảng dạy những bài thơ chữ Hán nói chung và thơ Đường Trung Quốc nói riêng không thể thoát ly nguyên tác Chỉ trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa bài thơ dịch với bài thơ nguyên tác ta mới phát hiện, khám phá đầy đủ cái hay, cái đẹp của bài thơ
Trang 13III TẠO TÂM THẾ CHO HỌC VIÊN BƯỚC VÀO HỌC THƠ ĐƯỜNG:
Tâm thế là trạng thái tâm lý tinh thần của con người Từ xưa, người Trung Quốc quan niệm "Tâm chủ thần minh", nghĩa là thần chí, thần sắc con người đều do tâm thống quản Tâm có định, thần chí mới yên, thần sắc mới bình ổn Tâm có định lời nói mới có mạch lạc chủ ý, việc tiếp thu kiến thức mới sáng suốt Do đó, tâm thế nói ở đây là trạng thái tâm lý thăng bằng, tinh thần bình ổn, không bị những buồn hận, lo nghĩ, ở ngoài đời xâm chiếm, khuấy động
Ngày xưa, có một thời, chữ Hán (Nho) được đề cao là "chữ thánh hiền" Mỗi khi đọc
"sách thánh" các cụ ta thường phải tạo cho mình một tâm thế thích hợp để lĩnh hội ý nghĩa cao siêu trong từng câu chữ Ở cái thời "văn, sử, triết bất phân", chữ Hán còn là thứ văn tự khó đọc, khó hiểu, ý tứ thâm trầm, cho nên tạo tâm thế không chỉ vi ý thức tôn nghiêm đối với "chữ thánh", "sách thánh" mà còn vì mục đích tiếp thu kiến thức Việc các cụ khép cửa vào thư phòng yên tĩnh đọc sách là hình thức tạo tâm thế để nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức Đặc biệt, đến kỳ bình văn thì yêu cầu tạo tâm thế được đưa lên thành nghi lễ trọng thể
Dưới nhang trầm thơm tỏa khói, ông thầy đạo cao đức trọng bậc nhất đứng ra bình văn cho hàng trăm nho sĩ áo lương khăn đống ngồi nghe Thơ văn hay được người giọng tốt đọc Không khí văn chương tràn ngập cảm hứng, đó chính là tâm thế tốt nhất mở đường cho những lời bình
Ngày nay, việc tạo tâm thế cho tiết học văn chương là trạng thái tâm lý cần thiết Những tác động tâm lý, tạo không khí hứng thú sẽ hứa hẹn một tiết học tốt
Dạy bài giới thiệu chung về thơ Đường, có ý nghĩa như việc mở cánh cửa đầu tiên để nhìn vào một thế giới mới, học sinh cần được khái quát những giá trị tinh hoa về nội dung và nghệ thuật của thi ca đời Đường Những ví dụ so sánh một câu thơ, một khổ thơ giữa tác giả Việt Nam với tác giả thơ Đường sẽ đem lại sự hiểu biết nguồn gốc, điển cố điển tích, có tác dụng kích thích ham muốn tìm tòi cho đối tượng tiếp thu
Ví dụ : Câu thơ trong "Truyện Kiều" củaNguyễn Du :
"Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông"
có nguồn gốc từ hai câu thơ của Thôi Hộ trong bài "Đề đô thành nam trang":
"Nhận diện bất tri hà xứ khứ Đào hoa y cựu tiểu đông phong"
Trang 1412
Cùng nói về tình yêu, về nỗi niềm mong nhớ một giai nhân nhưng Thôi Hộ chỉ thắy một khách quan "hoa đào như cũ, cười với gió đông" Với Nguyễn Du qua những từ "trước, sau, nào "ta thấy một Kim Trọng đang chăm chú tìm kiếm và cuối cùng là tuyệt vọng Từ
"năm ngoái", "còn" khiến cho người đọc nhận ra chàng Kim nhìn hoa đào mà chỉ thấy hình ảnh hoa đào năm ngoái bên nàng Kiều với nụ cười để lại Nụ cười hoa đào của Nguyễn Du là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng hiện diện trong nỗi niềm tưởng nhớ người yêu của Kim Trọng, đầy ấn tượng chủ quan của chủ thể trữ tình
Như vậy, từ thơ Thôi Hộ, Nguyễn Du đã tiếp thu và tìm được cách nói ý nhị, sáng tạo, đầy ấn tượng
Việc tạo tâm thế, tạo không khí văn chương cho mỗi tiết học, theo tôi, đó là một quá trình tác động vào cảm hứng, cảm xúc của đối tượng Từ khâu giới thiệu bài mới đến đọc mẫu, ngôn từ nói của thầy, cách nêu và dẫn dắt vấn đề, cách giảng bình đều tham dự vào việc tạo tâm thế, giữ vững trường tâm thế của tiết học Tuy nhiên, giới thiệu bài có vai trò quyết định, vì nó đưa được tâm lý của thầy và trò vào trạng thái hưng phấn, tạo nên những khát khao, chờ đón tiếp nhận cái đẹp văn chương Muốn đạt được yêu cầu tạo tâm thế việc giới thiệu bài mới nhất thiết phải ngắn gọn và truyền cảm
Ví dụ: Ở bài "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" của Lý Bạch, ta
có thế nói:
Thơ Đường Trung Quốc là một cống hiến nghệ thuật độc đáo cho văn học nhân loại
Để thấy được nét độc đáo đó, chúng ta hãy tìm hiểu qua bài thơ "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" của Lý Bạch, một thiên tài thơ của đời Đường
Khi dạy bài "Đăng cao" của Đỗ Phủ, ta có thể giới thiệu:
Nếu Lý Bạch là đỉnh cao của mảng thơ Đường lãng mạn thì Đỗ Phủ cũng là trái núi sừng sững của mảng thơ Đường hiện thực "Đăng cao" là một trong những kiệt tác của nhà thơ hiện thực đó
Thơ Đường hay nhưng dạy được hay càng khó Do đó việc tạo tâm thế đi vào tiết học
là một yêu cầu có tính sư phạm Đây cũng là một nét đẹp ấn tượng trong giảng dạy văn chương, không nên bỏ qua, để góp phần tạo hiệu quả lên lớp
Trang 15IV TẬP TRUNG KHAI THÁC NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT CỦA THƠ ĐƯỜNG :
1 Nét độc đáo của thế giới ngôn từ thơ đường:
Khuôn khổ bài thơ Đường đã định sẵn Nếu là thất ngôn bát cú luật thi thì cả bài có 56 chữ; nếu là ngũ ngôn tứ tuyệt thì cả bài chỉ có 20 chữ Vì câu chữ hạn chế nên nhà thơ phải rút lấy những yếu tố cốt lõi của ngôn từ trong ngôn ngữ dân tộc, phải sử dụng cách nói hiệu quả nhất, rất ít dùng những từ mô tả cụ thể
Từ "yên ba" trong bài Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu đã có đến bốn cách hiểu Có người hiểu "yên ba" là sương khói mù mịt lan trên sóng Có người hiểu "yên ba" là mây chiều phản chiếu mờ ảo trên mặt sôns rợn sóng Lại có cách hiểu "yên ba" là khói lam chiều từ rất nhiều thuyền bè trên sông Trường Giang nấu cơm tỏa bồng bềnh trên sóng Cuối cùng, còn
có người hiểu "yên ba" chỉ là ảo giác của nhà thơ
Yên là khói, ba là sóng, yên ba là khói sóng mà có đến bốn cách hiểu Đó chính là tính đa nghĩa, là đặc trưng lời ít ý nhiều, giàu sắc thái biểu cảm của ngôn từ thơ Đường
Ở những nhà thơ tài hoa như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị ngôn từ thơ được sử dụng rất giản dị, mang ý nghĩa khái quát cao, nội dung dồn nén Tuy giản dị nhưng không mộc mạc Nó được chọn lọc thăng hoa trong cảm quan của nhà thơ Đó là thứ ngôn từ mang dấu ấn cá nhân, giàu sắc biểu cảm, ý nghĩa hàm ẩn sâu sắc mà đời sau gọi là đặc trưng của
"lời Đường"
Thôi Hiệu đã dùng từ "hoàng hạc" khi thì biểu tượng về chim, khi thì biểu tượng về lầu, trong đó là mối quan hệ dính líu giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái mất và cái còn ở nhân gian Đó là chưa kể đến những "thi nhãn" (còn gọi là nhãn tự) của bài thơ Thi nhãn là mắt thơ, là những từ đắc địa nhất, có giá trị biểu cảm lớn, thể hiện cái "thần" của bài thơ, kết đọng những tâm tình sâu kín của nhà thơ
Thông thường, ở bài thơ hay mới có "thi nhãn" Một bài cũng chỉ có một đến hai chữ
ở vị trí cơ nữu hoặc ở ngòai vị trí cơ nữu, được gọi là "thi nhãn"
Trang 1614
"Thi nhãn" là những viên ngọc đẹp nhất trong ngôn từ thơ Đường
"Vọng Lư Sơn bộc bố" là bài tuyệt cú của Lý Bạch có bốn câu như sau:
Nhật chiếu hương lô sinh tử yên Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
Trong bài chữ "lạc" là "thi nhãn" Phép ẩn dụ tạo ra hình ảnh đẹp: Sông Ngân Hà từ chín tầng trời lạc xuống để chỉ thác núi Lư cao vòi vọi Cả bài thơ chuẩn bị cho hình ảnh ẩn
dụ này Mọi cái bất ngờ, vẻ đẹp của tứ thơ tập trung ở chữ "lạc"
Bài "Tĩnh dạ tư " của Lý Bạch có bốn câu:
Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hướng
Chữ "tư" ở câu cuối là "thi nhãn"
Bài thơ" có ba câu tả trăng, riêng câu cuối dành cho nỗi nhớ quê hương Tuy tả trăng nhưng hình ảnh nào cũng ẩn hiện nỗi nhớ Ánh trăng vào tận phòng mà con người vẫn thao thức Thức nhưng vẫn chập chờn nên mới tưởng ánh trăng là sương Khi đã tỉnh hẳn nhà thơ mới ngẩng đầu ngắm trăng sáng Thấy trăng rồi thì nỗi nhớ quê hương xâm chiếm tất cả tâm hồn Con người viễn khách suy ngẫm gì, hồi tưởng lại những gì ở quê hương, tác giả không nói đến Chỉ một chữ "tư" đã đủ có một khoảng trống không cùng về không gian, thời gian quá khứ để người đọc liên tưởng
Trong bình giảng thơ, "thi nhãn" là những tín hiệu nghệ thuật, những điểm sáng, cần tập trung khai thác
Trang 172 Giảng bình "thi nhãn" (nhãn tự) trong thơ Đường:
Thông thường giảng bình từ có ba bước :
Bước 1: Giải thích nghĩa đen, nghĩa văn cảnh của từ
Bước 2: Phát hiện các yếu tố nghệ thuật có liên quan đến từ (Nếu là thơ cần chú ý cả
âm thanh, sắc thái biểu cảm, vị trí của từ )
Bước 3: Bình ý nghĩa, tác dụng về mặt biểu cảm của từ
Khi thực hiện, bước một có thể gợi mở, dẫn dắt để học viên trả lời Bước hai và ba khó hơn, thường là giáo viên phải trực tiếp Đặc biệt là bước ba, cần đẩy lên cao trào cảm xúc Đây chính là chỗ tâm hồn gặp tâm hồn Hồn thơ thi nhân và cảm nhận, xúc động của người bình truyền sang học viên để rồi cùng gặp gỡ vui buồn, đau hận, xót xa với tình đời Nhờ vậy mà học viên có thể "mê" thơ Đường, "mê" những tiết nghe giảng bình thơ Đường
Ví dụ: Giảng bình từ "sầu" ở bài "Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu:
Bước 1: "Sầu" là nỗi buồn đeo bám tâm trạng hiện ra nét mặt; cử chỉ, lời nói là trạng thái tâm lý nặng nề xảy ra trước những mất mát lớn, nhất là về tình cảm, niềm tin Từ "sầu" ở đây là tâm trạng hoài cổ, trước sự mất còn hưng phế của xã hội
Bước 2: Âm trầm bình thanh của từ "sầu" ở vị trí cuối bài thơ như một tiếng tơ trùng gieo xuống Bài thơ khép lại nhưng âm vang của tiếng nhạc buồn còn vọng mãi
Bước 3: Cả bài thơ 56 chữ thì 55 chữ trước đó chỉ là những bước chuẩn bị cho một chữ "sầu" rơi xuống "đắc địa" ở vị trí cuối bài Một từ "sầu" chứa đựng tất cả những tiếc nuối quá khứ, những thất vọng với hiện tại, với bao buồn đau của một thời, một đời kết đọng trong tâm hồn nhà thơ
Để lời bình có sức truyền cảm, trước hết người thầy phải cảm, phải thực sự xúc động như hóa thân trong tâm hồn thi nhân thì mới đem đến những rung động mạnh mẽ ở trái tim học viên
Trang 1816
3 Khai thác những yếu tố niệm, luật, vần, điệu của bài thơ:
Thơ Đường có hình thức cấu tạo ổn định Mỗi dạng bài như một khuôn đúc Niêm, luật, vần, đối, bố cục chặt chẽ Hiểu những qui luật này là có trong tay chiếc chia khóa để giải
mã các hình thức thể hiện của thơ Đường
Người xưa đã thâu tóm hệ thống thanh luật của thơ Đường trong câu: "Nhất tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh" Nghĩa là các chữ một, ba, năm trong câu thơ được linh động; còn các chữ hai, bốn, sáu thì phải đúng luật
Trong bài "Đăng cao", Đỗ Phủ lấy thanh trắc để khởi cách Các thanh bằng (B), trắc (T) ở mỗi sâu chuỗi ngang đều đặt đúng vị trí ở các chữ 2, 4 và 6, khi thì T - B - T, khi thì B -
T - B , tạo nên những đòn cân thanh điệu cân xứng
Giữa các câu tiếp giáp hai liên có các cặp thanh B, T trên dưới, tạo thành "niêm", kết dính các liên thơ theo một luật Câu 2, niêm với câu 3; câu 4 niêm với câu 5; câu 6 niêm với câu 7 và câu 8 niêm với câu 1 thành vòng tròn khép kín hệ thống thanh diệu hai chiều ngang dọc Đỗ Phủ khéo sắp xếp hai thanh B "thiên cao" ổ câu 1 và hai thanh B "tân đình" ở câu 8, hoặc hai thanh B "Trường Giang" ở câu 4 và hai thanh B "bi thu" ở câu 5 thành những tuyệt liên Nhờ vậy mà hệ thống thanh âm cả bài thơ bám vào câu 1; bám vào khoảng giữa bài thơ thật chặt chẽ
Trong "Đăng cao", nhịp thơ chẵn trước lẻ sau, ngắt 2/2/3, nhìn tổng thể là 4/3 Đọc cả bài thơ lên, nhịp đó tạo thành lóp sóng trầm bổng nối tiếp, rất uyển chuyển Vần gieo ở tiếng cuối các câu 1;2;4;6 và 8, là những vần bằng (ai, hồi, lai, đài, bôi) hợp với nội dung trữ tình của bài thơ
Toàn bộ hệ thống thanh, nhịp và vần ở đây đã tạo nên âm hưởng bài thơ hài hòa, hô ứng, giàu tính nhạc, mang giọng điệu rất đặc trưng của thơ Đường
Nhờ có trong tay bản sơ đồ niêm, luật, vần của thơ Đường, anh chị em học viên hiểu
và cảm nhận được âm hưởng của bài thơ Nâng cao lên một bước, giáo viên dẫn dắt học viên hiểu được những giá trị gợi cảm trong bản hòa tấu của
Trang 19những yếu tố nghệ thuật đó
Ở bốn câu thơ đầu trong bài "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu, luật B, T bị phá cách Đòn cân thanh điệu ở câu đầu lẽ ra là T - B - T nhưng lại là B - B - T và không gieo vần ở chữ cuối câu Đây là lối khởi đầu mạch ý tự nhiên Sau này, vần B gieo ở tiếng cuối câu chẵn đầy đủ, do đó, phá cách nhưng không lạc vận Câu thơ thứ hai đến năm thanh B phù bình, làm cho âm hưởng thơ từ thanh thoát nhẹ nhàng bổng trở nên trầm hùng, để rồi lại lắng dịu như ban đầu Âm hưởng ấy là tình điệu diễn tả nỗi niềm bâng khuâng, buồn bực trước sự mất còn trên cõi đời đang choán hết tâm hồn nhà thơ
Trên cái nền thanh luật, niêm, vần bài thơ là nhạc điệu, tình điệu, hồn thơ Đó là những khía cạnh tinh tế Chỉ có dày công trên con đường cheo leo của thi pháp thơ Đường mới có thể năm bắt được qui luật của những yếu tố nghệ thuật đó
4 Phép đối trong thơ Đường:
Phép đối là linh hồn thi pháp của thơ Đường, là mục tiêu khai thác trong giảng dạy thơ Đường Về hình thức có đối thanh, đối từ loại và đối ý trong liên Nội bộ câu còn có phép
tự đối Về nội dung có chính đối và nghịch đối Trong bài bát cú, dù ngũ ngôn hay thất ngôn hai liên giữa đều phải thực hiện phép đối
Một bài luật thi, có hai liên thực đối và luận đối được xem là chỉnh thể, "Đăng cao" của Đỗ Phủ là mộc ngoại lệ điển hình Ông thực hiện phép đối ở cả 4 liên Nhìn vào sơ đồ luật B, T, học viên có thể nhận ra phép đối thanh Từng cặp chữ sóng đôi trên dưới, B đối T,
T đối B xen kẽ theo luật Ví dụ, ở liên đề, tác giả dùng "trắc khởi cách" (*) để mở:
Phong cấp thiên cao viên khiếu ai
Chử thanh sa bạch điểu phi hồi
Trang 20Vạn lý - Bách niên là danh từ đối danh từ Bi thu - đa bệnh là tính từ đối tính từ Thường tác khách - độc đăng đài là cụm động từ đối cụm động từ
Các vế đối từ loại có thể chia nhỏ hơn nhưng xét thấy không cần thiết, để ở mức độ hiện tại nó sẽ cùng khuôn với hình thức dối ý Đọc lên, ta thấy cặp luận có hình thức chính đối, ý tương hỗ, phối hợp lẫn nhau mở rộng trường liên tưởng Người đọc nhận ra, chỉ bằng hai câu thất ngôn, Đỗ Phủ đã diễn tả tám tầng ý thương đau (**) đè nặng cuộc đời tàn tạ của nhà thơ Mặt khác phép đối thanh, đối từ, góp phần cùng với nhịp điệu, tạo âm hưởng trầm hùng, diễn tả nỗi lòng trầm uất bi thương của ông
Khai thác đến mức đó cũng khẳng định tài hoa của Đỗ Phủ Các phép đối ở đây đạt đến mức công chỉnh, vừa khéo vừa không trùng lặp, ý tình lại sâu xa
Trong "Hoàng Hạc lâu" Thôi Hiệu đã dùng từ láy "lịch lịch" đối "thê thê" (mồn một - Mơn mởn), Sử dụng từ láy tiếng Hán trong thơ Đường là trường hợp hiếm thấy Thôi Hiệu đã đạt được cả ba phương diện đối ngẫu Lịch lịch - thê thê là đối thanh, T với B, đối từ láy với
từ láy Về ý, mức độ hiện rõ mồn một đối
(**) Tám tầng ý thương đau :
- Xa quê nhà "vạn lý"
- Sống giũa mùa thu ảm đạm "bi thu"
- Phải ăn nhờ ở đậu "tác khách"
- Cảnh sống nhờ ấy lại thường xuyên diễn ra "thường tác khách"
- Tấm thân nhiều bệnh "đa bệnh"
- Sống lẻ loi một mình "độc"
- Đã đau yếu lại lên đài cao một mình "độc đăng dài"
Trang 21với mức độ xanh tươi mơn mởn Đây là hình thức chính đối, nghĩa tương hỗ làm nổi bật đường nét, màu sắc trong bức tranh thiên nhiên hoành tráng
Ở các tiết học về thơ Đường, học viên thường có khả năng phát hiện được các hình thức đối, thấy được phép đối làm cho câu thơ óng ả, trang nghiêm Giáo viên phải chỉ ra ảnh hưởng của đối còn tràn sang cả địa hạt thanh âm, tạo nghĩa, tạo sắc thái biểu cảm của câu thơ
5 Kết cấu, bố cục bài thơ:
Ở bài "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" Nhà thơ Lý Bạch đã dùng thủ pháp "Khai môn kiến sơn" (mở cửa thấy núi) để đi thẳng vào sự việc đang diễn ra:
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cơ phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
Dịch thơ :
Bạn từ lầu Hạc lên đường Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời
(Ngô Tất Tố - dịch)
Sự việc ở đây là cảnh chia tay kẻ ở người đi, diễn ra bên lầu Hoàng Hạc Tác giả chỉ
tả người ra đi, không nói đến người ở lại, không dùng một từ nào để nói về nỗi lòng bịn rịn, quyến luyến, xót xa Một cánh buồm lẻ loi giữa trời nước mênh mông và dòng Trường Giang chảy bên trời là những hình ảnh đọng lại trong lòng thi nhân Vậy mà nói lên tất cả nghĩa tình sâu nặng với người ra đi Mạch ý bài thơ thật kín đáo Người đọc phải suy ngẫm từ những hình ảnh cụ thể ấy mới nhận ra bức tranh tâm cảnh Điều không nói ra nhưng lại nói được sâu sắc, đó chính là lối kết cấu độc đáo theo kiểu "mạch kị lộ" của thơ Đường
"Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu, "Đăng Cao" của Đỗ Phủ đều là những
Trang 2220
điển hình của lối thơ có kết cấu độc đáo đó
Như vậy, kết cấu là mạch ý bên trong, còn bố cục chỉ là nội dung bên ngoài Theo bố cục truyền thống, những bài thơ bát cú hay tuyệt cú luật thi đều có các phần đề, thực, luận, kết Ngày nay, trong thực tế giảng dạy, ngoài cách chia bài thơ theo bố cục truyền thống, người ta còn căn cứ vào ý để chia đoạn Bài "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên" có hai ý
rõ rệt Hai câu đầu tự sự, nói về cảnh chia tay Hai câu cuối là tâm trạng người ở lại "Đăng Cao" của Đỗ Phủ dành bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau chủ yếu là ngụ tình
Khi phân tích bài thơ, tôi xem bố cục chỉ là thao tác cắt ngang nội dung, chia ra cho
dễ nhìn nhận Kết cấu mạch ý bên trong mới là chính Có bám vào kết cấu để phân tích thì bộ phận mới không tách rời toàn thể, bài thơ mới không bị chẻ nhỏ, băm nát
6 Cấu tứ trong thơ Đường:
Một bài thơ hay phải có cấu tứ" Xưa nay quan niệm vẫn thế Tứ thơ vốn là một khái niệm chưa có định nghĩa rõ ràng Nhưng giảng một bài Thơ Đường không thể bỏ qua cấu tứ,
vì đó là nét đẹp của thơ Đường
Tôi quan niệm, có những điểm tựa giống nhau như mỗi nhà thơ lại tìm đến một tứ thơ riêng Cùng chứng kiến một cánh chim giữa lưng trời, có người hướng cảm xúc về tình yêu chung thủy thì nghĩ đến tứ thơ cánh chim muôn dặm tìm bạn Người hướng cảm xúc về cội nguồn, đất nước thì nghĩ đến tứ thơ cánh chim tìm về tổ ấm, hoặc cánh chím khắc khoải lạc bầy Người tù viễn xứ trên đường đi đày khi bóng chiều buông xuống lại thấy cánh chim mỏi rã rời, tìm về chốn bình yên
Người xưa từng nói "thi tứ ở trong gió tuyết, trên lưng ngựa, trên cầu Bá Phong hay ở nơi khóm trúc vắng " Có nghĩa là cảm xúc thẩm mỹ tạo nên tứ thơ không có trong thư phòng mà phải tìm kiếm ở ngoài cuộc sống Đúng vậy, con người bầu rượu túi thơ kiêm kiếm khách như Lý Bạch, bước chân đi khắp nơi danh thắng cho nên mới tìm đến những tứ thơ hay giữa đất trời sông núi Con người trôi nổi giữa dòng đời đất nước loạn đầy thương đau như
Đỗ Phủ thì lại
Trang 23tìm thấy hàng trăm tứ thơ hay trong cát bụi
Ở "Hoàng Hạc lâu" Thôi Hiệu sáng tạo ra tứ thơ tuyệt vọng trong hoài niệm quá khứ
và thất vọng trước thực tại để quay về với nỗi buồn kết đọng trong tim
Ở "Đăng Cao" Đỗ Phủ mượn điểm tựa lên cao ngắm nhìn cảnh vật để hướng cảm xúc của mình về nỗi đau nhân thế với tâm trạng trầm uất, bi thương
Vì tứ thơ là cốt lõi cảm xúc của bài thơ cho nên đưa về phần tổng kết để nhấn mạnh vào nhận thức của học viên
Phần IV
HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG
I KẾT QUẢ TỔNG HỢP Ở BỘ MÔN VĂN:
61 69,38%
21 23,86%
/ /
82 93,18%
47 58,02%
29 35,80%
3 3,70%
79 97,53%
II NHẬN XÉT:
1 Những chuyến biến tích cực:
Thời gian hai năm để đánh giá một ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất dễ dàng cho ra những kết luận cự thể Ở môi trường giáo dục đào tạo, bất kỳ một thể nghiệm nào, trong thời gian ngắn ngủi đó cũng chưa đủ kết luận Hơn
Trang 24c/ Trang bị cho học viên một chút vốn liếng để học thơ Đường, đối chiếu chặt chẽ giữa bài thơ dịch với nguyên tác để phát hiện đầy đủ những giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ và tập trung khai thác những nét nghệ thuật độc đáo của thơ Đường, giảng dạy theo đặc trưng loại thể là những việc làm tôi tự thể nghiệm và lấy làm tâm đắc
2 Những kết luận rút ra từ kinh nghiệm:
a/ Phương pháp giảng dạy thơ Đường theo đặc trưng loại thể nảy sinh do nhu cầu áp dụng với đối tượng học viên người lớn vừa học vừa công tác và lao động sản xuất Thực tế,
từ năm 1997 trở lại đây, số học viên ổ độ tuổi từ 18 đến 25 tăng nhanh thì chất lượng cũng được nâng lên (4,35%) Điều đó cho phép tin rằng phương pháp giảng dạy thơ Đường theo đặc trưng loại thể chẳng những thích hợp với đối tượng học viên người lớn mà càng phù hợp với học viên mới bước vào độ tuổi thanh niên
b/ Học viên trẻ là những thanh niên còn nhẹ gánh gia đình, thời gian học tập ít bị những khó khăn vướng bận của đời thường lấn chiếm, cho nên có điều kiện học tốt hơn Do
đó phương pháp giảng dạy thơ Đường theo đặc trưng loại thể có thể triển khai rộng rãi với học sinh phổ thông trung học Môi trường giáo dục ở trường phỏ thông tốt, có nền nếp dạy và học chặt chẽ sẽ là điều kiện áp dụng phương pháp giảng dạy thơ Đường theo đặc trưng loại thể có hiệu quả cao hơn
c/ Phương pháp giảng dạy thơ Đường theo đặc trưng loại thể là vận dụng sáng tạo từ luận điểm "Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể" của
Trang 25nhóm tác giả do giáo sư Trần Thanh Đạm chủ biên đã tổng kết Vì vậy, nên nhìn nhận chuyên
đề này là thực tế giảng dạy ở một loại hình tác phẩm văn chương minh họa cho luận điểm khoa học nêu trên
d/ Từ cách nhìn nhận góc độ vấn đề như trên, phương pháp giảng dạy thơ Đường thuộc loại phương pháp chung có thể áp dụng cho các hình thức thơ sáng tác theo thi pháp thơ Đường, bao gồm cả Hán, Nôm
Phần V VÀI LỜI THAY KẾT LUẬN
Như phần lý do chọn đề tài đã nói : "Đây chỉ là công việc phải làm và đã làm của người giáo viên giảng dạy văn chương" để đáp ứng yêu cầu chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường chúng ta
Từ những biểu hiện tích cực trong thực tế giảng dạy, chúng tôi ghi nhận, xem đây là những vấn đề thuộc về phương pháp giảng dạy thơ Đường Việc tạo tâm thể và trang bị cho học viên một chút "vốn liếng" để học thơ Đường là cần thiết Mưa lâu thấm đất, vì nó có tác dụng thiết thực Việc đối chiếu chặt chẽ bài thơ dịch với nguyên tác để phát hiện đầy đủ những giá trị nội dung và nghệ thuật là phương pháp vừa được xem là vấn đề có tính nguyên tắc Bởi vì phương pháp đã thể hiện đạt hiệu quả có tính khẳng định, nên bất kỷ bài thơ dịch nào cũng không thể thoát ly nguyên tác Phương pháp giảng dạy thơ Đường theo đặc trưng loại thể chủ yếu tập trung hướng vào khai thác những nét độc đáo của ngôn từ thơ Đưòng, khai thác các yếu tố niêm, luật, vần, điệu và phép đối, cách giảng bình những tín hiệu nghệ thuật ở "thi nhãn" (nhãn tự), kết cấu và tứ thơ Những yếu tố không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm còn quá mới, chúng tôi chưa có dịp giới thiệu ở đây
Tóm lại, phương pháp giảng dạy thơ Đường theo đặc trưng loại thể là vận dụng phát triển từ luận điểm "Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại
Trang 2624
thể" thuộc loại phương pháp chuyên biệt có thể áp dụng cho các hình thức thơ sáng tác theo thi pháp thơ Đường bao gồm cả Hán, Nôm để dạy ở các trường phổ thông và Bổ túc văn hóa trung học
Đây là những ghi nhận bước đầu nên khoảng trống khó có thể lấp đầy Sơ suất, thiếu sót là không thể tránh khỏi, cần phải có thời gian để tiếp tục bổ sung hoàn thiện
Điều tâm đắc nhất của người giáo viên dạy văn chúng tôi là "vùng đất bỏ ngỏ" từ lâu của thơ Đường, hôm nay được ngành đưa ra giữa hội nghị khoa học lớn đế xem xét, nghiên cứu và tổng kết
Hàng chục năm qua, hẳn là đã có không ít những bạn đồng nghiệp trăn trở, suy nghĩ
về đề tài này Tôi cũng chỉ là một trong hàng trăm giáo viên trung học dạy văn, tự tìm cho mình con đường đến với chất - lượng Có tiếp cận được với chất lượng hay không lại là một vấn đề Tôi chỉ biết rằng buông trôi, chờ đợi thì không đành, vì đã trót buộc đời mình với duyên nợ đứng lớp dạy văn Do đó tôi mạnh dạn đem những ghi nhận của mình với hy vọng
có một ý kiến nhỏ góp vào chuyên môn
Phần VI MINH HỌA
I PHÂN TÍCH BÀI "HOÀNG HẠC LÂU" CỦA THÔI HIỆU:
Lầu Hoàng Hạc chon von trên đỉnh Xà Sơn, giữa thềm đá lưng rùa bên sông Trường Giang ở đất Vũ Xương là một thắng cảnh của Trung Quốc Cảnh trí nơi đây không chỉ đẹp về lầu đài tráng lệ, núi sông hùng vĩ ẩn hiện trong mù sương mà còn là xứ sở của huyền thoại được dân gian lưu truyền
Trang 27Từ xưa, nhiều nhà thơ đã tới đây ''đăng lâu", ngắm cảnh đề thơ Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu là bài thơ hay nhất từ nghìn xưa còn lưu lại nơi thắng cảnh nổi tiếng này
HOÀNG HẠC LÂU
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu Nhật mộ, hương quan hà xứ thị ? Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Dịch thơ
LẦU HOÀNG HẠC
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ ? Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh, cây bày Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
(Tản Đà)
Trang 29Thôi Hiệu là người Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam), không rõ năm sinh, mất năm 754 Ông đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức "Tư huân viên ngoại lang" Sau khi bỏ quan ngao du sơn thủy, nhất là thời kỳ tòng quân ở biên giới phía bắc, thơ ông trở nên hùng hồn, hào phóng "Hoàng Hạc lâu" là áng thơ trữ tình tiêu biểu nhất của Thôi Hiệu Xưa nay, người đời yêu mến và xem đó là một trong số những kiệt tác của Đường thi
Mượn cảm hứng về cảnh cũ người xưa để gửi gắm tâm tình vốn là tứ thơ quen thuộc trong thơ cổ Trung Quốc Đứng trước lầu Hoàng Hạc, tâm hồn nhà thơ hoài niệm về một quá khứ xa xưa Nơi đây, tiên ông Phí Văn Vi đã từng cưỡi hạc vàng bay vào bầu trời Hình ảnh
đó trở thành nỗi niềm tưởng nhớ, buồn bực trước sự mất còn trong lòng thi nhân Cuối cùng, chỉ có cảnh vật trước mắt mới đánh thức được tâm hồn nhà thơ quay về thực tại, mới giúp ông khẳng định cuộc sống đích thực ở trên cõi đời không thể xa rời Đó chính là chỗ sáng tạo
về cấu tứ bài thơ của Thôi Hiệu
Là mộc bài thơ chất ngôn bát cú luật thi, "Hoàng Hạc lâu" được bố cục theo hình thức truyền thống của thơ Đường với từng cặp câu đề, thực, luận, kết Bốn câu đầu là một mạch ý nói về cảnh cũ người xưa Vừa bước vào liên đầu tác giả đã dùng thủ pháp "Khai môn kiến sơn" (Mở cửa thấy núi) đi thẳng vào những quan hệ đối lập của sự mất còn Hình ảnh chim hạc vàng người xưa cưỡi bay đi là cái mất Lầu Hoàng Hạc trơ lại là cái còn Đó chính là điểm tựa cho tứ thơ Ở đây, luật bằng (B), trắc (T) bị phá cách Đòn cân thanh điệu lẽ ra là T -
B - T thì tác giả lại ấn định là B - B - T và không đeo vần ở chữ cuối câu đầu Hình thức đó tạo sự khởi đầu mạch ý tự nhiên Sau này, vần B vẫn gieo ở chữ cuối các câu chẵn, do đó phá cách nhưng không bị lạc vận Hình thức đối ý được sử dụng ngay ở liên đầu, "hoàng hạc" (chim) đối lại "Hoàng Hạc" (lầu), cái mất đối cái còn, quá khứ đối hiện tại, người đối cảnh Những giá trị gợi cảm đó trong trường liên tưởng của phép đối ngẫu đã diễn tả tâm trạng sững sờ của thi nhân giữa mộng và thực
Trang 30Giữa mạch thơ trôi chảy của bốn câu đầu, từ "hoàng hạc" xuất hiện đến ba lần, trong
đó, hoàng hạc (chim) hai lần, Hoàng Hạc (lầu) một lần, rồi điệp từ "khứ", điệp hư từ "không"
Sự lặp lại có dụng ý ở đây nhấn mạnh được những quan hệ đối lập, làm nổi bật hình ảnh lẻ loi đơn độc của cái còn là lầu Hoàng Hạc, là mây trắng trên nền trời Tuy không nói mà ý tưởng khơi gợi sâu xa Cái còn ấy xoáy mãi vào nỗi nhớ tiếc về hình ảnh người xưa và chim hạc là cái mất
Bốn câu thơ cuối bài có thanh điệu B, T cân xứng Đòn cân thanh điệu ở các sâu chuỗi ngang cấu tạo rất mẫu mực Các chữ hai, bốn, sáu ở câu tiếp giáp hai liên, có những cặp thanh tạo niêm Đặc biệt ở câu sáu và bảy, ba thanh B trên ứng với ba thanh B dưới, tạo thành một tuyệt liên, tăng cường cho mối quan hệ thanh điệu Đây là nét đặc sắc chỉ xuất hiện
ở những bài thơ mẫu mực về thanh luật của Đường thi
Phép đối ngầu ở hai liên cuối rất tiêu biểu Đối thanh, đối từ loại và đối ý đều đạt đến mẫu mực "Lịch lịch", "thê thê" là những từ láy tiếng Hán ít thấy trong thơ Đường Thôi Hiệu
đã mạnh dạn đưa vào phép đối, đạt cả ba phương diện: B đối T, từ láy đối từ láy, sự trong trẻo hiện rõ đối lại sự dày khít rậm rạp Phép chính đối tạo nghĩa tương đồng, bổ sung, hòa hợp, vừa vẽ lên đường nét cảnh vật, vừa tô đậm màu sắc làm cho bức tranh thiên nhiên có sức sống tươi vui như vẫy gọi con người trở về với cuộc sống thực
Trang 31Quan hệ ngang dọc trong hai liên đối đã tạo ra trường liên tưởng khó giới hạn ý nghĩa
"Nhật mộ" (trời chiều khi hoàng hôn xuống) là dấu hiệu thời gian Ý nghĩa hàm ẩn của nó làm cho người ta liên tưởng đến tuổi già Cái tuổi gần đất xa trời cũng giống như bóng hoàng hôn mất hút vào cõi đêm Cái tuổi cần phải yên ấm trong nhà, có con cháu đỡ đần để nương tựa Vậy mà thực tế lại đang diễn ra nghịch cảnh Hai câu thơ kết chứa đựng bao tầng ý: Tuổi già không biết đâu là quê hương, bóng đêm đang đổ xuống, sương khói mờ mịt sóng nước, giữa sông dài bãi vắng lầu đài quạnh quẽ chỉ còn trơ lại tấm thân viễn xứ lẻ loi Câu hỏi "đâu
là quê hương" bến đậu cuộc đời xế chiều lắng sâu như một tiếng thở dài
Buồn trong hoài niệm, buồn khi hoàng hôn buông xuống, nỗi buồn trùm phủ khắp không gian, thời gian tụ lại thành chữ "sầu" như nốt nhạc trầm treo xuống kết thúc bài thơ, làm trĩu nặng tâm hồn
Hóa ra bài thơ năm mươi sáu chữ, thì năm mươi lăm chữ trên chỉ là những bước
"chuẩn bị" cho một chữ "sầu" đắc địa, tạo thành "thi nhãn" bài thơ
Bài thơ đã khép lại mà mạch ý vẫn còn kín, âm hưởng thơ vẫn chưa dứt, nốt nhạc cuối vẫn ngân nga trong trường liên tưởng Người đọc phải suy ngẫm mới nhận ra điều nhà thơ muốn nói: con người không thể tìm thấy niềm vui sống khi tách khỏi cộng đồng nhân loại, cho dù lên được cõi tiên Cuộc sống nơi trần thế mới là đích thực
Dưới ngòi bút trữ tình tài hoa của Thôi Hiệu, hệ thống ngôn từ thơ ở đây hiện lên giản
dị mà trau chuốt, nói ít mà gợi nhiều Các yếu tố thanh điệu, nhịp, vần và phép đối hòa quyện trong một chỉnh thể đẹp Bài thơ vừa có âm hưởng nhạc điệu vừa có đường nét màu sắc làm say lòng người Đó chính là đặc trưng phong cách lời Đường, giọng Đường thể hiện trong Hoàng Hạc lâu"
Trang 3229
Bằng cảm quan tâm hồn và những rung động của trái tim, phương thức phản ánh cuộc Sống của nhà thơ thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên như hòa hợp tương dao Đó cũng là cách biểu hiện ý tình sâu sắc và cao nhã
Nhìn toàn diện từ nội dung trữ tình đằm thắm đến những nét đẹp về hình thức, có thể nói "Hoàng Hạc lâu" là một bài thơ thất ngôn bát cú luật thi mẫu mực, xứng đáng là tuyệt tác của Đường thi
Cám ơn Thôi Hiệu đã để lại cho đời một áng thơ bất hủ
II PHÂN TÍCH BÀI "MỘ" (NHẬT KÝ TRONG TÙ - HỒ CHÍ MINH):
"Mộ" (Chiều tối) là một trong những bài thơ hay ở tập thơ "Ngục trung nhật ký" của tác giả Hồ Chí Minh
Đây là bài thơ Bác sáng tác trong lúc Người bị bọn tay sai Tưởng áp giải chuyển lao ở Tĩnh Quảng Tây, Trung Quốc, cuối 1942
Nhận xét về bài thơ "Mộ" nhà thơ Hoàng Trung Thông có ý kiến " Hồ Chí Minh rất Đường mà lại không Đường tí nào!"
Thực vậy, "Mộ" là bài thơ của người tù nhưng không hề có dấu vết của gông, ngục, xích xiềng mà giống như một áng thơ Đường của nguời xưa Tuy vậy, nếu đọc kỹ sẽ thấy trong bài "Mộ" còn có dấu son tươi thắm của một nhân sinh quan cách mạng, không một bài thơ Đường nào có được
Khi dạy bài thơ này, tôi đã chú ý hai đặc điểm nổi bật đó để dẫn dắt học viên vào mục đích nhận thức Trước hết, "Mộ" là bài thơ rất Đường Dựa vào những đặc trưng nào của hình thức và nội dung để khẳng định điều đó?
Nhờ "vốn liếng" được trang bị về thi luật, anh chị em học viên dễ dàng nhận ra đây là một bài thất ngôn tuyệt cú, thanh luật theo trắc (T) khởi cách Đòn cân thanh điệu từng câu cân xứng Chỉ nhìn vào chữ thứ 2 ở mỗi câu thơ cũng thấy sự kết dính về âm thanh giữa các liên niêm hơn thế nữa, các chữ "mạn
Trang 33mạn" - "thiếu nữ" (TT - TT) ở câu 2 và 3, các chữ "ma hoàn"-"qui lâm" (BB - BB) Ở câu 4 và
1 đã tạo nên những tuyệt liên kết dính hệ thống âm thanh cả bài thơ vào câu Đọc từng câu ở bài "Mộ" học viên đều nhận ra nhịp thơ 2/2/3 như những làn sóng nối tiêp Nên âm thanh, vân, nhịp ấy hòa quyện với nhau tạo nên âm hưởng bài thơ như một khúc điệu trầm bông, hài hòa
28 chữ của bài thơ đã khắc họa nên bức tranh cảnh vật, con người vừa thoáng rộng vừa có sắc màu, đơn sơ nhưng đậm đà ấn tượng Trong thơ có họa, có nhạc, đó là nét đặc trưng rất tiêu biểu của thơ Đường
Hai câu đầu, bài thơ chấm phá vài nét: một cánh chim, một áng mây Có ý kiến cho
đó là hình ảnh thật Có ý kiến căn cứ vào đặc trưng của thơ Đường cho rằng hình ảnh đó tác giả chỉ mượn để nói tâm trạng Chúng tôi cho rằng cả hai hình ảnh nêu trên đều rất gần gũi, xuất hiện rất hợp qui luật tự nhiên Trời chiều tối, chim bay về rừng tìm nơi đậu qua đêm và một đám mây trôi nhẹ giữa bầu trời đều là những hình ảnh chân thực Có điều hai hình ảnh này "rất Đường" ở chỗ nó không chỉ là những hình ảnh thực Ý nghĩa biểu hiện của nó rất hàm súc, thể hiện cách nhìn rất tinh tế của nhà thơ Bác cảm nhận được cánh chim đang mệt mỏi tìm chốn đậu, mội áng mày giữa bầu trời lẻ Loi, uể oải Ở đây không chỉ là cái nhìn mà còn là tấm lòng là tình thương Dường như trái tim Người không bỏ rơi một cảnh ngộ éo le nào!
Khi so sánh giữa bài thơ dịch và nguyên tác, có nhiều ý kiến phát hiện chính xác Bài thơ dịch rất hay nhưng rất tiếc các cụm từ "chòm mây", "trôi nhẹ" chưa lột được ý của nguyên tác Hình ảnh một cánh chim mỏi mệt, một đám mây lẻ loi uể oải trôi, cái nhanh, cái chậm gợi cảm giác chia lìa, rời rã với những nét buồn ảm đạm của thiên nhiên trước cảnh chiều tối
Rõ ràng, mỗi nét bút phác họa cảnh vật ở đây đều nhuốm đầy tâm trạng Nhà thơ không chỉ phản ánh cuộc sóng đơn thuần Nếu nhìn ngược lại mối quan hệ đồng cảm từ cánh chim và áng mây kia ta càng hiểu nỗi khó nhọc, vất vả trên chặng đường chuyển lao suốt ngày trời của "người tù thi nhân" Từ đó, học viên
Trang 34Để chứng minh khía cạnh "Mộ" là bài thơ có những nét đặc trưng " không Đường tí nào!" tôi hướng dẫn học viên tìm hiểu hình thức biểu hiện ở hai câu thơ cuối
Đối tượng phản ánh ở đây là cận cảnh, là hình ảnh người lao động có thực Cô thiếu
nữ xay ngô ở xóm núi bên đường vốn là hình ảnh rất quen thuộc Hình ảnh đó bước vào văn học thể hiện cảm quan của nhà thơ đối với cuộc sống đời thường của người dân lao động rất gần gũi Hình ảnh cô gái xay ngô xuất hiện ở trong thơ với những nét trẻ trung, khỏe khoắn
đã xua tan không khí ảm đạm, buồn bã của hai câu thơ đầu
Bài thơ không có câu chữ nào nói đến bóng tối, (Chữ "tối" cuối câu thơ thứ ba là do người dịch thêm vào) nhưng rất rõ về bóng tối Học viên phát hiện yếu tố lặp lại ở hai câu thơ cuối "ma bao túc", "bao túc ma hoàn" chỉ thời gian vận động Xay ngô, xay ngô vừa xong, quãng cách thời gian đó vừa đủ làm cho lò than rực hồng Tác giả lấy hiện tượng tương phản
để nói, lấy cái sáng để nói cái tôi, lây hình ảnh lò than rực hồng để nói, thời gian từ ngày đã chuyển vào đêm, bóng tối đã đổ xuống Tài quan sát và nét bút tả thực thật độc đáo Cách "vẽ mây nẩy hồng" thật tài nghệ Người đọc vừa nhận ra bóng tối đang trùm khắp không gian người tù bị áp giải nhưng ánh sáng và hơi ấm của lò than rực hồng đã bừng lên Anh chị em học viên cho rằng từ "hồng" ở cuối bài thơ chính là dấu son của một nhân sinh quan cách mạng và cũng là "thi nhãn" tác giả đã tạo ra
Trang 35"Hồng" là ánh sáng, là hơi ấm là màu sắc tươi vui, đối lập gay gắt với vẻ ảm đạm u buồn và bóng tối Chỉ một tít "hồng" ở vị trí cuối bài thơ đã lấy lại thế thăng bằng, làm cho không khí bài thơ sáng lên, ấm áp và vui tươi, không còn ảm đạm, u buồn, tăm tối nữa
Bài thơ khép lại những từ "hồng" ở vị trí cuối bài (trầm bình thanh) vẫn như nốt nhạc sau cuối làm cho âm hưỏng bài thơ không dứt, tạo nên tác dụng "ý tại ngôn ngoại" với những suy ngẫm sâu sắc về một nhân sinh quan cách mạng Bài thơ giúp ta nhận thức rằng cuộc sống luôn vận động, phải thấy được những yếu tố tích cực ngay trong hoàn cảnh đen tối nhất
Với nhân sinh quan cách mạng và nghệ thuật thơ độc đáo "Mộ" là áng thơ đã vượt lên trên mọi bài thơ Đường xưa; bởi vì, chúng không có được khả năng đem lại niềm tin yêu vào cuộc sống cho con ngưòi đến vậy
Hướng khai thác bài thơ "Mộ" của tác giả Hồ Chí Minh trên đây là phương pháp giảng dạy bằng cách nêu vấn đề so sánh Quá trình giảng, bình, phân tích bài thơ luôn đặt học viên trong tình huống có vấn đề, dẫn dắt học viên vào việc tham gia giải quyết vấn đề Tiết học kết thúc thì vấn đề cũng được giải quyết sáng tỏ Học viên hiểu những nét đặc trưng nội dung nghệ thuật của bài thơ "Mộ" vừa mang tính chất thơ Đường, vừa có dấu ấn tư tưởng của một nhân sinh quan cách mạng, vừa cổ điển vừa hiện đại "Mộ" là một thực tế tiếp thu vốn cổ rất sáng tạo của Bác
III PHÂN TÍCH BÀI "MỜI TRẦU" CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG :
Miếng trầu xưa đã có mặt trong sinh hoạt dân gian Việt Nam Mời trầu đã trở thành tập quán giao tiếp xã hội Cho nên tục ngữ có câu "Miếng trầu là đầu câu chuyện"
Hồ Xuân Hương nữ sĩ, nổi tiếng về thơ Nôm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ở nước ta cũng có lần mời trầu:
Trang 36Theo bố cục truyền thống "Mời trầu" cũng có bốn câu đề, thực, luận kết như bất kỷ bài tứ tuyệt nào của văn hoa cung đình Ý thơ có hai phần Hai câu đầu tự sự, hai câu cuối ngụ tình Chia ra cho dễ nhìn, thực ra mỗi lời, mỗi câu ở đây đều thắm đượm tâm trạng của chủ thể trữ tình
Tác giả vào bài theo lối "Khai môn kiến sơn" (Mở cửa thấy núi) đi thẳng vào sự việc Hình ảnh miếng trầu hiện ra, tiếp theo là lời mời:
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Cau nhỏ, trầu hôi; miếng trầu mời khách văn chương mà thường đến thế sao ? Có phải
vì khách quá quen mà cư xử dễ dãi chăng ? Có ý kiến cho rằng Xuân Hương dùng miếng trầu xoàng để hạ thấp mình Đọc bài thơ lên thấy ý tình chân thành, đoan chính; thiết tưởng, nàng không có ý xem thường dễ dãi với khách, cũng không có ý tự hạ thấp mình Ca dao xưa có nhiều câu dùng lời nói tượng trưng Nhân dân ta từng mượn trầu cau để nói người để biểu hiện tình yêu đôi lứa:
Anh về, em đưa miếng trầu
Trang 37Miếng thương, miếng nhớ, miếng sầu anh ơi !
tế nhị bằng cách nói khiêm tốn đó Người con gái đã chẳng ví mình là "hạt mưa sa", là "tấm lụa đào", là "chẽn lúa đòng đòng" đó sao? Khiêm tốn không phải là hạ thấp mà là thái độ chân thành, kín đáo, rồi ra, càng hiểu càng quý Cho nên khiêm tốn dù là lời nói hay đức tính cũng là nét tính cách đẹp của con người
Câu thơ đầu là cách nói của ca dao:
Quả cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân
Câu thơ thứ hai càng giống cách nói của quần chúng Ở đây có đến ba yếu tố cảm thức thời gian Từ "này" chỉ thời gian hiện tại cùng với động tác mời trầu "Mới", "rồi" là yếu
tố thời gian quá khứ của hành động "quệt" Trong câu thơ, từ "quệt" đầy tính động, gây ấn tượng mạnh, chỉ động tác sát vôi trên bề mặt miếng trầu thành vệt dài Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh miếng trầu và yếu tố thời, gian quá khứ đã làm chuyển nghĩa quệt vôi sang nghĩa hàm ẩn, chỉ hành động chủ động tỏ lòng mình một cách kín đáo trước bạn tình
Trong xưng hô tác giả cũng thay đổi Trước đây nhà thơ đã từng xưng "chị" với lù học trò dốt, phách lối; đã từng xưng "em" trong bài "Bánh trôi nước" Ở đây, tác giả xưng tên
"Xuân Hương" thể hiện quan hệ bình đẳng, một cách nói có ấn tượng, tạo không khí trẻ trung thân mật nhưng không suồng sã, mặt khác tỏ được lòng thành với bạn, với việc đời
Trang 3835
Câu thơ vốn là nhịp 4/3, ngắt ra 1/3/3, diễn dạt rất tự nhiên và dí dỏm, từ động tác đến lời mời trầu từ vật thật đến ý nghĩa hàm ẩn Người đọc hơi bất ngờ thấy giữa xã hội phong kiến lễ giáo khấc khe le lói lên đốm sáng tư tưởng dân chủ và hình ảnh người phụ nữ mạnh dạn định đoạt quyền yêu thương của mình
Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi !
Vì có ý thức về đời mình, nên Xuân Hương không ngần ngại giãi bày quan niệm của mình trước một việc trọng đại "Phải duyên" cũng như phải lòng, là cách nói của dân gian Phải lòng là tình yêu một phía, tình thế bị động, còn phải duyên là không bị động Bởi duyên
vợ chồng là sự hòa hợp yêu thương Từ "thắm" ở đây dùng có sức biểu cảm Thắm là màu đỏ tươi thắm thiết, là sự kết hợp hài hòa của tình yêu đằm thắm, sắt son (*) Câu thơ như một lời nhắn nhủ nhưng không kém phần cân não như một thứ lửa thử vàng Xuân Hương tỏ ra đầy bản lĩnh đối đầu với sự thật Bởi nàng quan niệm về tình yêu cũng giống như quan niệm của dân gian, đó là chuyện cả đời người, phải sáng tỏ
Có thương thì thương cho chắc Bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn
(Dân ca Nghệ Tĩnh) Câu kết bài thơ là hai vế tự đối "xanh như lá", "bạc như vôi" Lá trầu "xanh", vôi
"bạc" vốn rời rạc, nếu nhận miếng trầu mời, ăn vào thì đó là sự kết hợp hài hòa, tạo ra
"thắm" Nếu tách ra thì trầu kia vẫn "xanh", vẫn dửng dưng vô tình; vôi kia vẫn "bạc", bạc bẽo trơ trơ Từ "đừng" ở đầu câu mang ý cầu khiến, phủ định toàn bộ hai vế đối tương hỗ, chỉ muốn giữ lại cái kết quả tốt đẹp thắm thiết Câu thơ đem đến lời thiết tha nhắn nhủ chung tình thật cảm động
(*) Từ "thắm lại", còn là yếu tố thời gian tương lai Ý cầu khiến ở tử "thi" làm cho mục đích trữ tình hướng về một kết quà tốt đẹp
Trang 39Tóm lại, từ việc "mời trầu" chuyển sang lời nhắn gửi tình cảm, bài thơ đã tạo nên tứ thơ tự nhiên, bộc lộ khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ thời phong kiến Tính chất
vĩ mô trong thi pháp thơ Hồ Xuân Hương để lại dấu ấn ở đây là những đặc thù của văn hóa dân gian, là sự đột nhập của nền văn hóa dân gian vào văn hóa cung đình, mang đến những khát vọng dân chủ, những đòi hỏi chân chính cho quần chúng lao động, phản ánh cả những tập quán sinh hoạt văn hóa của nhân dân
Mặt khác, những yếu tố vi mô của thi pháp thơ Hồ Xuân Hương mang đặc trưng riêng cũng thấp thoáng xuất hiện trong "Mời trầu"
Tác giả thích dùng những từ đầy tính "động", những tính từ sắc màu rực rở Niêm luật rất chủ động, chặt chẽ Đặc biệt là việc mạnh dạn cải biến hệ thống ngôn từ trang nhã của lối thơ cung đình sang lối nói gần gũi với quần chúng
Tất cả những yếu tố thi pháp đặc sắc đó đã tạo nên sức ngân vang ở một bài thơ nhỏ
"Mời trầu" mà hai trăm năm qua làm say lòng người
Đồng Nai, ngày 12 tháng 12 năm 1998
Người viết báo cáo kinh nghiệm
LÊ THỊ THANH THỦY
Trang 40TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Anh (Dư Quan ) Lịch sử văn học Trung Quốc NXB Văn học Hà Nội - 1964
2 Ba (Bùi Thanh) Bạch Cư Dị - Nhà thơ và nhà lý luận thơ ca NCVH - 1962, số 4 trang 57
3 Ba (Bùi Thanh) Lý Bạch - Nhà thơ lãng mạn thiên tài TCVH - 1964, số 5 trang 66
4 Cẩn (Nguyễn Sĩ) Mấy vấn đề phương pháp dạy Văn học cổ NXB Giáo dục - 1984
5 Cảnh (Nguyễn Phan) Ngôn ngữ thơ NXB ĐH & GDCN - Hà Nội - 1987
6 Châu (Trần Duy) Những bài giảng về thi pháp học cấu trúc (Chương trình cho NCS
9 Chu (Hư) Để hiểu thơ Đường luật NXB Nguyễn Hiến Lê - Saigon - 1958
10 Durant (Will) Lịch sử văn minh Trung Hoa Nguyễn Hiến Lê dịch - NXB Văn hóa
11 Đại (Nguyễn Sĩ) Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường - NXB Văn học
- 1996
12 Đại (Nguyễn Sĩ) Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường - Luận án PTS -
Hà Nội - 1995
13 Đạm (Trần Thanh) Lời bạt thơ Đường Tản Đà (trong Thơ Đường -Tản Đà dịch) - Nguyễn
Quảng Tuân biên soạn, TP Hồ Chí Minh - NXB Trẻ - 1989
14 Đạm (Trần Thanh) Vấn đề giảng dạy Văn học theo loại thể NXB Giáo dục - 1978
15 Đạt (Lâm Hán), Chương (Tào Dư) Lịch sử Trung Quốc 5000 năm
16 Đề (Trần Xuân) Thơ Đỗ Phủ - NXB Giáo dục - Hà Nội - 1975 Nguyễn Hiến Lê dịch -
NXB Văn hóa - 1994