Miếng trầu xƣa đã có mặt trong sinh hoạt dân gian Việt Nam. Mời trầu đã trở thành tập quán giao tiếp xã hội. Cho nên tục ngữ có câu "Miếng trầu là đầu câu chuyện".
Hồ Xuân Hương nữ sĩ, nổi tiếng về thơ Nôm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ở nước ta cũng có lần mời trầu:
33 Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi Có phải duyên nhau thi thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi
(Mời trầu)
"Mời trầu" là bài thơ hay. Có thể xem đây là áng thơ ứng tác khi nữ sĩ giao tiếp với khách văn nhân bè bạn.
Đây là bài thơ thất ngôn tuyệt cú Đường luật, một bài thơ mẫu mực về thi luật, từ bao đời nay đƣợc truyền tụng rất rộng trong dân gian, bởi lời thơ, ý tình thơ gần gũi thân thuộc với cách cảm, cách nghĩ của nhân dân.
Theo bố cục truyền thống "Mời trầu" cũng có bốn câu đề, thực, luận. kết nhƣ bất kỷ bài tứ tuyệt nào của văn hoa cung đình. Ý thơ có hai phần. Hai câu đầu tự sự, hai câu cuối ngụ tình. Chia ra cho dễ nhìn, thực ra mỗi lời, mỗi câu ở đây đều thắm đƣợm tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Tác giả vào bài theo lối "Khai môn kiến sơn" (Mở cửa thấy núi) đi thẳng vào sự việc.
Hình ảnh miếng trầu hiện ra, tiếp theo là lời mời:
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Cau nhỏ, trầu hôi; miếng trầu mời khách văn chương mà thường đến thế sao ? Có phải vì khách quá quen mà cư xử dễ dãi chăng ? Có ý kiến cho rằng Xuân Hương dùng miếng trầu xoàng để hạ thấp mình. Đọc bài thơ lên thấy ý tình chân thành, đoan chính; thiết tưởng, nàng không có ý xem thường dễ dãi với khách, cũng không có ý tự hạ thấp mình. Ca dao xưa có nhiều câu dùng lời nói tượng trưng. Nhân dân ta từng mượn trầu cau để nói người để biểu hiện tình yêu đôi lứa:
Anh về, em đưa miếng trầu
34
Miếng thương, miếng nhớ, miếng sầu anh ơi ! Hoặc :
Miếng trầu là miếng trầu đời Quệt vôi, em quệt cả lời trăm năm
Rất có thể miếng trầu của Xuân Hương là vật tượng trưng. Đọc cả bài thơ lên, thấy giả định này là đúng. Tình yêu, lứa đôi là trọng đại, Xuân Hương không đùa với chuyện đời.
Nàng mƣợn cau nhỏ, trầu hôi để thể hiện lời nói khiêm tốn. Từ xƣa, nhân dân ta vẫn ứng xử tế nhị bằng cách nói khiêm tốn đó. Người con gái đã chẳng ví mình là "hạt mưa sa", là "tấm lụa đào", là "chẽn lúa đòng đòng" đó sao? Khiêm tốn không phải là hạ thấp mà là thái độ chân thành, kín đáo, rồi ra, càng hiểu càng quý. Cho nên khiêm tốn dù là lời nói hay đức tính cũng là nét tính cách đẹp của con người.
Câu thơ đầu là cách nói của ca dao:
Quả cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân ...
Câu thơ thứ hai càng giống cách nói của quần chúng. Ở đây có đến ba yếu tố cảm thức thời gian. Từ "này" chỉ thời gian hiện tại cùng với động tác mời trầu. "Mới", "rồi" là yếu tố thời gian quá khứ của hành động "quệt". Trong câu thơ, từ "quệt" đầy tính động, gây ấn tƣợng mạnh, chỉ động tác sát vôi trên bề mặt miếng trầu thành vệt dài. Ý nghĩa tƣợng trƣng của hình ảnh miếng trầu và yếu tố thời, gian quá khứ đã làm chuyển nghĩa quệt vôi sang nghĩa hàm ẩn, chỉ hành động chủ động tỏ lòng mình một cách kín đáo trước bạn tình.
Trong xưng hô tác giả cũng thay đổi. Trước đây nhà thơ đã từng xưng "chị" với lù học trò dốt, phách lối; đã từng xưng "em" trong bài "Bánh trôi nước". Ở đây, tác giả xưng tên
"Xuân Hương" thể hiện quan hệ bình đẳng, một cách nói có ấn tượng, tạo không khí trẻ trung thân mật nhƣng không suồng sã, mặt khác tỏ đƣợc lòng thành với bạn, với việc đời.
35
Câu thơ vốn là nhịp 4/3, ngắt ra 1/3/3, diễn dạt rất tự nhiên và dí dỏm, từ động tác đến lời mời trầu. từ vật thật đến ý nghĩa hàm ẩn. Người đọc hơi bất ngờ thấy giữa xã hội phong kiến lễ giáo khấc khe le lói lên đốm sáng tư tưởng dân chủ và hình ảnh người phụ nữ mạnh dạn định đoạt quyền yêu thương của mình.
Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi !
Vì có ý thức về đời mình, nên Xuân Hương không ngần ngại giãi bày quan niệm của mình trước một việc trọng đại. "Phải duyên" cũng như phải lòng, là cách nói của dân gian.
Phải lòng là tình yêu một phía, tình thế bị động, còn phải duyên là không bị động. Bởi duyên vợ chồng là sự hòa hợp yêu thương. Từ "thắm" ở đây dùng có sức biểu cảm. Thắm là màu đỏ tươi thắm thiết, là sự kết hợp hài hòa của tình yêu đằm thắm, sắt son (*). Câu thơ như một lời nhắn nhủ nhưng không kém phần cân não như một thứ lửa thử vàng. Xuân Hương tỏ ra đầy bản lĩnh đối đầu với sự thật. Bởi nàng quan niệm về tình yêu cũng giống nhƣ quan niệm của dân gian, đó là chuyện cả đời người, phải sáng tỏ.
Có thương thì thương cho chắc Bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn
(Dân ca Nghệ Tĩnh)
Câu kết bài thơ là hai vế tự đối "xanh nhƣ lá", "bạc nhƣ vôi". Lá trầu "xanh", vôi
"bạc" vốn rời rạc, nếu nhận miếng trầu mời, ăn vào thì đó là sự kết hợp hài hòa, tạo ra
"thắm". Nếu tách ra thì trầu kia vẫn "xanh", vẫn dửng dƣng vô tình; vôi kia vẫn "bạc", bạc bẽo trơ trơ. Từ "đừng" ở đầu câu mang ý cầu khiến, phủ định toàn bộ hai vế đối tương hỗ, chỉ muốn giữ lại cái kết quả tốt đẹp thắm thiết. Câu thơ đem đến lời thiết tha nhắn nhủ chung tình thật cảm động.
(*)Từ "thắm lại", còn là yếu tố thời gian tương lai. Ý cầu khiến ở tử "thi" làm cho mục đích trữ tình hướng về một kết quà tốt đẹp.
36
Tóm lại, từ việc "mời trầu" chuyển sang lời nhắn gửi tình cảm, bài thơ đã tạo nên tứ thơ tự nhiên, bộc lộ khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ thời phong kiến. Tính chất vĩ mô trong thi pháp thơ Hồ Xuân Hương để lại dấu ấn ở đây là những đặc thù của văn hóa dân gian, là sự đột nhập của nền văn hóa dân gian vào văn hóa cung đình, mang đến những khát vọng dân chủ, những đòi hỏi chân chính cho quần chúng lao động, phản ánh cả những tập quán sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
Mặt khác, những yếu tố vi mô của thi pháp thơ Hồ Xuân Hương mang đặc trưng riêng cũng thấp thoáng xuất hiện trong "Mời trầu".
Tác giả thích dùng những từ đầy tính "động", những tính từ sắc màu rực rở Niêm luật rất chủ động, chặt chẽ. Đặc biệt là việc mạnh dạn cải biến hệ thống ngôn từ trang nhã của lối thơ cung đình sang lối nói gần gũi với quần chúng.
Tất cả những yếu tố thi pháp đặc sắc đó đã tạo nên sức ngân vang ở một bài thơ nhỏ
"Mời trầu" mà hai trăm năm qua làm say lòng người.
Đồng Nai, ngày 12 tháng 12 năm 1998 Người viết báo cáo kinh nghiệm
LÊ THỊ THANH THỦY