Các mô hình đặc trưng nghệ thuật thơ Đường

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Vận dụng bút pháp nghệ thuật thơ Đường vào việc giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông (Trang 114 - 121)

CHƯƠNG III: VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

2. Các mô hình đặc trưng nghệ thuật thơ Đường

* Mô hình phương thức lãng mạn

- Hình tƣợng thơ đƣợc xây dựng theo nguyên tắc chủ quan của chủ thể thẩm mỹ. Tƣ duy hình tượng bằng hư cấu, khoa trương, tưởng tượng theo ước mơ và phương hướng lý tưởng hóa hiện thực.

- Hình tượng nhân vật trung tâm là mẫu người lý tưởng. Các quan hệ xung quanh nhân vật gồm :

+ Con người với thiên nhiên là quan hệ tương giao, thống nhất.

+ Con người với xã hội, ở thời bình thì gắn với những ước mơ, lý tưởng cao đẹp, ở xã hội suy tàn là thái độ phủ định thực tại.

VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 66

+ Con người lý tưởng luôn sống trong không gian cao viễn, biểu hiện ở không gian tâm trạng trải ra thiên lý, vạn lý.

+ Con người lý tưởng luôn sống trong thời gian tâm trạng, với những hoài niệm, ký ức, luôn nối hiện tại với quá khứ xa xƣa.

- Ngôn ngữ:

+ Có nhiều câu thể hiện phép đối và chứa đựng các yếu tố quan hệ.

+ Từ ngữ, hình ảnh mang tính ƣớc lệ tƣợng trƣng, có điển cố, điển tích.

+ Tính chất ngôn ngữ tự nhiên mà trong sáng, giản dị mà khái quát, rất tinh luyện, thể hiện phong cách trang nhã, cổ kính.

+ Ngữ âm thiên về sự hài hòa, trầm lắng - Thể loại thiên về thi luật và tuyệt cú.

* Mô hình phương thức hiện thực

- Hình tƣợng thơ đƣợc xây dựng theo nguyên tắc khách quan khi phản ánh đối tƣợng thẩm mỹ. Tư duy hình tượng bằng phương pháp trực quan. cụ thể.

- Hình tượng nhân vật trung tâm là con người xã hội, con người đời thường. Các quan hệ xung quanh con người đời thường gồm:

+ Con người với thiên nhiên là quan hệ cùng chung số phận, xuất hiện lẻ tẻ, màu sắc u ám, nhợt nhạt.

+ Con người đời thường luôn đối lập, tương phản với giai cấp thống trị thối nát của xã hội.

+ Con người đời thường luôn xuất hiện trong không gian cụ thể, có xu hướng bị bó hẹp, chứa đựng những bấp bênh, lo âu, tuyệt vọng, không giao hòa với không gian bên ngoài.

+ Con người đời thường xuất hiện trong những khoảnh khắc thời gian hiện tại, thời gian cụ thể, không co giãn, không giao hòa với quá khứ xa xƣa.

VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 67

- Ngôn ngữ:

+ Sử dụng nhiều câu trần thuật, những cặp câu ý tương phản, diễn tả mạch ý phát triển tự nhiên.

+ Vận dụng ngôn ngữ thơ ca dân gian, tiếng nói quần chúng, mang tính cụ thể, kể hoặc tả thực, tác động mạnh vào giác quan người đọc

+ Ngữ âm có nhịp điệu khẩn trương, sôi động, gây cảm xúc mạnh.

- Thể loại: thiên về cổ thể thi.

b. Cấp trung gian - mô hình thể loại thơ Đường (Có trong chương trình giảng dạy ở trường phổ thông) MÔ HÌNH 1 - Thơ cổ thể

- Câu thơ 5 tiếng hoặc 7 tiếng, có thể co giãn, không giới hạn số câu trong bài. Có những cặp câu ý tương phản.

- Vần linh hoạt, có thể:

+ Độc vận (cả bài có một vần) + Liên vận (nhiều vần nối nhau)

+ Chính vận đi với thông vận (âm na ná) + Có thể không hiệp vận ở từng bộ phận.

- Không quy định niêm, luật và đối ngẫu mà coi trọng thanh nhịp.

- Bố cục theo mạch ý.

* Ví dụ : Bài Tương tiến tửu - Lý Bạch; Binh xa hành - Đỗ Phủ

VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 68

MÔ HÌNH 2 - Thất ngôn luật thi (Bằng khởi cách)

đối

đối

- Thanh luật (B) khởi cách.

+ Thanh điệu "nhị, tứ, lục phân minh" các tiếng 2; 4 và 6 trong câu tạo thành đòn cân thanh điệu (T) - (B) - (T) hoặc (B) - (T) - (B). Các cặp câu 1 và 8, 2 và 7, 3 và 6, 4 và 5 có nòng cốt thanh giống nhau.

+ Giáp liên ở chữ cuối thanh tiết đầu trong câu thơ có thanh giống nhau để tạo niêm.

(T) niêm với (T), (B) niêm với (B), câu 2 niêm câu 3, câu 4 niêm câu 5 , câu 6 niêm câu 7, câu 8 niêm câu 1 tạo thành vòng tròn thanh điệu khép kín.

+ Bài có hai tuyệt liên, tức là cả thanh tiết đầu ở câu 4 và 5; 1 và 8 cùng (B - B) hoặc cùng (T - T). Hai tuyệt liên làm thành một luật.

- Vần (B°) gieo ở cuối các câu chẵn. Câu thơ đầu, tiếng cuối có hoặc không có vần.

Bài thi luật 4 hoặc 5 vần.

- Nhịp 2/2/3 hoặc 4/3, chẵn trước lẻ sau.

- Đối thực hiện ở hai liên giữa.

VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 69

- Bố cục có 4 liên: đề, thực, luận, kết.

* Ví dụ: bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu.

MỒ HÌNH 3 - Thất ngôn luật thi (Trắc khởi cách)

đối

đối

đối

đối

Ví dụ: bài Đăng cao của Đỗ Phủ

Bài thất ngôn luật thi (T) khởi cách chỉ khác mô hình bài thất luật (B) khởi cách ở chỗ chữ cuối của thanh tiết đầu ở câu đầu là (T) và thực hiện đòn cân thanh điệu theo (T) khởi cách ngƣợc lại với mô hình thanh điệu (B) khởi cách trên.

MÔ HÌNH 4 - Ngũ ngôn luật thi (Trắc khởi cách) - Thanh luật (T) khởi cách.

đối

đối

VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 70

+ Thanh điệu "nhị, tứ phân minh": 2(T) - 4(B). Câu sau thanh ngƣợc lại.

+ Trong liên thơ, các chữ ở cùng vị trí trên dưới thì đối thanh.

+ Giáp liên: chữ cuối ở thanh tiết đầu, trên dưới cùng thanh (B) hoặc (T) thì tạo niêm.

Câu 2 niêm câu 3, câu 4 niêm câu 5, câu 6 niêm câu 7, câu 8 niêm câu 1, tạo thành vòng tròn thanh điệu khép kín của thanh luật.

+ Bài có hai tuyệt liên, do niêm ở câu 2 và 3, 5 và 6 đều có thanh tiết là (B-B), hai tuyệt liên tạo thành một luật.

+ Các cặp câu 1 và 8, 2 và 6, 3 và 7, 4 và 5 có nòng cốt thanh giống nhau.

- Vần (B°) gieo ở cuối các câu chẵn. Bài thơ có 4 hoặc 5 vần. Câu thơ đầu có hoặc không có vần.

- Nhịp 2/3, chẵn trước lẻ sau.

- Đối thực hiện ở hai liên giữa.

- Bố cục có 4 liên: đề, thực, luận, kết.

* Ví dụ : bài Nguyệt dạ của Đỗ Phủ.

MÔ HÌNH 5 - Tuyệt cú luật

Luật tuyệt giống nhƣ đƣợc cắt từ bài bát cú thi luật ra. Có 4 dạng:

- Cắt lấy 4 câu trên (hai câu dưới phải đối).

- Cắt lấy 4 câu dưới (hai câu trên phải đối).

- Cắt lấy 4 câu giữa (cả bốn câu phải đối từng cặp).

- Cắt lấy 2 câu đầu và 2 câu cuối (trường hợp này không phải đối).

Chú ý: Các kiểu tuyệt cú sử dụng thi luật cùng dạng nó tách ra

VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 71

c. Cấp vi mô

MÔ HÌNH 1: Lời Đường

Ngôn ngữ tinh luyện, lời ít ý nhiều, khái quát cao, có họa, có nhạc.

MÔ HÌNH 2: Giọng Đường

Các yếu tố nghệ thuật nhƣ câu thơ, vần, đối, sự lặp lại của từ ngữ, hình ảnh, âm thanh ... có tác dụng tạo nhịp, diễn tả tình điệu thơ, thể hiện rõ phong cách cổ kính, trang nhã.

Người xưa gọi là Giọng Đường.

MÔ HÌNH 3: Hồn Đường

Thanh, nhịp, vần điệu diễn tả đƣợc những trạng thái tâm hồn, tạo nên âm vang và sức sâu lắng của hồn thơ, "ý tại ngôn ngoại". Người xưa gọi là Hồn Đường.

MÔ HÌNH 4: Mạch kỵ lộ

Mạch ý hàm ẩn trong hình tƣợng thơ, cho đến kết thúc bài vẫn không lộ rõ qua cảm xúc, suy ngẫm mới nhận ra đƣợc.

MÔ HÌNH 5: Cấu tứ

Những bài thơ hay thường có cấu tứ hay. Tạm hiểu cấu tứ là hình tượng thơ có khả năng khêu gợi cảm xúc. Hình tƣợng đó đƣợc liên kết bởi nhiều hình ảnh sống động cùng hệ thống, cùng loại, có tác dụng khơi sâu cảm xúc và ý nghĩa biểu hiện của hình tƣợng thơ.

MÔ HÌNH 6: Phép đối

Một bài luật thi có hai liên thực đối và luận đối, đƣợc xem là chỉnh thể.

Về hình thức có đối thanh, (B) đối (T), đối từ loại( từ loại nào đối với từ loại đó) và đối ý. Phép đối ngẫu đƣợc thực hiện ở hai dòng thơ (còn gọi là câu trong một liên. Ngoài ra còn có hình thức tự đối trong nội bộ câu.

VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 72

Về nội dung, phép đối dựa vào nhân vật, sự việc, địa danh ... nói chung là cảnh đối cảnh, tình đối tình, ý tương hỗ hoặc tương phản.

- Các phép đối hay tạo nhịp điệu, âm hưởng thơ hài hòa, có tiếng nhạc trầm bổng. Mặt khác, đối còn tạo ra nhiều tầng nghĩa, do các quan hệ tương hỗ hoặc tương phản mà có. Ví dụ:

Vạn lý /bi thu /thường / tác khách.

T T B B B T T Bách niên / đa bệnh / độc / đăng đài

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Vận dụng bút pháp nghệ thuật thơ Đường vào việc giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông (Trang 114 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)