PHÂN TÍCH BÀI "HOÀNG HẠC LÂU" CỦA THÔI HIỆU

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Vận dụng bút pháp nghệ thuật thơ Đường vào việc giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông (Trang 26 - 35)

Lầu Hoàng Hạc chon von trên đỉnh Xà Sơn, giữa thềm đá lưng rùa bên sông Trường Giang ở đất Vũ Xương là một thắng cảnh của Trung Quốc. Cảnh trí nơi đây không chỉ đẹp về lầu đài tráng lệ, núi sông hùng vĩ ẩn hiện trong mù sương mà còn là xứ sở của huyền thoại được dân gian lưu truyền.

25

Từ xƣa, nhiều nhà thơ đã tới đây ''đăng lâu", ngắm cảnh đề thơ. Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu là bài thơ hay nhất từ nghìn xưa còn lưu lại nơi thắng cảnh nổi tiếng này.

HOÀNG HẠC LÂU Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ

Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu Nhật mộ, hương quan hà xứ thị ? Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Dịch thơ

LẦU HOÀNG HẠC Hạc vàng ai cưỡi đi đâu

Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ ? Hạc vàng đi mất từ xưa

Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.

Hán Dương sông tạnh, cây bày Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(Tản Đà)

26

Thôi Hiệu là người Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam), không rõ năm sinh, mất năm 754. Ông đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức "Tƣ huân viên ngoại lang". Sau khi bỏ quan ngao du sơn thủy, nhất là thời kỳ tòng quân ở biên giới phía bắc, thơ ông trở nên hùng hồn, hào phóng "Hoàng Hạc lâu" là áng thơ trữ tình tiêu biểu nhất của Thôi Hiệu. Xƣa nay, người đời yêu mến và xem đó là một trong số những kiệt tác của Đường thi.

Mượn cảm hứng về cảnh cũ người xưa để gửi gắm tâm tình vốn là tứ thơ quen thuộc trong thơ cổ Trung Quốc. Đứng trước lầu Hoàng Hạc, tâm hồn nhà thơ hoài niệm về một quá khứ xa xƣa. Nơi đây, tiên ông Phí Văn Vi đã từng cƣỡi hạc vàng bay vào bầu trời. Hình ảnh đó trở thành nỗi niềm tưởng nhớ, buồn bực trước sự mất còn trong lòng thi nhân. Cuối cùng, chỉ có cảnh vật trước mắt mới đánh thức được tâm hồn nhà thơ quay về thực tại, mới giúp ông khẳng định cuộc sống đích thực ở trên cõi đời không thể xa rời. Đó chính là chỗ sáng tạo về cấu tứ bài thơ của Thôi Hiệu.

Là mộc bài thơ chất ngôn bát cú luật thi, "Hoàng Hạc lâu" đƣợc bố cục theo hình thức truyền thống của thơ Đường với từng cặp câu đề, thực, luận, kết. Bốn câu đầu là một mạch ý nói về cảnh cũ người xưa. Vừa bước vào liên đầu tác giả đã dùng thủ pháp "Khai môn kiến sơn" (Mở cửa thấy núi) đi thẳng vào những quan hệ đối lập của sự mất còn. Hình ảnh chim hạc vàng người xưa cưỡi bay đi là cái mất. Lầu Hoàng Hạc trơ lại là cái còn. Đó chính là điểm tựa cho tứ thơ. Ở đây, luật bằng (B), trắc (T) bị phá cách. Đòn cân thanh điệu lẽ ra là T - B - T thì tác giả lại ấn định là B - B - T và không đeo vần ở chữ cuối câu đầu. Hình thức đó tạo sự khởi đầu mạch ý tự nhiên. Sau này, vần B vẫn gieo ở chữ cuối các câu chẵn, do đó phá cách nhƣng không bị lạc vận. Hình thức đối ý đƣợc sử dụng ngay ở liên đầu, "hoàng hạc"

(chim) đối lại "Hoàng Hạc" (lầu), cái mất đối cái còn, quá khứ đối hiện tại, người đối cảnh.

Những giá trị gợi cảm đó trong trường liên tưởng của phép đối ngẫu đã diễn tả tâm trạng sững sờ của thi nhân giữa mộng và thực.

27

Bước sang liên hai, mối quan hệ mất còn vẫn tiếp tục phát triển ở một hình thức khác.

Cái một đi không trở lại "bất phục phản" đối lập với cái đang tồn tại "không du du". Luận B.

Tở đây lại phá cách. Câu thơ thứ ba tập trung đến sáu thanh T; câu bốn có năm thanh B (không dấu), cả ba tiếng cuối đều là phù bình thanh. Đòn cân thanh điệu T - T - T đến câu bốn trở lại B - T -B. Sự phá cách đó làm cho âm hưởng thơ từ thanh thoát trở nên trầm hùng rồi lắng dịu theo tình điệu ban đầu. Âm hưởng ấy cùng với hình thức đối ý trong liên thơ, chính là trạng thái buồn bực không sao tìm lại đƣợc quá khứ đầy thơ mộng diễn ra trong lòng nhà thơ.

Giữa mạch thơ trôi chảy của bốn câu đầu, từ "hoàng hạc" xuất hiện đến ba lần, trong đó, hoàng hạc (chim) hai lần, Hoàng Hạc (lầu) một lần, rồi điệp từ "khứ", điệp hƣ từ "không".

Sự lặp lại có dụng ý ở đây nhấn mạnh đƣợc những quan hệ đối lập, làm nổi bật hình ảnh lẻ loi đơn độc của cái còn là lầu Hoàng Hạc, là mây trắng trên nền trời. Tuy không nói mà ý tưởng khơi gợi sâu xa. Cái còn ấy xoáy mãi vào nỗi nhớ tiếc về hình ảnh người xưa và chim hạc là cái mất.

Bốn câu thơ cuối bài có thanh điệu B, T cân xứng. Đòn cân thanh điệu ở các sâu chuỗi ngang cấu tạo rất mẫu mực. Các chữ hai, bốn, sáu ở câu tiếp giáp hai liên, có những cặp thanh tạo niêm. Đặc biệt ở câu sáu và bảy, ba thanh B trên ứng với ba thanh B dưới, tạo thành một tuyệt liên, tăng cường cho mối quan hệ thanh điệu. Đây là nét đặc sắc chỉ xuất hiện ở những bài thơ mẫu mực về thanh luật của Đường thi.

Phép đối ngầu ở hai liên cuối rất tiêu biểu. Đối thanh, đối từ loại và đối ý đều đạt đến mẫu mực. "Lịch lịch", "thê thê" là những từ láy tiếng Hán ít thấy trong thơ Đường. Thôi Hiệu đã mạnh dạn đưa vào phép đối, đạt cả ba phương diện: B đối T, từ láy đối từ láy, sự trong trẻo hiện rõ đối lại sự dày khít rậm rạp. Phép chính đối tạo nghĩa tương đồng, bổ sung, hòa hợp, vừa vẽ lên đường nét cảnh vật, vừa tô đậm màu sắc làm cho bức tranh thiên nhiên có sức sống tươi vui như vẫy gọi con người trở về với cuộc sống thực.

28

Quan hệ ngang dọc trong hai liên đối đã tạo ra trường liên tưởng khó giới hạn ý nghĩa.

"Nhật mộ" (trời chiều khi hoàng hôn xuống) là dấu hiệu thời gian. Ý nghĩa hàm ẩn của nó làm cho người ta liên tưởng đến tuổi già. Cái tuổi gần đất xa trời cũng giống như bóng hoàng hôn mất hút vào cõi đêm. Cái tuổi cần phải yên ấm trong nhà, có con cháu đỡ đần để nương tựa. Vậy mà thực tế lại đang diễn ra nghịch cảnh. Hai câu thơ kết chứa đựng bao tầng ý: Tuổi già không biết đâu là quê hương, bóng đêm đang đổ xuống, sương khói mờ mịt sóng nước, giữa sông dài bãi vắng lầu đài quạnh quẽ chỉ còn trơ lại tấm thân viễn xứ lẻ loi. Câu hỏi "đâu là quê hương" bến đậu cuộc đời xế chiều lắng sâu như một tiếng thở dài.

Buồn trong hoài niệm, buồn khi hoàng hôn buông xuống, nỗi buồn trùm phủ khắp không gian, thời gian tụ lại thành chữ "sầu" nhƣ nốt nhạc trầm treo xuống kết thúc bài thơ, làm trĩu nặng tâm hồn.

Hóa ra bài thơ năm mươi sáu chữ, thì năm mươi lăm chữ trên chỉ là những bước

"chuẩn bị" cho một chữ "sầu" đắc địa, tạo thành "thi nhãn" bài thơ.

Bài thơ đã khép lại mà mạch ý vẫn còn kín, âm hưởng thơ vẫn chưa dứt, nốt nhạc cuối vẫn ngân nga trong trường liên tưởng. Người đọc phải suy ngẫm mới nhận ra điều nhà thơ muốn nói: con người không thể tìm thấy niềm vui sống khi tách khỏi cộng đồng nhân loại, cho dù lên đƣợc cõi tiên. Cuộc sống nơi trần thế mới là đích thực.

Dưới ngòi bút trữ tình tài hoa của Thôi Hiệu, hệ thống ngôn từ thơ ở đây hiện lên giản dị mà trau chuốt, nói ít mà gợi nhiều. Các yếu tố thanh điệu, nhịp, vần và phép đối hòa quyện trong một chỉnh thể đẹp. Bài thơ vừa có âm hưởng nhạc điệu vừa có đường nét màu sắc làm say lòng người. Đó chính là đặc trưng phong cách lời Đường, giọng Đường thể hiện trong Hoàng Hạc lâu".

29

Bằng cảm quan tâm hồn và những rung động của trái tim, phương thức phản ánh cuộc Sống của nhà thơ thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên như hòa hợp tương dao. Đó cũng là cách biểu hiện ý tình sâu sắc và cao nhã.

Nhìn toàn diện từ nội dung trữ tình đằm thắm đến những nét đẹp về hình thức, có thể nói "Hoàng Hạc lâu" là một bài thơ thất ngôn bát cú luật thi mẫu mực, xứng đáng là tuyệt tác của Đường thi.

Cám ơn Thôi Hiệu đã để lại cho đời một áng thơ bất hủ.

II. PHÂN TÍCH BÀI "MỘ" (NHẬT KÝ TRONG TÙ - HỒ CHÍ MINH):

"Mộ" (Chiều tối) là một trong những bài thơ hay ở tập thơ "Ngục trung nhật ký" của tác giả Hồ Chí Minh.

Đây là bài thơ Bác sáng tác trong lúc Người bị bọn tay sai Tưởng áp giải chuyển lao ở Tĩnh Quảng Tây, Trung Quốc, cuối 1942.

Nhận xét về bài thơ "Mộ" nhà thơ Hoàng Trung Thông có ý kiến "...Hồ Chí Minh rất Đường mà lại không Đường tí nào!".

Thực vậy, "Mộ" là bài thơ của người tù nhưng không hề có dấu vết của gông, ngục, xích xiềng mà giống như một áng thơ Đường của nguời xưa. Tuy vậy, nếu đọc kỹ sẽ thấy trong bài "Mộ" còn có dấu son tươi thắm của một nhân sinh quan cách mạng, không một bài thơ Đường nào có được.

Khi dạy bài thơ này, tôi đã chú ý hai đặc điểm nổi bật đó để dẫn dắt học viên vào mục đích nhận thức. Trước hết, "Mộ" là bài thơ rất Đường. Dựa vào những đặc trưng nào của hình thức và nội dung để khẳng định điều đó?

Nhờ "vốn liếng" đƣợc trang bị về thi luật, anh chị em học viên dễ dàng nhận ra đây là một bài thất ngôn tuyệt cú, thanh luật theo trắc (T) khởi cách. Đòn cân thanh điệu từng câu cân xứng. Chỉ nhìn vào chữ thứ 2 ở mỗi câu thơ cũng thấy sự kết dính về âm thanh giữa các liên niêm. hơn thế nữa, các chữ "mạn

30

mạn" - "thiếu nữ" (TT - TT) ở câu 2 và 3, các chữ "ma hoàn"-"qui lâm" (BB - BB) Ở câu 4 và 1 đã tạo nên những tuyệt liên kết dính hệ thống âm thanh cả bài thơ vào câu . Đọc từng câu ở bài "Mộ" học viên đều nhận ra nhịp thơ 2/2/3 nhƣ những làn sóng nối tiêp. Nên âm thanh, vân, nhịp ấy hòa quyện với nhau tạo nên âm hưởng bài thơ như một khúc điệu trầm bông, hài hòa.

28 chữ của bài thơ đã khắc họa nên bức tranh cảnh vật, con người vừa thoáng rộng vừa có sắc màu, đơn sơ nhƣng đậm đà ấn tƣợng. Trong thơ có họa, có nhạc, đó là nét đặc trưng rất tiêu biểu của thơ Đường.

Hai câu đầu, bài thơ chấm phá vài nét: một cánh chim, một áng mây. Có ý kiến cho đó là hình ảnh thật. Có ý kiến căn cứ vào đặc trưng của thơ Đường cho rằng hình ảnh đó tác giả chỉ mƣợn để nói tâm trạng. Chúng tôi cho rằng cả hai hình ảnh nêu trên đều rất gần gũi, xuất hiện rất hợp qui luật tự nhiên. Trời chiều tối, chim bay về rừng tìm nơi đậu qua đêm và một đám mây trôi nhẹ giữa bầu trời đều là những hình ảnh chân thực. Có điều hai hình ảnh này "rất Đường" ở chỗ nó không chỉ là những hình ảnh thực. Ý nghĩa biểu hiện của nó rất hàm súc, thể hiện cách nhìn rất tinh tế của nhà thơ. Bác cảm nhận đƣợc cánh chim đang mệt mỏi tìm chốn đậu, mội áng mày giữa bầu trời lẻ Loi, uể oải. Ở đây không chỉ là cái nhìn mà còn là tấm lòng là tình thương. Dường như trái tim Người không bỏ rơi một cảnh ngộ éo le nào!.

Khi so sánh giữa bài thơ dịch và nguyên tác, có nhiều ý kiến phát hiện chính xác. Bài thơ dịch rất hay nhƣng rất tiếc các cụm từ "chòm mây", "trôi nhẹ" chƣa lột đƣợc ý của nguyên tác. Hình ảnh một cánh chim mỏi mệt, một đám mây lẻ loi uể oải trôi, cái nhanh, cái chậm gợi cảm giác chia lìa, rời rã với những nét buồn ảm đạm của thiên nhiên trước cảnh chiều tối.

Rõ ràng, mỗi nét bút phác họa cảnh vật ở đây đều nhuốm đầy tâm trạng. Nhà thơ không chỉ phản ánh cuộc sóng đơn thuần. Nếu nhìn ngƣợc lại mối quan hệ đồng cảm từ cánh chim và áng mây kia ta càng hiểu nỗi khó nhọc, vất vả trên chặng đường chuyển lao suốt ngày trời của "người tù thi nhân". Từ đó, học viên

31

hiểu ra cảnh vật ở dây vừa thực, vừa là tâm cảnh, mang tính ƣớc lệ tƣợng trƣng sâu sắc. Cánh biểu hiện đó chính là thủ pháp cổ điển của thơ Đường.

Tóm lại, hình thức thể hiện của bài thơ thất ngôn tuyệt cú luật thi và cách sử dụng hình ảnh ƣớc lệ tƣợng trƣng ở hai câu thơ đầu chứng tỏ "Mộ" là áng thơ trữ tình rất đậm đà phong cách thơ Đường.

Để chứng minh khía cạnh "Mộ" là bài thơ có những nét đặc trưng "...không Đường tí nào!" tôi hướng dẫn học viên tìm hiểu hình thức biểu hiện ở hai câu thơ cuối.

Đối tượng phản ánh ở đây là cận cảnh, là hình ảnh người lao động có thực. Cô thiếu nữ xay ngô ở xóm núi bên đường vốn là hình ảnh rất quen thuộc. Hình ảnh đó bước vào văn học thể hiện cảm quan của nhà thơ đối với cuộc sống đời thường của người dân lao động rất gần gũi. Hình ảnh cô gái xay ngô xuất hiện ở trong thơ với những nét trẻ trung, khỏe khoắn đã xua tan không khí ảm đạm, buồn bã của hai câu thơ đầu.

Bài thơ không có câu chữ nào nói đến bóng tối, (Chữ "tối" cuối câu thơ thứ ba là do người dịch thêm vào) nhưng rất rõ về bóng tối. Học viên phát hiện yếu tố lặp lại ở hai câu thơ cuối "ma bao túc", "bao túc ma hoàn" chỉ thời gian vận động. Xay ngô, xay ngô vừa xong, quãng cách thời gian đó vừa đủ làm cho lò than rực hồng. Tác giả lấy hiện tượng tương phản để nói, lấy cái sáng để nói cái tôi, lây hình ảnh lò than rực hồng để nói, thời gian từ ngày đã chuyển vào đêm, bóng tối đã đổ xuống. Tài quan sát và nét bút tả thực thật độc đáo. Cách "vẽ mây nẩy hồng" thật tài nghệ. Người đọc vừa nhận ra bóng tối đang trùm khắp không gian người tù bị áp giải nhưng ánh sáng và hơi ấm của lò than rực hồng đã bừng lên. Anh chị em học viên cho rằng từ "hồng" ở cuối bài thơ chính là dấu son của một nhân sinh quan cách mạng và cũng là "thi nhãn" tác giả đã tạo ra.

32

"Hồng" là ánh sáng, là hơi ấm là màu sắc tươi vui, đối lập gay gắt với vẻ ảm đạm u buồn và bóng tối. Chỉ một tít "hồng" ở vị trí cuối bài thơ đã lấy lại thế thăng bằng, làm cho không khí bài thơ sáng lên, ấm áp và vui tươi, không còn ảm đạm, u buồn, tăm tối nữa.

Bài thơ khép lại những từ "hồng" ở vị trí cuối bài (trầm bình thanh) vẫn nhƣ nốt nhạc sau cuối làm cho âm hƣỏng bài thơ không dứt, tạo nên tác dụng "ý tại ngôn ngoại" với những suy ngẫm sâu sắc về một nhân sinh quan cách mạng. Bài thơ giúp ta nhận thức rằng cuộc sống luôn vận động, phải thấy đƣợc những yếu tố tích cực ngay trong hoàn cảnh đen tối nhất.

Với nhân sinh quan cách mạng và nghệ thuật thơ độc đáo. "Mộ" là áng thơ đã vƣợt lên trên mọi bài thơ Đường xưa; bởi vì, chúng không có được khả năng đem lại niềm tin yêu vào cuộc sống cho con ngƣòi đến vậy.

Hướng khai thác bài thơ "Mộ" của tác giả Hồ Chí Minh trên đây là phương pháp giảng dạy bằng cách nêu vấn đề so sánh. Quá trình giảng, bình, phân tích bài thơ luôn đặt học viên trong tình huống có vấn đề, dẫn dắt học viên vào việc tham gia giải quyết vấn đề. Tiết học kết thúc thì vấn đề cũng đƣợc giải quyết sáng tỏ. Học viên hiểu những nét đặc trƣng nội dung nghệ thuật của bài thơ "Mộ" vừa mang tính chất thơ Đường, vừa có dấu ấn tư tưởng của một nhân sinh quan cách mạng, vừa cổ điển vừa hiện đại. "Mộ" là một thực tế tiếp thu vốn cổ rất sáng tạo của Bác.

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Vận dụng bút pháp nghệ thuật thơ Đường vào việc giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)