CHƯƠNG II: BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG
II. BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÁC NHÀ THƠ LỚN ĐỜI ĐƯỜNG
3. Bút pháp nghệ thuật của Đỗ Phủ (712-770)
Đỗ Phủ tự là Tử Mỹ, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam. Ông nội của Đỗ Phủ là Đỗ Thẩm Ngôn cũng là một nhà thơ ở đời Võ Hậu. Xuất thân từ gia đình phụng Nho thủ quan (theo đạo Nho mà làm quan), nên ông chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Đỗ Phủ là ngươi thông minh, bảy tuổi biết làm thơ đọc nhiều hiểu rộng. Ông từng nói về mình :
Độc thư phá vạn quyển Hạ bút như hữu thần
(Phụng tặng vi tả thừa trƣợng nhị thập nhị vận)
Đỗ Phủ sống trong thời kỳ nhà Đường từ hưng thịnh chuyển sang suy vi. Đời ông thi cử. làm quan lận đận, hàn vi, phiêu bạt, gần dân nên thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ của dân. Ông để lại hơn 1400 bài thơ, phản ánh trung thực và đầy đủ các mặt đời sống xã hội. Thơ viết về cá nhân cũng gắn với thời cuộc và có tư tưởng sâu sắc. "Ông đã tiếp thu thành tựu của người đi trước, hình thành nên
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 41
phong cách trầm uất sâu lắng và trở thành nhà thơ hiện thực vĩ đại nhất Trung Quốc"(1).
Bút pháp nghệ thuật của Đỗ Phủ đƣợc thể hiện các mặt nhƣ sau:
a. Hệ thống hình tƣợng trong thơ Đỗ Phủ
Phạm vi phản ánh cuộc sống trong thơ Đỗ Phủ rất rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến mảng thơ hiện thực, tiêu biểu cho phương thức sáng tác của ông. Khi bàn về hình tượng trong thơ Đỗ Phủ, giáo sƣ Lê Đức Niệm có ý kiến:
"Hình tƣợng trong thơ Đỗ Phủ lại hết sức chân thực, nó đƣợc tạo nên bằng sự kết hợp giữa khái quát và cụ thể. Hình tƣợng trong thơ Đỗ Phủ vừa chân thực mà tích cực lành mạnh”(2). Giáo sƣ đã chỉ ra hình tƣợng thơ Đỗ Phủ có ba đặc trƣng:
- Năng lực khái quát và nhận thức sâu sắc bản chất hiện thực.
- Vận dụng tình tiết sinh động để mô tả hình tƣợng.
- Kết hợp tự sự và trữ tình trong việc xây dựng hình tƣợng.
* Hình tƣợng thiên nhiên
Thiên nhiên trong thơ hiện thực của Đỗ Phủ không phải là đối tƣợng trực tiếp để miêu tả. Cảnh vật đất trời, sông núi, trăng sao, cây cỏ đi vào những trang thơ với tƣ cách nó là bộ phận không thể thiếu của cuộc sống, tồn tại bên cạnh con người.
Những bài thơ Đỗ Phủ viết về đề tài xã hội, phản ánh về cuộc sống của những người dân lao động và người lính không có chỗ cho thiên nhiên phô bày vẻ đẹp. Ở đây, chúng chỉ là những hình ảnh lẻ tẻ, làm nền cho sự việc, con người được phản ảnh. Cơn lốc của chiến tranh đến đâu cũng để lại cảnh hoang tàn đau thương.
Thiên thôn vạn lạc sinh kinh kí
(Binh xa hành)
(1) Thơ Đường Bình Giải - Nhà xuất bàn Giáo dục. 1998, Nguyễn Quốc Siêu, trang 20
(2) Diện Mạo Thơ Đường - Nhà xuất bản Vãn hóa Thông tin trường ĐH Tổng hợp, Hà Nội, 1995, trang 155
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 42
Thảo mộc tuế nguyệt vãn Quan hà sương tuyết thanh ...
(Tống viễn) ... Tích thi thảo mộc tinh
Lưu huyết xuyên nguyên đan
(Thủy lão biệt)
Trong xã hội động loạn rối ren ấy, không còn nơi đâu là yên ổn. Cây cỏ, chim muông, rùng thú ... nếu không bị khói lửa chiến tranh thiêu đốt thì cũng bị thân gãy, cành rơi, sẻ đàn tan nghé hoặc bị giày vò trong thương đau, cát bụi. Núi sông cũng phải thê thiết trong tiếng trống thúc quân nơi chiến địa. Đất trời, trăng sao cũng phải tê tái trước thảm cảnh máu đổ thành sông, bốn vạn nghĩa binh tử chiến trong một ngày ở trận Trần Đào (Bi Trần Đào). Cầu Hàm Dương cũng bao lần mờ trong cát bụi và nước mắt ly biệt:
Xa lân lân ... Mã tiêu tiêu ...
Hành nhân cung tiễn các lại yên Gia nhương thê tử tẩu tương tống Trần ai bất kiến Hàm Dương kiều Khiên y đốn túc lan đạo khốc
Khốc thanh trực thướng can vân tiêu (Binh xa hành)
Nếu xâu chuỗi những hình ảnh thiên nhiên lẻ tẻ ở từng bài trong thơ Đỗ Phủ, chúng ta thấy, bên cạnh cuộc sống lam lũ, phiêu bạt, chia lìa đầy thương đau của con người, thì thiên nhiên cũng là bức tranh thảm đạm cùng chung số phận với con người thời đại. Thiên nhiên hoang tàn, cảnh vật tiêu điều, u ám... đó là những nét đặc sắc về hình tƣợng thiên nhiên trong thơ hiện thực của Đỗ Phủ.
Thơ Đỗ Phủ hiện thực nhƣng trữ tình. Có những bài, nhà thơ dành trọn cảm hứng cho cái đẹp của thiên nhiên để nói về một khía cạnh của cuộc sống. Giang bạn độc bộ tầm hoa là một bài thơ trong số đó.
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 43
Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê, Thiên đóa vạn đóa áp chi đê Lưu liên hí điệp thời thời vũ Tự tại kiều oanh kháp kháp đề.
Ngàn hoa đẹp, bướm vờn bay và tiếng chim oanh hót lảnh lót là sắc màu, âm thanh tươi vui. Cảnh được tả thực và sử dụng những gam màu đẹp, gói ghém trong đó nội dung trữ tình, thể hiện tình yêu cuộc sống của con người. Nhà thơ mượn rung cảm trong lòng để khẳng định, cảnh đẹp ấy không phải là cảnh tiên xa lạ, mà là cảnh thực, ở trong khuôn viên nhà cô Hoàng Tứ, có trong cuộc sống của nhân gian. Do đó, thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ không chỉ chung số phận đau thương của con người thời đại mà còn là một đối tượng cảm hứng, đem lại vẻ đẹp cho con người.
* Hình tượng con người
Hình tượng con người trong thơ Đỗ Phủ rất phong phú, đủ mọi tầng lớp, nhưng trong mảng thơ hiện thực tiêu biểu của ông chúng ta lại thấy những con người cụ thể trong lớp người lao động, lính thú, tận đáy cùng xã hội.
Lần đầu tiên hình bóng của người dân đen bước vào trang thơ. Nạn nhân khổ đau trong chiến tranh và cuộc sống bần cùng trước hết là người phụ nữ. Đó là những cô gái mới lớn lên, vừa đón nhận hạnh phúc lứa đôi đã chịu cảnh chia lìa "Cưới chiều hôm, vắng sớm mai" (Tân hôn biệt) để làm người chinh phụ, sống mòn mỏi trong ly biệt, trông đợi. Chiến tranh đã cướp đi những chàng trai, những người đàn ông. Đời chinh phụ trở thành cô phụ.
Những người con gái đất Quỳ Châu, không còn ai để lấy làm chồng, phải sống lẻ loi vất vả, không nơi nương tựa. Những bà góa trong Vô gia biệt sống leo lét như ngọn đèn trước gió.
Chiến tranh đi qua đã cướp mất của họ những người ruột thịt, thân quen trong xóm làng. Thê thảm hơn là cảnh lão bà, con cháu chết trận, không còn ai, phải lăn khóc bên đường, đưa tiễn nốt người chồng già ra lính (Thùy lão biệt). Cuộc đời hiu hắt sắp tàn lụi mà phải biệt ly.
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 44
Không chỉ là nạn nhân khổ đau nhất trong chiến tranh, người phụ nữ trong thơ Đỗ Phủ còn phải chịu biết bao cơ cực, tủi khổ do đủ các thứ sưu cao thuế nặng, phu phen tạp dịch, bóc lột vơ vét, quan lại nhũng nhiễu gây nên.
Đồng đình sở phân bạch Bản tự hàn nữ xuất Tiên phát kỳ phu gia
Tụ liễm công thành khuyết...
(Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ngũ bách tự) Người phụ nữ trong Thạch Hào lại bị bóc lột, nghèo xơ xác, cái quần lành không có phải ngồi ôm con trong buồng. Với tấm lòng yêu thương con người, ngòi bút hiện thực của Đỗ Phủ tuy khách quan nhưng hướng thẳng về những con người khổ đau trong xã hội. Hình ảnh người phụ nữ mà tác giả phản ánh là những con người cụ thể, nhưng ý nghĩa khái quát của nó lại thể hiện cảnh ngộ, số phận chung của hàng triệu người phụ nữ trong xã hội.
Người phụ nữ trong thơ Lý Bạch thường là những mỹ nhân. Ở đây, ngòi bút hiện thực của Đỗ phủ chỉ tập trung phản ánh về hoàn cảnh ngang trái của họ, không miêu tả nhan sắc.
Từ sợi dây liên hệ giữa con người với xã hội, nhà thơ đã phơi bày những nguyên nhân khổ đau của từng số phận nhân vật, khiến người đọc xót xa về những cảnh đời ở một thời nhiều biến động, rối ren.
* Hình tượng người lính
Ở bài Binh xa hành nhà thơ đã phác họa về người lính rất điển hình : Khứ thì lý chính dữ khỏa đầu
Quy lai đầu bạch hoàn thú biên.
Chiến tranh, đồn thú đã cướp đi gần hết thời gian đời người mà con người vẫn không thoát khỏi số phận ở lính. Trong Thạch Hào lại nhà ba anh em ra trận, chết hai còn một. Số phận những người lính "tốt đen" chỉbiết sống qua ngày, không nghĩ đến tương lai. Người mẹ của họ đã khô nước mắt khóc con. Lời bà kể nghe xót xa tuyệt vọng, bởi chiến tranh hiểm ác, cái chết đến
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 45
với người lính không biết lúc nào. Trong thực tế, nhà thơ Đỗ Phủ đã xót xa phản ánh về trận Trần Đào
Dã khoáng thiên thanh vô chiến thanh, Tứ vạn nghĩa quân đồng nhất tử.
(Bi Trần Đào)
Những người lính sống sót lại bị ném vào trận tử chiến không ngang sức với giặc Hồ ở Thanh Bản. Kết cục chỉ còn là :
Sơn tuyết, hà băng, dã tiêu sắt Thanh thị phong yên, bạch thị cốt.
(Bi Thanh Bản)
Kẻ thất trận, lạc lối trở về thì xóm làng tan hoang, cửa nát nhà tan, không còn con người để bầu bạn. Cơn lốc chiến tranh đi qua đã gieo chết chóc cho một vùng xóm làng rộng lớn. Anh lính trong Vô gia biệt những mong được an táng cho người mẹ dã vùi xác năm năm, nhƣng bọn quan quân châu huyện không để cho anh làm việc hiếu đó nữa. Vô gia thì nhà đâu mà từ biệt. Cuộc đời anh lính "tốt đen" tưởng không còn cái gì mà mật nữa. Cay đắng đến thế là cùng !
Một số trường hợp dẫn ra trên đây cũng đủ thấy rằng ngòi bút hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ đã len lỏi khắp hang cùng ngỏ hẽm, tìm đến những cảnh đời đau thương nhất trong xã hội, để cảm thông, chia sẻ. Hình tượng người lính "tốt đen" trong thơ ông dựng lên gắn với cuộc đời chồng chất mất mát đau thương. Họ là nạn nhân rất đáng thương trong xã hội loạn ly rối bời ấy. Ngòi bút hiện thực của nhà thơ càng khách quan, chân thực bao nhiêu thì ý nghĩa tố cáo càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Hình tượng người lính ở đây vừa rất cụ thể vừa có ý nghĩa khái quát rộng lớn, nói lên được số phận chung của hàng triệu con người bị ném vào những cuộc chiến tranh biên cươns, xâu xé giữa các thế lực phong kiến lúc bấy giờ.
Thơ Đỗ Phủ có đề tài rộng lớn về thiên nhiên, đất nước, con người, xã hội, thời thế, chiến tranh, cung đình, tình bạn, gia đình và cá nhân ... Bút pháp nghệ thuật chính của ông đã là hiện thực trữ tình. Hiện thực thì phương
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 46
thức phản ảnh cuộc sống là khách quan chân thực, để cho sự việc và con người trong thơ tự nói lên tất cả. Nhưng thông thường thì thơ ông tự sự cũng là để trữ tình. Do đó, ở mọi đề tài, đằng sau hiện thực đƣợc phán ánh đều thấp thoáng có hình bóng và tiếng nói của nhân vật trữ tình - Đỗ Phủ.
Ở bài Binh xa hành thông qua cảnh tượng thương tâm về số phận bi thảm của người dân trong chiến tranh khai biên, nhà thơ đã thể hiện cách nhìn và thái độ đối với hiện thực.
Biên đình lưu huyết thành hải thủy Vũ hoàng khai biên ý vị dĩ
Mƣợn xƣa nói nay là cách nói ý nhị đã qua kiểm nghiệm của lịch sử và đánh giá của xã hội bao đời, qua đó nhà thơ thể hiện thái độ phản đối chiến tranh, lên án giai cấp thống trị chủ trương khai biên, mở đất mù quáng. Trong cách nhìn của nhà thơ, chiến tranh khai biên chỉ là thảm họa đem đến cho dân, cho hàng triệu người lính. Hình ảnh "máu chảy thành biển đỏ, ngàn thôn muôn xóm ùn gai cỏ" tuy là cách nói có tính ƣớc lệ nhƣng nó đƣợc đặt đúng chỗ, đúng hoàn cảnh nên có sức liên tưởng với hiện thực mạnh mẽ. Quá khứ soi rọi hiện thực.
Bởi vậy thái độ phản đối và ý nghĩa phê phán càng trở nên sâu sắc.
Đối với chiến tranh ái quốc thì Đỗ Phủ lại hết lòng lo cho nước cho dân:
Quốc phá sơn hà tại Thành xuân thảo mộc thâm Cảm thì hoa tiễn lệ
Hận biệt điểu kinh tâm
(Xuân Vọng)
Lúc này, kinh đô Trường An đã bị rơi vào tay giặc. Đỗ Phủ bị giam trong kinh thành đổ nát. Bài thơ ngổn ngang nỗi lo nước thương nhà. Chi tiết "gãi đầu" và hình ảnh "tóc bạc thêm cùn" chọn lọc thật tiêu biểu, diễn tả rất chân thật và sinh động tâm trạng rối bời của nhà thơ. Tuy nhiên, niềm tin của nhà thơ không tắt. Núi sông còn nhân dân còn thì đất nước sẽ có cơ hội khôi
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 47
phục lại. Đó là một nhận thức đúng đắn, không phải ai cũng có đƣợc trong thời đại của ông.
Chiến tranh nào mà chẳng khốc liệt. Nhà thơ ủng hộ chiến tranh vệ quốc nhƣng khi phản ánh hiện thực, ông rất bất binh với quan lại nhũng nhiễu dân. Cả bài thơ Thạch Hào lại chỉ có một tiếng quát của bọn lại, nhưng thông qua hành động ông lão vượt tường trốn và lời kể, thái độ của bà lão, người đọc thấy rõ bọn lại rất bạo ngược, vô lối, không đếm xỉa gì đến những mất mát đau thương lớn lao của người dân trong chiến tranh, có công với nước. Qua hành động tình nguyện đi phục vụ quân đội của bà lão, tác giả không có lời bình nhƣng vẫn thể hiện thái độ trân trọng tấm lòng yêu nước của người dân.
Cơn mưa trút xuống giữa trời hạn làm cho đồng lúa tươi lại. Tiếng than trời oán đất của người dân Thục không còn nữa. Trong Hỉ vũ nhà thơ vui niềm vui của thiên hạ. Ông ước vọng đất nước thái bình, khắp trời Ngô - Việt mưa cho nhão đất để nông dân vui làm ăn.
Bài Nguyệt dạ là tâm tình thương nhớ vợ con của nhà thơ khi bị địch giam ở Trường An :
Kim dạ Phu Châu nguyệt Khuê trung chỉ độc khan Dao lân tiểu nhi nữ Vị giải ức Tràng An...
Ở Trường An mà tả trăng sáng ở Phu Châu. Ngay từ câu đầu đã thể hiện tình thương nỗi nhớ về vợ con xa cách. Và hình ảnh người vợ hiện lên trong tưởng nhớ thật đẹp. Chỉ vài nét chấm phá, tả mái tóc, cánh tay ngọc ngà cũng đủ biết tình yêu và nỗi niềm nhớ thương vợ của nhà thơ rất sâu nặng. Câu thơ thứ tư, tác giả nói về mình nhưng lại dành tình thương cho các con. Hai câu cuối nói về khát vọng sum họp và hình ảnh nước mắt của hạnh phúc bên nhau.
Cả bài thơ là khúc nhạc tâm tình, là nỗi lòng thương nhớ vợ con trong cảnh ly biệt.
Tuy chỉ nói về bản thân và gia đình mà tâm tình ấy lại là cảnh ngộ chung của con người xã hội lúc bấy giờ.
VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 48
* Hình tƣợng không gian - thời gian
Vận dụng lý thuyết về không gian, thời gian nghệ thuật của PTS Nguyễn Thị Bích Hải để tìm hiểu hình tƣợng không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Đỗ Phủ chúng tôi có cơ sở nhận thức:
"Khi người dân là trung tâm tác phẩm nghệ thuật thì không gian (thời gian) nghệ thuật bao quanh nhân vật trung tâm ấy, tất yếu phải là không gian thời gian) đời thường chứ không thể như trước nữa"(1)
Thực vậy, hình tượng trung tâm trong thơ Đỗ Phủ là những người dân đen lính "tốt đen" tận đáy xã hội, do đó không gian thời gian nghệ thuật chỉ bó hẹp trong một phạm vi cụ thể, một khoảnh khắc cụ thể. Đó là không gian của những căn phòng ở, một chiếc cầu, một đoạn đường, một phòng giam, một vùng nông thôn hoang tàn chiến tranh vừa đi qua, hay một bãi chiến trường để lại cảnh rùng rợn ... Đó là những sự việc tất bật, những hiện tượng ngang trái đau lòng xảy ra trước mắt, là thời gian của hiện tại, đập vào mắt con người như hình ảnh người vợ già lăn khóc bên đường, tiễn biệt ông chồng già vào lính.
Trong Binh xa hành, không gian chỉ là một đoạn đường nối với cầu Hàm Dương. Đó là không gian cụ thể, chật chội, với những người, ngựa, cung tên đi, chạy rầm rầm và những tiếng khóc ly biệt của cảnh bắt lính mà nhà thơ chứng kiến.
Không gian đời thường trong thơ Đỗ Phủ không mở rộng, giao hòa với không gian bên ngoài. Thời gian đời thường trong thơ ông không có quá khứ xa xôi, có tháng, có năm cụ thể nhưng vẫn là hiện tại. Xu hướng không gian đời thường ấy luôn bị thu hẹp, ngăn chặn.
Con người đến đâu cũng như đi vào ngõ cụt, với những trắc trở chông chênh:
Thanh vị động lưu Kiếm Các thâm Khứ trú bỉ thử vỏ tiêu tức
(Ai giang đầu)
(1) Thi pháp thơ Đường Nhà xuất bàn Thuận Hóa, 1995. trang 114