1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài a. Thơ Đỗ Phủ
- Tác giả: Trần Xuân Đề.
- Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1975.
- Nội dung: Đỗ Phủ, nhà thơ hiện thực và 41 bài thơ.
b. Diện mạo thơ Đường - Tác giả: GS Lê Đức Niệm.
- Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995.
- Nội dung: Tính chất lãng mạn trong thơ Lý Bạch, tấm gương phản chiếu thời đại và nghệ thuật tuyệt vời trong thơ Đỗ Phủ, Bạch Cự Dị.
c. Thơ Đường (Phê bình bình luận văn học) - Tác giả : Hồ Sĩ Hiệp.
- Nhà xuất bản Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1995.
- Nội dung: Tinh hoa văn học Trung Quốc trong chương trình cải cách môn văn, phân tích những bài thơ Đường ở trường phổ thông.
d. Thi pháp thơ Đường
- Tác giả : GS Lương Duy Thứ
- Tủ sách Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 1996 - Nội dung: Thi pháp thơ Đường
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 4
e. Thi pháp thơ Đường
- Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hải.
- Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1995.
- Nội dung: Thi pháp thơ Đường.
f. Văn học Trung Quốc trong trường phổ thông - Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hải.
- Nhà xuất bản Giáo Dục, 1996
- Nội dung: Giới thiệu tác giả và phân tích tác phẩm, một số tài liệu tham khảo có liên quan.
g. Hình thức thơ ca cổ điển Trung Quốc - Tác giả: PTS Hồ Sĩ Hiệp.
- Tài liệu lưu hành nội bộ Trường Đại học Sư Phạm, 1997.
- Nội dung : Thi luận thơ ca, thể loại của thơ, cách luật của thơ, thanh vận của thơ, đối ngẫu của thơ.
h. Thơ Đường bình giải - Tác giả : Nguyễn Quốc Siêu - Nhà xuất bản Giáo Dục, 1998
- Nội dung: Bình giải 17 bài thơ Đường ở lớp 9 và lớp 10 trong trường phổ thông và khái quát, phân loại và các luật.
i. Đến với thơ Lý Bạch
- Tác giả biên soạn: Lê Giảng.
- Nhà xuất bản Thanh Niên, 1998.
- Nội dung: 64 bài và bình giải.
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 5
2. Nhận xét khái quát về những công trình nghiên cứu về thơ Đường Tám công trình nghiên cứu, biên soạn trên đang tập trung vào hai hướng chính:
a. Hướng thứ nhất: Gồm các tác giả Trần Xuân Đề, Lê Đức Niệm
Nội dung nghiên cứu: khái quát bức tranh toàn cảnh của thơ Đường, giới thiệu được những giá trị nội dung, nghệ thuật của những tác giả tiêu biểu cho thi ca đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cƣ Dị.
b. Hướng thứ hai: Gồm các tác giả Lương Duy Thứ, Hồ Sĩ Hiệp, Nguyễn Thị Bích Hải, Nguyễn Quốc Siêu và Lê Giảng
Nội dung nghiên cứu: Chú trọng đến mặt thưởng thức thơ Đường, đi sâu vào bình giải, phân tích từng bài thơ. Riêng GS Lương Duy Thứ, PTS Hồ Sĩ Hiệp và PTS Nguyễn Thị Bích Hải đi sâu vào thi luật thơ ca cổ Trung Quốc và thi pháp thơ Đường.
Hai hướng nghiên cứu trên giúp cho chúng tôi có cái nhìn tổng quát về thơ Đường, có những cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về bút pháp nghệ thuật của một số nhà thơ lớn, tiêu biểu ở đời Đường. Đó chính là cơ sở để tiến tới mục đích khái quát, mô hình hóa đặc trưng nghệ thuật thơ Đường, để vận dụng vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông.
3. Cái mới của đề tài
- Hình thành rõ những mô hình đặc trưng nghệ thuật thơ Đường.
- Đề xuất, vận dụng những mô hình đặc trƣng nghệ thuật đó để tiếp cận và giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông.
Nội dung mới của đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn, đáp ứng yêu cầu bao lâu nay.
của người giáo viên văn học giảng dạy phần thơ Đường. Hy vọng, việc tiếp cận, giảng dạy thơ Đường không còn là "cửa ải" chuyên môn khó vượt qua nữa.
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 6