CHƯƠNG II: BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG
II. BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÁC NHÀ THƠ LỚN ĐỜI ĐƯỜNG
4. Bút pháp nghệ thuật của Bạch Cƣ Dị (772-846)
Sống ở thời kỳ hậu chiến tranh, lại chứng kiến thời đại phong kiến nhà Đường đang trên bước đường tan rã, xã hội đầy mâu thuẫn gay gắt, Bạch Cư Dị bước vào đời với lý tưởng chính trị tích cực "kiêm tế thiên hạ" (che chở cho thiên hạ). Ông đã sống một đời ông quan thanh liêm, chính trực, có ích cho nước cho dân. Ông đã yêu cầu thơ ca phải "cứu tế nhân bệnh, bổ khuyết thời chính". Vì vậy, trên lĩnh vực sáng tác thi ca, ông đã trở thành một nhà thơ hiện thực, đi theo con đường mà Đỗ Phủ đã vạch ra. Nếu như thơ Đỗ Phủ là bức tranh hiện thực về xã hội thời "Thịnh Đường" thì thơ Bạch Cư Dị cũng là bức tranh chân thực về cuộc sống ở thời "Trung Đường". Ông cũng như Đỗ Phủ đều là những nhà thơ có trách nhiệm với nước với dân.
Phạm vi sáng tác của Bạch Cƣ Dị phản ánh về cuộc sống vô cùng cực khổ của nhân dân, vạch trần bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị, phản đối chiến tranh xâm lƣợc, biểu hiện tư tưởng yêu nước, cổ vũ vua thực hành nhân chính, tuyên dương những gương trung liệt, phê phán những thói tục xấu ... Thơ ông quan tâm nhất đến những người lao động lầm than dưới đáy xã hội, những người phụ nữ bất hạnh.
Ông tự chia thơ mình ra làm bốn loại: phúng dụ, cảm thương, nhàn thích và tạp luật.
Ông để lại gần ba ngàn bài thơ, ngôn ngữ giản dị lại giàu tính trí tuệ, đƣợc truyền bá rất rộng.
Thơ cảm thương của ông có nội dung hiện thực trữ tình, tư tưởng và hình thức nghệ thuật đặc sắc, nổi tiếng là Trường hận ca và Tỳ bà hành. Thơ phúng dụ của ông là bộ phận sáng tác có giá trị hiện thực phê phán, biểu hiện rất rõ thái độ "kiêm tế thiên hạ" ... Thơ Bạch Cƣ Dị có nhiều kiệt tác. Tỳ bà hành là một trong số áng thơ tuyệt vời của ông. Bạch Cƣ Dị sáng tác Tỳ bà hành vào năm Nguyên Hòa thứ 11 (816). Đây là lúc ông thất bại về mặt chính trị, bị giáng chức xuống làm tƣ mã ở Giang Châu.
Đọc Tỳ bà hành có người cho rằng nhà thơ mượn cảnh ngộ người đàn bà chơi đàn tỳ bà lưu lạc trên sông Tầm Dương để tỏ nỗi niềm tâm sự của mình. Đúng là ở đây có sự trùng hợp về nhiều mặt giữa tác giả với người kỹ nữ. Trước hết, chúng tôi nhận thấy đây là cuộc gặp gỡ của hai con người cùng
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 60
cảnh ngộ, dễ cảm thông gần gũi. Tiếng đàn tỳ bà đã khuấy lên bao nỗi niềm tâm sự của họ, đem đến sự gặp gỡ tâm hồn và sự đồng cảm.
Trong Tỳ bà hành, nghệ thuật đặc sắc của Bạch Cƣ Dị thể hiện ở tài mô tả tiếng đàn và cách xây dựng nhân vật điển hình bằng bút pháp hiện thực trữ tình.
Bạch Cƣ Dị đã tập trung miêu tả tiếng đàn với ba lần xuất hiện. Lần đầu, chỉ một vài nốt nhạc "nghe vẳng" từ xa đã khiến cho cuộc tống biệt đang diễn ra phải xếp lại. Chủ và khách đều cất tiếng hỏi "ai đàn tá" và tìm đến người đàn. Nhà thơ chưa miêu tả cái hay nhưng cách chọn lọc chi tiết đặc sắc đã nói đƣợc sức lối cuốn kỳ lạ của tiếng đàn.
Lần thứ hai, tiếng đàn cất lên thành chương khúc. Nhà thơ đã sử dụng 22 câu thơ để đặc tả tiếng đàn, khi thì thể hiện qua các từ trực cảm "não nuột", "buồn bực", "tấm tức"; khi thì thông qua những hình ảnh ẩn dụ như "đổ mưa rào", "oanh ríu rít",... Âm hưởng tiếng đàn có lúc u uất, chứa đựng nỗi niềm sâu lắng. Tâm trạng buồn thì tiếng đàn buồn, rất hợp với hình ảnh -"mày chau" còn phản phất nhiều thương đau trên khuôn mặt người kỹ nữ. Một loạt tỉ dụ liên kết đã khắc họa nên hình tƣợng tuyệt vời của tiếng đàn, khi nó đi vào tấu khúc
"nghê thường" và "lục yêu". Tiếng đàn nhiều cung bậc, giai điệu biến hóa qua các hình ảnh
"đổ mưa rào", "trò chuyện riêng", "mâm ngọc nảy hạt châu", "trong hoa oanh ríu rít", "nước tuôn róc rách", "bình bạc vỡ", "sàn sạt tiếng đao". Hồn nhạc như ru con người đi vào cõi mộng. Người đàn thì phô diễn tâm tình. Người nghe như bắt gặp chính tâm hồn mình. Đắc ý rồi tuyệt vọng, đau thương chán chường rồi bi hận, đó là tình điệu của nhạc hay của tâm hồn, khó mà phân biệt. Hình ảnh "mâm ngọc", "hạt châu" tƣợng trƣng cho sự cao quý. Khi nhà thơ sử dụng nó để miêu tả âm thanh tiếng đàn sẽ tạo âm vang, thể hiện một tài năng huy hoàng tột đỉnh. Hình ảnh "nước tuôn róc rách" thể hiện được âm thanh của cuộc sống vui tươi. Điệp ngữ "ngừng đứt" (nguyên văn là "ngừng tuyệt") diễn tả tiếng đàn đứt nối, trạng thái mong manh trước sự mất còn, rất phù hợp với hình ảnh "ôm sầu, mang hận" đến "ngẩn ngơ" ở người kỹ nữ. Những hình ảnh "bình bạc vỡ", "ngựa sắt giong xô xát tiếng đau", giai điệu chuyển sang hùng tráng, mạnh mẽ, diễn tả ý chí
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 61
quyết liệt trước những thách thức nghiệt ngã của đời. Về cuối, âm thanh mạnh, sắc, vọt lên với "tiếng kêu xé lụa" rồi im bặt. Tiếng đàn khi cất lên đã hay, đến dây ngừng lại cũng thật khéo:
Thuyền mấy lá, đông, tây lặng ngắt Một vầng trăng trong vắt lòng sông
Không gian mênh mông đang chìm trong tiếng nhạc. Cả vừng trăng khuya, dòng sông với những con thuyền gần xa đều lắng nghe tiếng đàn tuyệt vời và tâm tình của người kỹ nữ.
Chỉ đến lúc tiếng đàn ngừng lại người ta mới thấy cả không gian mênh mông ấy chìm trong tiếng nhạc. Đây là hình thức "vô thanh thắng hữu thanh", không nói đến tiếng đàn mà thể hiện cái hay tuyệt vời của tiếng đàn.
Lần thứ ba, tiếng đàn ấy đã trở thành một thứ "tiên nhạc", "khác dây đàn trước".
Người đàn không rơi lệ nhưng trái tim nàng khóc than trong tiếng đàn. Hình ảnh "khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi", riêng Giang Châu tự mã dòng lệ "chan chứa hơn người ", tấm quan bào màu xanh đã đẫm nước mắt. thể hiện sự đồng cảm cao độ của tâm hồn thi nhân với tiếng đàn.
Nét đặc sắc thứ hai trong bài thơ là nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình của Bạch Cƣ Dị. Đây là đoạn thơ tự sự. Tác giả đã sử dụng lời nhân vật kể lại cuộc đời mình để tăng thêm tính khách quan, chân thực:
Rằng xưa vốn là người kẻ chợ Cồn Hà Mô trú ở lân la Học đàn từ thuở mười ba
Giáo đường đệ nhất chỉn đà chép tên
Ở đây có nơi chốn, thời gian, tuổi tác, tăng thêm tính cụ thể xác thực. Nhà thơ đã sử dụng những chi tiết chọn lọc, mô tả cuộc đời kỹ nữ. Nàng đã có một thời vàng son, tài sắc rực rỡ. Nghe tiếng đàn của nàng, gã thiện tài nổi tiếng đàn hay, sợ phải dừng khúc. Thấy nàng trang điểm, ả Thu nương đẹp nhất vùng Hà Mô phải ghen ghét. Bao chàng trẻ ganh đua tốn hao the thắm để mua tiếng đàn. Không biết bao vành lƣợc bạc đã vỡ trong nhịp gõ...
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 62
Cuộc đời con người tài sắc ấy không thể tồn tại trong xã hội đua chen bằng sức mạnh đồng tiền. Thông qua những chi tiết : người thân ly cách, tử biệt, bệnh não hao mòn tác giả đã diễn tả sụp đổ tất cả, nàng đã bị ném ra ngoài lề cuộc sống. Lấy chồng thương khách, lấy một kẻ trọng lợi, xem nhẹ nỗi ly cách, cho nên những năm tháng còn lại của nàng chỉ còn là buồn chán, héo tàn trong cô đơn.
Dưới ngòi bút tả thực của Bạch Cư Dị, hình tượng nhân vật được xây dựng có đời sống, số phận với những tính cách cụ thể. Hình tượng người kỹ nữ gảy đàn tỳ bà trên sông Tầm Dương cụ thể nhưng lại có ý nghĩa khái quát lớn về số phận những con người tài sắc trong xã hội thiếu may mắn. Vì vậy, sự đồng cảm của nhà thơ với nhận vật trữ tình - người kỹ nữ ở đây xuất phát từ giá trị khái quát cao của hình tƣợng
"Cùng một lứa bên trời lận đận" là cùng hội cùng thuyền, không còn khoảng cách nào giữa ông quan với kỹ nữ. Ở đây chỉ còn là tài tử với giai nhân, cảm hiểu nhau, trong một cảnh ngộ bất ngờ đặc biệt. Đó chính là cảm hứng của Bạch Cƣ Dị đã làm nên kiệt tác này.
Qua vài nét nghệ thuật ở bài Tỳ bà hành, người đọc càng yêu thích bút pháp hiện thực trữ tình của Bạch Cƣ Dị. Để thấy đƣợc tài nghệ tuyệt vời trong thơ ông, chúng tôi xin đƣợc dẫn ra một số nhận định của Giáo sƣ Lê Đức Niệm nhƣ sau:
- "Nhờ có quan niệm đúng đắn là dùng văn học phục vụ chính trị nên ông đã biết nhấn mạnh tác dụng xã hội của thơ ca, tăng cường hiệu quả của thơ ca bằng cách dùng hình thức phổ cập, sử dụng nhiều ngôn ngữ dân gian, vì thế thơ ông ít có điển cố cầu kỳ ".
- "Bạch Cƣ Dị yêu cầu thơ ca phải "cứu tế nhân bệnh, bổ khuyết thời chính" do đó đòi hỏi phải khái quát cao độ hiện thực xã hội. Trong muôn ngàn sự kiện và chi tiết cuộc sống, đã lựa chọn những nét tiêu biểu. Bởi thế, những nhân vật đƣợc ông miêu tả, trên mức độ nhất định đều có ý nghĩa điển hình. Đề tài sáng tác đƣợc nhà thơ lựa chọn, trong một phạm vi hẹp, tuy vậy, những đề tài ấy đều mang ý nghĩa thời đại".
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 63
- "Hình tượng trong thơ ông mang cá tính và phong cách của ông. Những con người, những số phận đƣợc đƣa ra đều mang tâm tƣ thời đại, mang nỗi niềm oán trách và thái độ châm biếm thẳng thắng "
- "Bạch Cư Dị sử dụng rất đạt phương pháp so sánh đối chiếu, nghĩa là nắm bắt được những mâu thuẫn xã hội, ông không dùng khái niệm khác, mà chỉ sử dụng những chi tiết cụ thể của hình ảnh khác. Những nét rải rác trong thơ kết lại thành những loại nhân vật chính diện, nhƣng hình tƣợng lại rất tập trung"
- "Muốn cho hình tƣợng sinh động, nhà thơ đã sử dụng nhiều thủ pháp nhƣ: đối tỉ, trữ tình kết hợp với tự sự", "có thể nói ông đã sử dụng phương pháp vẽ rồng chấm mắt. Mỗi hình tƣợng đều có sự kết hợp cái cụ thể và khái quát cao độ, vì thế nó rất sống, rất đặc biệt".
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 64