Nghiên cứu các tác phẩm cónhân vật giả nam giúp cho người học nâng cao được nhận thức tư duy lý luận.Đặc biệt việc nghiên cứu nhân vật giả nam góp phần vào việc giảng dạy sosánh với các
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -NGUYỄN THỊ HIỀN
NHÂN VẬT GIẢ NAM TRONG TRUYỆN NÔM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -NGUYỄN THỊ HIỀN
NHÂN VẬT GIẢ NAM TRONG TRUYỆN NÔM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ NƯƠNG
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Bằng lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
TS Nguyễn Thị Nương, người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, thầy cô giáo
tổ bộ môn Văn học Việt Nam trung đại - Trường Đại học sư phạm Hà Nội đãtận tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Xin cảm ơn phòng sau Đại học, Thư viện trường, Thư viện khoa NgữVăn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấptài liệu cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình - chỗ dựa vữngchắc luôn tạo điều kiện nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiệnluận văn Tôi xin cảm ơn những anh chị học viên, những người bạn đã ủng
hộ, động viên tinh thần cho tôi trong thời gian học tập và làm đề tài
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi không tránh khỏinhững thiếu sót, kính mong các nhà khoa học, quý Thầy, Cô giáo chỉ dạythêm để giúp tôi mở rộng kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi vào thực tiễngiảng dạy và nghiên cứu sau này
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2015
Học viên Nguyễn Thị Hiền
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Đóng góp của đề tài 9
6 Bố cục của luận văn 9
Chương I 10
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 10
1 Khái quát về hệ thống nhân vật trong truyện Nôm 10
1.1 Đặc điểm nội dung qua hệ thống nhân vật trong truyện Nôm 10
1.2 Đặc điểm nghệ thuật qua hệ thống nhân vật trong truyện Nôm 15
2 Khái quát về nhân vật giả nam trong truyện Nôm 17
2.1 Tìm hiểu khái niệm 17
2.2 Khái quát mô típ giả nam trong truyện Nôm 17
2.2.1 Khái quát một số truyện có mô típ giả nam trong văn học Trung Hoa 17
3 Giới thiệu các tác phẩm có nhân vật giả nam 21
Chương II 33
NHÂN VẬT GIẢ NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 33
1 Thống kê các nhân vật giả nam 33
1.1 Bảng thống kê 33
1.2 Nhận xét 34
1.2.1 Về nguồn gốc xuất thân 34
1.2.2 Về nguyên nhân giả nam 35
2 Đặc điểm của nhân vật giả nam 38
2.1 Vẻ đẹp truyền thống, khuôn mẫu 38
2.2 Vẻ đẹp “phá cách” 48
3 Giá trị biểu hiện của nhân vật giả nam 56
Trang 53.1 Thể hiện khát vọng "thay đổi thân phận"cho người phụ nữ 56
3.2 Khẳng định, ca ngợi tài năng, bản lĩnh của người phụ nữ 58
3.3 Phản ánh thực trạng xã hội đương thời 59
Tiểu kết 63
Chương III 64
NHÂN VẬT GIẢ NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 64
1 Tạo dựng tình huống bất ngờ 64
2 Miêu tả ngoại hình và hành động 69
2.1 Miêu tả ngoại hình 69
2.2 Miêu tả hành động 73
3 Miêu tả ngôn ngữ nhân vật 81
3.1 Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại 82
3.1.1 Ngôn ngữ đối thoại 82
3.1.2 Ngôn ngữ độc thoại 87
3.2 Hệ thống ngôn từ và giọng điệu 91
3.2.1 Hệ thống ngôn từ 91
3.2.2 Giọng điệu 95
4 Miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật 97
5 Một số thủ pháp nghệ thuật khác 100
5.1 Lời giới thiệu, bàn luận của các nhân vật khác 101
5.2 Lời giới thiệu, bàn luận của người kể chuyện 103
5.3 Không gian nghệ thuật xuất hiện nhân vật giả nam 107
KẾT LUẬN 110
PHỤ LỤC 6
Trang 6trăm tác phẩm Trong đó có nhiều tác phẩm xuất sắc như Hoa tiên, Phan Trần, Lục Vân Tiên, Sơ kính tân trang đặc biệt đã có tác phẩm phát triển
đến đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều Hơn nữa, đây là thể loại văn học có vịtrí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của quần chúng lao động, thỏa mãnđược nhu cầu hiểu biết, lí giải những vấn đề liên quan đến cuộc sống củangười dân Chính vì vậy truyện Nôm đã khẳng định được vị trí của mìnhtrong lòng của quần chúng qua nhiều thế hệ
Việc tìm hiểu và nghiên cứu về truyện Nôm giúp chúng ta thấy đượccuộc sống con người trong xã hội phong kiến đương thời Đồng thời việc đisâu vào nghiên cứu và tìm hiểu giá trị nhân vật giả nam góp phần làm phongphú thêm hệ thống nhân vật trong truyện Nôm, giúp chúng ta có cái nhìn kháiquát về thể loại này trong sự vận động và phát triển của nền văn học trung đạiViệt Nam nói chung
Trang 7truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu Nghiên cứu các tác phẩm có
nhân vật giả nam giúp cho người học nâng cao được nhận thức tư duy lý luận.Đặc biệt việc nghiên cứu nhân vật giả nam góp phần vào việc giảng dạy sosánh với các hệ thống nhân vật khác trong truyện Nôm
2 Lịch sử vấn đề
Truyện Nôm là thể loại được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý từ rấtsớm Nó được khai thác ở nhiều phương diện: tư tưởng, nghệ thuật, hệ thốngnhân vật Nhưng trong khuôn khổ luận văn của chúng tôi, chúng tôi chỉ tậptrung vào nghiên cứu lịch sử hình tượng nhân vật nữ đặc biệt là lịch sử nghiêncứu nhân vật giả nam
2.1 Lịch sử nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong truyện Nôm
Nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ có nhiều bài viết về từng tácphẩm riêng lẻ và có những công trình nghiên cứu truyện Nôm ở nhóm tácphẩm theo đặc trưng thể loại
Trước tiên, ở những bài viết về từng tác phẩm riêng lẻ có những bài viếtcủa các tác giả Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Đức Đàn, Mai Hanh, NguyễnPhương Chi, Ninh Viết Giao, Phùng Uông, Lê Hoài Nam, Lại Ngọc Cang
Nguyễn Bách Khoa với chuyên luận Nguyễn Du và Truyện Kiều
(1951), tác giả chủ yếu viết về nhân vật chính diện trong đó nhân vật nữ nhưThúy Kiều và Đạm Tiên cũng được quan tâm trong tác phẩm Truyện Kiều.Bước đầu ông đã tìm hiểu và đánh giá được giá trị của tác phẩm Truyện Kiều
Nguyễn Đức Đàn trong công trình nghiên cứu giới thiệu truyện Quan
Âm Thị Kính (1957), tác giả không chỉ cho rằng tác phẩm Quan Âm Thị Kính
có giá trị hiện thực về xã hội mà còn chứa đựng nhiều yếu tố nhân văn chủnghĩa Từ đó, ông ca ngợi “lòng nhân đạo, lòng trung thành, tình thủy chung,tinh thần hi sinh để làm việc nghĩa, lòng tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng củacông lý có trong ý thức và hành động của Thị Kính” (13, tr18) Đó là những
Trang 8yếu tố lành mạnh trong tinh thần nhân văn chủ nghĩa của người bình dân ViệtNam, đáng được trân trọng và ngợi ca.
Hoa Bằng giới thiệu truyện Phạm Tải Ngọc Hoa (1962) đã có những
nhận định đánh giá về nhân vật Ngọc Hoa Ông ca ngợi nhân vật Ngọc Hoacan đảm, mưu trí, kiên quyết chống lại tên vua tàn bạo Trang Vương Qua đókhẳng định tình yêu chung thủy của Ngọc Hoa với Phạm Tải: không phân biệtsang hèn, không thay lòng đổi dạ
Trong công trình nghiên cứu giới thiệu truyện Phương Hoa, nhóm
Phùng Uông, Ninh Viết Giao, Lê Hoài Nam đã nghiên cứu tác phẩm từ nhiềuphương diện và nhiều vấn đề khác nhau Cũng giống như Nguyễn Đức Đàn cangợi Thị Kính, Phương Hoa cũng được các tác giả ca ngợi ở lòng chung thủy,lòng nhân hậu, đạo lý làm người của người phụ nữ bình dân Việt Nam Thôngqua đó các tác giả lên án những thế lực bất nhân, cường bạo chà đạp lênquyền sống quyền hạnh phúc của con người trong xã hội phong kiến
Năm 1965, Lại Ngọc Cang, Hồ Như Sơn viết về truyện Lưu nữ tướng Các tác giả cho rằng: truyện Lưu nữ tướng khai thác sâu yếu tố anh hùng ca của
đề tài chiến đấu chống lại giai cấp thống trị một cách mạnh mẽ nhất Từ đó đềcao vai trò của nữ giới chống lại ý thức hệ chính thống luôn cổ xúy cho tinh thần
“trọng nam khinh nữ” Từ đầu đến cuối tác phẩm, tác giả luôn có ý thức xâydựng một hình ảnh người phụ nữ có khả năng “vực nước phù đời” Đó cũng là
những lời nhận xét rất chính xác của các tác giả về truyện Lưu nữ tướng.
Đặng Thanh Lê với công trình Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm
(1979) nghiên cứu một cách khoa học, kĩ càng và cụ thể về thể loại truyệnNôm và Truyện Kiều Tác giả đưa ra những nhận định chính xác về nhân vậtThúy Kiều Theo đó, Thúy Kiều là nhân vật lý tưởng đạo đức, lý tưởng thẩm
mĩ, là con người của hiện thực đau khổ, con người của vận mệnh bi kịch
Trang 9Nguyễn Phương Chi viết về truyện Tống Trân- Cúc Hoa (1984) quan
tâm chú ý đến thân phận người phụ nữ, thân phận đau khổ dưới một xã hội tốităm nhất Thông qua đó là thái độ cảm thông và chia sẻ của tác giả đối vớinhững thân phận cơ cực của những người phụ nữ
Giới thiệu về truyện Mã Phụng- Xuân Hương (1984), Nguyễn Thạch
Giang và Trần Việt Ngữ bên cạnh việc ca ngợi trí tuệ và tài đức tuyệt vời củanhững người lao động bình thường, các tác giả còn đề cao vai trò của người phụ
nữ trong gia đình và ngoài xã hội, ca ngợi tình yêu, tình vợ chồng chung thủy
Thứ hai, trong những công trình nghiên cứu truyện Nôm ở nhóm tácphẩm theo đặc trưng thể loại có những bài viết hoặc những công trình nghiêncứu của các tác giả: Bùi Văn Nguyên, Đặng Thanh Lê, Kiều Thu Hoạch, ĐinhThị Khang, Nguyễn Lộc
Năm 1960, Bùi Văn Nguyên với bài viết trong Truyện Nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam đã đi sâu tìm hiểu truyện
Nôm khuyết danh về cả giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật Khi viết về tinhthần nhân đạo trong truyện Nôm khuyết danh, ông có những đánh giá caonhững nhân vật phụ nữ như Cúc Hoa, Bạch Hoa, Ngọc Hoa, ThoạiKhanh Họ luôn đóng vai trò chủ động đấu tranh cho chính nghĩa, giải quyếtnhiều vấn đề khó khăn để bảo vệ tình yêu đến cùng Ngoài ra, tác Bùi VănNguyên còn cho rằng: những người phụ nữ đó còn có bản lĩnh vững vàng hơnngười đàn ông trong tác phẩm
Tiếp tục viết về hình tượng người phụ nữ, năm 1968, Đặng Thanh Lê có
bài viết Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm Trong công trình nghiên cứu,
tác giả đi sâu vào khai thác thái độ của các tác giả truyện Nôm với nhữngngười phụ nữ Theo đó, những người phụ nữ được ca ngợi ở những phẩm chấttốt đẹp dám đứng lên chống lại cường quyền, những áp bức bóc lột của xã hội
Trang 10Trong công trình Truyện Nôm nguồn gốc và bản chất thể loại (1992),
với năm chương viết cụ thể đi sâu vào những vấn đề của truyện Nôm, KiềuThu Hoạch đã mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát toàn diện nhất vềtruyện Nôm Ở chương IV, ông có những trang viết về người phụ nữ thật sâusắc Thông qua chủ đề chính của truyện Nôm là đấu tranh bảo vệ tình yêuchung thủy, hạnh phúc gia đình, truyện Nôm đã xây dựng những câu chuyệnđầy trắc trở Bên cạnh việc ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữViệt Nam, tác giả còn tố cáo tội ác của vua quan, cường quyền trong xã hộiphong kiến đầy bất công
Năm 2003, Đinh Thị Khang có bài viết Quan niệm về con người trong truyện Nôm đề cập đến những phẩm chất quí giá của người phụ nữ Đó là vẻ
đẹp mang tính chất toàn diện từ ngoại hình đến phẩm chất, tính cách của nhânvật Nhưng số phận của những con người ấy lại đau khổ Cuối cùng nhữngngười phụ nữ đó với những ước mơ, khát vọng mang ý nghĩa nhân văn đãvượt qua tất cả khó khăn để có được kết thúc tốt đẹp
Nguyễn Lộc tìm hiểu và đi sâu về mặt nội dung và nghệ thuật của loại
truyện Nôm bình dân (2007) Theo đó, ông quan tâm đến giá trị đạo đức và ca
ngợi những nhân vật phụ nữ hiếu thảo với cha mẹ, luôn chủ động trong tìnhyêu và trong cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu
Như vậy, trong các công trình nghiên cứu truyện Nôm ở trên, các nhànghiên cứu đã ca ngợi những người phụ nữ không chỉ xinh đẹp, hiếu thảo mà ở họcòn có tinh thần đấu tranh chống giai cấp thống trị, lễ giáo phong kiến hà khắc
2.2 Lịch sử nghiên cứu nhân vật giả nam trong truyện Nôm
Từ trước tới nay, có nhiều bài viết hoặc công trình nghiên cứu về hìnhtượng nhân vật nữ, nhưng nghiên cứu về nhân vật nữ giả nam, mới chỉ đượcnhắc đến qua ba công trình của Bùi Văn Nguyên, Đặng Thanh Lê và KiềuThu Hoạch
Trang 11Trong công trình Truyện Nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam (1960), Bùi Văn Nguyên có đề cập đến nhân vật giả
nam nàng Phương Hoa trong truyện Phương Hoa và nàng Phi Nga trong truyện Nữ tú tài Ông cho rằng: Phương Hoa giả nam để đi thi trạng nguyên
cứu nhà chồng hay Phi Nga giả nam để đi học đều do tính lãng mạn tạo ra chonhân vật Và chính “tính lãng mạn đã tạo cho một số nhân vật những đức tínhphi thường và những cuộc sống phi thường” (48, tr 44)
Năm 1968, Đặng Thanh Lê với bài nghiên cứu Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm có một số đoạn viết về nhân vật giả nam, ca ngợi tài thao
lược của người phụ nữ Tác giả có nhắc tới nhân vật giả nam trong tác phẩm
Phương Hoa, Lưu nữ tướng Đặc biệt tác giả nhấn mạnh và ca ngợi “hình
tượng Lưu nữ đã khắc họa thêm nhiều đường nét màu sắc sinh động phongphú thêm bức chân dung người phụ nữ Việt Nam xưa kia”(38,tr 112) Từ đó,Đặng Thanh Lê khẳng định thêm tài năng nhiều mặt của người phụ nữ
Trong công trình Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại
(1992), Kiều Thu Hoạch đề cập đến nhân vật giả nam trong việc ca ngợi vàkhẳng định họ Ông chú ý đến người con gái thông minh, sắc sảo Phương Hoa
trong truyện Phương Hoa và Phi Nga trong truyện Nữ tú tài, nhưng nhấn
mạnh hơn đến nhân vật đặc biệt ông gọi bằng một cái tên “Bà Tướng” trong
truyện Lưu nữ tướng Thông qua đó, Kiều Thu Hoạch khẳng định và đề cao
vai trò của người phụ nữ Họ không chỉ là những người phụ nữ xinh đẹp màcòn thông minh, sắc sảo
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về nhân vật giả nam vànhững công trình đó mới chỉ khái quát sơ lược về nhân vật giả nam chưa trởthành một công trình nghiên cứu chuyên sâu về đối tượng này Thiết nghĩ,kiểu truyện viết về loại hình nhân vật giả nam trong truyện Nôm không nhiều,chiếm một phần rất nhỏ trong hệ thống truyện Nôm nhưng là một chủ đềkhông nhỏ về mặt tư tưởng
Trang 12Như vậy, về hình tượng nhân vật nữ trong truyện Nôm đã có nhiều côngtrình nghiên cứu công phu Một số nhà nghiên cứu đã đề cập đến nhân vật giảnam trong truyện Nôm nhưng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống Trên
cơ sở tiếp thu thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi tập trungvào tìm hiểu đặc điểm và giá trị của nhóm nhân vật đặc biệt này
3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Luận văn tập trung vào nghiên cứu nhóm nhân vật giả nam trong bảy
tác phẩm ở cả truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học: Sơ kính tân trang, Ngọc Kiều Lê tân truyện, Hoàng Tú tân truyện, Phương Hoa, Lưu nữ tướng, Nữ tú tài, Quan âm thị Kính.
Cụ thể, đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn bao gồm:
+ Nữ tú tài, Nhà máy in Tiến Bộ, Nxb Phổ thông.
+ Lưu nữ tướng (1965), Xưởng in Lê- Văn- Tân, Nxb Văn học Hà Nội + Phương Hoa (1964), Xưởng in Lê- Văn- Tân, Nxb Văn học Hà Nội + Hoàng Tú tân truyện, Nhà in Thái Sơn.
+ Quan Âm Thị Kính (1957), Nxb Văn Sử Địa.
+ Sơ kính tân trang, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Ngọc Kiều Lê tân truyện (1976), Nxb Khoa học Xã Hội.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng cuốn Kho tàng truyện Nôm khuyết danh (tập 1+2) của tác giả Bùi Văn Vượng và nhiều người khác sưu tầm,
tuyển chọn và khảo thích, Nxb Văn học Hà Nội để tham khảo
Trong các văn bản trên, chúng tôi ưu tiên phân tích những tác phẩm
nhân vật giả nam đóng vai trò là nhân vật chính trong tác phẩm: Phương Hoa,
Nữ tú tài, Quan Âm Thị Kính, Lưu nữ tướng, Hoàng Tú tân truyện.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu bảy tác phẩm, luận văn nghiên cứunhân vật giả nam trong truyện Nôm trên hai phương diện Phương diện thứ
Trang 13nhất, về mặt nội dung: chúng tôi tiến hành tìm hiểu đặc điểm cơ bản, giá trịbiểu hiện của nhân vật giả nam Thứ hai, chúng tôi tìm hiểu nhân vật giả nam
từ phương diện nghệ thuật: tạo tình huống bất ngờ, miêu tả ngoại hình vàhành động nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, diễn biến nội tâm nhân vật Chúngtôi dành nhiều trang viết đi sâu vào tìm hiểu và phân tích những nét nổi bật cả
về nội dung và nghệ thuật của nhân vật giả nam
3.3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu loại hình nhân vật giả nam trong bảy truyện Nôm trên nhiềuphương diện: cơ sở hình thành, đặc điểm ngoại hình, hành động, đặc điểmtính cách, ngôn ngữ nhân vật, giá trị phản ánh hiện thực Từ đó lý giải vì saonhóm nhân vật này lại độc đáo và có sức sống lâu dài đến vậy
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thống kê, phân loại
Trước hết, chúng tôi thống kê, phân loại nhân vật giả nam theo mục đích,nhiệm vụ mà nhân vật phải cải trang thành nam nhi Sau đó, chúng tôi tiến hànhthống kê những câu thơ miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độcthoại của nhân vật giả nam Cuối cùng, chúng tôi thống kê hệ thống ngôn từ mànhân vật giả nam sử dụng như thành ngữ, từ Hán Việt, điển tích điển cố
4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sau khi thống kê, phân loại chúng tôi tiến tới phân tích các phươngthức thể hiện nhân vật giả nam, tiến hành tổng hợp lại rút ra kết luận về đặcđiểm loại hình nhân vật
4.3 Phương pháp so sánh
Chúng tôi áp dụng phương pháp này để tiến hành tìm ra điểm chung vàđiểm riêng của nhân vật giả nam trong truyện Nôm, so sánh với nhân vật kháctrong cùng một tác phẩm truyện Nôm Bước đầu sẽ có những so sánh với cácnhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm khác để có những đánh giá toàn
Trang 14diện hơn về loại hình nhân vật giả nam Từ đó đưa ra những kết luận về tínhchất độc đáo của nhân vật giả nam.
4.4 Phương pháp nghiên cứu văn học sử
Chúng tôi sử dụng phương pháp này có vai trò quan trọng trong việctìm hiểu quá trình phát triển lịch sử văn học trung đại Việt Nam cùng quátrình phát triển của thể loại truyện Nôm Từ đó, giúp chúng ta thấy đượcnhững điểm đổi mới trong sáng tác của các nhà văn qua từng thời kỳ về hìnhtượng người phụ nữ nói chung và nhân vật giả nam nói riêng
5 Đóng góp của đề tài
Với luận văn này chúng tôi hi vọng sẽ đem lại cái nhìn toàn diện về hệthống nhân vật giả nam trong truyện Nôm trên cơ sở tiếp thu vận dụng nhữngthành quả nghiên cứu của người đi trước
Luận văn bước đầu cho thấy sự phát triển của loại hình nhân vật giảnam từ tác phẩm văn học dân gian đến truyện Nôm, chỉ ra những phương thứcbiểu hiện của nhân vật, ý nghĩa xây dựng nhân vật giả nam trong truyện Nôm
Luận văn góp phần giúp người dạy và người học có thêm cái nhìn mới
mẻ, độc đáo về nhân vật giả nam một cách đầy đủ và đúng đắn nhất Từ đógóp phần tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong một tác phẩm cụ thể
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văngồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, và phần kết thúc
Phần nội dung gồm: 3 chương
Chương I Một số vấn đề chung
Chương II Nhân vật giả nam nhìn từ phương diện nội dung
Chương III Nhân vật giả nam nhìn từ phương diện nghệ thuật
Trang 15Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1 Khái quát về hệ thống nhân vật trong truyện Nôm
Nhân vật là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằngnhững phương tiện văn học Số lượng nhân vật trong truyện Nôm nhiều, có
khi lên đến 30 nhân vật như trong tác phẩm Truyện Kiều, 33 nhân vật như trong truyện Mã Phụng Xuân Hương, 49 nhân vật như truyện Phạm Công Cúc Hoa Các tiêu chí phân loại nhân vật trong truyện Nôm: vị trí nhân vật
trong cốt truyện, đặc điểm tính cách, giới tính Trước tiên, theo vị trí trong cốttruyện có nhân vật chính và nhân vật phụ Theo đặc điểm tính cách có nhânvật chính diện và nhân vật phản diện Theo giới tính nhân vật truyện Nômđược chia thành nhân vật nữ, nhân vật nam và nhân vật giả nam Ngoài ra,trong truyện Nôm còn loại hình nhân vật phụ trợ Nhân vật chính đồng thờicũng là nhân vật chính diện, thường là những chàng trai, cô gái có đức có tài.Nhân vật phản diện thường là những ông vua bạo ngược; những tên quan xấuxa bóc lột người lương thiện Cuối cùng những nhân vật phụ trợ thường lànhững nhân vật nô tì, nhân vật thần kì; đóng vai trò như nhân vật trung gian,giúp đỡ nhân vật chính qua nhiều khó khăn, bảo vệ những mối tình tự do củacậu chủ, cô chủ
Như vậy, hệ thống nhân vật trong truyện Nôm rất đa dạng Nó phảnánh được nhiều đối tượng trong xã hội, góp phần làm nổi bật bản chất conngười bên trong và con người bên ngoài, hoàn thiện tính cách và số phận nhânvật
1.1 Đặc điểm nội dung qua hệ thống nhân vật trong truyện Nôm
Nhân vật truyện Nôm nói chung có những đặc điểm cơ bản giống nhau.Tuy nhiên với cách phân loại thành hai nhóm truyện: truyện Nôm bình dân vàtruyện Nôm bác học, nhân vật ở hai nhóm truyện có những đặc điểm riêng
Trang 16Truyện Nôm bình dân với chủ đề đấu tranh chống lại các thế lực áp bức trong
xã hội nên nhân vật thường là những chàng trai nghèo, mồ côi cha hoặc cảcha lẫn mẹ nhưng có chí học hành Các cô gái sinh ra trong gia đình giàu có,xinh đẹp có phẩm hạnh tuyệt vời, có tinh thần đấu tranh bảo vệ tình yêu hạnhphúc gia đình rất mạnh mẽ Bên cạnh đó là những nhân vật phản diện với bảnchất xấu xa, bất tài, vô dụng Truyện Nôm bác học với chủ đề đấu tranh bảo
vệ tình yêu tự do nên các nhân vật thường là các tài tử giai nhân Các chàngtrai chủ động tìm đến tình yêu và quyết tâm bảo vệ đến cùng tình yêu đó
Trước tiên, trong nhóm truyện Nôm bình dân, các nhân vật nam tiêu
biểu là Phạm Công, Tống Trân, Châu Tuấn trong các tác phẩm nổi tiếng Phạm Công-Cúc Hoa, Tống Trân- Cúc Hoa và Thoại Khanh Châu Tuấn Các chàng
trai thường được sự giúp đỡ của các cô gái cuối cùng thi đỗ trạng nguyên, họ
bị vua ép duyên lấy công chúa vì từ chối mà bị hãm hại Về tính cách cácchàng trai có vẻ thiếu mạnh dạn hơn các cô gái Khi được các cô gái mở lời tỏ
ra ngại ngùng, không dám tiếp nhận mặc dù trong lòng cũng rất mến các nàng.Tuy nhiên khi công thành danh toại, được vua gả công chúa họ lại rất mựcchung thủy với người vợ đã từng gắn bó từ lúc bần hàn mà kiên quyết từ chối
Hơn nữa, các chàng trai về mặt đấu tranh bảo vệ tình yêu hôn nhân khôngbằng các cô gái Trong khi Ngọc Hoa đang tìm mọi cách để cự tuyệt lời dụ dỗ củatên vua dâm ô bạo chúa thì chàng Phạm Tải lại tỏ ra yếu đuối, chấp nhận:
“Ấu đâu dám sánh liên hoa
Cú đâu dám đọ tiên nga mĩ miềuNghĩ mình chút phận hẩm hiuBạc vàng chẳng có, tính chiều nào xong”
Mà nhân vật không chỉ tỏ ra một lần tiêu cực:
“Nàng đà an phận cung phi,Tôi xin dạo gót lui về quê ngay”
(Phạm Tải Ngọc Hoa)
Trang 17Các nhân vật nữ có chung đặc điểm là những cô gái có ngoại hình đẹp,thường gắn với cái tên có mỹ danh “hoa”: Cúc Hoa, Bạch Hoa, Phương Hoa,Ngọc Hoa Không chỉ xây dựng là những cô gái có ngoại hình đẹp mà phẩmhạnh cũng rất tuyệt vời: họ là những cô gái chủ động trong tình yêu hôn nhân,đấu tranh đến cùng để bảo vệ hôn nhân gia đình; hiếu thảo với cha mẹ (nhất làcha mẹ chồng) Chủ động trong tình yêu thể hiện ở việc rung động trái timngay lần đầu gặp gỡ các chàng trai Mặc dù xuất thân của các chàng trai đềunghèo khổ nhưng cũng không ngăn cản tình yêu chủ động, mạnh mẽ của các
cô gái Đó là nàng Ngọc Hoa trong Phạm Tải Ngọc Hoa khi nghe Phạm Tải
kể chuyện gia đình mình, nàng đã cảm mến ngay Đó còn là nàng Phương
Hoa trong truyện Phương Hoa chỉ mới nghe thấy tên chàng đã mến rồi sau liếc mắt nhìn thấy chàng đã đem lòng yêu ngay Nàng Cúc Hoa trong Tống Trân Cúc Hoa khi thấy Tống Trân đến xin ăn trước cửa nhà mình nàng đã
“động lòng” tìm đủ mọi cách để giúp đỡ chàng Như vậy, thông qua việc xâydựng các nhân vật nam nữ có sự cách xa nhau về xuất thân, các tác giả truyệnNôm nhằm mục đích chống lại quan điểm “ môn đăng hộ đối” đã có từ baođời trong xã hội phong kiến
Các nhân vật nữ luôn bị thử thách qua nhiều biến cố trong tác phẩmnhưng đều đấu tranh đến cùng để bảo vệ tình yêu thủy chung đó Phương Hoa
trong truyện Phương Hoa giả nam lặn lội đường trường, không ngại khó ngại
khổ đến kinh thành dự thi, mong có cơ hội giúp gia đình Cảnh Yên Cuốicùng, cuộc đấu tranh của nàng đi đến thắng lợi khi tên Tào Trung Úy phải đềntội và bản thân nàng có cuộc sống hạnh phúc với người mình yêu Có khicuộc đấu tranh đó lên đến đỉnh điểm khi nhân vật nữ phải chọn lấy cái chết đểchứng minh cho tình yêu trước sau như một của mình Tiêu biểu như nàng
Ngọc Hoa trong Phạm Tải Ngọc Hoa, không còn cách nào khác, Ngọc Hoa
lựa chọn cái chết để không phải lấy tên vua bạo ngược Kể cả, khi nhân vật
Trang 18chết đi rồi, tinh thần đấu tranh ấy vẫn chưa kết thúc Vợ chồng Phạm Ngọc Hoa kiện lên Diêm vương tội ác của tên Trang vương mong đòi lại công
Tải-lý cho mình
Không chỉ ca ngợi sự chủ động trong tình yêu, tinh thần đấu tranhkhông mệt mỏi để bảo vệ tình yêu ấy, truyện Nôm còn ca ngợi người con gáihiếu thuận với cha mẹ Không chỉ có hiếu với cha mẹ mình mà cả với cha mẹchồng các nàng cũng giữ trọn đạo làm con Nhiều nhân vật trong tác phẩmvừa nuôi chồng ăn học lại vừa phụng dưỡng cha mẹ chồng Có những trườnghợp còn cắt thịt ở cánh tay của mình nướng cho mẹ chồng ăn qua con thập tửnhất sinh
Như vậy, các tác giả truyện Nôm chú ý xây dựng hình tượng nhữngngười phụ nữ không chỉ đẹp về ngoại hình mà còn đẹp cả về mặt phẩm chất.Thông qua những nhân vật nam hay nữ, thể loại truyện Nôm chứa đựng mộtgiá trị nhân văn lớn Nó không chỉ mạnh dạn tố cáo tội ác và bản chất của giaicấp phong kiến mà còn đề cao tinh thần phản kháng mãnh liệt của tầng lớpnhân dân lao động
Bên cạnh những đặc điểm của nhân vật nam và nhân vật nữ trong tácphẩm, truyện Nôm bình dân còn chú ý đến những nhân vật phản diện Trướchết, những nhân vật vua chúa trong truyện Nôm bình dân là những tên hônquân, bạo chúa đáng lên án nhất Đó là những tên vua dâm ô, hèn hạ ép nhữngnhân vật tân trạng nguyên phải lấy công chúa, hoặc bị đi đầy để hòng cướp vợcủa họ Tác giả vạch trần bộ mặt đê hèn của những ông vua nước Việt trong
Tống Trân- Cúc Hoa, vua Trang Vương trong Phạm Tải- Ngọc Hoa, vua
Hung Nô trong truyện Lý Công Đáng lên án nhất là tên vua Trang Vương
trong Phạm Tải- Ngọc Hoa, không ép được Ngọc Hoa lấy hắn, Trang Vương
đã dùng kế sách bỉ ổi, giết chồng của nàng Tống Trân chết, Ngọc Hoa cũngchết theo để giữ gìn danh tiết Cái chết của hai vợ chồng trẻ là tiếng chuông tố
Trang 19cáo mạnh mẽ nhất đến tội ác tột cùng của tên vua đại diện cho giai cấp thốngtrị Nhân vật phản diện không chỉ là những ông vua dâm ô mà còn cả bọn quan
lại bất tài, vô dụng: tên quan Tào Trung Úy trong truyện Phương Hoa; bọn trưởng giả, phú ông giàu có tham tiền trong truyện Tống Trân- Cúc Hoa.
Thứ hai, ở nhóm truyện Nôm bác học, chủ đề chính tập trung viết về đềtài tình yêu đôi lứa Do đó nhân vật trong truyện chủ yếu là các chàng trai vàcác cô gái tìm đến tình yêu một cách tự do, không có sự ép buộc duyên tình.Các nhân vật nam là những nho sinh theo đòi bút nghiên nơi của Khổng sânTrình Họ chủ động trong tình yêu khi tìm được nàng giai nhân tuyệt thế Đó
là những chàng trai Kim Trọng, Phan Sinh, Phạm Kim có khi khát khaoyêu đương còn mãnh liệt hơn khát khao công danh sự nghiệp Chàng PhanTrần ngay lần đầu tiên gặp mặt ni cô Diệu Thường đã có tình cảm sâu đậm,dám tỏ tình với ni cô ngay tại mái Tây chùa, cho thấy sự chủ động trong tìnhyêu rất mạnh mẽ và liều lĩnh Trong tác phẩm, tác giả dành cả hàng trămnhững câu thơ miêu tả cuộc gặp gỡ của các chàng trai và cô gái Nhân vật
chàng Phạm Kim trong Sơ kính tân trang là một điển hình Trong tác phẩm
chủ yếu là những lời tỏ tình, yêu đương, là những bài thơ tình ý giữa PhạmKim và Quỳnh Thư Ngược lại với các chàng trai, các cô gái khi đến với tìnhyêu thường có thái độ dè dặt hơn Họ thường là thiên kim tiểu thư, cành vàng
lá ngọc xuất thân trong gia đình quan lại, giàu có Có người táo bạo, mạnh mẽnhưng vẫn giữ mình theo khuôn khổ của đạo đức Cuối cùng trải qua nhiềukhó khăn gian khổ tình yêu của họ vẫn bền chặt, có một cuộc sống trọn vẹn
Những phẩm chất đáng quý của những chàng trai cô gái trong truyệnNôm đã đạt đến vẻ đẹp thánh thiện Đó cũng là điểm khác biệt giữa nhân vậttruyện Nôm và nhân vật thuộc các thể loại văn học hiện đại: nhân vật có tínhchất lý tưởng hóa hơn hơn là hiện thực hóa
Trang 20Nếu tính cách nhân vật trong truyện Nôm bình dân thường đơn giản,một chiều thì tính cách nhân vật trong truyện Nôm bác học phần lớn có cátính Hàng loạt những tác phẩm ở truyện Nôm bình dân đã xây dựng tính cáchnhân vật là sự thể hiện những phẩm chất đạo đức Nhắc đến Cúc Hoa là hìnhtượng người con hiếu thảo, Ngọc Côn là hình tượng người vợ chung thủy,Phương Hoa, Lưu nữ là hình tượng tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh đòi cônglý Tùy từng tác phẩm mức độ thể hiện tính cách cũng khác nhau Ở truyệnNôm bác học, tính cách cá thể hóa của nhân vật chưa có gì sâu sắc, mới đạtđược ở mức cá thể hóa tâm trạng nhân vật Hơn nữa, cá thể hóa tâm trạng củanhân vật mới chỉ dừng lại ở cảm nghĩ, những rung động yêu đương mặc dùnhân vật đã bộc lộ những tình cảm yêu thương mạnh mẽ, táo báo.
Như vậy, nhân vật truyện Nôm thường xây dựng theo khuôn mẫu, tínhcách nhân vật đơn giản một chiều, bất biến Tuy ở một số truyện tính cách củanhân vật đã đạt mức cá thể hóa tâm trạng Cơ bản nhân vật truyện Nôm dễnắm bắt về đặc điểm cũng như tính cách nhân vật, khác với kiểu nhân vậtphức tạp trong truyện hiện đại
1.2 Đặc điểm nghệ thuật qua hệ thống nhân vật trong truyện Nôm
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, các tác giả truyện Nôm sử dụngnhững thủ pháp quen thuộc: miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, diễnbiến tâm trạng
Ngoại hình nhân vật được các tác giả truyện Nôm quan tâm giới thiệu.Nếu ngoại hình nhân vật nam ít khi chú ý miêu tả thì vẻ đẹp ngoại hình nhânvật nữ được tác giả chú ý đến nhiều Các nhân vật nữ như Thúy Kiều, ThúyVân, Thụy Châu, Phương Hoa, Ngọc Hoa đều có nhan sắc tuyệt trần Thôngthường khi miêu tả dung nhan của các nàng thường tác giả truyện Nôm haygắn với miêu tả phẩm chất của họ Theo đó, đã là nhân vật tốt phải có ngoạihình đẹp, nhân vật xấu có ngoại hình xấu Những nhân vật phụ nữ trong
Trang 21truyện Nôm như Cúc Hoa, Bạch Hoa, Ngọc Hoa đều là những nhân vậtchính diện nên nhan sắc của họ miêu tả rất đẹp, đẹp như thần tiên Chẳng hạn,
một đoạn thơ miêu tả nhân vật công chúa Bạch Hoa trong truyện Lý Công:
“Mặt nhìn trăm thức hoa senNhác trông cứ tưởng là tiên non bồng”
(Lý Công)
Những nhân vật phản diện trong tác phẩm như Tào Thị, Lý Thông được miêu tả với vẻ ngoài xấu giúp bộc lộ bản chất của nhân vật một cách rõnhất Và đây là vẻ bề ngoài của nhân vật Lý Thông, sau khi thuyết phụcThạch Sanh giết Đại bàng cứu công chúa, ngoại hình chủ yếu được khắc họadáng dấp của kẻ ăn cướp:
“Thông thời cưỡi ngựa dù cheTiền hô hậu hét bốn bề vang lên”
(Thạch Sanh)
Không đi sâu vào miêu tả hình dáng nhân vật nhưng tác giả truyệnNôm chú ý nhấn mạnh đến việc miêu tả hành động của các nhân vật Thôngqua hành động để bộc lộ tính cách của nhân vật Trong nhóm truyện Nômbình dân, tính cách nhân vật được hiện lên chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động.Truyện Nôm bác học ngoài ngôn ngữ, hành động bắt đầu chú ý đến nội tâmnhân vật Đó là những nhân vật đầy diễn biến nội tâm như Thúy Kiều trong
Truyện Kiều, Kiều Nguyệt Nga trong truyện Lục Vân Tiên, nàng Dao Tiên trong truyện Hoa Tiên
Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật, theo Đinh Thị Khang trongkhi nghiên cứu về truyện Nôm cho rằng: “ngôn ngữ nhân vật chiếm vị trí nổibật trong dung lượng tác phẩm, tỉ lệ phổ biến là 30-40% tổng số câu thơ toàntác phẩm Và ngôn ngữ nhân vật trong truyện Nôm chủ yếu được xây dựng ởdạng ngôn ngữ đối thoại” (46,tr 126) Bên cạnh đó, có thể thấy ở một số
Trang 22truyện Nôm ngôn ngữ độc thoại được các tác giả truyện Nôm chú ý khai thácthể hiện nội tâm nhân vật Ngôn ngữ của nhân vật luôn xoay quanh chủ đềchính của truyện Chủ đề chính của truyện Nôm bình dân là phẩm chất đạođức (người phụ nữ hiếu thảo, người vợ chung thủy…) và công lý xã hội,truyện Nôm bác học là tình yêu tự do và bảo vệ tình yêu tự do đến cùng Đócũng là nội dung chính của các cuộc đối thoại giữa các nhân vật trong truyện.
2 Khái quát về nhân vật giả nam trong truyện Nôm
2.1 Tìm hiểu khái niệm
Nhân vật giả nam xuất hiện khá lâu trong văn học, nó trở thành mộtloại hình nhân vật quen thuộc Nói đến nhân vật giả nam là nói đến nhữngnhân vật nữ cải dạng nam giới Họ giả nam theo một mục đích nhất định nào
đó, thông thường là xuất phát từ quan điểm khắt khe của lễ giáo phong kiếncoi thường người phụ nữ, cho rằng họ là những người phụ nữ chân yếu taymềm, thiếu bản lĩnh, quen dựa dẫm, không có tiếng nói gì trong gia đình và
xã hội Trên thực tế những người phụ nữ giả nam thường là những con ngườimạnh mẽ, thông minh, sắc sảo Họ không sợ cường quyền, âm thầm đấu tranhcho quyền lợi của phái nữ và bản thân họ đã làm được nhiều việc mà khiếncho phái mạnh phải nể phục
2.2 Khái quát mô típ giả nam trong truyện Nôm
2.2.1 Khái quát một số truyện có mô típ giả nam trong văn học Trung Hoa
Nhân vật giả nam là mô típ khá quen thuộc trong văn học cổ Trung
Hoa Người Việt Nam thường biết đến những cái tên quen thuộc như Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài, Mạnh Lệ Quân, Hoa Mộc Lan
Truyện Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài là một tác phẩm nổi tiếng Câu
chuyện kể về một mối tình đẹp và xúc động của cặp đôi trai tài tên là LươngSơn Bá và gái sắc là Chúc Anh Đài Vào thời Đông Tấn (317-420 SCN), có
cô gái tên Chúc Anh Đài sinh ra trong gia đình giàu có Chúc Anh Đài giả
Trang 23nam đi học tại trường Lương Sơn Bá ở Hàng Châu tên là Nghi Sơn Trong banăm học, người bạn học cùng phòng là Lương Sơn Bá không phát hiện rathân phận thật của nàng Khi chia tay về quê nhà, Chúc Anh Đài có hứa vớiLương Sơn Bá sẽ gả em gái của mình (thực chất là ám chỉ mình) cho chàng.Thân phận giả nam của Chúc Anh Đài bị lộ nhân một dịp Lương Sơn Bá vềnhà Chúc Anh Đài chơi, từ đó họ yêu nhau thắm thiết Nhưng tình yêu khôngtrọn vẹn khi gia đình Anh Đài ép nàng lấy tên Mã Văn Tài Mã Văn Tài là bạnhọc cùng trường với Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài Mã Văn Tài đã biết thânphận thật của Chúc Anh Đài từ lúc còn ở trường học nên đã đem lòng yêu mếnnàng từ lâu Vì buồn bã do nhiều năm tưởng nhớ đến Chúc Anh Đài, LươngSơn Bá đã mắc bệnh và qua đời Một năm sau, trên đường xuất giá về nhàchồng, người con gái giả nam đầy bản lĩnh đó để giữ đúng mối tình chung thủyvới chàng Lương Sơn nàng đã chọn cái chết bên mộ của chàng Có thể nói, tìnhyêu chung thủy họ dành cho nhau không có gì thay thế được.
Nhân vật Mạnh Lệ Quân trong tác phẩm Mạnh Lệ Quân là một người
phụ nữ lạ kì Nàng vốn thông minh từ nhỏ, là con gái nhưng thông thạo kinhthi, gỏi y thuật, cầm, kì, thi, họa đều biết hết Vì muốn minh oan cho nhàchồng chưa cưới là Hoàng phủ Thiếu hoa bị tên Lưu Khuê Bính vu oan giáhọa, Mạnh Lệ Quân đã cải dạng nam trang và đi thi Nàng thi đỗ trạng nguyên
và làm quan đến chức thừa tướng, cha con Lưu Khuê Bính bị Mạnh Lệ Quân
tố cáo nên bị đày vào ngục chuẩn bị xử chém Làm quan được một thời gianthân phận giả nam của nàng bị bại lộ, nhờ có thái hậu giúp đỡ mà Mạnh LệQuân trở về với gia đình Lệ Quân cùng chồng là Thiếu Hoa chu du thiên hạ,sống một cuộc sống hạnh phúc Như vậy, thông qua nhân vật Mạnh Lệ Quân,tác giả nhằm đề cao người phụ nữ Họ không chỉ có nhan sắc, đức hạnh màcòn khác với những phụ nữ khác là tinh thông kinh sử, dám chen chân vàochốn thi cử để tìm công lý chính đáng cho gia đình chồng chưa cưới Đó là
Trang 24tinh thần đáng quý của những cô gái dũng cảm như Lệ Quân nói riêng vànhững nhân vật nữ giả nam nói chung.
Nhân vật Hoa Mộc Lan trong tác phẩm Hoa Mộc Lan cũng là một cô
gái được ca ngợi rất nhiều Thời Bắc Ngụy có cô gái tên Hoa Mộc Lan, mồcôi mẹ, sống cùng cha tên là Hoa Hồ Từ nhỏ, cô gái đã thích tập võ, thôngminh, dũng cảm Năm nàng mười tám tuổi, dân tộc du mục Nhu Nhiên xâmphạm toàn dân Bắc Ngụy lên đường ra trận Vì thương người cha già, HoaMộc Lan đã chuốc rượu cho cha say để thay cha đi tòng quân Nàng lập đượcnhiều chiến công trong việc cứu nguy cho triều đình, cứu hoàng tử điện hạthoát chết và nhân dân thoát được cuộc chiến tranh tàn nhẫn Điều đó làm choMạnh Lệ Quân trở thành một người phụ nữ nổi tiếng trong nền văn học TrungQuốc về một nữ anh hùng tài giỏi làm được những việc lớn
Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài hay Mạnh Lệ Quân, Hoa Mộc Lan đều là
những câu chuyện ca ngợi những người phụ nữ thông minh, tài giỏi Để thểhiện tài năng và bản lĩnh của mình, các cô gái đã giả nam để đi học, để đượctham gia chiến trận Thực tế cho thấy những người phụ nữ làm rất tốt nhữngcông việc mà trong xã hội lúc bấy giờ chỉ cho phép nam giới làm Chúc AnhĐài tại trường học rất giỏi, Mạnh Lệ Quân đi thi và đỗ rất cao làm quan đếnchức Thừa tướng, Hoa Mộc Lan tại chiến trường lập được nhiều chiến cônghiển hách Đó là những bằng chứng cho thấy xã hội Trung Quốc lúc bấy giờphải có cái nhìn công bằng đối với người phụ nữ
2.2.2 Khái quát mô típ giả nam trong truyện Nôm
Mô típ giả nam từ văn học Trung Hoa bằng con đường giao lưu vănhóa có những ảnh hưởng nhất định đến kiểu nhân vật giả nam trong văn họcViệt Nam thời trung đại Sự ảnh hưởng đó đã tác động đến quá trình sáng tác
của các tác giả truyện Nôm trong những tác phẩm: Nữ tú tài, Phương Hoa, Quan Âm Thị Kính, Ngọc Kiều Lê, Sơ kính tân trang, Lưu nữ tướng, Hoàng
Trang 25Tú tân truyện Tuy số lượng nhân vật giả nam trong truyện Nôm không nhiều
nhưng có vị trí quan trọng vì không chỉ phản ánh được thực tại xã hội mà còn
là loại hình nhân vật rất độc đáo và hấp dẫn
Ca ngợi những nhân vật giả nam trong truyện Nôm không chỉ dừng lại
ở việc mang đầy đủ những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ phong kiến
mà còn có những đức tính mới lạ, hấp dẫn khác Trước tiên, những nhân vậtgiả nam như Phi Nga, Phương Hoa, Thị Kính, Mộng Lê, Thụy Châu, Lưu nữhay Ngọc Côn đều là những cô gái có nhan sắc và đức hạnh Họ là những côgái có dáng hình của tiên nga, mang vẻ đẹp trang trọng quý phái của những côtiểu thư con nhà giàu đồng thời còn là những cô gái có tấm lòng hiếu thuậnvới cha mẹ, thủy chung son sắc với người mình yêu Đặc biệt, những đức tínhmới lạ làm cho nhân vật giả nam không giống với các nhân vật khác là tínhcách mạnh mẽ, thông minh, dũng cảm mang bản lĩnh của một đại trượng phu
Họ không chịu được những bất công trong xã hội, những nghịch lý mà xã hội
áp đặt cho, không chịu “giữ phận trong nhà” nên mạnh dạn cải trang thànhnam nhi thực hiện những công việc với thân phận nữ nhi không được phéplàm lúc bấy giờ Thế nhưng những người phụ nữ vốn bị coi là chân yếu taymềm ấy lại có thể làm được mà làm tốt hơn cả những đấng mày râu Họ cũng
đi học và đi thi đỗ đạt thành tài, họ cũng đã đứng lên đòi công lý cho ngườithân yêu, họ cũng đã cầm quân khởi nghĩa như một vị anh hùng đáng khâmphục Tất cả những người phụ nữ giả nam dũng cảm đó đã góp phần mạnh mẽvào việc tố cáo xã hội phong kiến nhiều bất công đối với người phụ nữ đồngthời còn là tiếng cười sâu cay đối với những kẻ mang tiếng là thân nam nhi
mà vô dụng
Kết thúc tác phẩm, các nhân vật nữ giả nam đều có cuộc sống ấm no,hạnh phúc bên gia đình và người mình yêu Đó là tư tưởng, tình cảm đầy giátrị nhân văn sâu sắc mà tác giả truyện Nôm dành cho nhân vật nữ của mình
Trang 263 Giới thiệu các tác phẩm có nhân vật giả nam
3.1 Truyện Quan Âm Thị Kính
Theo nghiên cứu của Nguyễn Huệ Chi, truyện Quan Âm Thị Kính có hai
giả thuyết khác nhau về tác giả: một là Nguyễn Cấp và hai là Đỗ Trọng Dư
Trong đó, nhiều khả năng Nguyễn Cấp là tác giả truyện Quan Âm Thị Kính.
Hiện nay các nhà nghiên cứu cho rằng rất khó để xác định thời điểm
sáng tác chính xác của tác phẩm Quan Âm Thị Kính do tài liệu về tác phẩm
không còn Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Đàn, dựa vào tình trạng xã hộiđược miêu tả trong tác phẩm, tác giả ước đoán thời điểm tác phẩm xuất hiệnthời kỳ Lê mạt, Nguyễn sơ Ông cho rằng: xã hội lúc bấy giờ, chùa chiền mọclên rất nhiều nhưng không được tôn nghiêm; lễ giáo phong kiến sụp đổ conngười sống theo bản năng; chế độ thi cử thịnh hành, sĩ tử chen chúc nhau vàotrường thi; quan chức thì đốn mạt Xã hội trong thời kỳ Lê mạt, Nguyễn sơ
có những đặc điểm giống với xã hội trong truyện Quan Âm Thị Kính.
Về nội dung cơ bản, truyện Quan Âm Thị Kính kể về Đức Quan Âm chưa
thoát khỏi duyên nợ trần tục nên đầu thai làm con gái Mãng Ông tên là ThịKính Thị Kính là một người con gái có đủ tài, sắc và đạo đức Gần đó, có giađình danh giá họ Sùng, ông bà họ Sùng hỏi Thị Kính cho Thiện Sĩ Một hôm,Thiện Sĩ đang thiu thiu ngủ, Thị Kính thấy có sợi râu mọc ngược trên cằmchồng Nàng cầm dao lên định cắt đúng lúc chồng cũng vừa bừng mắt dậy.Thiện Sĩ và ông bà họ Sùng nghi ngờ nàng ngoại tình, đuổi Thị Kính về nhà bố
mẹ đẻ
Buồn bã cho số phận trớ trêu, đang đêm Thị Kính cải dạng nam trang
bỏ nhà đi tu ở chùa Vân Tự Thị Mầu- con gái Phú Ông đem lòng say mê chútiểu Kính Tâm, Thị lẳng lơ đã cùng người đầy tớ thỏa mãn tình dục Một thờigian sau thì có chửa, Thị Mầu nói là có bầu với Kính Tâm Sau đó, Thị Mầusinh đứa con trai để lại cửa chùa và Kính Tâm đã nuôi lấy đứa bé Khi đứa bé
Trang 27khôn lớn cũng là lúc Thị Kính kiệt sức vì vất vả mà chết Cái chết của nàng đãgiãi bày được sự việc, về nỗi oan khuất không bày tỏ cùng ai được Cuối cùngThị Kính cũng được siêu thăng làm Phật Quan Âm.
3.2 Truyện Phương Hoa
Có một thời gian dài truyện Phương Hoa được coi là truyện Nôm
khuyết danh, đến nay các nhà nghiên cứu đã thống nhất tên tác giả của truyện
là Nguyễn Cảnh Nguyễn Cảnh (1818-1860), còn có tên khác là Nguyễn HữuDuyên, Cảnh là tên húy của ông Ông là người có tài, sinh ra và lớn lên tạitỉnh Thanh Hóa Gia đình Nguyễn Cảnh rất nghèo, thấy con thông minh cha
mẹ vẫn hàng ngày đi cuốc mướn và bán hàng nước để cho con ăn học Vốntính phóng túng, lận đận trong đường thi cử, mãi đến 1850 mới đỗ cử nhân.Thi đỗ, làm quan và mở trường dạy học, đi đến tỉnh nào dạy học ở tỉnh đó, lấytiền cho người nghèo Tuy nhiên cuộc đời quá ngắn ngủi, ông mất năm mới
40 tuổi Ngoài tác phẩm Phương Hoa quen thuộc, ông còn sáng tác tác phẩm
Nữ quá thì và Nhân cảnh vấn đáp Cuộc đời ngắn ngủi với ba tác phẩm nhưng
đã mang lại tên tuổi cho nhà văn Nguyễn Cảnh
Cũng giống như truyện Quan Âm Thị Kính, cho đến nay người ta khó
có thể xác định chính xác thời điểm ra đời truyện Phương Hoa Theo nghiên cứu của Phùng Uông, Ninh Viết Giao và Lê Hoài Nam, truyện Phương Hoa
có thể ra đời vào thời kỳ Lê Trịnh Đó là thế kỷ XVIII với chế độ phong kiếnViệt Nam đi đến chỗ băng hoại nhất Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiếnvới nhau và giữa thế lực phong kiến với nhân dân ngày một gay gắt Ở thời đóngười ta lên án gay gắt gian thần cường quyền, ca ngợi những người phụ nữ
những hạng người bị áp bức dã man Truyện Phương Hoa phản ánh tất cả
những bối cảnh đó trong tác phẩm của mình Ngoài ra, trong truyện còn cónhững chi tiết như tỉnh Thanh- hoa; chức quan không có tên chỉ gọi chungchung là Tào trung úy; danh từ nhà vương chỉ vua và quan lại chỉ có trong
Trang 28thời kỳ Lê Trịnh Do đó, các tác giả đi đến giả thuyết tác phẩm Phương Hoa
xuất hiện trong thời kỳ Lê Trịnh
Truyện Phương Hoa kể về chàng Cảnh Yên con quan thượng thư
Trương Đài quê ở Thuần Lộc đã có đính ước với nàng Phương Hoa con quanngự sử Trần Điện ở Lôi Dương Bỗng đâu có một tên quan võ là Tào Trung
Úy đến cầu hôn nhưng bị gia đình nàng từ chối Hắn tức giận mạo chiếu chỉnhà vua đến vu cho Trương Đài tội phản nghịch, thượng thư Trương Đài bịchém ngay tại chỗ, của cải bị vơ vét sạch Trương phu nhân cùng với dâu conphải chạy lên Thạch Thành, lánh trong một ngôi chùa Vợ Cảnh Tĩnh (chị dâucủa Cảnh Yên) sau một tháng sinh Tiểu Thanh vì sức khỏe yếu mà phải bỏmình để lại con nhỏ Bảy năm sau, khi mọi việc đã lắng xuống mẹ con CảnhTĩnh bàn bạc rồi tìm đường trở về miền xuôi sinh sống
Gia đình Phương Hoa biết chuyện, cha của Phương Hoa cùng với congái rất đau buồn Một hôm, có đứa trẻ con đến ăn xin nhà Phương Hoa tên làTiểu Thanh Phương Hoa thương xót và nhận nuôi Ở với Tiểu Thanh mộtthời gian, Phương Hoa mới biết rõ tin tức của gia đình người yêu Một hôm,nàng muốn giúp đỡ Cảnh Yên một ít quần áo và tiền bạc, dặn Tiểu Thanh nóivới Cảnh Yên đêm đó đến chỗ hẹn để nhận Không ngờ một tên gian mãnh là
Hồ Nghi nghe lời Đào thị nên biết chuyện lẻn đến trước giết người đầy tớ vàcướp sạch của cải Trớ trêu thay, Cảnh Yên tới chỗ hẹn, giẫm phải người hầugái nên máu bám đầy trên giầy và quần áo của chàng Quan Trần ngự sử truy
nã kẻ tội phạm, lần theo vết máu và tìm thấy Cảnh Yên Trương phu nhân đauđớn quá mà chết, Phương Hoa lo ma chay chôn cất phu nhân cẩn thận
Nhà vua sắp mở khoa thi, Phương Hoa giả nam, đội tên Cảnh Yên vàoứng thí và đỗ tiến sĩ Lúc vào bệ kiến vua, Phương Hoa thú thật mình là congái và kể hết nỗi oan khuất của gia đình Cảnh Yên Vua tra hỏi và biết được
sự thật bèn trị tội Tào Trung Úy và bắt được Hồ Nghi Cảnh Yên được vua
Trang 29cho vào chầu và thấy tài văn chương của chàng bèn cho đỗ thám hoa PhươngHoa cùng với Cảnh Yên về quê vinh quy bái tổ và sống một cuộc sống hạnhphúc, ấm no.
3.3 Truyện Sơ kính tân trang
Phạm Thái là tác giả truyện Sơ kính tân trang, là một trong những tác
giả còn giữ được tên tuổi, sự nghiệp rõ ràng và chính xác Phạm Thái 1813), quê tại huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc Cha ông là một
(1777-võ tướng được phong tước Thạch Trung hầu nhưng sau khi triều đình sụp đổ,cha ông dấy nghĩa cần vương và thất bại Phạm Thái quyết nối nghiệp chacùng với Nguyễn Đoàn và bạn là Trương Đăng Thụ chống lại triều đình TâySơn Chưa làm được gì thì bị thất bại, Phạm Thái phải ẩn náu khắp nơi Đếnviếng đám ma bạn là Trương Đăng Thụ, Phạm Thái làm quen và yêu em gáicủa bạn là Trương Quỳnh Như Tình yêu không thành do cha mẹ Quỳnh Như
ép nàng lấy người khác, Quỳnh Như đã tự tử Sự nghiệp, tình yêu tan vỡ, đaubuồn đến tuyệt vọng Phạm Thái sống lang thang khắp nơi tự do bầu bạn vớithơ với rượu Tương truyền sau này ông mất khi trên đường đi ngao du sơnthủy ở vùng Thanh Hóa
Là một tác phẩm có dung lượng lớn lên đến 1884 câu thơ, Sơ kính tân trang để lại một dấu ấn lớn trong lòng bạn đọc với đề tài từ chính cuộc đời
bản thân tác giả Đây là một tác phẩm viết về người thực, cảnh thực diễn ratrên đất nước Việt Nam trong một thời điểm cụ thể: cuối thế kỷ XVIII đầu thế
kỷ XIX
Nội dung chính của truyện Sơ kính tân trang kể về mối tình chung thủy
giữa Phạm Kim và Quỳnh Thư Hai ông bạn thân Phạm Công và TrươngCông hứa với nhau sau này một bên sinh con trai và một bên sinh con gái sẽ
gả cho nhau Để làm tin, họ trao cho nhau lược ngọc (châu sơ) và gương vàng
Trang 30(kim kính) Sau đó, họ Trương sinh được một cô con gái đặt tên là QuỳnhThư, họ Phạm sinh được một chàng quý tử đặt tên là Phạm Kim.
Sau khi lo việc cần vương thất bại, gia đình họ Phạm li tán Phạm Kimlớn lên bỏ nhà đi đây đó, chàng đi nhiều nơi đến nhiều chỗ nhưng cuối cùngdừng chân ở lại Thúy Hoa Dương, gần chỗ ở của Quỳnh Thư ở Phạm Kimnhờ có tiểu đồng Yến, thư từ qua lại với Quỳnh Thư đằng đẵng hai thu PhạmKim đã đến lúc phải lên đường về quê đúng lúc đó một tên đô đốc hiếu sắcđến ép gia đình Trương Công phải gả Quỳnh Thư cho hắn Quỳnh Thư đếnphòng trọ của Phạm Kim hứa hẹn với chàng ở kiếp khác, và khắc lên bàn tayhai chữ “Quỳnh nương” Sau đó nàng trở về nhà tự vẫn, Phạm Kim đau buồnquá mà sinh bệnh, Quỳnh nương hiển linh hiện về chữa lành vết thương chochàng Phạm Kim thoát chết nhưng chán nản đã đến tu ở vùng Kim Sơn
Ở nhà, vợ lẽ của Trương Công sinh được một cô con gái xinh đẹp,Trương Công đặt tên là Thụy Châu Lớn lên, Thụy Châu cải trang làm đạo sĩ
và cùng tiểu đồng My Oanh đi vãn cảnh khắp nơi, cuối cùng dừng chân tạivùng Kim Sơn Phạm Kim và Thụy Châu tình cờ gặp nhau, Phạm Kim theoThụy Châu bỏ tu tìm đến dinh Trương Công xin được ở lại Họ dần nhận ranhau nhờ có gương vàng, lược ngọc và kết thúc tác phẩm là một cuộc sốnghạnh phúc
3.4 Truyện Hoàng Tú tân truyện
Hoàng Tú tân truyện là một truyện Nôm khuyết danh, không có niên
đại sáng tác, người ta căn cứ vào nội dung và ngôn ngữ trong truyện mà cóthể đoán định thời điểm xuất hiện của tác phẩm này là khoảng nửa đầu thế
kỷ XIX
Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính Hoàng Tú và nàng Ngọc Côn.Hoàng Tú sinh ra và lớn lên tại quê Tràng An, bố mẹ làm nghề bán đậu phụ.Chàng học rất giỏi và được quan Thừa tướng yêu mến, nhận Hoàng Tú là học
Trang 31trò của mình Tình cờ một hôm chàng gặp cô gái xinh đẹp là Ngọc Côn, nhờThừa tướng mà chàng lấy được Ngọc Côn Sau đó chàng đi thi và đỗ Trạngnguyên, được cử đi làm Sứ thần bên Ngô, Ngọc Côn cải dạng nam trang sangNgô cùng chồng Lúc này Hoàng Tú gặp Tiểu Hồng và lấy nàng làm thiếp.
Tống Thần- một người bạn của Hoàng Tú say mê vợ bạn nên bày kế vucho Hoàng Tú lấy trộm ấn vàng của vua Do đó chàng bị đày, Ngọc Côn dùngmưu bắt Tống Thần rồi tâu lên vua, kể rõ nỗi oan của chồng mình Vua thacho Hoàng Tú, bắt Tống Thần đi đày và phong Ngọc Côn là Tiết nghĩa phunhân Kể từ đó vợ chồng sống với nhau hạnh phúc
3.5 Truyện Lưu nữ tướng
Truyện Lưu nữ tướng là một truyện Nôm khuyết danh Về thời điểm sáng tác tác phẩm Lưu nữ tướng, năm được ghi ở bản nôm Liễu văn đường là
1880 Nhưng Lại Ngọc Cang và Hồ Như Sơn cho rằng: năm 1880 có lẽ là nămkhắc in không phải là năm tác phẩm ra đời Theo các tác giả, trong tác phẩm có
đến mười câu giống trong Truyện Kiều, có lối viết phảng phất của Truyện Kiều, ảnh hưởng của Truyện Kiều Hơn nữa, trong tác phẩm ngoài những đoạn thơ sử
dụng nhiều từ Hán Việt thể hiện cách viết điêu luyện còn có những câu thơhành văn thô sơ, thiếu chải chuốt Về mặt nội dung, trong những năm 30 củathế kỉ XIX có nhiều cuộc khởi nghĩa trả thù cho người bị triều đình buộc tộigiống với việc Lưu nữ trả thù cho cha bị triều đình vu oan Với tất cả nhữngđặc điểm nội dung và nghệ thuật đó, Lại Ngọc Cang và Hồ Như Sơn tin rằng
truyện Lưu nữ tướng được sáng tác vào thời kỳ đầu thế kỷ XIX.
Nội dung câu chuyện được tóm tắt như sau:
Truyện Lưu nữ tướng kể về một vị trọng thần tên là Lưu Định, có một
người con gái văn võ song toàn Đang ở quê nhà vì tuổi già sức yếu, LưuĐịnh đã mắc bệnh nên cáo lui muộn hơn ngày về kinh Nhân đó mà tên quannịnh thần, giữ chức cao trong tòa Xu mật vu cho Lưu Định tội phản nghịch
Trang 32Vua sai sứ giả mang chiếu về quê Lưu Định, xử tội “tru di tam tộc” Lưu Địnhtức uất lên mà chết, thân thích họ Lưu đều bị chết oan, may chỉ có Lưu nữ lúc
ấy không có ở nhà là thoát được Lưu nữ cùng gia nhân họ Lưu quyết tâm báothù cho cha, cho chủ của mình Họ đã thành lập nghĩa quân ngày một hùngmạnh và đóng đô tại Kinh Sơn Bấy giờ có chàng Tư Mã quê ở Bắc Ninh lênKinh dự thi khi qua đất Kỳ Sơn, dừng chân tại một quá bán quạt thấy có có đềmột bài thơ bên trong chiếc quạt Đó là bài thơ của nàng Vương tiểu thư- congái viên quan Đô Đốc Hai bên gửi thơ qua lại rồi ước hẹn sau này nên duyên
vợ chồng Đến đất Kinh Sơn Tư Mã bị quân cướp (là bộ hạ Lưu nữ) cướp hếthành trang Rất may, Lưu nữ bắt gặp và mời chàng về doanh trại, có ý nhờchàng ở lại giúp việc quân cơ cùng với mình nhưng bị từ chối, Lưu nữ đành
để Tư Mã lên đường theo đuổi giấc mơ quan trạng
Tư Mã thi đỗ Trạng nguyên, trên đường về quê chàng ghé qua KinhSơn thăm người bạn Lưu nữ Tiếc thay Lưu nữ đã kéo quân đi nơi khác, chỉ
để lại cho chàng một bức thư tỏ ý nhớ nhung nhưng Tư Mã không nhận rađiều đó Trở về triều, vua phong chức Ngự sử cho Tư Mã
Trong lúc đó ở biên thùy, Lưu nữ tướng đã ghi được nhiều chiến cônghiển hách Triều đình lo sợ sai quan Trương Dũng đi dẹp đội quân của Lưu nữnhưng không thành Nhà vua sai viên Đô đốc họ Vương đi dẹp quân khởinghĩa Vì ái ngại viên quan Đô đốc là cha vợ tương lai của Tư Mã Lưu nữkhông tấn công mà chỉ lui quân về căn cứ Một hôm, Lưu nữ đang đi thưởngngoạn cảnh vật thì gặp một tiểu thư cùng thị nữ vào lễ Phật ở một ngôi chùa,nàng cùng quân lính nảy ra ý trêu đùa bắt tiểu thư đem về trại Không ngờ tiểuthư đó là Vương tiểu thư, Lưu nữ giữ Vương tiểu thư ở lại doanh trại ít ngày
Tư Mã xin vua cho ra trận để cùng với Vương Đô đốc dụ hàng quângiặc, nhà vua đồng ý
Trang 33Tư Mã đến gặp Lưu nữ Sau nhiều lần nói chuyện Lưu nữ đồng ý với
Tư Mã là cho nàng toại ước nguyện giết tên quan Xu mật Sau khi biết thânphận nữ nhi của nàng, nhà vua cho Tư Mã kết hôn với cả hai nàng là Vươngtiểu thư và Lưu nữ Cả ba cùng sống một cuộc sống hạnh phúc
3.6 Truyện Nữ tú tài
Nữ tú tài là truyện Nôm khuyết danh, tác phẩm là một truyện trong 40 tích truyện Kim cổ kỳ quan, một bộ truyện lấy theo sự tích bên Tàu Chính nhan truyện là Nữ tú tài di hoa tiếp mộc, và Nữ tú tài được diễn ra quốc âm,
được viết vào khoảng thế kỷ XIX
Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh nhân vật Phi Nga là con quanTham tướng, một cô gái vừa có sắc lại vừa có tài Nàng cải dạng nam tranglấy tên là Tuấn Khanh đến trường học, làm bạn với Tử Trung và Soạn Chi Đểchọn ý trung nhân, Tuấn Khanh bắn chim tước chọn chồng Tử Trung bắtđược nhưng vội đi nên đưa cho Soạn Chi tên bắn có chữ ký “Phi Nga” TuấnKhanh đã nhận ngọc trang của Soạn Chi để đính hôn với chị gái Phi Nga
Đến kỳ thi hội, Tuấn Khanh không đi thi vì nghe cha sợ lộ thân phận,
Tử Trung đỗ Trạng nguyên, Soạn Chi đỗ Thám hoa Bỗng nhiên cha của PhiNga bị thằng Binh Đạo vu làm phản, nàng giả nam tìm đến Soạn Chi nhờgiúp đỡ nhân đó gặp Cảnh tiểu thư tưởng nàng là nam nhi nên có ý chờ đợi.Không gặp được Soạn Chi may nhờ có Tử Trung gia đình nàng thoát nạn,cũng nhân đó Tử Trung biết được Phi Nga là con gái Phi Nga kể lại việc bắnchim chọn chồng cho Tử Trung nghe Biết là hiểu nhầm Tử Trung và PhiNga- hai người thành vợ chồng Phi Nga khéo léo làm mối cho Cảnh tiểu thưkết hôn với chàng Soạn Chi
3.7 Truyện Ngọc Kiều Lê
Ngọc Kiều Lê là một truyện Nôm dài do Lý Văn Phức chuyển thể từ
tiểu thuyết chương hồi cùng tên của Trung Quốc Theo nghiên cứu của Trần
Trang 34Văn Giáp và Kiều Thu Hoạch, Lý Văn Phức là người từng viết nhiều thơ vănnôm Ông có nhiều đóng góp trong việc diễn ca các tác phẩm từ Hán ra nôm,
tiêu biểu như: diễn ca tập truyện Nhị thập tứ hiếu của Trung Quốc, soạn cuốn Thiên tự văn diễn âm Ngoài ra, tài năng của ông còn được thể hiện trong
nhiều tác phẩm, Lý Văn Phức đã viết không chỉ bằng chữ Hán mà bằng cả
chữ Nôm Ví dụ, bên cạnh tác phẩm viết bằng chữ Hán là Sứ trình chí lược khảo bằng chữ Hán lại có tác phẩm Sứ trình tiện lãm khúc viết bằng chữ Nôm hay tác phẩm Tây hành kiến văn lục viết bằng chữ Hán lại có Tây hải hành trình viết bằng chữ Nôm Có thể nói, Lý Văn Phức không chỉ là một tác giả
có tài năng thực sự mà ông còn là một người yêu văn nôm và có ý thức diễn
y là Dương Phương kết duyên vợ chồng nhưng cha con họ Bạch không đồng
ý Tên quan họ Dương thù ghét nên đề đặt quan họ Bạch đi đón Thượnghoàng bị bắt trở về Trước khi đi, quan họ Bạch đã giao con gái cho bạn NgôKhuê trông nom giúp Gia đình nhà họ Ngô Khuê kéo nhau về quê để tránhcon mắt của tên quan họ Dương Một lần, Ngô Khuê gặp Tô Hữu Bạch là
Trang 35chàng trai khôi ngô, tuấn tú, học hành giỏi giang Ngô Khuê có ý gả cháu gái
là Hồng Ngọc cho nhưng khi hai người gặp mặt thì Tô Hữu Bạch gặp nhầmcon gái của Ngô Khuê tên là Vô Diệm, Tô không đồng ý Cùng lúc đó, họBạch cũng đi sứ trở về, gia đình bạn bè đoàn tụ
Trên đường đi giao du, Tô gặp bọn học trò là Trương Quĩ Như vàVương Khanh đang họa bài thơ “Tân Liễu” của Hồng Ngọc, Tô cũng họatheo Bài thơ của Tô đã bị đánh tráo với bài thơ của tên Trương Quĩ Như nên
Tô không được vào yết kiến cha con Hồng Ngọc May mắn, Yên Tố gặp được
Tô, Tô viết lại những bài thơ đó và giao cho Yên Tố đưa cho Hồng Ngọc.Hai bên ngầm hẹn ước với nhau
Khi về nhà, Tô Hữu Bạch gặp bạn là Tô Hữu Đức Vì có việc gấp phảilên kinh nên Tô Hữu Bạch nhờ bạn là Tô Hữu Đức cầm thư gặp Ngô Khuêxin làm mối cho chàng Trong thư chỉ ghi là Tô sinh nên nhân việc này bạncủa Tô Hữu Bạch cũng mang họ Tô lợi dụng liền sắm lễ vật đến hỏi cướiHồng Ngọc Cha con họ Bạch mời Hữu Đức và Trương đến để phân minh.Hai người tranh nhau vạch trần bộ mặt thật của nhau khiến sự việc bị bại lộ.Trong thời gian đó, Tô Hữu Bạch bị cướp ở dọc đường nên phải đi viết thuê ởnhà họ Lý để kiếm tiền Chàng gặp Lưu sinh- là cháu gái của họ Bạch, cảitrang nam nhi tên thật là Lư Mộng Lê Mộng Lê cảm tình chàng Tô Hữu Bạch
và hứa gả em gái sinh đôi chính là ám chỉ mình cho chàng Tô sinh
Tô lên kinh thi đỗ nhị giáp tiến sĩ, được bổ làm chức quan ở HàngChâu Chàng tìm đến nhà họ Lư thì cả nhà Lư đã đi lánh nạn ở nhà họ Bạch.Cha của Hồng Ngọc đi chơi Tây Hồ để tìm Tô nhưng ngại quan Dương tuầnphủ biết nên đổi tên là Hoàng Phủ Tô vào yết kiến Dương tuần phủ và bị épphải lấy con gái của y nhưng Tô không đồng ý nên bị họ Dương tuần phủ bắttội đủ điều Tô phải bỏ trốn và đổi tên trong vai Liễu tú tài Liễu và Bạch gặpnhau nhưng họ không nhận ra nhau Hai bên nói chuyện, họ Bạch ưng tên họ
Trang 36Liễu này và muốn làm mối cho hai người con gái và cháu gái của mình Haiông bạn gặp nhau là Ngô Khuê và họ Bạch cãi nhau, người thì ưng tên Tôngười thì ưng tên Liễu Cuối cùng sự việc rõ ràng khi Tô xuất hiện trong vai
tú tài họ Liễu trước mặt hai ông bạn
Cuối cùng Tô lấy Hồng Ngọc, Mộng Lê và cả Yên Tố
Trang 37Tiểu kết
Truyện Nôm là một thể loại lớn của văn học dân tộc, hình thành, tồn tại
và phát triển gần bốn thế kỷ từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỉ XIX Cả một thờigian dài phát triển, truyện Nôm phản ánh được một bức tranh cuộc sống muônmàu muôn vẻ Đó là những hiện trạng xã hội với những câu chuyện về đề tàitình yêu, hôn nhân, những mâu thuẫn xung đột giai cấp, đấu tranh xã hội đềuđược các tác giả truyện Nôm gửi gắm vào trong tác phẩm của mình Đa dạng
về đề tài, chủ đề các tác giả truyện Nôm thể hiện cái nhìn hiện thực về xã hội
và cái nhìn nhân văn trong việc thể hiện khát vọng chính đáng của nhân dân
về một xã hội ngày một tốt đẹp hơn
Nhân vật truyện Nôm giữ một vị trí quan trọng trong việc thể hiện chủ
đề tư tưởng của tác phẩm Truyện Nôm có một hệ thống nhân vật đa dạng vàphong phú Bên cạnh nhân vật nữ, nhân vật nam còn có nhân vật nữ giả nam
Có những ảnh hưởng nhất định từ mô típ giả nam văn học Trung Hoa, viết vềnhân vật nữ giả nam, truyện Nôm cũng có bảy tác phẩm Việc tìm hiểu tác giả
và hoàn cảnh sáng tác của bảy truyện Nôm có vai trò quan trọng trong việctìm hiểu đúng giá trị của mỗi tác phẩm Ở mỗi tác phẩm nhân vật giả namhiện lên khác nhau nhưng đều có chung một điểm là các tác giả truyện Nômđều ca ngợi nhân vật giả nam không chỉ là những người phụ nữ xinh đẹp mà
họ còn là những người có phẩm chất đức hạnh, tài năng, có bản lĩnh
Trang 38Chương II NHÂN VẬT GIẢ NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
Nhân vật giả nam là một loại hình nhân vật đặc biệt trong truyện Nôm
Số lượng tác phẩm viết về nhân vật giả nam không nhiều nhưng nhân vật hiệnlên rất độc đáo và hấp dẫn Độc đáo và hấp dẫn thể hiện ở việc nhân vật giảnam không chỉ mang đầy đủ những nét đẹp của người phụ nữ truyền thống
mà còn mang vẻ đẹp “phá cách” mạnh mẽ và táo bạo
1 Thống kê các nhân vật giả nam
1.1 Bảng thống kê
tác phẩm
Mục đích giả nam
1 Quan Âm Thị
Kính
Thị Kính Nhân vật chính Sau nỗi oan ngoại
tình, Thị Kính đitu
Hoa
Nhân vật chính Minh oan cho gia
đình nhà chồng
3 Sơ kính tân trang Thụy Châu Nhân vật phụ Tính tình thích
ngao du sơn thủy
4 Hoàng Tú tân
truyện
Ngọc Côn Nhân vật chính Giữ gìn phẩm giá
với chồng
5 Lưu nữ tướng Lưu nữ Nhân vật chính Trả thù cho cha
6 Nữ tú tài Phi Nga Nhân vật chính Đi học thể hiện tài
năng
7 Ngọc Kiều Lê Mộng Lê Nhân vật phụ Thể hiện con
người cá tính
Trang 391.2 Nhận xét
1.2.1 Về nguồn gốc xuất thân
Ở bảy tác phẩm viết về nhân vật giả nam, nhân vật Thị Kính trong tác
phẩm Quan Âm Thị Kính là nhân vật có xuất thân đặc biệt nhất Thị Kính
không phải xuất thân từ một gia đình quan lại, không phải là một tiểu thư đàicác, nàng xuất thân trong một gia đình bình thường Khác với phần lớn trongtốp truyện viết về nhân vật giả nam, nhân vật giả nam xuất thân trong tầng lớpquan lại chiếm ưu thế
Nhân vật giả nam trong tác phẩm Phương Hoa xuất thân từ gia đình
quan lại, là con một viên quan ngự sử- một chức quan cao cấp trong triềuđình Trong toàn bộ câu chuyện, mặc dù là một cô gái cành vàng lá ngọcnhưng tính cách của Phương Hoa không phải là một cô gái ủy mị mà ngượclại bản lĩnh mạnh mẽ lại càng được thắp sáng hơn khi Cảnh Yên gặp nhiềubiến cố
Truyện Nữ tú tài xây dựng hình ảnh người con gái Phi Nga là con một
viên quan Tham tướng họ Văn Sinh ra trong gia đình có truyền thống học võ,Phi Nga có sẵn tính cách mạnh mẽ của truyền thống gia đình quan võ, lời nóicủa nhân vật Phi Nga lúc nào cũng thấy sự khiêm tốn của kẻ sĩ hàn
Sơ kính tân trang kể về nhân vật Thụy Châu xuất thân trong gia đình
quan lại, cha làm quan phục vụ triều đình đã lâu ấy vậy người con gái ấykhông theo đúng khuôn mẫu lễ giáo của phong kiến Nàng thích đi đây đi đó,vui chơi miền sông nước, thích đến cõi phật lánh xa chốn phong trần
Ngọc Côn vốn sinh ra trong gia đình phú ông giàu có, được nuông
chiều từ nhỏ Nên không giống với các cô gái khác, Ngọc Côn trong Hoàng
Tú tân truyện là nhân vật có tính cách kiêu ngạo, một mực từ chối tình cảm
của chàng Hoàng Tú
Trang 40Mộng Lê trong Sơ kính tân trang lớn lên trong gia đình quan lại theo
khuôn phép lễ giáo phong kiến Nàng táo bạo tìm đến tình yêu, chủ động traovật đính ước mặc dù lúc đó thân phận nữ nhi đang bị che giấu
Trong tác phẩm Lưu nữ tướng, nhân vật Lưu nữ sinh ra trong gia đình
quan võ, thông minh, dũng cảm Sau cái chết oan khuất của cha, Lưu nữ cùngvới sự giúp sức của gia nhân thành lập đội quân hùng hậu trả thù triều đình
Như vậy, về nguồn gốc xuất thân của nhân vật giả nam, có người sinh
ra trong gia đình bình thường, có người sinh ra trong gia đình quan lại nhưng
dù xuất thân như thế nào họ vẫn hiện lên là những cô gái phẩm chất tư dungtốt đẹp Xuất thân đó trước sau không ảnh hưởng đến tính cách mạnh mẽ, tàinăng chí khí khác thường của nhân vật trong toàn bộ tác phẩm Đó là giá trịcủa những người con gái đoan trang, giữ mình; những người phụ nữ giàu lòngyêu thương chồng con gia đình
1.2.2 Về nguyên nhân giả nam
Trong những tác phẩm chúng tôi khảo sát, có hai tác phẩm nguyên nhân
giả nam là để thực hiện công lý: Phương Hoa và Lưu nữ tướng.
Để tìm được cách giải thoát cho người mình yêu khỏi tai họa, ngườicon gái Phương Hoa trong tác phẩm cùng tên đã cải dạng nam nhi để có cơ
hội đi thi minh oan cho người yêu và gia đình người yêu Lưu nữ trong Lưu
nữ tướng vì muốn báo thù cho cha, nàng cùng gia nhân thành lập đội quân
hùng hậu chống lại triều đình Nếu như không có án oan của cha nàng bị gianthần đặt bài hãm hại thì sẽ không có một cô gái giả nam thông minh, mạnh
mẽ đến như vậy
Phương Hoa hay Lưu nữ đều là những cô gái mang những nỗi khổriêng, có khát khao muốn đòi lại công bằng cho gia đình và cho bản thân Họkhông an phận mà có ý chí mạnh mẽ nên cuối cùng cũng có một kết thúc tốtđẹp Tác phẩm không chỉ thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân ta từ ngàn