CHƯƠNG II: BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG
II. BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÁC NHÀ THƠ LỚN ĐỜI ĐƯỜNG
2. Bút pháp nghệ thuật của Thôi Hiệu (704-754)
Ông là nhà thơ sáng tác không nhiều, thường viết về đề tài tình yêu nam nữ và chinh chiến nơi biên cương. Nhưng chỉ với bài thơ Hoàng Hạc lâu, Thôi Hiệu cũng đã nổi tiếng.
Nghiêm Vũ đời Tống trong Thương lăng thi thoại có lời bình:
"Đường nhân thất ngôn luật thi, đương dĩ Thôi Hiệu "Hoàng Hạc lâu" vi đệ nhất"
(luật thi bảy tiếng của người đời Đường thì bài Hoàng Lạc lâu của Thôi Hiệu là nhất). Lời nhận xét đó cũng có nghĩa là nhà thơ các đời sau rất khâm phục Thôi Hiệu và bài thơ Hoàng Hạc lâu. Chính vì vậy việc tìm hiểu bút pháp nghệ thuật thơ Thôi Hiệu chúng tôi chỉ nghiên cứu ở kiệt tác Hoàng Hạc lâu của ông.
Hoàng Hạc lâu thuộc đề tài "đăng cao". Nhà thơ mƣợn cảm hứng "đăng đài nhập bút" để nói về cảnh cũ người xưa và tâm trạng của mình.
Trong bài luật thi thất ngôn bát cú, Thôi Hiệu đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tuyệt vời. Thi luật rất kị phá cách về thanh luật. Ở đây Thôi Hiệu
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 38
chứng tỏ một bản lĩnh vƣợt qua trở ngại đó. Cả ba câu thơ đầu của Hoàng Hạc lâu đều phá cách. Đáng lý thanh của chữ thứ 4 phải ngƣợc với chữ thứ 2 và 6 để tạo đòn cân thanh điệu cân xứng theo kiểu (B - T - B)(1) hoặc (T - B - T), theo nguyên tắc "nhị, tứ, lục phân minh".
Thực tế, thanh điệu ở câu đầu là (B - B - T), câu hai là (T - B - T) và câu ba là (T - T - T). Phá cách vì chữ cuối ở câu thơ đầu là "khứ", thanh (T), bỏ vận. Hoàng Hạc là chim, chim thì bay là lẽ thường cho nên có thể thay chữ "khứ" bằng "phi" (bay), nhưng "phi" thì không có nghĩa là (mất) chỉ có "khứ" mới gồm cả hai nghĩa "đi" và "mất". Đó là dụng ý bỏ thanh lấy ý của nhà thơ.
Hiện tƣợng phá cách còn ở câu thứ ba, sáu thanh (T) đi liền nhau và câu thứ tƣ lại có năm thanh(B).
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du
Không hình thành đƣợc đòn cân thanh điệu nhƣng sáu thanh (T) phối hợp với nhau, âm điệu trầm đục nặng nề diễn tả được nỗi đau đớn, tấm tức trước thực trạng người xưa đã cƣỡi Hạc vàng bay đi không trở lại, nghĩa là cái đẹp, cái huy hoàng linh thiêng đã mất. Câu thơ thứ tƣ có đến năm thanh (B) tạo đƣợc cảm giác êm dịu, thích hợp với bầu trời tĩnh lặng của nghìn năm mây trắng bay.
Một ngoại lệ nữa là từ "Hoàng hạc" lặp lại ba lần. "Hoàng hạc" (chim) ở câu một,
"Hoàng Hạc" (lầu) ở câu hai và "Hoàng hạc" (chim) ở câu ba. Sự lặp lại này có dụng ý nghệ thuật. Hình ảnh hoàng hạc chấp chới bay về ám ảnh tâm trạng con người, dẫn con người đi vào suy tưởng, càng thấy sự trống vắng của cái còn, của hiện tại trên cõi đời, qua đó càng nhớ tiếc cái mất của quá khứ, của cõi tiên. Quan hệ đối cực của những ý nghĩa đó thể hiện tâm trạng nuối tiếc quá khứ của nhà thơ.
Thôi Hiệu khéo kết hợp yếu tố thanh điệu với nhịp, vần tạo âm hưởng
(1) (B): thanh bằng, (T): thanh trắc
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 39
thơ trầm bổng trang nghiêm, đổi sang trầm đục nặng nề rồi trở lại hài hòa, diễn tả rất đúng trạng thái tâm hồn mình.
Ở liên thơ thứ ba, Thôi Hiệu thể hiện bút pháp già dặn, điêu luyện trong việc xây dựng các vế đối:
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Đối thanh, đối từ loại và đối ý đều cân xứng. Thơ Đường vốn lời ít ý nhiều nên không thích dùng những từ láy, chiếm chỗ lại ít nghĩa. Ở đây "lịch lịch" (rõ mồn một) và "thê thê"
(rậm rạp) vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu của đối ngẫu vừa làm sống dậy bức tranh thiên nhiên có địa danh Hán Dương và Anh Vũ. Sắc màu tươi sáng, đường nét hài hòa đầy sức sống của cánh rừng, dòng sông và bãi cỏ như có sức vẫy gọi con người đang đắm chìm trong mộng quay về cuộc sống thực .
Lướt qua những câu thơ trần thuật, đến liên thơ cuối tác giả đổi sang câu nghi vấn và cảm thán:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu!
Trở về với thực tại nhƣng không có sợi dây liên hệ nào với chúng. Câu hỏi và câu cảm ở đây bộc lộ rõ tâm trạng thất vọng với những gì đang ở xung quanh mình. Thời gian
"nhật mộ", không gian "hương quan hà xứ thị" với những hình ảnh gợi sầu "yên ba giang thƣợng". Nhà thơ quay về đối diện với chính mình. Cảnh hoàng hôn lữ thứ không nhà làm cho con người nghĩ tới tuổi già, không biết đâu là bến đậu để được bình an giữa những biến động cuộc đời. Nỗi buồn phủ kín không gian, thời gian đọng lại trong một chữ "sầu" rơi xuống, rất đắc địa ở vị trí cuối bài.
Bài thơ khép lại, nhưng mạch ý vẫn kín. Tác giả để cho người đọc suy ngẫm mà nhận ra điều muốn nói: con người không thể tìm thấy niềm vui sống khi tách khỏi cộng đồng nhân loại. Cuộc sống nơi trần thế mới là đích thực nhưng con người chỉ tìm thấy sự bình yên khi mảnh đất gắn bó với cuộc đời.
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 40
Tóm lại: Qua phần tích nghệ thuật bài thơ, chúng tôi nhận thấy tài hoa bút pháp của Thôi Hiệu có những đặc điểm sau đây:
- Thơ ông sáng tạo bằng phương thức lãng mạn. Bài thơ nói về những quan hệ mất còn, giữa quá khứ và hiện tại, giữa thế giới của thần tiên và thế giới của con người. Mộng và thực đan xen, ƣớc mơ và thất vọng đi liền để rồi bộc lộ tâm tình sâu kín.
- Dưới ngòi bút trữ tình đậm đà của ông, hệ thống ngôn từ thơ hiện lên giản dị mà trau chuốt, nói ít mà gợi nhiều. Các yếu tố thanh, nhịp, vần, đối và câu thơ đều đƣợc tài thơ lão luyện, khéo léo đƣa vào dụng ý biểu đạt tâm hồn thơ và tình điệu của bài thơ. Tất cả hòa quyện trong một chính thể nghệ thuật vừa đẹp vừa đạt hiệu quả cao.
- Cách biểu hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, quá khứ với hiện tại, thực và mộng tuy đối cực nhƣng ý tình rất sâu sắc và cao nhã.
Cuối cùng là sự khéo léo, cấu tứ, mạch thơ kín, tạo đƣợc dƣ âm " ý tại ngôn ngoại"
thể hiện nét đặc trưng độc đáo của thơ Đường.